Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 004 ]

Cổ loa, Phúc Yên


― Y phục cổ truyền phụ nữ ở miền Bắc.
Ở Việt Nam trước đây (trước năm 1946), mỗi khi tiếp khách hay ra đường, đàn ông, đàn bà đều khoác áo dài, chỉ trừ một số đàn ông mặc áo ngắn vì lao động vất vả như làm ruộng, làm đất hay làm thợ.

Phụ nữ thôn quê mặc áo tứ thân, phần ngực để lộ yếm trắng hay mầu, cổ tròn (cổ xây), cổ xẻ, eo thắt lưng và ruột tượng, nhưng chỉ lộ ra ở phía trước. Áo dài nhuộm mầu nâu non, nâu già hay đen còn thắt lưng ruột tượng (đeo tiền) làm bằng vải  mầu thắt múi ở trước bụng rồi thả buông thõng xuống. Xưa phụ nữ miền Bắc mặc váy, từ thời Minh Mạng (1820-1840) mới mặc quần đều nhuộm đen. Đầu quấn khăn vải nhuộm nâu hay đen, hay khăn nhiễu tím, đôi khi chùm lên một khăn vuông mỏ quạ. Tai đeo khuyên đồng, bạc, hay vàng.

Phụ nữ khá giả hay ở thành thị mặc áo dài kín ngực nhưng không cài khuy từ cổ đến nách lật chéo để lộ mầu của những áo dài mặc bên trong về những dịp lễ tết hội hè. Ngoài cùng là áo tứ thân bằng the thâm hay mầu nâu già hoặc mầu tím tam giang. Hai áo bên trong mầu mỡ gà và mầu cánh sen hay mầu vàng chanh và mầu hồ thuỷ. Phụ nữ khá giả đeo hoa lóng lánh mặt pha lê hay kim cương. Khăn nhung quấn quanh đầu để buông thõng bên mặt mớ tóc "đuôi gà" cho thêm duyên dáng. Bên hông trái đeo bộ xà tích bạc gồm hộp trái đào đựng vôi, con dao díp nhỏ để bổ cau, cái xiên nhỏ để têm trầu và một túi nhỏ để đựng trầu, cau, vỏ cây...

Quần lĩnh sa tanh dài chấm gót phủ lên bàn chân đi đôi dép da trâu có mũi cong hớt lên.

Phụ nữ xưa thường đội hay đeo nón Nghệ hay Nhị thôn tròn có quai thao rủ xuống hai bên mặt . Nón này cũng giống nón thúng quai thao nhưng vành nón nhỏ hơn.

― Les costumes traditionnels des femmes du Nord Vietnam

Avant 1946, les Vietnamiens hommes et femmes portent une longue tunique en recevant un invité ou en sortant de chez soi.

Les femmes de la campagne portent une tunique à 4 pans qui laissent apparaître un cache sein blanc ou coloré à la poitrine.

Les ceintures et la porte-monnaie en toile qui s'entrecroisent en un grand noeud devant le ventre, rivalisent de couleurs plus ou moins vives. Dans l'ancien temps, les femmes portent une jupe. Ce n'est qu'à partir du règne de Minh mạng (1820-1840) qu'elles portent des pantalons qui sont toujours noirs. Leur tête s'enroule d'un turban en étoffe noir ou brun ou de gaze violet. Quelquefois on se couvre en dessus d'un fichu qui se termine par un "bec de corbeau" au-dessus du front. Leurs oreilles se parent des boucles en cuivre, en argent ou en or. Les femmes aisées et les citadines s'habillent d'une tunique qui cache la poitrine mais déboutonnée du cou à l'aisselle laissant apparaître les couleurs des tuniques sous vêtues à l'occasion des fêtes qui sont le jaunâtre et le rose nénuphar ou le jaune citron et le bleuâtre à côté les tons foncés de la première tunique.

Leurs oreilles se parent des bijoux précieux dont les facettes de cristal ou des diamants scintillent.

La tête s'enroule d'un turban en velours qui laisse tomber une grande mèche de cheveux à côté du visage pour le rendre plus gracieux. A la hanche se pend un service de bétel en argent comprenant une boîte ayant la forme d'un fruit de pêche qui contient de la chaux éteinte, un canif qui sert à couper les noix d'arec, un petit poinçon qui sert à la préparation des feuilles de bétel, un petit sac contenant les noix d'arc, les feuilles de bétel, etc...

Le pantalon de satin noir est long. Il couvre les pieds qui se chaussent d'une paire de sandales en cuir de buffle. Les sandales se retroussent assez haut en avant. Les femmes se couvrent ou portent souvent un chapeau rond en latanier qui a deux pendants en soie qui agrémentent le chapeau des deux côtés de la face humaine.

― Cổ Loa

Đình Xóm Giếng

Giếng khơi ở đầu đình, miệng xây đá Thanh và có miếu thờ thần giếng trong vòng những mảnh tường bao quanh giếng.

Cổng dựng ở gần giếng là cổng xóm là cũng là cổng nách của đình kiểu cách cổ điển quen thuộc và xinh sắn của thôn quê Việt Nam.

― Cổ Loa

La maison communale ou đinh  du hameau "citerne" à Cổ Loa est construit au voisinage d'un puit antérieur dont la margelle est construite en pierre calcaire. Un petit autel dédié au génie du puit est élevé à côté avec des murettes d'environnement .

La portique construit près du puit est celui du hameau et sert en même temps de porte d'entrée latérale du đinh . Son style est traditionnel et familier à la campagne du Nord Vietnam.


― Cổ Loa - H.Đông Anh  - T.Phúc Yên.

Đình xóm giếng. Bình đồ chữ đinh T. Tường xây bọc hậu cung và lưng đại đình. Mặt trước sàn gỗ để trống thoáng. Nét đặc biệt của kiến trúc Cổ Loa là đao góc vươn cong lên thật cao.

― Cổ Loa  - P. Phúc Yên

La maison communal ou đình du hameau du Puit a le plan en T. Le sanctuaire en arrière est muré sur les deux côtés en arrière par un mur de pignon en escalade. Le đinh est une architecture à plancher surélevé et ayant un toiture imposante dont les quatre angles se relèvent gracieusement et énormément. 

― L.Kỳ Trọng - H.Đông Quan - T.Thái Bình

Cây trụ đá thạch đăng dựng trước chùa làng Kỳ trọng. Thân trụ khắc làm bi ký. Đầu chế tác thành lồng đèn có thể đã gợi ý cho việc xây các cây trụ lồng đèn bằng gạch từ thế kỷ 19 đến nay. Nhiều cây gạch ở miền này cũng xây lồng đèn để trống  (lồng đèn thực) xác nhận điều này.

― Devant la pagode du village Kỳ trọng - D.Đông Quan - P.Thái Bình s'érige un pylône lanterne. Son tronc est inscrit de caractères chinois. En haut il a la forme d'un cage de lanterne. Les pylônes lanternes en maçonnerie prenaient l'inspiration d'origine d'ici à partir du 19e siècle?


― Đền Đức Thánh Trần ở Kiếp Bạc

Năm Kỷ Mão, đời Tự Đức (1848-1883),một hoa kiều ngụ ở Hải Dương, cung tiến vào đền Kiếp Bạc một bức hoành phi đề chữ: Đức uy viễn cương (công đức và oai danh lan truyền xa rộng) để tỏ lòng hâm mộ ngài.

Năm 1945, một nhà báo Nhật đi thăm đền Kiếp Bạc, thấy đôi câu đối ở cổng đền:

Vạn kiếp hữu sơn giai kiếm khí                        Núi Vạn Kiếp đầy khí hiếm,
Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh                          Sông Lục Đầu vọng tiếng thu.

nên cảm hứng làm bài thơ ngưỡng mộ ngài:

Thanh kỳ biệt hữu thử giang sơn
Sản xuất anh hùng biểu thế gian
Kiếm khí do kinh Hồ lộ phách
Thu thanh túc sát thuỷ sàn sàn.

Dịch nghĩa

Nơi đây sông núi thanh kỳ
Sinh bậc anh hùng tiêu biểu thế gian
Khí kiếm ngài, giặc Hồ kinh hoảng
Tiếng thu reo, sông nước rạt rào.

Le temple de Kiếp Bạc

Sous le règne de Tự Đức (1848-1883), un chinois résidant à Hải Dương offre au temple un grand panneau en bois incrusté de 4 caractères chinois glorifiant l'héroĩsme du général Trần Hưng Đạo: Que ses suprême qualités et ses gloires s'étendent bien loin.

En 1945, au cours de son voyage au temple Kiếp Bạc, un journaliste japonais s'inspire des sentences parallèles(*) inscrites à la portique pour composer un morceau de vers en chinois:

Ici le paysage est particulièrement pittoresque

Il en résulte un héros qui représentent le monde d'alors

L'effet de son épée a fait trembler les mongols

Le soupir de l'automne emplit les eaux du Lục Đầu (**)

(*) La montagne de Van Kiep est pleine de l'énergie des épées

La fleuve de Luc Dau résonne le soupir de l'automne.

(**) Luc Dau: la fleuve des 6 affluents qui coule devant le temple.


― Bia đá H. Đông Triều - T.Hải Dương
Bia đá lục giác với mái khum có một hình khối độc đáo với đường nét thiên về thiên nhiên hơn nhân tạo. Bia này tìm thấy ở Đông Triều sau đem về bảo lưu ở viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội.
V.T.C. năm 1948

― Stèle commémorative à Đông Triều - P. Hải Dương
C'est un monument en pierre hexagonal à couverture curviligne ayant une silhouette originale avec des traits tendant au naturalisme. Cette stèle a été trouvée au district de Đông Triều. Elle est ensuite transportée à Hanoi pour être conservée au Musée archéologique.
D.S.P. en 1948

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét