Khuyết danh

"Vấn đề chính thống của nhà Triệu và nuớc Nam Việt"

“Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là
một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi trong những sử gia Việt Nam. Quan điểm chính thống
thời phong kiến, thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu đến Trần Trọng Kim, coi đó là thời

kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ.

Quan điểm chính thống hiện nay tại Việt Nam, cho rằng đây là giai đoạn Việt Nam bị Trung
Quốc cai trị, bởi vì:
a)Triệu Đà là người Trung Quốc, quê ở châu Chân Định.

Triệu Đà là người nước Triệu quê ở Chân Định, huyện này nằm kế phía bắc của Thạch Gia
Trang (thủ phủ của tỉnh Hà Bắc) ngày nay. Trước khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu 6 nước
thành lập một đế chế thống nhất, thì trước đó những người dân của những nước bị diệt
chưa có khái niệm họ là dân của một nước Trung Quốc thống nhất.

Triệu Đà có lẽ là họ hàng của vua nước Triệu là Triệu Thiên (235 TCN – 228 TCN, cháu 3
đời của Triệu Vũ Linh Vương, 325 TCN -299 TCN), hay là họ hàng thân thích với Triệu Gia
là thế tử của họ Triệu. Đặt căn bản trên câu trích trong thư của Triệu Đà gởi cho Hán Văn
Đế (179 TCN-157 TCN): “Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi ” khi ông
Hoàng đế Hán tộc này vừa lên ngôi và cử Lục Giả làm sứ sang Nam Việt. Đây là một đoạn
trích trong một tài liệu ngoại giao- thư giao hiếu gữa hai nước- là một sử liệu có tính cách
khả tín vì có văn kiện dẫn chứng. Nếu căn cứ vào sử liệu này; thì Triệu Đà đã hiện diện ở
Lĩnh Nam 49 năm, tức là năm 228 TCN (179 TCN + 49 = 228 TCN), năm nước Triệu bị Tần
diệt. Nếu căn cứ vào sử liệu này; thì Triệu Đà đã không theo đám quân Tần tiến vào Lĩnh
Nam, vì ông đã ở đây từ trước. Ông đã trốn đi từ nước Triệu đến Lĩnh Nam khi quân Tần
đánh Triệu, bằng cách nào thì không rõ ? Tại Lĩnh Nam, với ý chí muốn dựng lại cơ đồ của
họ Triệu tại vùng đất mới, Triệu Đà đã hoà mình với nếp sống của người Bách Việt. Với khả
năng và hùng chí (qua lời của ông nói với sứ giả của nhà Hán là Lục Giả ) ông đã được
người Bách Việt coi như là thủ lĩnh (tại Phiên Ngung?). Quân Tần kéo sang, Triệu Đà biết
không có đủ binh lực để chống cự, nên ông đã đầu hàng Nhâm Ngao, tạo mọi điều kiện để
dàng để lấy lòng ông quan Úy này rồi chờ cơ hội! Nhâm Ngao thấy việc tiến quân và chiếm
đóng thuận lợi, nên tin tưởng Triệu Đà.

Triệu Đà coi nhà Tần-vua của nước Trung quốc thống nhất- là kẻ thù thì đúng hơn. Quan
niệm về Hán tộc chỉ có từ khi Hán Văn đế (179 BC – 157 BC) và kế tiếp là Hán Cảnh đế 156
BC – 141 BC) làm hoàng đế Trung Quốc - thời Văn Cảnh thịnh trị - thì người dân Trung
Quốc mới tự hào về Hán tộc.

Triệu Đà hoàn toàn không biết gì về quan niệm Hán tộc, ông ta chống nhà Hán ra mặt, đã
từng mang quân đánh Trường Sa, tuy nhiên khi nhà Hán mạnh thì ông thần phục vì Nam
Việt là nước nhỏ và ít dân, khó có thể tồn tại nếu Hán tộc mang quân sang xâm chiếm. Đây
là một hành động ngoại giao khôn khéo.

Vì thế khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc thì chúng ta - người Việt- có nghĩ là nước Việt cổ bị đặt
dưới ách cai trị của Hán tộc hay không?

Câu trả lời theo tvb là không! Hạ tầng hành chính cổ Việt còn đó với Lạc hầu Lạc tướng,
trống đồng vẫn hiện hữu. Văn hoá tộc Việt chưa thay đổi nhiều.

b)Triệu Đà là tướng nhà Tần, về sau cát cứ với trung ương lập nước riêng, đã thôn tính Âu
Lạc.
Không có một tài liệu nào nói rõ Triệu Đà là tướng của nhà Tần, chúng ta chỉ biết Triệu Đà
là một huyện lệnh dưới quyền của quan Uý Nhâm Ngao, khi ông này mang quân vượt
Hoành Phổ quan đến thẳng tới Phiên Ngung mà gần như không gặp sự kháng cự nào.
An Dương Vương thôn tính Cổ Việt của vua Hùng, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc của An Dương
Vương, khác gì đâu!?

c) Diện tích phần Việt Nam ngày nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong Nam Việt, mà diện
tích phần Trung Quốc ngày nay chiếm hầu hết nước Nam Việt.

Nước Việt Cổ chỉ bằng 2/3 tỉnh Quảng Tây ngày nay. Tuy nhiên dùng dữ kiện này để gán là
nước Việt cổ bị Trung Quốc đô hộ thì e rằng sự việc này không hợp.

d) Dân chúng trong phần Việt Nam ngày nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nước Nam
Việt, mà dân chúng trong phần Trung Quốc ngày nay chiếm phần lớn hơn rất nhiều trong
nước Nam Việt.

Dân số của Cổ Việt gấp 2 lần rưỡi dân số của dân số hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Đông
lúc này. Theo như Hán Thư, Điạ Lý chí của Ban Cố thì các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương
Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, cộng lại được 215,448 nhà, và số nhân
khẩu là 1,272,390 người. Đây là dân số Lĩnh Nam theo thống kê thời Tiền Hán (206 TCN –
9 ).

Nước cổ Việt (Âu Lạc) gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam tổng cộng là 143643
nhà và 981,835 người.

Vùng Quảng Tây và Quảng Đông gồm 4 quận Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô và Uất Lâm
là 71,805 nhà và 390,555 người.

Tuy nhiên, không phải tất cả dân chúng tham gia kiểm kê, phỏng đoán là dân số Lĩnh Nam
ở đầu thế kỷ thứ nhất có khoảng 2 triệu người. Ngược lại 2 thế kỷ, trước khi nhà Tần sang
xâm chiếm, phỏng đoán dân số tại Lĩnh Nam có khoảng 1.5 triệu người: 500 ngàn tại vùng
Quảng Tây và Quảng Đông , 1 triệu người tại cổ Việt.

Tại vì dân số của Cổ Việt ít hơn so với dân số của Trung Quốc mà cho là Cổ Việt bị Trung
Quốc đô hộ? Tvb không ngĩ thế, nước nhỏ dân số ít nhưng họ vẫn có văn hoá hoá riêng,
không thể vì so sánh dân số mà ghép Cổ Việt vào sự đô hộ này. Mông Cổ ở thế kỷ 12 thì
sao? Họ ít người nhưng bao nhiêu quốc gia bị đặt dưới chiếm đóng và bị đặt dưới ách đô hộ
của họ. Rồi gần đây, Mãn Thanh có dân số bao nhiêu mà họ chiếm toàn thể Trung Quốc
dựng nên nhà Thanh.

e) Nước Nam Việt của Triệu Đà được coi là một chư hầu trong nước Trung Hoa, tương tự
như nước Nam Hán thời Ngũ đại Thập quốc sau này. Có khác chăng là nước Nam Hán chỉ
chiếm được diện tích miền Bắc Việt Nam hiện nay trong thời gian ngắn.”

Nước Nam Việt dù bị coi như là chư hầu của Trung Quốc- ngoài mặt- nhưng Triệu Vũ Đế
vẫn có nghi trượng riêng để chứng tỏ mình là hoàng đế, vẫn giữ tư cách độc lập cho Nam
Việt, hãy đọc câu ông nói với Lục Giả trong Sử Ký " Lịch Sinh, Lục Giả Liệt Truyện":
"Úy Đà cười vang nói:

─ Ta không nổi lên ở Trung Quốc cho nên làm vua ở đây thôi. Nếu ta ở Trung Quốc thì việc
gì lại không được như Hán! "

Còn việc là chư hầu của Trung Quốc thì Hán tộc bao giờ chả coi mình là "cái rốn" của vũ
trụ, tất cả các nước nhỏ chung quanh Trung Quốc đều là chư hầu. Ngay như nhà Mãn
Thanh có chiến tranh với nước Pháp tại Bắc Việt cũng viện cớ Việt Nam là chư hầu để
mang quân qua nước ta.

Việc Nam Hán "chiếm được diện tích miền Bắc Việt Nam hiện nay trong thời gian ngắn” thì
chưa nghe qua. Chả biết là lấy tài liệu này ở đâu để có câu viết này. ĐVSKTT viết : "Quyền
thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân
lính còn sót rút về".

Nói tóm lại, nước Cổ Việt không bị đặt dưới ách đô hộ của Trung Quốc trong thời gian Cổ Việt là một phần của Nam Việt, có chăng là bị chiếm bởi Triệu Đà, một người đã muốn thành người Việt. Văn hoá Việt tộc vẫn còn đó. Sử sách của kẻ đô hộ đâu có nói là Cổ Việt bị đô hộ trong thời gian này. Tại sao người Việt lại tự khoác vào cổ mình cái ách Bắc thuộc khi Cổ Việt bị lệ thuộc vào Nam Việt.

Bị Triệu Đà chiếm hay bị An Dương Vương chiếm thì cũng như nhau. Văn hoá Việt tộc vẫn còn đó. Nền văn hoá này chỉ bị ảnh hưởng Hán tộc nặng nề từ khi Nam Việt bị nhà Hán chiếm đóng, đặc biệt là từ khi Mã Viện sang xâm lăng, ông này đã dùng mọi cách để tiệu diệt văn hoá Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét