Nguyễn Gia Kiểng 016

Một chuyển tiếp tự nhiên

Một cuộc hành trình dù vội vã đến đâu qua lịch sử Việt nam cũng không thể bỏ qua đảng cộng sản. Tác động của nó vào lịch sử Việt nam đã vô cùng to lớn.
Đó là phong trào Việt nam lần đầu tiên tôn vinh đế quốc Nga (dưới mỹ từ Liên Bang Xô viết). Sự thần phục này nghịch lý về nhiều mặt. Nga là nước không những ở
rất xa nước ta, chưa hề có một quan hệ nào với nước ta, mà lại là nước do điều kiện địa lý rất ít giao thiệp với thế giới bên ngoài. Nga có trình độ phát triển thấp hơn hẳn các nước phương Tây. Văn hóa Nga dù không tồi cũng không sánh được với văn hóa phương Tây.

Chọn lựa đồng minh và quan thày kỳ lạ này đến từ một chọn lựa độc đáo khác: Đảng cộng sản Việt nam cũng là phong trào nổi dậy đầu tiên không lấy quốc gia làm đối tượng phục vụ, hơn thế nữa mục đích sau cùng của nó còn là giải thể quốc gia Việt nam (cũng như mọi quốc gia khác) để hội nhập vào một thế giới vô sản. Chủ nghĩa đã mạnh hơn các quan tâm về địa lý, lịch sử và văn hóa. Điểm này cần được nhận định đúng đắn để rút một suy tư về đất nước.. Chính vì khó có thể tin rằng một phong trào không nhắm phục vụ mà còn nhắm giải thể Việt nam mà lại được người Việt nam ủng hộ nên ngay cả một số những người chống cộng vẫn cố biện bạch rằng phong trào cộng sản là một phong trào yêu nước.

Nhưng sự thực không phải như thế. Sự lấn cấn sở dĩ có là vì chúng ta không phân biệt hai khái niệm khác nhau: người cộng sản và đảng cộng sản. Có và có nhiều người cộng sản yêu nước, nhưng Đảng cộng sản không phải là một đảng yêu nước.

Đảng cộng sản thành lập lúc ban đầu dưới danh xưng là Đảng Cộng Sản Đông Dương với vai trò phân bộ của phong trào cộng sản quốc tế. Nó nổi dậy lần đầu với tên gọi Xô Viết Nghệ Tĩnh và lá cờ đỏ mang khẩu hiệu Vạn Tuế Sô Nga. Cuộc nổi dậy này hoàn toàn chỉ do những động cơ giai cấp, dưới khẩu hiệu trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ nó chỉ nhắm tàn sát những người bị coi là kẻ thù của giai cấp vô sản. Trên thực tế đây không phải là một cuộc nổi dậy vì Việt nam. Chiêu bài dân tộc chỉ được dùng tới sau đó, do một chọn lựa chiến lược mà Stalin áp đặt lên đệ tam quốc tế: chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội trong từng quốc gia. Những người cộng sản Việt nam đầu tiên không phải đã hân hoan đón nhận mệnh lệnh này. Họ đã chỉ tuân hành nó một cách miễn cưỡng. Điều đã thôi thúc những người cộng sản trung kiên, đã khiến họ có thể hy sinh tính mạng và đã đem lại sức mạnh cho đảng cộng sản, vẫn là lý tưởng quốc tế vô sản.

Đảng cộng sản cũng khiến Việt nam một thời được cả thế giới biết đến và nẻ phục như một dân tộc anh hùng bất khuất đã chống trả một cách thắng lợi với hai cường quốc lớn Mỹ và Pháp. Nó cũng là phong trào lần đầu tiên đánh bại Hoa Kỳ. Mỗi người Việt nam, kể cả những người chống cộng và đã thực sự đứng trong hàng ngũ đối địch với đảng cộng sản, sẽ lầm nếu phủ nhận những chiến công này. Phủ nhận chúng cũng như người Ai Cập phủ nhận các kim tự tháp hay như người Trung Hoa phủ nhận Vạn Lý Trường Thành. Đó là những công trình được xây dựng trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của các dân tộc nhưng đồng thời cũng là những di sản của họ. Ngược lại, những người cộng sản cũng nên tương đối hóa những chiến thắng đó. Cùng lắm chúng chỉ khiến chúng ta xuất hiện như là một dân tộc giỏi chiến tranh trong một thế giới ngày càng tôn vinh những giá trị khác và trong đó chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc được quyết định bởi những thành tựu về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, thương mại. Hơn nữa chúng ta đã phải trả giá quá đắt cho những chiến thắng này. Chúng ta đã kiệt quệ hoàn toàn và còn thù ghét lẫn nhau, để rồi bế tắc trong sự thua kém.

Đảng cộng sản đã làm chết bốn triệu người qua ba mươi năm chiến tranh (con số sẽ cần được khảo sát một cách chính xác) nhưng đã nắm được chính quyền và thống nhất đất nước. Họ đã thất bại khi cầm quyền. Cần nói rõ về sự thất bại này để tránh ngộ nhận chủ quan: chế độ cộng sản, sau những đập phá lúc ban đầu do bản chất cách mạng của nó, đã làm nhiều cố gắng xây dựng đúng. Nó đã nâng cao phần nào cuộc sống của người dân mặc dầu dân số Việt nam tiếp tục tăng nhanh. Nó cũng đã thúc đẩy nhiều công trình nghiên cứu có ích, và nó cũng dành cho người dân một chỗ đứng và một phẩm giá lớn hơn hắn các chế độ quân chủ tại Việt nam trước đó Nếu chúng ta không tự giới hạn trong cuộc tương tranh quốc- cộng mà cố gắng nhìn cả chiều dài của lịch sử thì chế độ cộng sản phải được coi là chế độ hay nhất mà chúng ta đã có từ trước đến nay trong những chế độ đã cai trị toàn bộ Việt nam (không kể chế độ Việt nam Cộng Hòa, một công thức canh tân được đề ra để đối đầu với công thức cộng sản, nhưng đã thất bại sau 27 năm tồn tại và chưa bao giờ kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ và dân số Việt nam).

Đảng cộng sản không thất bại so với các triều đại đã cai trị Việt nam trước họ. Nhưng họ đã thất bại so với thế giới. Các vua chúa Việt nam trước đây tuy không bằng họ ngày nay, nhưng lại hơn các lân bang lúc đó và vì thế Việt nam đã đứng vững được và bành trướng được. Đảng cộng sản hơn các vua chúa ngày xưa nhưng lại thua kém các chính quyền khác trên thế giới ngày nay nên Việt nam tụt hậu. Trong khi các quốc gia khác tiến rất xa so với quá khứ của họ, Việt nam dưới chế độ cộng sản chỉ tiến khá xa so với quá khứ của mình mà thôi. Đó là tất cả vấn đề. Tội chính của Đảng cộng Sản Việt nam là tội làm mất thì giờ của đất nước, mà trong thời đại này thì giờ là tất cả, mất thì giờ nhiều quá có thể mất nước luôn. Việt nam trong thập niên 1960 và trong nửa đầu thập niên 1970 đã được cả thế giới biết đến và nề phục vì đã làm một việc phi thường là dám chống lại quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Việt nam bước vào thế kỷ 21 cũng đang được cả thế giới biết đến, nhưng không nề phục chút nào, vì đang làm một việc cũng rất phi thường khác là tiếp tục theo đuổi một chủ nghĩa ngây ngô đã sụp đổ. Nhưng làm sao có thể ôm lấy một cái gì đã đỏ nát tung tóe? Chế độ cộng sản Việt nam hiện nay chẳng phải là cộng sản. Nó chỉ là một pha trộn quái dị của nhiều thành tổ cộng sản, tư bản, phát-xít, quân phiệt và mafia. Trong chiều dài của lịch sử, đảng cộng sản đã có một thành tích quan trọng. Họ đã thống nhất đất nước. Đó là một thành tích lớn dù nhiều người, trong đó có tôi, tin rằng chúng ta có thể thống nhất đất nước một cách ít tốn kém và đỗ vỡ hơn.
Họ đã chấm dứt vĩnh viễn được cuộc tranh cãi, không còn lý do nữa nhưng vẫn không chịu chấm dứt hẳn, xem tôn giáo nào đáng được coi là quốc giáo. Họ đã dứt khoát khẳng định Việt nam là một nhà nước thế quyền. Trong thế giới ngày nay, loại trừ được ảnh hưởng của các tôn giáo trong sinh hoạt chính trị là một may mắn lớn. Tuy nhiên nhiều người, trong đó có tôi, tin rằng chúng ta vẫn có thể làm được việc này bằng một cố gắng văn hóa, chính trị đứng đan mà không phải dùng tới những biện pháp thô bạo. Vấn đề nên làm là đưa các tôn giáo ra khỏi chính trị, đảng cộng sản đã làm điều ngược lại là đem chính trị vào tôn giáo. Điều mà đảng cộng sản cố gắng làm - nhưng không làm được - là tiêu diệt các tôn giáo. Họ cũng đã thay đổi một cách quan trọng tập tính người Việt. Đạo đức truyền thống đã bị phá sản hoàn toàn. Biết bao nhiêu người, kể cả những người cộng sản ngoan cố, đã than phiền sự băng hoại của đạo đức. Con người trở thành vị kỷ, lưu manh, thô lỗ. Nhưng cuộc chuyển hóa tư tưởng này không hoàn toàn tiêu cực. Trên ít nhất hai điểm nó rất tích cực.

─ Một là nó đã tiêu diệt được óc tôn sùng bằng cấp, một căn bệnh tâm thần rất tai hại của người Việt. Không phải đảng cộng sản nhận thức được sự tai hại của tâm lý trọng bằng cấp và dụng tâm đánh đổ nó. Trái lại chính vì họ quá trọng bằng cấp mà đã cấp phát bừa bãi cho các đảng viên những học vị to lớn, với kết quả là khiến các bằng cấp trở thành những mảnh giấy lộn không hơn không kém. Tình trạng này đưa đến hậu quả tốt mà họ không ngờ là con người từ đây sẽ chỉ được đánh giá theo khả năng. Từ đây người Việt nam sẽ phải học để biết, để có khả năng chứ không học để giành lấy một bằng cấp không còn chứng minh gì nữa. Nói một cách khác, từ đây người ta sẽ phải có thực học thay vì chỉ cần học vị. Đây là một cuộc cách mạng văn hóa rất lớn, mà vô tình đảng cộng sản đã làm được.

Hai là nó đã phần nào biến dân tộc Việt nam từ một dân tộc từ chương, công chức và làm công thành một dân tộc buôn bán và kinh doanh. Ngay lúc đi tù về tôi đã chứng kiến cuộc chuyển hóa vĩ đại này. Hình như nhà nào cũng buôn bán một cái gì. Một tủ kem, một thùng thuốc lá, một quảy tạp hóa tí hon, một quán cà-phê đột xuất v.v. Cũng có những người suốt ngày tháng loay hoay chạy mối bán thuốc tây, hàng vải, đủ thứ. Từ ngàn xưa chúng ta coi thường và bài xích thương mại và do đó đã nghèo khó, lạc hậu và thua kém. Chế độ cộng sản vô tình - hoàn toàn vô tình vì chủ nghĩa của họ không những bài xích mà còn thù ghét thương mại - đã chữa được cho người Việt nam chứng bệnh tâm lý tổ tông truyện này. Trái với một số người, tôi không quá lo ngại về sự băng hoại đạo đức hiện nay. Thật ra chúng ta đòi hỏi gì ở con người? Chúng ta mong muốn những con người có khả năng, chăm chỉ, lương thiện và nhã nhặn. Tất cả những đức tính đó một sinh hoạt kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhất là hoạt động buôn bán, sẽ đem lại. Trong một sinh hoạt kinh tế thị trường thực sự, không có khả năng, lười biếng, gian trá thì mất việc; có khả năng, lương thiện, chăm chỉ thì lên chức, lên lương. Buôn bán mà gian trá, thô lỗ thì mất khách và phá sản. Kinh tế thị trường tự do cũng có cái lô-gích và cái đạo đức của nó. Phần lớn những thói hư tật xấu đều có thể khắc phục được trong vòng một thế hệ nếu chúng ta mau chóng có được một nhà nước dân chủ pháp trị đúng đắn, tin tưởng vào kinh tế thị trường và khai thác triệt để mọi ưu điểm của nó.

Một thành quả cũng rất vô tình nhưng vô cùng vĩ đại của chế độ cộng sản là đã tạo ra cộng đồng người Việt hải ngoại. Lúc đi du học trong thập niên 1960, tôi nỡ ngàng khám phá ra là Việt nam không có cộng đồng hải ngoại như các dân tộc cùng tầm vóc khác. Đó là một thiệt hại rất lớn. Cộng đồng hải ngoại là những đầu cầu thương mại, văn hóa, khoa học và kỹ thuật rất quí báu nhưng, điều còn nhiều lần quí báu hơn, nó cũng là con mắt của một dân tộc để nhìn và hiểu thế giới. Một dân tộc không có cộng đồng hải ngoại không khác gì một người mù. Không có cộng đồng hải ngoại thì không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta thiển cận, mù quáng, hẹp hòi, bất dung, cố chấp, và sau cùng lạc hậu. Tất cả các quốc gia mới vươn lên gần đây đều đã nhờ sự đóng góp tích cực của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh.

Đảng cộng sản đã không chủ đích thành lập một cộng đồng người Việt hải ngoại vì nhìn thấy vai trò của nó. Họ không có một viễn kiến quốc gia nào. Chính sự bạo ngược của họ đã làm cho hàng triệu người phải liều chết vượt biền ra đi, và họ còn cấm cản một cách đã man lần sóng vượt biên. Sau cùng chính họ cũng đứng ra tổ chức vượt biên, nhưng chỉ để làm tiền và trục xuất người Việt gốc Hoa theo một quan niệm dân tộc hẹp hòi. Họ đã làm mất đi một tài nguyên nhân lực quan trọng của đất nước, đương thời cũng khiến cộng đồng người Việt hải ngoại không có được tiềm năng đóng góp mà đáng lẽ số lượng của nó phải đem lại bởi vì phần lởn người Hoa khi còn ở Việt nam là những người Việt gốc Hoa nhưng khi ra nước ngoài chỉ còn là những người Mỹ, người Pháp, người úc gốc Hoa. Tuy vậy, kết quả vẫn còn đó, một cộng đồng người Việt hải ngoại gần ba triệu người, trong đó phân nửa sinh ra tại hải ngoại đã thành hình. Và đây là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại nhất từ ngày lập quốc

Một lời sau cùng trước khi sang phần khác: chúng ta sẽ rất lầm nếu căm thù đảng cộng sản và chế độ cộng sản. Chế độ cộng sản là một giai đoạn chuyển tiếp lô-gích từ chế độ quân chủ Khổng Giáo sang một chế độ dân chủ. Chủ nghĩa cộng sản, dù được văn bản hóa tại châu Âu, chỉ là một cải tiến của Khổng Giáo. Về bản chất, cộng sản và Khổng Giáo chỉ là một; ý thức hệ cộng sản đã cải tiến Khổng Giáo bằng cách đem vào, ở một mức độ thấp, một số ý niệm mới: luật pháp và nhân quyền, cùng với một kỹ thuật tổ chức hiệu lực hơn. Đó là điều sẽ được trình bày trong phần sau.

ở đây tôi chỉ xin đưa ra hai nhận định. Một là, lý do chính khiến đảng cộng sản đã được hưởng ứng và đã thành công là vì chủ nghĩa cộng sản rất phù hợp với văn hóa Khổng Mạnh mà chúng ta đã thấm nhuần và trân trọng trong suốt dòng lịch sử. Chúng ta đã phải đi qua đoạn đường cộng sản bởi vì đó là một giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên trừ khi chúng ta làm một bước nhảy vọt về văn hóa và tâm lý, nhưng bước nhảy vọt này đã không có. Hai là, chế độ cộng sản, nhìn như một giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ quân chủ tuyệt đối đặt nền tảng trên Khổng Giáo sang một chế độ dân chủ, đã kéo dài bởi vì chúng ta chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo một cách quá nặng nề. Chúng ta đã phải đi qua đoạn đường cộng sản vì, do thiếu kém tư tưởng, chúng ta đã không dám hoặc không muốn vứt bỏ một cách dứt khoát và nhanh chóng Khổng Giáo để quả quyết chọn lựa dân chủ. Không thiếu những người vừa chống cộng kịch liệt vừa đề cao Khổng Giáo như một đạo lý cao đẹp chỉ cần cải tiến để thích nghi với thời đại mới mà không ý thức được rằng chủ nghĩa cộng sản chính là một cải tiến lớn của Khổng Giáo. Không phải là một sự tình cờ mà phong trào cộng sản đã thành công ở cả ba nước theo Khổng Giáo: Trung Quốc, Cao Ly và Việt nam (trái với một nhận định hời hợt, Nhật Bản không phải là một nước Khổng Giáo). Cũng không phải là một sự tình cờ mà ba trong bốn nước cộng sản còn lại là những những nước thuộc văn hóa Khổng Giáo. Cộng sản không phải là một tai họa từ trên trời rơi xuống, nó tự chính chúng ta mà ra. Đó là một di sản của lịch sử mà chúng ta phải nhìn nhận và quản lý đúng đắn để thoát khỏi.
Bốn ngàn năm văn hiến

Trước khi vào Nam nhà tôi ở ngay dốc Cổ Ngư. Tiếp theo dốc Cổ Ngư là đường Cỏ Ngư nối liền đê Yên Phụ và vườn Bắch Thảo. Cỗ Ngư là một con đường đặc biệt nhất Hà Nội, nó nằm giữa hai hồ: hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Khoảng gần giữa đường Cồ Ngư còn có một con đường khác nối đường Cỗ Ngư với một hòn đảo nhỏ trên Hồ Tây, và trên hòn đảo này có chùa Trấn Quốc xây lại từ thời nhà Lý nhưng đã có từ thời Tiền Lý vào thế kỷ 6. Chính quyền cộng sản không có tinh thần tôn trọng các địa danh nên sau này họ đổi tên đường Cổ Ngư thành đường Thanh Niên cho có vẻ cách mạng và hiện đại. Có người bạn ở Hà Nội nói với tôi đây là sáng kiến của chính ông Hồ Chí Minh.

Dù chỉ sống ở đó có hơn một năm thôi nhưng đường Cỗ Ngư đã rất quen thuộc đối với tôi, tôi hay chạy tung tăng trên con đường đó và quen từng xe bánh tôm. Nhiều bà bán bánh tôm quen biết tên tôi và thỉnh thoảng gọi tôi lại cho một miềng bánh tôm, một phần tư của một cái bánh tròn và dẹp, đường kính chừng 8 cm. Cử chỉ giản dị nhưng âu yếm.

Chùa Trấn Quốc yên tĩnh và thâm nghiêm đến độ tôi quen thuộc đường Cổ Ngư đến thế mà cũng sợ không dám vào, chỉ có hai lần vào chùa Trấn Quốc cùng với người lớn. Chùa không lớn lắm nhưng sạch sẽ và đẹp, hồi đó tôi chưa ý thức được giá trị lịch sử của sự kiện chùa đã có từ mười mấy thế kỷ.

Bên kia vườn Bắch Thảo, đi bộ một quãng đường không xa là tới Chùa Một Cột. Chùa nhỏ xíu, ở chính giữa một hồ sen cũng nhỏ xíu. Như tên gọi của nó, chùa nằm trên một cột lớn, chung quanh cột tua tủa những xà cong vươn lên như những cánh tay đỡ chùa. Chùa Một Cột cũng có từ thời nhà Lý, vào khoảng thế kỷ thứ 11 hay thế kỷ thứ 12, một chi tiết mà tôi chưa bao giờ cố gắng để nhớ.
Trường tiểu học của tôi nằm ở chùa Kim Liên, cũng nằm trên dê Yên Phụ, chiếm hết một mỏm đất khá rộng phình ra trên Hồ Tây, kế ngay bên làng hoa Yên Phụ. Làng Yên Phụ là làng đẹp nhất mà tôi đã thấy. Cả làng sống bằng nghề trồng hoa và nuôi cá vàng. Hàng năm vào dịp Tết có hội ngay sân chùa, dân làng thi đua triền lãm hoa và cá. Thú nhất là những cuộc chọi gà trong hội này. Những con gà chọi oai vệ màu xám tro, màu đen nhánh, màu đỏ lửa với những cái cỗ vừa dài vừa to, trần trụi và đỏ rực một cách ngạo nghễ. Tôi mê gà chọi từ hồi đó. Có dạo lớp tôi học ở ngay trong chính tòa của chùa, kế bên bàn thờ với một tượng Phật ngồi rất lớn. Về sau lớp tôi chuyển sang một trong những lớp nằm trong hai dẫy nhà trước chùa đối diện nhau bên này và bên kia sân chùa, nhường chỗ cho lớp mẫu giáo. Lý do có lẽ là các thầy sợ chúng tôi, lớp nhì, đã khá lớn nên hay phá phách, các em bé mẫu giáo ngoan ngoãn hơn. Chùa Kim Liên khá lớn, nhưng không còn sư sãi nên được dùng làm trường tiểu học. Lúc đó chùa là đình, nghĩa là nơi hội họp của dân làng, hơn là chùa. Chùa Kim Liên là chùa thân quen với tôi nhất nhưng cũng là chùa mà tôi chưa gặp trong một tài liệu nào. Hình như chùa không lâu đời bằng chùa Trấn Quốc nhưng cũng là một ngôi chùa rất cổ nếu căn cứ vào mái và các kèo cột.
Kiến thức về kiến trúc của tôi không phải là thấp mà là số không, nhưng đại khái tôi thấy chùa nào cũng giống nhau, cũng mái cong, ngói nâu, cột gỗ, sân gạch, nền cao hơn sân vài bậc gạch. Hai người bạn tôi đều là kiến trúc sư và đều có nghiên cứu nhiều về kỹ thuật kiến trúc của các chùa Việt nam có hai nhận định khác hẳn nhau. Một anh thì nói đó là một kỹ thuật rất tinh vi và một trình độ nghệ thuật rất cao. Một anh, trái lại, chê các chùa Việt nam là không đa dạng, không mấy thay đổi từ đời này qua đời khác và tố giác sự thiếu sáng kiến của người Việt; anh này cũng nói là kiến trúc các chùa mang nhiều sai phạm về kỹ thuật. Tuy nhiên có hai điểm mà cả hai người đấu nhìn nhận: một là các chùa Việt nam là một trong những di sản phong phú và đáng tự hào của nước ta, hai là các di tích lịch sử của Việt nam quá ít về số lượng và thua kém hẳn các di tích lịch sử tại các nước châu á khác. So với châu Âu, cả hai đều nhìn nhận chúng ta thua kém rất xa.

Dĩ nhiên chúng ta còn nhiều di tích lịch sử quí báu khác. Thành Cỗ Loa, đền Hùng, đền vua Đinh, chùa Phổ Minh, chùa Hương Tích, chùa Non Nước, tháp Chàm (tôi không hiểu tại sao một số người không coi tháp Chàm là một di tích lịch sử của người Việt), cổ thành Quảng Trị, chùa Linh Mụ, cổ thành Huế, Tháp Mười, v.v... Để chỉ kể một vài di tích trong nhiều di tích. Nhưng phải nói là so với dòng lịch sử trên hai ngàn năm thì như thế vẫn là quá ít, và nói chung không độc đáo. Bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta không để lại bao nhiêu chứng liệu vật chất.

Năm 1986, tôi có dịp nói chuyện với tinh mục Lương Kim Định. Tôi biết đến ông lằn đầu tiên năm 1968 khi một người bạn đưa cho đọc một số tác phẩm của ông về triết lý Việt Nho và An Vi. Tôi không đọc hết một cuốn sách nào của ông cả, bởi vì đọc tới gần nửa cuốn thì có cảm tưởng đã nắm được ý cho nên phần sau chỉ đọc lướt và đọc chéo. Nhân một dịp tôi sang Mỹ mùa thu 1987, Kim Định, vì có đọc một số bài báo của tôi, tỏ ý muốn gặp tôi để thảo luận. Lúc đó ông đã nổi tiếng là một triết gia lớn của Việt nam, nhất là tại hải ngoại. Ông rất đẹp lão, gương mặt sáng láng, thái độ ung dung, ngôn từ sáng sủa, mạch lạc và còn rất tráng kiện ở tuổi 70. Chúng tôi thảo luận khá lâu về Nho Giáo mà Kim Định khẳng định là của người Việt chứ không phải của người Trung Hoa và không được triển khai đúng đắn chứ thực ra là một triết lý rất hoàn hảo cần được dùng làm nền tảng xây dựng đất nước sau này. Chúng tôi đi đến một thỏa thuận là không đồng ý với nhau.

Cuối câu chuyện, sang đến phần triết lý An Vi của ông mà Lương Kim Định coi là một thông điệp của trống đồng, tôi nói với Kim Định là cách tiếp cận văn hóa Việt nam của ông rất phiêu lưu bởi vì các di tích lịch sử và văn hóa của chúng ta quá ít ỏi để có thể là một thông điệp sáng sủa và chắc chắn. Chúng ta phải suy diễn rất nhiều mà suy diễn thì lúc nào cũng chủ quan và dễ sai lầm. Kim Định giảng giải cho tôi về những ý nghĩa của trống đồng mà ông cho là rõ rệt và đầy đủ. Thấy tôi có vẻ không tin tưởng lắm, Kim Định hỏi lại: Thế thì cậu đề nghị cách tiếp cận nào?. Tôi đáp là phải tiếp cận bằng con người Việt nam, bởi vì nền văn minh Việt nam là một nền văn minh không có di tích vật chất. Tất cả ở trong con người, quá khứ tồn đọng trong con người và tương lai cũng chỉ là con người. nền văn minh Việt nam chắc chắn là có và đáng kể dù các di tích của ta không vĩ đại và phong phú bằng các nước láng giềng Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Cam-bốt và Lào. Vì thế cách tiếp cận dúng để tìm hiểu Việt nam là tâm lý học và xã hội học chứ không phải là khảo cổ học. Sự kiện chúng ta có những con người có thể mau chóng hấp thụ những kiến thức phức tạp và khó khăn nhất, có thể thích nghi ít nhất một cách tương đối với những thay đổi bối cảnh đột ngột nhất, có thể sống qua những thảm kịch ghê gớm nhất là bằng chứng của một nền văn minh đặc sắc. Tuy nhiên khối người tinh nhuệ đó đã chỉ đi từ tai họa này đến thảm kịch khác như vậy rõ ràng là họ phải có một tật nguyền tập thể nào đó. Con người Việt nam là cả một bí mật chưa được khám phá, nhưng điều chắc chắn là nó mang một tiềm năng rất lớn chưa phát huy được vì một số bế tắc tâm lý. Khai thông được bế tắc này chúng ta sẽ giải tỏa một nguồn năng lượng vô cùng lớn và sẽ vươn lên rất mãnh liệt.
Lương Kim Định cũng phân vẫn trước cách tiếp cận của tôi như tôi nghi hoặc trước cách tiếp cận của ông. Không phải chỉ có một mà có nhiều cách tìm hiểu nước Việt. Và tất cả đều có mặt đúng và có mặt yếu. Cái khó của chúng ta là phải làm một việc mà từ trước chúng ta đã không cố gắng để làm, nghĩa là tìm hiểu chúng ta là ai.

Từ đó tôi không còn cơ hội để gặp lại Kim Định. Tôi thường hỏi thăm về ông và vài năm sau được biết ông đau nặng, cho nên khi được tin ông qua đời, tôi không ngạc nhiên. Hình ảnh còn lại trong tôi về Kim Định là một con người rất độc đáo. Ông được đào tạo theo giáo dục phương Tây, nhưng lại dùng nn kiến thức đó làm dụng cụ để tìm về nguồn gốc dân tộc, khám phá cái hay của dân tộc, đi đến niềm tự hào - theo tôi quá chủ quan về dân tộc và đề xướng một đường lối phát triển thuần túy Việt nam - mà tôi cho là gượng ép. Là một linh mục công giáo nhưng ông lại gần gũi với triết lý á Đông hơn là triết lý Thiên Chúa Giáo. Đức tin công giáo của ông hình như chỉ rất tương đối. Dù không đánh giá cao lắm những công trình nghiên cứu của Kim Định, nhất là về điểm mà đa số thán phục ông, nghĩa là Nho Giáo, tôi vẫn dành cho ông một sự cảm mến đối với một người đã tận tụy với văn hóa dân tộc.

Trong lần gặp gỡ duy nhất ấy, chúng tôi khác ý với nhau nhiều nhưng chúng tôi đồng ý là lịch sử của chúng ta quá sơ sài và thiếu sót, di sản văn học của chúng ta không có bao nhiêu.

Một phép mầu, một may mắn và một bài học

Nếu có một thành tích đặc biệt xuất sắc, có thể coi như một phép mầu của dân tộc ta thì đó là văn học. Xin nhấn mạnh cụm từ của dân tộc ta.

Độc giả đã đọc qua những trang trước của cuốn sách này chắc không nghĩ là tôi tự hào dân tộc thái quá, nhiều vị vì thế có thể hỏi ta có gì xuất sắc về văn học? Quả nhiên ta có rất ít lý do để tự hào. Về múa chúng ta quả thật là kém. Ta thua hẳn hai dân tộc láng giềng tầm vóc nhỏ hơn là Lào và Cam-bốt, và có thể nói là thua xa mọi nước khác. Trong bộ môn này chúng ta đội sổ trong số các dân tộc có lịch sử tương đối dài. Điêu khắc và hội họa cũng chỉ mới khởi sắc gần đây, vào đầu thế kỷ thứ 20, do người Pháp đem đến. Trước đây ta có rất ít tranh và không có bức tranh nào có giá trị. Ta cũng có nhiều chạm trỗ trên kèo cột, giường tủ với mục đích bằng trí nhưng có thể nói những chạm trỗ này hoàn toàn không có một giá trị nghệ thuật nào. Các tượng tạc và đúc của ta cũng thế, chỉ là những biểu tượng gợi ý chứ không thể coi là những tác phẩm nghệ thuật, các tác giả là những người khéo tay chứ không phải là những nghệ sĩ. Rất khó phân biệt một công trình nghệ thuật của ta thuộc thế kỷ thứ 10 hay thuộc thế kỷ 19 bởi vì không có tiến bộ. Tất cả chỉ dừng lại ở sự khéo tay tự nhiên của con người. Học giả Trần Quang Hải, kế nghiệp cha là học giả Trần Văn Khê, đã dày công biên khảo, thu thập gia tài âm nhạc của chúng ta qua các thời đại. Phạm Duy, người nhạc sĩ thiên tài với lòng yêu nước thiết tha, đã cố gắng vượt bực để vừa ký âm hóa vừa phong phú hóa cổ nhạc Việt nam. Tất cả những cố gắng đó đưa tới một bảng tổng kết đáng buồn: âm nhạc của ta cũng rất nghèo nàn. Nhu cầu nghệ thuật và sáng tạo hầu như hoàn toàn thiếu vắng ở dân tộc ta. Văn hóa nghệ thuật của ta chỉ là văn hóa nghê thuật nghỉ ngơi, nhàn dư chứ không phải là văn hóa nghệ thuật nhức nhối và khai phá. Không gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta không có tác phẩm đáng giá.

Nói tới văn hóa Việt nam thực ra chỉ là nói đến thơ văn. Và thơ văn của chúng ta chỉ xuất hiện từ thời nhà Lý, nghĩa là từ thế kỷ 11 trở đi Trước đó chúng ta có rất ít dấu tích thơ văn Việt nam. Có thể là do hoàn cảnh lịch sử, những thơ văn của người Việt đã có trước thế kỷ 11nhưng đã bị thất lạc. Nhưng cứ nhìn vào thành tích thơ văn của bốn thế kỷ Lý Trần, ta có thể khẳng định là thơ văn Việt nam trước đó nếu có cũng không. Đáng kể, cả về phẩm lẫn lượng. Bốn trăm năm độc lập, dưới hai triều đại mà chúng ta cho là huy hoàng nhất trong lịch sử, chắc chắn thơ văn Việt nam đã làm một bước nhảy vọt vĩ đại so với thời gian trước. Vậy nhìn vào thơ văn.

Lý Trần ta có thể hình dung được thơ văn trước đó. Những công trình khảo cứu đã tổng kết được khoảng hơn sáu trăm bài thơ và văn đủ loại trong bốn thế kỷ. Cứ coi là một số đã bị thất lạc và cộng thêm một ngàn bài nữa để đưa con số này lên một ngàn sáu trăm thì, nói chung, chúng ta cũng chỉ sáng tác được mỗi năm bốn bài. Các bài lại thường thường rất ngắn, có khi chỉ vài câu thôi. Trung bình mỗi bài chưa tới một trăm chữ. Như vậy, ngay cả nếu ước lượng một cách rất rộng rãi thì trung bình trong bốn thế kỷ cực thịnh đó cả nước đã chỉ sáng tác được mỗi ngày một chữ? Có một sự kiện cần lưu ý là sau khi tiêu diệt được nhà Hồ (năm 1407), hoàng đế Trung Quốc là Minh Thành Tố đã ra lệnh cho quân Minh thu thập rồi tiêu hủy hay chở về Trung Quốc các tác phẩm bằng chữ Nho của Việt nam. Lệnh này đã không được thi hành nghiêm túc (tại sao? phải chăng là các quan nhà Minh thấy chẳng có gì đáng kẻ?) nên Minh Thành Tồ phải ra một lệnh thứ hai quở trách quan tướng nhà Minh và đòi phải thi hành triệt đề. Nhà Minh đã cướp mất của chúng ta những gì không ai biết rõ. Trong Việt nam Sử lược, Trần Trọng Kim dựa vào các pho sử có trước nói rằng quân Minh đã lấy của chúng ta 24 bộ sách. Thực tế có thể là hơn. Nhưng dựa vào những gì còn lại ta có thể kết luận là cũng không có gì đáng tiếc lắm, ít nhất về phẩm. Chúng ta hay nói tới các tác phầm của Chu Văn An, nhưng dựa vào những gì còn sót lại của Chu Văn An thì cũng có thể kết luận rằng các tác phẩm của ông cũng không có giá trị đặc biệt nào.

Thơ văn Việt nam thực ra chỉ khởi sắc dưới thời Hậu Lê với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và chỉ phát triển mạnh từ thế kỷ 18 trở đi để đạt tới cao điểm vào thế kỷ 19 dưới triều Nguyễn, với các tác giả lớn như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Chú, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê... Sự khởi sắc đột ngột này có một nguyên nhân quan trọng, đó là thắng lợi của chữ Nôm trên chữ Hán.

Điều cần lưu ý là trong mười lăm thế kỷ đầu của công nguyên, ngay cả trong bốn thế kỷ Lý - Trần, các chính quyền, các vua chúa Việt nam và các sĩ phu Việt nam chỉ lo quảng bá tiếng Trung Quốc chứ không lo phát triển ngôn ngữ Việt nam. Không những không phát triển mà còn miệt thị (nôm na là cha mách qué). Điều khó tưởng tượng là các chính quyền và thành phần khoa bảng Việt nam đã say mê thực hiện một chính sách Hán hóa đất nước mình. Nếu văn hóa nước ta còn, và do đó đất nước ta còn, là vì họ đã thất bại? Công lao giữ nước như vậy không phải do các vua chúa, các anh hùng, các công hầu khanh tướng, cũng không do giới sĩ phu mà hoàn toàn do những người nông dân Việt nam.

Điều mầu nhiệm là mặc dầu bị chà đạp và miệt thị, không những bởi ngoại nhân mà còn do chính thành phần được coi là ưu tú của mình, xã hội Việt nam vẫn giữ được tiếng nói riêng của mình, để rồi dần dần tiếng Việt toàn thắng trên đất Việt. Người nông dân Việt nam đã giữ được ngôn ngữ của mình và khuất phục được giơi sĩ phu? Sau đó người Việt đã dựa vào chữ Hán để chế ra chữ Nôm mà tạo ra chữ viết riêng của mình, âm thầm tu bổ nó, dần dần biến nó thành một ngôn ngữ có giá trị văn chương.

Văn thơ chữ Nôm bắt đầu xuất hiện chính thức với bài Văn Tế Cá Sấu của Nguyễn Thuyên cuối đời nhà Trần, vùng lên mạnh mẽ vượt qua chữ Hán dưới thời Lê Trung Hưng (Trịnh-Nguyễn) để chiếm ngữ toàn bộ sân khấu văn chương dưới triều Nguyễn, chỉ để lại cho chữ Hán vai trò ngôn ngữ biên khảo. Sự thịnh hành của chữ Nôm đã giúp cho trí tuệ Việt nam phát triển, đã nâng cao trình độ sĩ phu Việt nam và làm xuất hiện những tác phẩm dài, thơ văn cũng như biên khảo, bằng chữ Nôm và bằng cả chữ Hán. Cần lưu ý là trong suốt thời độc tôn của chữ Hán chúng ta đã chỉ có những tác phẩm vụn vặt.

Từ đó cho tới thế kỷ 20, tổng kết văn thơ Việt nam, ngoại trừ bài Bình Ngô Đại Cáo, tất cả những tác phẩm lớn của chúng ta đều bằng chữ Nôm. Không có chữ Nôm thì chúng ta đã không thể có những tác phẩm để tự hào: Chinh Phụ Ngâm, truyện Kiều, Hoa Tiên, Nhị Độ Mai và những bài thơ bài phú bất hủ của Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến. Văn học của ta đã chỉ có giá trị sáng tạo từ khi chuyển sang chữ Nôm.

May mắn làm sao mà văn Nôm, tức văn Việt nam, nở rộ lên trong thế kỷ 19. Thử tưởng tượng cái gì sẽ xảy ra vào cuối thế kỷ 19, khi người Pháp áp đặt ách đô hộ lên nước ta và đem tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức, nếu lúc đó ta vẫn chưa có một văn học Việt nam riêng mà vẫn hoàn toàn dựa vào chữ Nho? Chúng ta sẽ không thể có Nam Phong Tạp Chí, Tự Lực Văn Đoàn với những tiếp nối của chúng. Chúng ta sẽ ở vào cùng một tình trạng bi đát như Lào và Cam-bốt hiện nay.

Các dân tộc châu Âu mặc dầu bị đế quốc La Mã đô hộ và áp đặt tiếng La Tinh cũng đã xây dựng được ngôn ngữ riêng của họ để dần dần thay thế tiếng La Tinh. Họ là những dân tộc tinh anh. Chúng ta cũng như họ. Nhưng dân tộc ta đã thắng một cuộc đấu tranh cam go hơn nhiều bởi vì chính những thành phần ưu tú của đất nước ta đã đóng góp phồ biến chữ Hán và ngăn chặn sự phát triển của tiếng Việt.

Các dân tộc châu Âu đã chỉ đạt tới nền văn hóa huy hoàng của họ sau khi họ tự giải thoát khỏi tiếng La Tinh để dựa trên ngôn ngữ của riêng mình. Cũng tương tự, người Việt đã chỉ đạt tới một nền văn học có giá trị từ khi dựa trên tiếng Việt. Đó là một bài học cần được ghi nhớ. Ngôn ngữ là dụng cụ của tư tưởng và tiến bộ, và mỗi con người chỉ phát huy được cao độ khả năng suy nghĩ và diễn tả của mình qua tiếng mẹ đẻ. Một giáo sư ngữ học người Pháp, người Mỹ dù bỏ cả cuộc đời để học hỏi và trau dồi tiếng Việt cũng không thể viết nổi những câu thơ của Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Trịnh Công Sơn. Ngược lại, một người Việt nam dù học tiếng Pháp từ lúc mới chào đời và đậu thạc sĩ văn phạm như Phạm Duy Khiêm cũng không thể đạt tới trình độ của những nhà văn lớn của Pháp. Vẫn còn lại một cái gì đó, một phần trăm hay một phần ngàn thôi nhưng quyết định tất cả, và phân biệt một tác phẩm kiệt xuất với một tác phẩm khá.

Xây dựng, mài dũa, hoàn thiện không ngừng tiếng Việt là nhiệm vụ trên hết mọi nhiệm vụ. Đó là dụng cụ không có không được của chúng ta để vươn lên. Cho tới nay sự quí trọng tiếng Việt của chúng ta còn ở rất xa mức độ cần có. Hàng chục thế kỷ khinh miệt tiếng mẹ đẻ vẫn còn để lại trong chúng ta những tàn dư tồi tệ. Khi viết một tài liệu bằng tiếng Việt, chúng ta (chúng tạ ở đây xin hiểu là đa số) cảm thấy không cần lo âu gì cả, viết sao cũng được; trái lại, khi viết bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, ta tra tự điển xem có đúng chính tả không, đắn đo không biết nên dùng chữ này hay chữ khác, hỏi ý kiến bạn bè, v.v... Chúng ta rất vô lễ với tiếng Việt. Không thiếu những nhà bình luận viết không có bố cục và không ra câu cú. Câu văn dài lòng thòng, chấm phẩy tùy tiện, mệnh để chính và phụ hỗn độn, chữ dùng không chính xác và viết sai chính tả. Có cả những bài thơ mang những lỗi ngữ vựng rất thông thường.

Chúng ta đừng quên ngôn ngữ không phải chỉ là dụng cụ phát biểu ý kiến mà còn là cấu trúc của tư tưởng. Chúng ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ trước khi diễn tả bằng ngôn ngữ.

Vợ chồng ông hàng xóm của tôi người Trung Hoa; họ ở bên Pháp đã hơn hai mươi năm mà vẫn không nói được tiếng Pháp. Mỗi lần có người Pháp đến hỏi họ đều phải cầu cứu chúng tôi. Chỉ sau này khi các con đã lớn và học khá họ mới không cần vợ chúng tôi nữa. Ông bà ấy nói bằng tiếng Việt để chúng tôi thông ngôn sang tiếng Pháp. Nhưng họ không phải là những người Việt gốc Hoa, mà là những người Miên gốc Hoa. Họ sinh ra và lớn lên tại Phnom Penh. Năm 1976 họ chạy trốn Pol Pot sang Việt nam và rời Việt nam sang Pháp hai năm sau. Thời gian hai năm đó đủ để họ nói được tiếng Việt và nhớ mãi tới hai mươi năm sau mặc dầu không hề cố gắng học tiếng Việt. Trái lại, từ khi tới Pháp họ đã theo học nhiều lớp tiếng Pháp nhưng sau hai mươi năm sống trên đất Pháp vẫn không nói được. Đó là vì cấu trúc của tiếng Pháp quá khác với cấu trúc của tiếng Tàu, trong khi tiếng Việt và tiếng Tàu khá gần nhau.

Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, chúng ta cần hoàn thiện tiếng Anh trước đã, tiếng Việt tàm tạm đủ dùng thôi cũng được. Như thế là quên rằng chúng ta suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ, nếu chúng ta không nắm thật vững tiếng mẹ đẻ thì chúng ta sẽ suy nghĩ kém, trí óc sẽ không thể phát triển tới mức tối đa được. Chúng ta sẽ thiếu một cái gì đó, cái một phần trăm hay một phần ngàn quyết định tất cả và phân biệt cái hơn hẳn với cái bình thường. Và chúng ta sẽ vĩnh viễn thua kém.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét