Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm
Vòng du lịch vội vã một số nước châu á trên đây đã chứng minh, nếu cần phải lặp lại một lần nữa, là dân chủ, tự do và nhân quyền không hề đưa đến hỗn loạn mà trái lại còn đem tới hòa bình và ổn vững, không hề cản trở mà còn tạo ra và thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vấn đề chủ yếu của chúng ta là nhận diện liên hệ mật thiết giữa dân chủ và
phát triển nên có lẽ chúng ta sẽ còn thiếu sót nếu không nhìn qua, dù chỉ là một cách sơ lược các nước châu Mỹ La Tinh.Các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên này đã được độc lập từ đầu thế kỷ 19, nghĩa là gần hai thế kỷ nay, nhưng trong hơn một thế kỷ rưỡi đã quằn quại trong nghèo khó và bạo loạn. Vì sao? Đó là vì ngay từ khi được độc lập, họ đã phải chịu dựng những chế độ độc tài với những người hùng oai phong lẫm liệt, tài ba xuất sắc, ngự trị trong hàng mấy chục năm. Người hùng nào cuối cùng cũng đã có công lớn là làm cho đất nước kiệt quệ và phân rã. Các nước châu Mỹ La Tinh đã chỉ vươn lên bắt đầu từ thập niên 1980 khi dứt khoát chuyển hóa về dân chủ. Một lần nữa qui luật dân chủ đi trước và tạo ra phát triển được ứng nghiệm.
Một ngoại lệ: nước Chile. Nhưng đây không phải là ngoại lệ của qui luật dân chủ đi trước và tạo ra phát triển mà lại là ngoại lệ của châu Mỹ La Tinh. Chile đã là nước châu Mỹ La Tinh duy nhất chọn con đường dân chủ rất sớm. Và, trùng hợp làm sao, Chile cũng là nước phát triển hơn hẳn mọi nước châu Mỹ La Tinh khác. Trong cuộc lược duyệt này chúng ta đã bỏ qua bốn nước châu á: Miến Điện, Lào, Kampuchea và Việt nam. Có gì cần nhận định về trường hợp bốn nước này? Có, và có hai điều mà không ai có thể chối cãi: một là cả bốn nước này đều đã phải chịu đựng từ lâu các chế độ độc tài đồng thời cả bốn đều là những nước nghèo khó và tụt hậu nhất trong vùng; hai là, cả bốn nước đều đa đạt được một số tiến bộ trong nhưng năm gần đây sau khi đã chấp nhận nới rộng một phần nào tự do.
Chú thích thêm về trường hợp Chile
Vào lúc tôi đang viết những dòng này, thế giới đang sôi nổi vì cựu tổng thống Chile Augusto Pinochet bị giữ lại tại Anh và có thể bị dẫn độ sang Tây Ban Nha để bị xét xử về tội ác đối với loài người. Các thủ tục kéo dài và sau cùng Pinochet được phép về nước vì đã già yếu.
Chế độ Pinochet khiến người ta dễ đồng hóa Chile với chế độ độc tài. Thực ra Pinochet chỉ là một ngoặc đơn ngắn trong lịch sử Chile. Chile đã có một chế độ dân chủ lưỡng đảng ngay từ năm 1823. Sau đó thỉnh thoảng vẫn có những người hùng thiết lập những chế độ độc tài nhưng dân chủ vẩn được mau chóng vãn hồi. Chile cũng là một nước có hiến pháp ổn định. Hiến pháp năm 1823 được áp dụng tới 1925, và sau 1925 một hiến pháp dân chủ khác được ban hành và kéo dài tới 1973. Năm 1969, một người cộng sản, ông Salvađor Allenđe, đắc cử tổng thống một cách khó khăn. Bản tính cực đoan và nóng nảy, Salvador Allende đã muốn mau chóng biến Chile thành một nước cộng sản và tỏ ra chống Mỹ kịch liệt. Trong một thời gian ngắn, kinh tế Chile hoàn toàn suy sụp, các công ty ngoại quốc rút ra hoặc chuẩn bị rút ra. Bất mãn tăng cao, dân chúng xuống đường biểu tình phản đối liên tục. Allende còn làm một phiêu lưu nguy hiểm khác là thành lập các đoàn võ trang riêng của mình. Cơ quan lình báo Mỹ, CIA, một mặt ráo riết thúc đẩy chính phủ Mỹ và các công ty Mỹ tẩy chay Chile, mặt khác xúi giục quân đội và các đảng cánh hữu lật đổ Allende. Năm 1973, quốc hội Chile, định chế đã chung quyết bầu ra Allende sau khi cuộc bầu cử tổng thống qua phổ thông đầu phiếu không đem lại kết quả ngã ngũ biểu quyết coi Allende không còn là tổng thống hợp pháp nữa. Quân đội, dưới quyền tướng Pinochet, coi quyết định này như một lệnh truất phế và tiến đánh dinh tổng thống, Allende bị giết chết. Về mặt thuần túy pháp lý, cuộc đảo chánh của Pinochet không phải hoàn toàn phi pháp. Pinochet chỉ trở thành bất hợp pháp sau khi ông ta nắm được chính quyền, giải tán quốc hội và thi hành chính sách khủng bố. Pinochet đã lãnh đạo Chile với bàn tay sắt, đàn áp thô bạo các phần tử cộng sản và thân cộng, thủ tiêu hơn 3.000 người. Nhưng chính Pinochet cũng chuẩn bị để vãn hồi dần dần dân chủ. Năm 1988, sau một cuộc trưng cầu dân ý trong đó ông thất bại, Pinochet nhường quyền cho một chính quyền dân sự, nhưng vẫn giữ quân đội và đã chỉ chấp nhận từ bỏ quân đội sau khi đã đòi được làm thượng nghị sĩ suốt đời để hưởng qui chế bất khả xâm phạm.
Chế độ độc tài của Pinochet kéo dài tổng cộng 17 năm, tuy nhiên trong mười năm về sau các đảng không cộng sản vẫn được tự do hoạt động. Trong lịch sử gần hai trăm năm của nền dân chủ Chile khoảng thời gian độc tài của Pinochet tương đối ngắn. Việc Pinochet bị dư luận thế giới và đa số nhân dân Chile lên án là bằng chứng rằng nhân loại đã văn minh hơn. Nếu cứu cánh có thể biện minh cho phương tiện thì chắc chắn Pinochet không thể bị lên án. Ông ta đã sử dụng những biện pháp bạo ngược nhưng đã đạt được cứu cánh tốt đẹp là ngăn chặn âm mưu thiết lập một chế dộ chuyên chính, ổn định được xã hội, phát triển được đất nước và sau cùng xây dựng được dân chủ. Nhưng ngày nay dân chủ đã đủ trưởng thành để kết án cả những kẻ đã phục vụ nó bằng nhưng biện pháp thô bạo. Những tập đoàn độc tài không bằng Pinochet, nghĩa là không những đã thô bạo mà còn làm cho đất nước kiệt quệ đi, càng đáng bị lên án một cách quả quyết hơn.
Những lập luận phản bác ?
Các chế độ độc tài không phải chỉ đã viện dẫn những thí dụ cụ thể để lập luận rằng dân chủ không có lợi cho cố gắng phát triển. Họ cũng đã điều động những học giả, kể cả những học giả có tên tuổi, để xây dựng cả một học thuyết. Trong hầu hết mọi trường hợp uy tín của các học giả này chính là nhờ họ đã được các chế độ độc tài đề cao. Tuy vậy, cũng có những học giả vô tư, thực sự tin rằng dân chủ mâu thuẫn với phát triển. Trong một phần sau tôi sẽ trình bày lý do tại sao những người rất uyên thâm và xuất sắc cũng có thể sai lầm lớn trên những vấn đề thực ra khá giản dị.
Lý thuyết về mâu thuẫn giữa dân chủ và phát triển có lúc đã rất thời thượng, đến nỗi phần đông các học giả bênh vực dân chủ cũng chỉ dám biện hộ rằng dân chủ không có hại gì cho phát triển. Tôi xin tóm tắt sau đây toàn bộ những lập luận của phe chủ trương dân chủ không có lợi cho phát triển. Công việc này đã làm mất khá nhiều thời giờ, nhưng đó là việc phải làm để giải quyết một lần cho tất cả những lấn cấn về quan hệ giữa dân chủ và phát triển. Nói một cách tổng quát, phe phản bác dân chủ đưa ra ba lập luận cùng với những nghiên cứu thống kê về các nước đang phát triển.
Lập luận thứ nhất là các chính quyền dân chủ, vì lệ thuộc vào lá phiếu của cử tri, không dám thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để áp đặt tiết kiệm dùng cho đầu tư. Làm như thế họ sẽ bị cử tri trừng phạt trong lần bầu cử tới. Các chính quyền dân chủ vì vậy bắt buộc phải, một mặt, dành một phần lớn ngân sách cho các vấn đề xã hội thay vì tập trung tài nguyên cho phát triển và, mặt khác, nâng đỡ các kỹ nghệ tiêu dùng thay vì đặt ưu tiên vào những kỹ nghệ nền tảng cho phát triển (đây là một điệp khúc của lý thuyết những kỳ nghệ kỳ nghệ hóa).
Lập luận thứ hai là thế giới cạnh tranh gay gắt hiện nay (hiện nay ở đây có nghĩa là các thập niên 1960 và 1970 và những năm đầu của thập niên 1980) khác xa bối cảnh của các thế kỷ trước khi những quốc gia Tây Âu đầu tiên đã vươn lên. Phát triển ngày càng trở nên phức tạp. Nhà nước do đó sẽ phải can thiệp một cách thường xuyên và tích cực để chỉ huy cố gắng phát triển. Vì vậy nhà nước cần phải nắm thật nhiều quyền lực, nếu cần phải độc tài. Nhiều học giả còn bổ túc thêm bằng một lập luận khác: giai đoạn độc tài chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp có mục đích tạp trung mọi cố gắng xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế, sau đó dân chủ sẽ đến một cách tự nhiên. Các vị này không nói rõ giai đoạn quá độ này có thể kéo dài bao lâu, cũng như hình thức dân chủ nào sẽ đến sau đó và đến như thế nào.
Lập luận thứ ba là một lập luận thuần túy chính trị. Nó có thể tóm lược như sau: các nước chưa mở mang cũng là những nước mà các định chế chính trị (luật pháp, chính phủ, quốc hội, các tòa án, v v.) còn mới và yếu; một chế độ dân chủ trong bối cảnh này sẽ đặt các định chế chính trị dưới áp lực quá mạnh của các đòi hỏi mâu thuẫn từ xã hội dân sự (tôn giáo, địa phương, nghiệp đoàn, hội đoàn) Do đó các nước chưa mở mang cần một chính quyền thật mạnh, nghĩa là độc tài, để bảo đảm sự ổn vững cần thiết cho phát triển.
Các tác phẩm và bài viết của trường phái chống dân chủ nhân danh phát triển rất dồi dào về số lượng trong suốt ba thập niên 1960, 1970 và 1980. Thuần túy lý thuyết cũng có, phối hợp lý luận với quan sát cụ thể cũng có. Khó có thể thống kê được số tấn giấy đã được dùng cho việc in ấn, nhưng tất cả đều chỉ xoay quanh ba lập luận trên đây.
Song song với cuộc tranh luận lý thuyết, nhiều học giả đã thực hiện những công trình khảo sát rất công phu trên nhiều quốc gia. Robert March công bố năm 1979 một thống kê về phát triển trên 98 nước trong thời gian 15 năm, từ 1955 đến 1970. Dirk Berg Schlosser công bố năm 1984 một công trình khảo cứu về các nước châu Phi; Dwight Kinh khảo sát sáu nước châu á trong thập niên 1970; Yousseff Cohen khảo sát một số nước châu Mỹ La Tinh trong cùng thời kỳ; G. William Dick khảo sát các kết quả thống kê của 72 quốc gia trong thời gian từ 1959 đến 1968. Đó là chỉ kể một vài trong số rất nhiều công trình khảo sát qui mô. Các nghiên cứu về từng quốc gia một thì không thể đếm nổi bởi vì các chế độ độc tài tuy chủ trương thắl lưng buộc bụng đối với quần chúng dưới quyền cai trị của họ, nhưng lại rất rộng rãi đối với những công trình nghiên cứu có tác dụng đề cao họ. Bên cạnh những nghiên cứu theo đơn đặt hàng, hoặc theo mệnh lệnh, cũng có những nhà nghiên cứu đứng đắn thực sự muốn tìm ra trong kinh nghiệm cụ thể một liên hệ giữa dân chủ và phát triển.
Một trong những khảo sát cụ thể (case study) hay được viện dẫn nhất để chứng minh dân chủ không có lợi cho phát triển, hay nói một cách khác độc tài có lợi cho phát triển, là khảo sát so sánh giữa ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới và đã chọn hai con đường khác hẳn nhau từ một nửa thế kỷ nay. ấn Độ đa trở thành một nước dân chủ từ 1947 trong khi, ngược lại, Trung Quốc đã chọn chế độ cộng sản chuyên chính từ 1949. Theo mọi khảo sát nước Trung Hoa độc tài đã thắng nước ấn Độ dân chủ trên tất cả mọi địa hạt kinh té, dù là công nghiệp hay nông nghiệp, chứng minh một cách hùng hòn sự hơn hẳn về mặt kinh tế của một chế độ độc tài so với một chế độ dân chủ.
Tất cả những lý luận và khảo sát cụ thể đó đã cho phép một số người dõng dạc khẳng định: dân chủ hay phát triển giữa hai cái đó phải chọn một.
Tất cả những lý luận và khảo sát cụ thể đó đã cho phép một số người dõng dạc khẳng định: dân chủ hay phát triển giữa hai cái đó phải chọn một.
Tới đây, chúng ta có thể bắt đầu khảo sát các lý luận phản bác dân chủ. Trước hết là một vài nhận xét tổng quát:
─ Các lập luận này đều dựa trên một định để được coi là một sự thực hiển nhiên không cần chứng minh là sự can thiệp mạnh của các chính quyền vào sinh hoạt kinh tế là một điều phải làm và nên làm. Sự hiền nhiên này hiện nay không còn hiển nhiên chút nào. Cùng lắm vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế là một đề tài thảo luận; đối với đa số các nhà nghiên cứu nhà nước càng ít can thiệp càng hay.
Các lập luận này nhìn phát triển kinh tế như một vấn đề thuần túy kỹ thuật, có thể giải quyết bằng những chương trình và kế hoạch. Các yếu tố tâm lý và văn hóa hoàn toàn vắng mặt. Tệ nạn tham nhũng cũng không được kể đến. Các học giả không coi tham nhũng là yếu tố quan trọng, hoặc coi nó là một tệ nạn nẩy nở và tác hại như nhau trong mọi chế độ chính trị. Ngày nay cách nhìn này đã bị bác bỏ. Kinh nghiệm đã đưa các nhà quan sát đến một đồng thuận: phát triển không phải là một vấn đề kỹ thuật mà chủ yếu là một vấn đề tâm lý và văn hóa. Mặt khác cũng không còn ai phủ nhận quan hệ giữa chế độ chính trị và mức độ tham nhũng. Các lập luận này đầu coi là phát triển đồng nghĩa với phát triển công nghiệp. Dịch vụ và thương mại hầu như không đóng vai trò nào hay chỉ có vai trò rất thứ yếu. Quan điểm này ngày nay đã trở thành hoàn toàn lạc hậu, sau khi đã bị thực tế phản bác một cách phũ phàng.
Chính vì dựa trên những tiền đề đã bị bác bỏ mà ngày nay các lập luận này không còn được nhắc tới nữa và các lý thuyết gia một thời vang bóng bênh vực chúng cũng đã chìm vào quên lãng. Tuy vậy một lần cho tất cả, chúng ta hãy phân tích những lý luận này, bởi vì điều đáng tiếc là trí thức Việt nam chúng ta đầu tư rất ít vào tư tưởng, do đó những điều có thể rất cũ vẫn còn là mới với nhiều người Việt, kể cả một số chuyên gia kinh tế.
Lập luận thứ nhất (các chính quyền dân chủ thường phải đặt quá nặng các vấn đề nhân sinh và hy sinh những đầu tư cơ bản có tác dụng đẩy mạnh phát triển) chắc chắn phải khiến độc giả có cảm giác ngờ ngợ như đã gặp ở đâu rồi. Quả đúng như vậy, đằng sau lập luận này là lý thuyết về các kỹ nghệ kỹ nghệ hóa đã làm phá sản nhiều quốc gia, thí dụ như Algeria. Trong một dịp trước chúng ta đã đề cập đến lý thuyết này. Nếu quả thực các chính quyền dân chủ đầu tư nhiều cho sức khỏe và giáo dục, chú trọng thỏa mãn những đòi hỏi cấp bách của dân chúng và đặt trọng tâm vào các kỹ nghệ tiêu dùng thì hay biết bao. Sau bao nhiêu năm bị lôi cuốn vào những lý luận cao siêu về phát triển, các quốc gia đã khám phá ra rằng đầu tư vào giáo dục và sức khỏe là đầu tư có hiệu năng kinh tế cao nhất. Tiêu thụ, và đặc biệt là tiêu thụ trong thị trường nội địa, cũng đã được nhìn nhận như yếu tố cốt lõi của hoạt động kinh tế. Đầu tư vào kỹ nghệ tiêu dùng, trước hết là những kỹ nghệ sản xuất nhu yếu phẩm, cũng là đầu tư có tác dụng kích thích kinh tế lớn nhất. Ngược lại, đầu tư vào những kỹ nghệ nặng sản xuất hàng trăm ngàn tấn thép mà các kỹ nghệ tiêu dùng chưa đòi hỏi chỉ là phí phạm. Cũng thế, xây dựng những hạ tầng cơ sở chưa thực sự cần thiết cũng là một phí phạm khác, phí phạm trong phí tổn xây dựng, phí phạm liên tục trong phí tổn bảo trì, rồi cuối cùng cũng vẫn hư hỏng vì không được sư dụng. Nền tảng của kinh tế thị trường mà ngày nay không còn nước nào chối cãi vẫn là... thị trường. Phải sản xuất những gì thị trường chờ đợi. Có thể tiên liệu những nhu cầu của thị trường cho năm năm hay mười năm sáp tới, hay xa hơn nữa nếu có thể, nhưng không thể bắt thị trường phải tiêu thụ nhưng sản phẩm mà nó không cần, nếu không muốn bị đánh thức khỏi giấc mơ duy ý chí một cách tàn nhẫn.
Trên thực tế, điều đáng tiếc là các chế độ dân chủ đã không hành động như các lý thuyết gia phê phán. Trong phần lớn các nước dân chủ, giới chủ nhân thường hay dựa vào nhưng kẽ hở của luật pháp và thể yếu của giới công nhân, nhất là tại những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao, để giữ lương bổng ở mức độ thấp. Họ chèn ép công nhân trong mục đích đạt tới tỷ lệ lợi nhuận cao nhất với hy vọng tái đầu tư vào việc bành trướng xí nghiệp mà không ý thức được sự cần thiết phải gia tăng sức mua của quần chúng. Đây là một cái nhìn thiển cận mà nhà nước cần điều chỉnh vì lợi ích của giai cấp công nhân và vì chính lợi ích của giai cấp chủ nhân. Trong nhiều trường hợp, như tại ấn Độ, lớp người giàu có còn sử dụng tài sản tích lũy được cho những xa hoa phi sản xuất. Tóm lại đầu tư vào y tế, giáo dục và nâng cao mức tiêu thụ của quần chúng không những không tai hại mà còn là điều nên làm và phải làm. Một trong những khám phá quan trọng nhất của hai thập niên cuối của thế kỷ 20 là không những phát triển có thể mà hơn thế nữa còn phải đi song song với cải thiện dân sinh.
Trên thực tế, điều đáng tiếc là các chế độ dân chủ đã không hành động như các lý thuyết gia phê phán. Trong phần lớn các nước dân chủ, giới chủ nhân thường hay dựa vào nhưng kẽ hở của luật pháp và thể yếu của giới công nhân, nhất là tại những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao, để giữ lương bổng ở mức độ thấp. Họ chèn ép công nhân trong mục đích đạt tới tỷ lệ lợi nhuận cao nhất với hy vọng tái đầu tư vào việc bành trướng xí nghiệp mà không ý thức được sự cần thiết phải gia tăng sức mua của quần chúng. Đây là một cái nhìn thiển cận mà nhà nước cần điều chỉnh vì lợi ích của giai cấp công nhân và vì chính lợi ích của giai cấp chủ nhân. Trong nhiều trường hợp, như tại ấn Độ, lớp người giàu có còn sử dụng tài sản tích lũy được cho những xa hoa phi sản xuất. Tóm lại đầu tư vào y tế, giáo dục và nâng cao mức tiêu thụ của quần chúng không những không tai hại mà còn là điều nên làm và phải làm. Một trong những khám phá quan trọng nhất của hai thập niên cuối của thế kỷ 20 là không những phát triển có thể mà hơn thế nữa còn phải đi song song với cải thiện dân sinh.
Lập luận thứ hai (về sự cần thiết phải gia tăng mức độ can thiệp của nhà nước vì bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh và hoạt động kinh tế ngày càng phức tạp, và do đó cần một nhà nước mạnh, nghĩa là một nhà nước độc tài) chưa bao giờ là một lập luận nghiêm chỉnh. Nó luôn luôn chỉ là một xác quyết suông dựa trên dẫn chứng là sự thành công của các nước cộng sản. Từ khi các chế độ cộng sản sụp đổ, và thế giới nhìn rõ những thành tựu to lớn của các chế đô cộng sản đều chỉ là bịp bợm, lập luận này đã mất hết nội dung.
Dĩ nhiên trong một nước chưa phát triển nhà nước bắt buộc phải trọng tài một cách khó khăn giữa những đòi hỏi mâu thuẫn, và chính đáng như nhau, với một ngân sách hạn hẹp, đặc biệt là trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, hải cảng, phi trường, hệ thống viễn thông, v.v...) và như thế cần phải mạnh. Nhưng thế nào là một nhà nước mạnh? Nhà nước mạnh không có nghĩa là nhà nước độc tài, có nhiều công an và nhà tù. Ngược lại. Sức mạnh của nhà nước, hiểu theo nghĩa sức mạnh để phát triển đất nước, chủ yếu dựa trên hậu thuẫn của dân chúng. Sức mạnh này các nhà nước độc tài không có, chúng dùng bạo lực để thống trị dân chúng và gặp sự chống đối của dân chúng. Sự chống đối có thể thụ động, không có tổ chức nhưng tổng kết lại cũng vẫn đủ sức để làm hỏng mọi kế hoạch của nhà nước. Trong thực tế, trong những quốc gia có tầm vóc lớn, các kế hoạch của những tập đoàn thống trị mù quáng tự coi mình đủ thông minh để suy nghĩ thay cho hàng chục triệu người, và xấc xược áp đặt sự suy nghĩ đó lên mọi người, chỉ có thể là ngớ ngẩn. Các chính quyền độc tài có thể thừa sức để bỏ tù những người đòi dân chủ, họ cũng có thể thừa sức để ngăn chặn sự hình thành của những tổ chức đối lập, nhưng không bao giờ đủ phương tiện để kiểm soát mọi hành động của mọi người và cuối cùng không bao giờ quản trị được xã hội một cách đúng nghĩa, ngay cả về trật tự an ninh. (Tới đây tôi xin phép độc giả mở một ngoặc đơn về sự chống đối thụ động của dân chúng. Vợ tôi làm việc cho một hội từ thiện, hội Măng Non. Hội này mở những lớp dạy tiếng Việt tại Paris và dùng học phí thu được, cùng với sự đóng góp của các hội viên, để xây trường học tại những vùng nghèo khổ ở Việt nam. Hội cũng cấp nhiều học bổng mỗi năm và khuyến khích thân hữu nhận làm con nuôi một số học sinh mồ côi. Trong các hồ sơ xin học bỗng hay xin được nhận làm con nuôi, có rất nhiều học sinh có cha mẹ bị điện giật chết. Tôi tìm hiểu và được biết nguyên nhân: đó là công trình đường dẫn điện cao thế 500 KVA Bắc-Nam mà ông thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trương và đôn đốc. Công trình này là một trong những kế hoạch lớn nhất của nhà nước Việt nam trong thập niên 1990 và là cả một kỳ quan của sự ngu dốt mà chỉ có một chế độ rất độc đoán mới áp đặt được. Tại sao lại dẫn điện từ Bắc vào Nam? Miền Bắc không thực sự thừa điện mà chỉ tạm thời thừa điện vì chưa phát triển. Tải điện đi cả ngàn cây số cũng phải chịu những mất mát to lớn trên đường dẫn. Đây là một kế hoạch duy ý chí nhằm đặt miền Nam trong thế lệ thuộc miền Bắc về năng lượng để dễ kiểm soát. Công trình này mới đầu dự trù tốn kém 500 triệu đô la, sau điều chỉnh lại ở mức độ 800 triệu đô la, nhưng vẫn không đủ. Sau không điều chỉnh nữa mà cứ làm tới, theo tâm lý lỡ phóng lao thì phải theo lao. Nó đã là một phí phạm lớn nhưng nó còn tạo ra vô số thảm kịch về nhân mạng. Dân chúng ùa nhau cắt dây điện để bán làm đồng vụn. Tôi đọc trên báo trong nước có lần trong vòng một tuần lễ đường dây bị cắt trên hai ngàn đoạn. Số người đi cắt dây bị điện giật chết không biết bao nhiêu mà kể. Một số khác, có lẽ cũng đông đảo không kém, bị điện giật chết vì đụng phải dây điện rớt xuống đường).
Về lập luận thứ hai này cũng nên lưu ý một lý do mà các lý thuyết gia bênh vực nó đưa ra: cần một nhà nước độc tài bởi vì tình thế mới đòi hỏi như thế, bối cảnh thế giới hiện nay khác với bối cảnh thế giới trong các thế kỷ 17, 18 và 19 khi các quốc gia phát triển đầu tiên xuất hiện. Một cách gián tiếp họ nhìn nhận Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đã phát triển nhờ có tự do và dân chủ, một điều mà họ không nhìn nhận khi tranh cãi về chính các nước này. Rõ ràng là một cách tranh cãi không lương thiện.
Lập luận thứ ba (về nhu cầu cằn có ổn định xã hội để phát triển và do đó cần một chế độ độc tài) thì đúng là ăn ngang nói ngược, đổi trắng thay đen. Đồng ý, và đồng ý một trăm phần trăm, là phải có ổn định xã hội để phát triển, nhưng các chế độ độc tài có đảm bảo ổn định xã hội không? Hoàn toàn không? Chế độ độc tài cho phép người cầm quyền thay đổi luật pháp và lấy các quyết định một cách rất tùy tiện. Nay cho phép, mai cấm đoán. Đó là chưa kể người cầm quyền không cần tôn trọng những luật pháp mà mình ban hành, khi không giải thích chúng một cách tùy tiện. Trong một bối cảnh bấp bênh không tiên liệu được như vậy, ai có thể yên trí để làm những dự án đầu tư? (Phương châm của người kinh doanh tại Việt nam hiện nay là ba không: không làm lớn, không làm lộ và không làm lâu) Ngược lại, trong một nước dân chủ, hiến pháp và luật pháp là kết quả của những tranh cãi sâu rộng trong đó mọi ý kiến đầu được trình bày trước khi được biểu quyết một cách lương thiện cho nên phản ánh mọi nguyện vọng và do đó khó thay đổi. Luật chơi vì vậy rõ ràng và mọi người có thể tiên liệu được tương lai. Sự gian trá của lập luận này là đồng hóa ổn định xã hội với sự kéo dài của các chính quyền, hai điều không những khác nhau mà còn mâu thuẫn với nhau. ổn định thực sự là luật pháp được tôn trọng và không thay đổi một cách bất ngờ, điều mà chỉ có những chế độ dân chủ pháp trị mới bảo đảm được.
Một điều rất cũ, quá cũ, nhưng cũng cần được nhắc lại vì quá quan trọng: các chế độ độc tài để ra tham nhũng. Độc quyền đưa đến lạm quyền và lạm quyền đưa đến tham nhũng, đó là một qui luật bắt buộc. Tham nhũng là gì nếu không phải là lợi dụng công quyền cho lợi ích cá nhân? Càng nhiều quyền thì càng dễ tham nhũng. Cho nên các chế độ độc tài dù quyết tâm chống tham nhũng đến đâu đi nữa cũng bất lực, tham nhũng chỉ tăng lên chứ không giảm đi như ta đã thấy trong trường hợp Việt nam. Muốn giảm tham nhũng thì trước hết phải giảm quyền lực nhà nước, muốn chống tham nhũng thì trước hết phải tôn trọng quyền tự do tố giác và phải tách bộ máy tư pháp khỏi sự kiểm soát của chính quyền, tóm lại phải có dân chủ. Có thể nói tham nhũng là 90% trở ngại của phát triển. Bất cứ một lý thuyết phát triển nào không kể đến sự tác hại của tham nhũng đều chỉ là lý thuyết suông.
Còn những khảo sát cụ thể?
Một cách vắn tắt, chúng đều vô giá trị.
Nguyên nhân đầu tiên là chính sự mơ hồ của việc phân loại các nước dân chủ và độc tài. Phần lớn các khảo sát này đầu được thực hiện trước thập niên 1980. Cho tới thập niên 1980, các nước kém mở mang thay đổi chế độ thường xuyên, một chế độ quân phiệt bế tắc phải nhường chỗ cho một chế độ dân cử, rồi sau đó một đại tá lại đảo chính tái lập chế độ độc tài. Có thể thành tích của một nước được coi là dân chủ thực ra chỉ là di sản của một chế độ độc tài, và ngược lại.
Sau đó là sự ngắn ngủi của thời gian khảo sát. Thời gian này thường chỉ là năm hay mười năm, trong khi mức dộ phát triển là thành quả của cả một quá trình dài.
Sau đó là sự ngắn ngủi của thời gian khảo sát. Thời gian này thường chỉ là năm hay mười năm, trong khi mức dộ phát triển là thành quả của cả một quá trình dài.
Cuối cùng là sự thiếu chính xác của chính nhưng số liệu. Nếu các chế độ dân chủ thường khá lương thiện trong những số liệu thì ngược lại trong các chế độ độc tài các số liệu rất đáng ngờ vực. Độc giả muốn ý thức được điều này hãy thử tìm đọc các tài liệu của Bắc Triều Tiên, của Việt nam, hay các chế độ độc tài châu Phi để có một khái niệm. Cái gì cũng đẹp, cũng tốt, cũng vượt chỉ tiêu. Khổ một nỗi là các nhà nghiên cứu, ngay cả các chuyên viên của những định chế rất nghiêm chỉnh như Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, cũng bắt buộc phải sử dụng những thống kê chính thức vì không có dữ kiện nào khác.
Nhưng điều lý thú nhất là nếu những khảo sát đầu tiên đưa tới những kết luận có lợi cho các chế độ độc tài thì càng về sau các nhà nghiên cứu, sau khi đã vật lộn với những số liệu mà chính họ cũng phải nhìn nhận là không chính xác, càng kết luận là dân chủ không có hại gì cho phát triển, trong nhiều trường hợp họ còn thấy dân chủ có tác dụng tốt cho phát triển. Chấm, và chấm hết.
Nhưng điều lý thú nhất là nếu những khảo sát đầu tiên đưa tới những kết luận có lợi cho các chế độ độc tài thì càng về sau các nhà nghiên cứu, sau khi đã vật lộn với những số liệu mà chính họ cũng phải nhìn nhận là không chính xác, càng kết luận là dân chủ không có hại gì cho phát triển, trong nhiều trường hợp họ còn thấy dân chủ có tác dụng tốt cho phát triển. Chấm, và chấm hết.
Sau cùng, nên nghĩ thế nào về sự so sánh giữa Trung Quốc và ấn Độ?
Mới thoạt nhìn sự so sánh này có giá trị: cả hai nước đều là những quốc gia lớn, tầm vóc của chúng cho phép đại cương hóa các quan sát; hai quốc gia đã chọn lựa một cách quả quyết hai hướng đi khác nhau, ấn Độ chọn dân chủ trong khi Trung Quốc đi theo chế độ độc tài cộng sản; thời gian quan sát cũng khá dài, gần một nửa thế kỷ. Tuy nhiên giá trị của sự so sánh chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta cũng gặp phải sự sai lệch của những dữ kiện. Nếu các số liệu của ấn Độ có thể coi là tương đối khả tín thì ngược lại những số liệu của Trung Quốc rất khó tin. Chẳng hạn như nông nghiệp của Trung Quốc được ghi nhận là đã tăng trưởng trung bình 3, 1% môi năm từ 1950 đến 1980 trong khi nông nghiệp của ấn Độ chỉ tăng trưởng 2,3% mỗi năm. Sự thực mà mọi người đấu nhìn nhận là trong thời gian này, qua các giai đoạn bước nhảy vọt rồi cách mạng văn hóa, nông nghiệp của Trung Quốc suy sụp hoàn toàn, làm gần 50 triệu người chết đói. Cung trong thời gian đó không ai phủ nhận rằng ấn Độ đã tiến từ địa vị một nước thiếu đói quanh năm tới tình trạng tự túc về lương thực và thực phầm. Những số liệu như vậy khiến sự so sánh không đứng đắn chút nào. Nhưng đó không phải là lý do chính khiến ta phản bác sự so sánh. Lý do chính là một người quan sát đứng đắn không thể nghĩ đến việc so sánh ấn Độ và Trung Quốc. Lịch sử và văn hóa của hai nước quá khác nhau. Nếu căn cứ vào việc Trung Quốc theo chế độ độc tài đã phát triển nhanh hơn ấn Độ theo chế độ dân chủ để rồi kết luận dân chủ không có lợi cho phát triển bằng độc tài thì cũng ngây ngô như thấy con bò lớn hơn con chó rồi kết luận là những con vật có sừng lớn hơn những con vật không có sừng. ấn Độ cho tới khi người phương Tây đến không phải là một quốc gia mà là cả một thế giới hỗn tạp với những tập quán và triết lý hủ lậu; xã hội phân hóa thành vô số đẳng cấp kỳ thị lẫn nhau; các triết lý không tìm cách cải thiện cuộc sống mà coi cuộc đời như một bể khổ vô phương cứu chữa; con người tìm hạnh phúc trong những suy tư siêu hình, tìm khoái lạc trong việc nằm trên bàn đinh nhọn hoặc thỏi sáo cho rắn hổ múa. Trái lại Trung Quốc là một xã hội thực tiễn, đề cao cố gắng để giải quyết những nhu cầu vật chất. Trước đây không ai nghĩ tới việc so sánh ấn Độ với Trung Quốc, nếu ngày nay người ta so sánh hai nước thì cũng vì ấn Độ đã tiến lên, và tiến lên nhờ dân chủ.
Tôi không phản bác những khảo cứu so sánh, với điều kiện là phải so sánh những cái có thể so sánh. Muốn so sánh hiệu năng kinh tế của dân chủ và độc tài thì phải so sánh tình trạng của cùng một nước trước và sau khi thay đổi từ một chế độc độc tài sang một chế độ dân chủ, hay sang một chế độ tuy chưa phải là dân chủ nhưng với một mức độ tự do lớn hơn. Hoặc ngược lại từ một chế độ dân chủ, hay tương đối cởi mở, sang một chế độ độc tài. Như thế phải so sánh Đại Hàn Dân Quốc trước và sau Lý Thừa Vãn, Phi-líp-pin trước và sau khi chế độ Marcos bị lật đổ, Thái Lan trước và sau năm 1992, từng nước châu Mỹ La Tinh hay từng nước Đông Âu trước và sau cuộc chuyển hóa về dân chủ. Hoặc cũng có thể so sánh các chế độ khác nhau của cùng một dân tộc như hai miền Nam và Bắc Việt nam trước năm 1975, Nam và Bắc Cao Ly, Đài Loan và Hoa Lục. Nhưng so sánh này không cho phép bất cứ ngờ vực nào: dân chủ hơn hẳn độc tài về mặt kinh tế.
Tôi không phản bác những khảo cứu so sánh, với điều kiện là phải so sánh những cái có thể so sánh. Muốn so sánh hiệu năng kinh tế của dân chủ và độc tài thì phải so sánh tình trạng của cùng một nước trước và sau khi thay đổi từ một chế độc độc tài sang một chế độ dân chủ, hay sang một chế độ tuy chưa phải là dân chủ nhưng với một mức độ tự do lớn hơn. Hoặc ngược lại từ một chế độ dân chủ, hay tương đối cởi mở, sang một chế độ độc tài. Như thế phải so sánh Đại Hàn Dân Quốc trước và sau Lý Thừa Vãn, Phi-líp-pin trước và sau khi chế độ Marcos bị lật đổ, Thái Lan trước và sau năm 1992, từng nước châu Mỹ La Tinh hay từng nước Đông Âu trước và sau cuộc chuyển hóa về dân chủ. Hoặc cũng có thể so sánh các chế độ khác nhau của cùng một dân tộc như hai miền Nam và Bắc Việt nam trước năm 1975, Nam và Bắc Cao Ly, Đài Loan và Hoa Lục. Nhưng so sánh này không cho phép bất cứ ngờ vực nào: dân chủ hơn hẳn độc tài về mặt kinh tế.
Nhưng cuộc thảo luận này có thể khiến cây che khuất rừng. Kinh tế không phải là tất cả. Hạnh phúc của một dân tộc không phải chỉ là lợi tức trung bình trên mỗi đầu người, càng không phải là tỷ lệ tăng trưởng 5 hay 10% mỗi năm. Còn nhưng điều cao hơn, và cao hơn nhiều. Đó là phẩm giá, là quyền được nói và làm điều minh muốn, là quyền được sống mà không sợ bị bắt giam vô cớ, được phát triển khả năng của mình mà không cần đút lót, và được tham dự vào những quyết định quan trọng cho cộng đồng. Những điều này chỉ có một chế độ dân chủ có thể đem lại. Các tập đoàn độc tài viện lý cớ phát triển kinh tế để hy sinh tự do. Lập trường này tự nó đã khó chấp nhận, điều còn khó chấp nhận hơn là vì chà đạp tự do và làm thui chột óc sáng tạo họ cũng ngăn chặn luôn cả phát triển kinh tế. Ho biện luận là cần hy sinh hôm nay cho ngày mai nhưng thực ra họ hy sinh hôm nay chỉ để hủy hoại ngày mai.
Những định luật cho một xã hội phát triển ?
Cái đầu quả nhiên nhanh hơn đôi chân và hơn cả máy bay phản lực. Qua một vài chục trang giấy, chúng ta đã du hành ngược thời gian, lên đến thời tiền sử rời lại xuôi dòng về đến hiện tại, sau khi đã thăm viếng những cái nôi đầu tiên của phát triển tại châu Âu và Hoa Kỳ, rồi các nước vừa phát triển tại châu á và châu Mỹ La Tinh.
Chúng ta đã nhận định và cũng đã khảo sát cả những lập luận trái ngược. Đến đây chúng ta có thể rút ra những kết luận. Nếu chúng ta tự so sánh với một nhà khoa học rút ra những định luật sau khi đã quan sát các thí nghiệm, chúng ta cũng có thể rút ra một số định luật cho một xã hội muốn phát triển hay muốn tiếp tục phát triển. Dĩ nhiên, với thái độ khiêm tốn phải có, bởi vì các định luật trong khoa học nhân văn không chính xác như những định luật trong khoa học vật lý, chúng luôn luôn đòi hỏi một ứng dụng sáng tạo phù hợp với môi trường.
Định luật 1: Tất cả mọi thành tố cơ bản của phát triển đều vô hình, nằm trong con người và xã hội. Phát triển chủ yếu là một vấn đề tâm lý và văn hóa.
Định luật 2: Dân chủ là nguyên nhân tạo ra phát triển và cũng là môi trường của phát triển. Mức độ dân chủ quyết định giới hạn tối đa của phát triển. Dân chủ càng cao khả năng phát triển càng cao. Không có dân chủ quá đáng.
Định luật 3: Phát triển đòi hỏi một đồng thuận dân tộc trong một dự án tương lai chung, phù hợp với quyền lợi của mỗi cá nhân. Hiến pháp và luật pháp thể hiện đồng thuận xây dựng một tương lai chung đó và vì thế được ổn vững và được coi như nền tảng duy nhất của tổ chức xã hội.
Định luật 1: Tất cả mọi thành tố cơ bản của phát triển đều vô hình, nằm trong con người và xã hội. Phát triển chủ yếu là một vấn đề tâm lý và văn hóa.
Định luật 2: Dân chủ là nguyên nhân tạo ra phát triển và cũng là môi trường của phát triển. Mức độ dân chủ quyết định giới hạn tối đa của phát triển. Dân chủ càng cao khả năng phát triển càng cao. Không có dân chủ quá đáng.
Định luật 3: Phát triển đòi hỏi một đồng thuận dân tộc trong một dự án tương lai chung, phù hợp với quyền lợi của mỗi cá nhân. Hiến pháp và luật pháp thể hiện đồng thuận xây dựng một tương lai chung đó và vì thế được ổn vững và được coi như nền tảng duy nhất của tổ chức xã hội.
Định luật 4: Phát triển đòi hỏi kinh tế phải được tự do vận hành theo qui luật tự nhiên của thị trường thay vì bị gò bó trong một kế hoạch. Chính quyền phải tránh can thiệp và đặt ra nhưng cưỡng chế mâu thuẫn với qui luật của thị trường.
Định luật 5: Các thủ tục hành chánh phải được giảm tới mức tối thiểu cần thiết. Chính quyền tốt nhất là chính quyền nhẹ nhất, nhường không gian tối đa cho xã hội dân sự, cá nhân, ý kiến và sáng kiến.
Định luật 5: Các thủ tục hành chánh phải được giảm tới mức tối thiểu cần thiết. Chính quyền tốt nhất là chính quyền nhẹ nhất, nhường không gian tối đa cho xã hội dân sự, cá nhân, ý kiến và sáng kiến.
Định luật 6: Phát triển lành mạnh đòi hỏi hủy bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi thế lực ngoài qui định luật pháp, mọi thành kiến và giáo điều, mọi phân biệt và ngăn cách.
Định luật 7: Tự do là tâm hồn, động cơ và sức mạnh của xã hội. Trong một xã hội muốn phát triển mạnh không thể có nhưng ý kiến cấm nêu ra và cũng không thể có đề tài cấm bàn đến.
Định luật 8: Bạo lực phải bị tuyệt đối lên án và hoàn toàn xóa bỏ như một phương thức ứng xử. Mọi mâu thuẫn trong xã hội phải được giải quyết qua đối thoại và thỏa hiệp.
Định luật 9: Vận tốc phát triển tỷ lệ thuận với chỗ đứng dành cho thương mại. Thương mại càng được ưa thích và quí trọng, xã hội phát triển càng nhanh chóng: Thương mại phải được coi là động cơ của mọi tiến bộ khoa học, kỹ thuật, văn hóa, đạo đức.
Định luật 10: Mọi luật và qui định phải phù hợp với trình độ hiểu biết của dân chúng và liên lục thích nghi với bối cảnh xã hội, nhưng luôn luôn phải giản dị, dễ hiểu, dễ tuân thủ cho mọi người và được áp dụng triệt để.
Mười định luật trên đây thực ra là những định luật căn bản. Chúng ta đã bỏ qua những yếu tố khác tuy rất quan trọng nhưng tự nhiên sẽ được khám phá ra khi những định luật căn bản đã được thỏa mãn, như sức khỏe, giáo dục, truyền thông, hạn chế dân số, bảo vệ môi trường, v.v...
Sự liệt kê giản lược này dĩ nhiên cần một số ghi chú bổ túc:
Định luật 1 là một khám phá mới. Cho tới một ngày khá gần đây các nhà nghiên cứu, khi giải thích hiện tượng phát triển, đều đề cao vai trò của những yếu tố vật chất như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý. Max Weber là một trong những nhà tư tưởng hiếm hoi đề cao vai trò của tâm lý và văn hóa, nhưng ông lại tập trung lý luận vào châu Âu và dành cho đạo Tin Lành một vai trò chủ yếu. Tư tưởng của ông vì vậy khó có tiếng vọng nơi các xã hội không theo Thiên Chúa Giáo. Chỉ cho tới một ngày rất gần đây, nhờ sự quan sát của các nhà ngoại giao, các chuyên viên trong các chương trình hợp tác phát triển và các phái viên của các tổ chức thiện nguyện, người ta mới ý thức được rằng sự tụt hậu và trì trệ là do một cấu trúc tâm lý không thích hợp. Một quốc gia không thể phát triển nếu quyền lực thay vì được coi là một trách nhiệm lại được nhìn như một phần thưởng, nếu danh giá trong xã hội là làm quan thay vì kinh doanh, nếu tâm lý quần chúng là một người làm quan cả họ phải được nhờ, nếu sự giàu có bị thù ghét, nếu hoạt động kinh tế được nhìn như một cuộc chơi với tổng sổ là số không, người này giàu tất nhiên kẻ khác phải nghèo, vì thế kinh doanh đồng nghĩa với bóc lột. Muốn phát triển một xã hội, phải từ bỏ tâm lý cũ đã tạo ra sự lạc hậu và đề cao những giá trị tiến bộ: hòa bình, tự do, dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác và lợi nhuận. Cần nhấn mạnh giá trị lợi nhuận.
Định luật 2 là kết luận căn bản nhất rút ra từ sự quan sát các nước đã phát triển đầu tiên và các nước mới phát triển gần đây sau cuộc du lịch tham quan của chúng ta trong nhưng bài trước. Điều đặc biệt cần ghi nhận là định luật này không có một ngoại lệ nào nếu ta nhìn trong chiều sâu thay vì một cách phiến diện. Định luật 3 gần như là một hệ luận của định luật 2, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng động viên quần chúng. Đồng thuận là điều kiện để lòng yêu nước có thể đóng được vai trò kết hợp và thôi thúc của nó. Định luật này giải thích tại sao các chế độ phát-xít quân phiệt tại Đức, ý và Nhật trước thế chiến II đã đạt được những tiến bộ đáng kể trước khi sụp đổ trong máu lửa. Đó là vì do hoàn cảnh lịch sử, các dân tộc này đã có một đồng thuận lớn và đã được động viên trong một cố gắng chung, dù chỉ là đồng thuận mê muội trên một ý đồ bá quyền nước lớn. Sau đó chính vì không có dân chủ mà các nước này tích lũy mâu thuẫn và bị đẩy vào chiến tranh tự hủy. ở đây cũng cần hiểu rõ những định nghĩa khác nhau của ổn định. ổn định có lợi và cần thiết cho phát triển là ổn định trong sinh hoạt xã hội, nghĩa là hiến pháp và luật pháp, không bị thay đổi tùy tiện theo ý muốn của người cầm quyền. Đó hoàn toàn không phải là sự ổn định được hiểu như là sự không thay đổi người cầm quyền. Từ sau thế chiến II, Nhật và ý là hai quốc gia thay đổi chính phủ rất thường xuyên, trung bình một chính phủ chỉ kéo dài xấp xỉ một năm, mà vẫn phát triển mạnh bởi vì luật chơi, nghĩa là hiến pháp và luật pháp không thay đổi. Trái lại, các nước độc tài, với những chính quyền kéo dài nhiều thập niên, lại rất tụt hậu. Tại sao? Bởi vì, như đã được trình bày trong bài trước nhưng nhắc lại một lần nửa tưởng không phải là vô ích, chế độ độc tài cho phép người cầm quyền thay đổi luật chơi một cách tùy tiện, tạo ra xáo trộn và bất ổn thường trực cho sinh hoạt của xã hội.
Định luật 4 cũng hiển nhiên như định luật 2, nhưng có lúc đã bị che khuất bởi những trình bày dối trá. Các chế độ phát-xít Đức, ý và Nhật trước tác chiến II và nhất là các chế độ cộng sản, bằng những giấu giếm và thống kê bịp bợm, đã làm cho nhiều người tưởng là có thể phát triển bằng những kế hoạch duy ý chí, bất chấp các qui luật của thị trường. Sự sụp đổ của phong trào cộng sản đã chỉ là sự tái lập lại một chân lý vốn đã có từ lâu.
Định luật 5 tập hợp hai nhận thức cơ bản: một là chính ý kiến và sáng kiến, chứ không phải nguyên nhân nào khác, làm cho kinh tế tăng trưởng, mà muốn ý kiến và sáng kiến nảy nở thì xã hội dân sự và các cá nhân phải được giải phóng khỏi mọi gò bó; hai là các thủ tục rườm rà vừa ngăn cản sáng kiến vừa đề ra tham nhũng, bệnh ung thư của hoạt động kinh tế. Tham nhũng là gì nếu không phải là sự lạm dụng công quyền cho lợi ích cá nhân? Muốn tránh tham nhũng thì trước hết phải giới hạn vai trò của chính quyền. Cũng phải nhận xét rằng thủ tục đẻ ra thủ tục bởi vì nó tạo ra những công chức sống nhờ thủ tục và cố gắng tạo ra thêm càng nhiều thủ tục càng tốt để cũng cố địa vị. Mặt khác, chính quyền ôm đồm quá nhiều sẽ không làm tròn được những nhiệm vụ tối cần thiết của một chính quyền, nghĩa là bảo vệ trật tự an ninh, trọng tài đúng đắn những mâu thuẫn và tranh tụng trong xã hội, thi hành đúng đắn luật pháp, gìn giữ liên đới xã hội, quản lý đúng đắn tiền tệ. Một xã hội được cai trị quá nhiều cũng là một xã hội không được cai trị đầy đủ.
Định luật 6 nói lên sự cần thiết của một đoạn tuyệt văn hóa và tâm lý. Mỗi quốc gia có những lý do khác nhau để bị trì trệ. Lý do có thể là những đặc quyền dành cho một giai cấp, một tập đoàn hay một số gia đình, thành phần được ưu đãi này dựa vào địa vị áp đảo của mình để kiềm giữ thành phần còn lại của xã hội trong sự nghèo khổ ngõ hầu giữ nguyên vai trò thống trị của mình. Hay là một số người và nghề được tôn vinh quá đáng, ngược lại một loại người và nghề bị khinh bị và loại trừ, xã hội bị chia cắt thành những tập thể mâu thuẫn với nhau, phá hoại lẫn nhau và triệt tiêu lẫn nhau; sự lưu thông bị tắc nghẽn, xã hội ở trong một tình trạng nội chiến thường trực. Một thí dụ trong các xã hội theo văn hóa Khổng Giáo là lâm lý trọng văn khinh nghề, một tâm lý từ chối sự giàu mạnh. Một thí dụ khác, cũng trong các xã hội này, là tâm lý trọng nam khinh nữ, chà đạp và loại trừ khỏi hoạt động xã hội một nửa tài nguyên nhân lực.
Đoạn tuyệt văn hóa rất khó, như chúng ta đã nhận xét trong nhiều trang trước, nhưng đó là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển. Nhiều người chất vấn: xã hội ta đặt nền tảng trên những giá trị Khổng Giáo, nếu bỏ đi chúng ta còn lại gì? Phải trả lời dứt khoát: chẳng thà không có gì còn hơn là có thuốc độc. Người phá rừng hoang làm đất canh tác không thể tự hỏi: khu đất này chỉ có cây hoang nếu phá hết thì còn lại gì? Trước hết phải đốn hết cây dại trước khi làm đất và trồng cây ăn trái.
Đình luật 7 nói lên một niềm tin rất nền tảng: tự do có khả năng sửa chữa những khuyết tật của chính nó. Nếu trong nhất thời tự do quá trớn có thể để ra những hậu quả xấu thì sau đó chính cái tự do quá trớn đó sẽ xóa bỏ những hậu quả xấu này. Đây là niềm tin vào trí tuệ của con người. Định luật này cũng là một đồng minh của định luật 6. Tự do phát biểu tuyệt đối là vũ khí tiêu diệt mọi thành kiến lệch lạc, mọi ngăn cách, mọi đặc quyền đặc lơi. Đó cũng là vù khí hiệu lực nhất để chống tham nhũng. Tại sao nước Mỹ đã vươn lên từ một vùng đất hoang thành siêu cường số một của thế giới. Một trong nhưng lý do là hiến pháp Mỹ không những khẳng định tự do phát biểu mà còn cấm quốc hội biểu quyết bất cứ một đạo luật nào giới hạn tự do phát biểu, dù với đa số nào. Đễ có thể có một đoạn tuyệt văn hóa và tâm lý như định luật 6 đòi hỏi chúng ta không thể chỉ chấp nhận tự do, mà còn phải coi tự do như một quốc giáo và khuyến khích tự do dưới mọi hình thức như tự do suy nghĩ, phát biểu, chọn lựa, thụ hưởng, kể cả tự do cơ thể. Tự do cơ thể đặc biệt quan trọng bởi vì khi cơ thể đã được giải phóng thì rất nhiều thành kiến cũng tiêu tan và cách suy nghĩ sẽ thay đổi. Các trí thức canh tân của ta đầu thế kỷ 20 đã rất đúng khi họ kêu gọi cắt tóc ngắn, động tác giản dị này đã có ảnh hưởng tâm lý quyết định.
Đình luật 8 là tuyên cáo của một xã hội nhân bản và một nền văn minh mới. Bạo lực phải bị lên án ngay trong ý niệm chứ không phải chỉ trong thực tế. Dù không dùng bạo lực thực sự đi nữa thì khả năng sử dụng bạo lực hay ý nghĩ bạo lực cũng làm cho con người có thể thù ghét nhau vì bất đồng ý kiến hay mâu thuẫn quyền lợi. Loại trừ hẳn bạo lực ngay trong ý niệm sẽ khiến mọi người không còn chọn lựa nào khác ngoài đối thoại tương kính để đi đến thỏa hiệp và như thế không những bảo đảm hòa bình trong xã hội mà còn đem lại hòa bình trong tâm hồn mọi người.
Định luật 9 cần được đặc biệt chú ý vì nó là sự thực đã bị các quyền lực chính trị cố tình xuyên tạc và che đậy. Thương mại luôn là động cơ của mọi tiến bộ. Xã hội Hy Lạp nguyên thủy coi thương mại là hoạt động cao quí nhất, họ đặt giai cấp kỹ sư và thợ thủ công dưới giai cấp thương nhân. Dù là một phân biệt giai cấp không chính đáng, quan niệm này cũng bày tỏ một sự đánh giá có căn bản: thương nhân là những con người có bản lãnh nhất, giao thiệp nhiều, hiểu biết rộng, nhiều sáng kiến và dám chấp nhận rủi ro. Người á Đông từ lâu cũng đã nhận định phi thương bất phú (không làm thương mại thì không thể giàu có). Từ chối thương mại như vậy chính là từ chối sự giàu mạnh. Các chế độ độc tài toàn trị đều sợ thương nhân vì thế chà đạp thương nhân để triệt tiêu một mối để dọa cho quyền lực của chúng. Một mặt chúng dùng bạo lực đàn áp, mặt khác chúng dùng độc quyền ngôn luận để phỉ báng thương nhân như là hạng người gian trá tham lam. Với thời gian chúng đã thành công tạo ra một thành kiến thù ghét đối với hoạt động kinh doanh làm giàu. Nho Giáo từ đời nhà Hán bắt đầu bài xích và cấm đoán thương mại. Các chế độ cộng sản trong thế kỷ 20 cũng có cùng một chọn lựa. Các xã hội Khổng Giáo ngày xưa và cộng sản gần đây trì trệ là vì thế. Nguyên nhân sâu xa của chính sách bài bác thương mại là một triết lý chính trị: ưu tư gìn giữ chính quyền được đặt trên sự giàu mạnh của xã hội. Các chế độ độc tài toàn trị không cần quốc gia giàu mạnh, trái lại chúng cần dân chúng nghèo khó và ngu dốt để có thể tiếp tục thống trị.
Thương mại đòi hỏi và làm phát triển nhiều đức tính tốt. Người làm thương mại phải hiểu nhu cầu của xã hội và vì thế phải cố gắng tìm hiểu xã hội. Người làm thương mại sống bằng chữ tín nên phải thực thà, nếu không muốn bị tẩy chay và phá sản. Người làm thương mại cần khách hàng nên phải thực sự quí trọng người khác vì không có sự giả dối nào có thể kéo dài. Người làm thương mại phải tỏ ra dễ mến để tranh thủ khách hàng cho nên ngôn ngữ và thái độ phải trang nhã. ở một chương trước chúng ta đã nói rằng chính vì thương mại không phát triển mà con người trong các xã hội Khổng Giáo thường rất thô lỗ.
Thực tế cho thấy các tiến bộ đầu tiên, kể cả dân chủ, đã xuất hiện tại các trung tâm thương mại. Các thí dụ phát triển đầu tiên tại Hòa Lan, Anh và Mỹ cũng đã chứng tỏ vai trò quyết định của thương mại.
Thực tế cho thấy các tiến bộ đầu tiên, kể cả dân chủ, đã xuất hiện tại các trung tâm thương mại. Các thí dụ phát triển đầu tiên tại Hòa Lan, Anh và Mỹ cũng đã chứng tỏ vai trò quyết định của thương mại.
Định luật 10 và một nhận định thực tiễn. Xã hội phát triển chỉ có thể là xã hội dân chủ pháp trị. Nhưng muốn luật pháp được tôn trọng, trước hết luật pháp phải được mọi người thấu hiểu. Không thể lấy một đạo luật, dù hay tới đâu, của một nước đã phát triển và có hoạt động kinh tế phức tạp để áp đặt vào một nước mà đa số dân chúng chưa đọc thông viết thạo và hoạt động kinh tế chủ yếu là trao đổi trực tiếp hay buôn bán lặt vặt, hay sản xuất trên qui mô gia đình. Luật pháp phải phù hợp với trình độ hiểu biết trung bình của xã hội.
Luật pháp không hoàn chỉnh nhưng áp dụng được còn hơn luật pháp hoàn chỉnh những người dân không hiểu nổi và do đó không thể tuân thủ. Luật pháp phải được xây dựng một cách liên tục và trưởng thành cùng với sự phát triển của quốc gia. Nhưng ở đây phải đặc biệt cảnh giác trước một sự gian trá khác. Đó là giới hạn tự do và dân chủ viện cớ dân trí chưa cao. Ngược lại, và ngược hẳn lại, chính trong hoàn cảnh dân trí chưa cao và hoạt động kinh tế chưa phức tạp, luật pháp phải ít gò bó hơn, ít giới hạn hơn. Sự gian trá của các chế độ độc tài đập vào mắt mọi người: chúng nhằm đàn áp trước hết những người có trình độ cao, chúng dồn những cố gắng rất tốn kém để kiểm soát tư tưởng, trong khi để mặc cho các tệ đoan xã hội hoành hành. Các xã hội độc tài khắc nghiệt thường rất hỗn loạn và vô kỷ luật: trộm cướp, mãi dâm, buôn lậu, phóng uế, phá hủy môi trường, đánh cá bằng chất nỗ v.v... hầu như không bị kiểm soát vì lý do dễ hiểu là các tệ nạn này không đe dọa tập đoàn cầm quyền.
Mười định luật về phát triển trên đây có thể tóm gọn trong bốn chữ: dân chủ đa nguyên. Trong một xã hội dân chủ đa nguyên tất nhiên mọi người phải được tôn trọng, được tự do kết hợp, bầu cử và ứng cử. Chính quyền như thế sẽ xuất phát từ dân chúng và được dân chúng ủng hộ. Trong một xã hội dân chủ đa nguyên tất nhiên mọi ý kiến, dù mới mẻ và có vẻ ngược đời đến đâu cũng vẫn được quyền phát biểu. Tinh thần đa nguyên, nghĩa là tinh thần tôn trọng mọi khác biệt, có hệ luận tự nhiên là người ta không được dùng bạo lực để tiêu diệt người khác ý kiến và quyền lợi với mình, mà phải tìm cách sống chung qua đối thoại và thỏa hiệp. Đã không tiêu diệt và đàn áp lẫn nhau thì cố gắng tự nhiên là tìm đồng thuận. Đã tôn trọng mọi người, dù thuộc thành phần xã hội nào và khuynh hướng nào, thì tất nhiên không thể có những đặc quyền đặc lợi, thành kiến và ngăn cách; hay nếu có cũng sẽ bị xóa bỏ với thời gian. Sau cùng, một xã hội dân chủ đa nguyên, sau khi các thành kiến và đặc quyền đã được hủy bỏ, chắc chắn sẽ khám phá ra vai trò chủ đạo của thương mại vì đó là một sự thực hiền nhiên, mọi người đều có thể thấy một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tới đây có lẽ cũng nên có một nhận định tổng hợp và đúc kết về hiện tượng phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế, nguyên nhân của phát triển, xảy ra khi xã hội hội đủ ba yếu tố: (1) nhiều người lạc quan và muốn kinh doanh, (2) họ có thể kinh doanh và (3) họ có phương tiện để kinh doanh.
Để lạc quan và muốn kinh doanh, họ cần một bối cảnh tâm lý thuận lợi: hoạt động kinh doanh được xã hội quí trọng, ý kiến và sáng kiến được đề cao, sự chấp nhận rủi ro được đề cao và dĩ nhiên lòng tin trong kinh doanh sẽ thành công.
Để có thể kinh doanh, doanh nhân cần trật tự an ninh, cần được tự do hoạt động và được luật pháp bảo vệ và luật pháp không thay đổi một cách tùy tiện. Họ cũng không thể bị trói buộc bởi quá nhiều qui định, không bị gò bó trong một kế hoạch quốc gia cứng nhắc, và nhất là không bị sách nhiễu bởi tệ tham nhũng, một căn bệnh trầm kha của mọi chế độ độc tài.
Phương tiện kinh doanh không phải chỉ là vốn. Trước hết là một nguồn nhân lực có phẩm chất, hạ tầng cơ sở và các phương tiện giao thông và truyền thông tốt, một hệ thống ngân hàng đắc lực khi cần vốn luân chuyển. Vốn đầu tư chỉ là một trong những phương tiện và cũng không phải là phương tiện quan trọng nhất. Tư bản có trí khôn và lô-gích riêng của nó, ở đâu kinh doanh có lợi vốn sẽ tự nó tìm đến. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là những con người cần mẫn và có kỹ năng.
Cả ba yếu tố nền tảng trên đây cho tăng trưởng kinh tế, và phát triển kinh tế sau đó, một lần nữa nhắc nhở chúng ta một chân lý: phát triển hay trì trệ chủ yếu là một vấn đề tâm lý và văn hóa.
Chúng ta cần thay đổi văn hóa, nghĩa là thay đổi xã hội và con người để có thể phát triển.
Một lời trước khi chấm dứt. Những qui luật phát triển trên đây có thể làm cho một số độc giả phân vân: phải chăng chúng ta tiến tới một xã hội do đồng tiền ngự trị? Sự phân vân càng day dứt đối với tâm hồn á Đông, và nhất là Việt nam, từ ngàn xưa đã coi sự thanh bản như một giá trị cao quí. Nhưng thực ra một xã hội phát triển và tự do không phải chỉ đem lại sự giàu có; nó còn đem lại phẩm giá cho con người, đem lại sự sáng tạo trong mọi địa hạt. Tôi không biết một triết gia phương Tây nào đó đã nói: Đồng tiền là một đầy tớ tốt nhưng là một chủ nhân xấu. Câu nói này được rất nhiều người coi là cao siêu nhưng thực ra nó chỉ là một nhận xét của một người thiếu hiểu biết. Đông tiền chắc chắn không phải là ông chủ tốt bởi vì nó không có lương tâm và tình cảm, nhưng nó cũng không thể là một đầy tớ. Nó quá mạnh và kiêu hãnh. Nếu bị coi là một đầy tớ, nó sẽ phản ứng thẳng tay và làm chúng ta đau đớn. Đồng tiền, hay đúng hơn tài sản, khi đã đạt tới một tầm vóc nào đó, có cuộc sống riêng của nó và cũng có lô-gích riêng của nó; chúng ta phải thảo luận và thỏa hiệp với nó chứ không thể coi nó như một vật dụng. Nó cần được đối xử như một người bạn và một người đồng đội chứ không phải một chủ nhân hay một đầy tớ. Nó không thống trị mà cũng không khuất phục. Vả lại, ngay cả sự thống trị của đồng tiền, dù không phải là lý tưởng, cũng vẫn dễ chịu hơn là sự chuyên chế của đức hạnh. Đồng tiền là tiện nghi, là tự do và là điều ai cũng có thể hiểu và chấp nhận, trong khi đức hạnh thường chủ quan và thay đổi theo người, hay lớp người, có quyền quyết định cái gì là đức hạnh, cái gì là trái với đức hạnh. Đức hạnh có thể là một nhà tù vô hình nhưng rất nghiệt ngã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét