Dân tộc Dao

Dân tộc Dao
Tên dân tộc :
Dao ( Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Đầu ).

Dân số :
Hơn 470.000 người .
 
Địa bàn cư trú :
Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung du và ven biển Bắc bộ.
Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định dòng họ và thứ bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trệt.

Ngôn ngữ :
Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông-Dao.

Văn hoá :
Chữ viết là Hán được Dao hoá ( chữ Nôm Dao ).

Trang phục :
Nam mặc quần, áo. Nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn.

Kinh tế :
Trồng lúa nương, ruộng nước và hoa màu. Nghề thủ công phát triển: dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu...

Sự kết hợp của khung cảnh núi non trải dài, phong cảnh cao nguyên trù phú đã khiến Sapa trở thành viên ngọc quý thu hút khách tham quan. Nơi cao nguyên này lần đầu tiên được biết đến khi Pháp chọn nơi xây dựng khu an dưỡng cho những quan chức thời thuộc địa vào năm 1932, nay đang trở lại với đúng vai trò của nó. Những nhà khách mới xây mọc lên như nấm sau cơn mưa càng làm tăng thêm vẻ sinh động và đánh dấu sự bùng nổ du lịch trong vùng.

Sapa đầu tiên được khách du lịch ba lô khám phá lại, nay đã thu hút được cả du khách trong toàn khu vực. Bạn có thể đến đây để nghỉ ngơi và ngắm núi non vời vợi, để đi dạo trên những con đường mòn đẫm sương và thưởng thức những nét văn hóa độc đáo pha trộn trong một đất nước Việt Nam hiện đại.

Cuộc tấn công của Trung Quốc đầu năm 1979 vào Sapa đã tàn phá hầu hết những tòa nhà lớn, kể cả những biệt thự do người Pháp xây cất. Với con số trên 200 biệt thự, mà chỉ có 10 nhà còn lại khi người Việt lấy lại được thị trấn này sua hai tuần. Bây giờ, khi chiến tranh đã lùi xa cuộc sống ở đây lại bình yên như thuở trước.

Gần chợ Sapa một viện bảo tàng văn hóa các dân tộc thiểu số đã được mở cửa với sự trợ giúp của Đại sứ quán úc tại Hà Nội. Bảo tàng này thu hút được rất nhiều khách và đem lại cho Sapa một nét độc đáo riêng.

Trên thị trấn Sapa cao 1650 mét so với mực nước biển chỉ có một con đường mòn nhỏ bé nối với những làng nhỏ hẻo lánh của người thiểu số. Những quả đồi và những ngách núi chật hẹp đến nỗi thỉnh thoảng bạn phải đi nghiêng người. Con đường này làm bạn cảm thấy quên lãng thực tại và lạc vào giữa thiên nhiên tươi đẹp. Từ Sapa các con đường tỏa ra những quả đồi và đi qua khu mộ cổ.

Nhiệt độ cao nhất ở Sapa về mùa hè cũng chỉ khoảng 18oC. Đến đây, chúng ta như được trở về với vẻ hồng hoang nguyên sơ của thiên nhiên vùng sơn cước.

Những người dân thiểu số sống tại vùng này nói thứ thổ ngữ như pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Eskimo. Ba dân tộc chính là (Hơ Mông, Dao và Tày) có thể phân biệt dễ dàng nhờ khăn quấn đầu của phụ nữ. Phụ nữ Hơ Mông đội khăn xếp màu xanh đen để che bộ tóc đen dài, mượt như tơ của họ. Đàn ông Hơ Mông với chiếc mũ chỏm nhỏ trên đầu. Phụ nữ Dao ăn mặc nổi hơn, với những khăn xếp màu đỏ chói và áo vạt trên trang trí màu sáng. Người Dao nói ngôn ngữ pha tiếng Tây Tạng và tự hào vì họ không phải kiếm sống bằng việc bán vải vóc, quần áo cho khách du lịch. Dân tộc thứ ba là dân tộc Tày. Cả đàn ông và đàn bà đều mặc quần áo nhuộm chàm với chất lượng nhuộm kém, vải nhuộm ẩm và dây ra người. Phụ nữ Tày thường quàng khăn rất khác biệt làm cho họ khác với người Hơ Mông.

Đêm thứ bảy là đêm "Chợ Tình" ở thị trấn Sapa. Những chàng trai, những cô gái trẻ tràn trề hy vọng, mặc những bộ cánh đẹp nhất của mình đi xuống chợ để tìm bạn tình.

Sapa còn hấp dẫn lòng người bởi những phiên chợ vùng cao cuối tuần mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Khách có thể tìm mua mấy chiếc vòng bạc, đồng bạc trắng hoa xòe từ đôi tay thiếu nữ Hơ Mông để đem về xuôi làm kỷ niệm.

Nếu có dịp đến Sapa vào mùa xuân, du khách mới có nhiều may mắn ngắm phong cảnh núi rừng Tây Bắc khi những cánh hoa đào, hoa mơ đua nhau khoe sắc tô điểm núi đồi, làng bản, làm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét