Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú

Tên gọi khác
Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
43.000 người.

Cư trú
Sống tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái.

Đặc điểm kinh tế
Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, đồng bào dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Đồng bào đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc.

Tổ chức cộng đồng

Các họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.

Hôn nhân gia đình
Ơở gia đình người Khơ Mú, vợ chồng bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng.

Văn hóa
Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào.

Nhà cửa
Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi.

Trang phục
Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.
Ngủ lần cuối trước khi ly hôn
Người Thái và Khơ Mú quan niệm hôn nhân là rất quan trọng nên khi lấy nhau, tất cả người dân phải bằng mọi cách để gia đình không tan vỡ. Thế nên, nếu xảy đến việc ly hôn, thì việc chia tay cũng hết sức lạ đời. Theo phong tục, một ngày sau khi ra tòa, cặp vợ chồng vừa chia tay phải trở về bản để chuẩn bị làm lễ ly hôn. Theo nghi thức, lễ ly hôn được tổ chức ở nhà người vợ trước. Và cũng như đám cưới, gia đình người vợ phải cho người đi đến các gia đình trong bản mời đại diện đến tham dự. Một ngày sau, đến lượt nhà trai tổ chức nghi lễ tương tự. Cũng có rạp, loa đài mở inh ỏi, cũng mổ bò, mổ lợn tưng bừng và cúng bái tổ tiên.

Kết thúc buổi lễ, đêm hôm ấy, vợ chồng về nhà chung của hai người (trước khi cưới, nhà trai phải dựng nhà trước) và sống với nhau một đêm cuối cùng. Thông thường những đêm như thế này, họ thức với nhau đến sáng để tâm sự và rồi ngày sau đó, người vợ và những đứa con (nếu vợ bị chồng bỏ) sẽ soạn đồ đạc và về nhà ngoại ở, chính thức chia tay nhau. Bắt đầu từ lúc này, họ chỉ còn là vợ chồng cũ và được phép tìm hiểu và xây dựng gia đình với người mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét