Dân tộc Rơ Măn

Dân tộc Rơ Măn
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
230 người.

Cư trú
Sống ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Đặc điểm kinh tế
Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì đồng bào đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường.

Tổ chức cộng đồng
Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế.

Hôn nhân gia đình
Việc cưới xin của gia đình Rơ Măm gồm 2 bước chính: ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ cưới vài ba ngày, vợ chồng có thể bỏ nhau, nhưng khi đã sống với nhau lâu hơn thì họ không bỏ nhau.

Tục lệ ma chay
Khi có người chết, sau 1-2 ngày đưa đi mai táng. Nghĩa địa nằm về phía Tây của làng, các ngôi mộ được sắp xếp có trật tự, khi chôn, tránh để người dưới mộ "nhìn" về phía làng. Người Rơ Măm không bao giờ làm nghĩa địa phía Đông, vì sợ cái chết sẽ "đi" qua làng như hướng đi của mặt trời.

Nhà cửa
Nhà ở đều có hành lang chính giữa, chạy suốt chiều dài sàn, ở trung tâm nhà có một gian rộng là nơi tiếp khách và diễn ra các sinh hoạt văn hóa nói chung của các gia đình.

Trang phục
Có phong cách riêng trong tạo dáng và trang trí trang phục, đặc biệt là trang phục nữ. Người Rơ Măm có tục "cà răng, căng tai". Đến tuổi trưởng thành, trai gái đều cưa cụt 4 hay 6 răng cửa hàm trên. Hiện nay lớp trẻ đã bỏ tục này. Phụ nữ thích đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và đeo những chuỗi cườm ở cổ.

- Trang phục nam
Nam cắt tóc ngắn ở trần, đóng khố. Vạt trước khố dài tới gối, vạt sau dài tới ống chân. Khố thường dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là những người cao tuổi. Trai gái đến tuổi thành niên phải cưa răng ở hàm trên (4 hoặc 6 chiếc).

- Trang phục nữ
Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy. Aáo là loại cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Aáo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. Váy là loại váy hở màu trắng nguyên sợi bông. Bốn mép váy và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Lý do được chọn của trang phục Rơ Măm chính là màu sắc và phong cách trang trí áo, váy phụ nữ.

Rơmăm - một trong năm dân tộc có số người ít nhất nước ta sống theo gia đình lớn, ở trong những ngôi nhà dài, các thế hệ đời này qua đời khác sống chung với nhau. Nhà rông là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng.
Với 352 người, dân tộc Rơmăm cư trú ở làng Le, xã Morai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, khu vực nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia. Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm Môn-Khơme, thuộc ngữ hệ Nam Á.
Nhà ở của dân tộc Rơ Măm.

Cư trú trên địa hình vùng núi cao, có những dãy đồi lượn sóng, lại bị chia cắt bởi những con sông và suối nhỏ tạo nên một phần diện tích bằng phẳng và thung lũng hẹp, đồng bào Rơmăm sinh sống bằng nghề nương rẫy, lấy lúa nếp làm cây lương thực chủ yếu. Ngoài ra, họ.
săn bắn, hái lượm và đánh cá. Các hoạt động kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp, trao đổi hàng hóa vẫn ở phương thức hàng đổi hàng.

Phụ nữ Rơmăm thường quấn váy, ở trần và một số mặc áo ngắn tay với hoa văn, màu sắc đơn giản, phần nhiều là vải mộc và không nhuộm. Nam giới đóng khố,­­ vạt trước dài tới đầu gối, vạt sau tới ống chân.

Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, làng của tộc người này vận hành theo chế độ tự quản. Đứng đầu là già làng có tín nhiệm, đức độ, minh mẫn, tinh thông luật tục, được mọi người kính nể, là tấm gương để mọi người noi theo.

Đồng bào Rơmăm có nhiều lễ hội truyền thống như lễ mừng cơm mới, lễ đâm trâu và các nghi lễ gắn với nghề trồng lúa, làm nương rẫy.

Nấu Rượu
Nghi lễ hôn nhân của người Rơmăm gồm có hai bước chính là lễ hỏi (năm muăn) và lễ cưới (ét-gu). Điều đặc biệt là sau lễ cưới vài ngày họ có thể bỏ nhau nếu không hợp nhưng khi vợ chồng đã sống với nhau lâu ngày, đặc biệt là lúc đã có con thì không được bỏ nhau, nếu vi phạm sẽ bị làng phạt nặng. Trước đây, hôn nhân chỉ thực hiện trong nội bộ dân tộc mình, hiện nay, được mở rộng hơn, người Rơmăm có thể lấy người ở dân tộc khác hoặc cư trú nơi khác làm vợ, chồng.

Người Rơmăm có một nguyên tắc kiêng cữ đặc biệt khi sinh con. Theo phong tục thì phụ nữ không được đẻ trong nhà vì sẽ làm cho ngôi nhà bị ô uế, do đó khi phụ nữ đến kỳ sinh nở, họ được dựng riêng cho một túp lều nhỏ trong vườn hoặc phía sau nhà. Người Rơmăm thường tự sinh, ít khi nhờ đến bà đỡ hoặc y bác sĩ trừ khi có vấn đề đặc biệt. Sau khi sinh, cả mẹ và đứa trẻ được tắm rửa cẩn thận trước khi đưa về nhà.
Nhà mồ của dân tộc Rơ Măm.

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Rơmăm tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Do vậy, nơi sống và cõi chết trong tâm thức của họ và trong ứng xử được đặc biệt coi trọng, thể hiện rõ nét trong cách bố trí nghĩa địa dành cho người chết. Nghĩa địa chỉ nằm ở phía Tây, vì họ sợ cái chết sẽ đi qua làng theo hướng đi của mặt trời. Khi có người chết, sau hai đến ba ngày, phải đưa đi mai táng và khi chôn tuyệt đối không để người dưới mộ nằm hướng mặt về phía làng vì nếu để như vậy sẽ mang lại điềm dữ cho làng.

Theo tập tục “cà răng, căng tai”, đến tuổi trưởng thành trai, gái đều cưa cụt từ 4 đến 6 chiếc răng cửa ở hàm trên. Ngày nay, đa số thanh niên đã bỏ tục này.

Ngày nay, các gia đình lớn đã dần phân li thành những gia đình cá thể, nhà trệt theo kiểu của người Kinh cũng dần thay thế những ngôi nhà sàn. Các tiện nghi của cuộc sống hiện đại như ti vi, xe máy cũng hiện hữu tại buôn làng. Đời sống vật chất của nhân dân đang ngày càng được cải thiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét