Dân tộc Co

Dân tộc Co
Tên gọi khác
Cor, Col, Cùa, Trầu

Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer

Dân số
22.600 người.

Cư trú
Cư trú chủ yếu ở huyện Trà My ( Quảng Nam - Đà Nẵng ) và huyện Trà Bồng ( Quảng Ngãi ).

Đặc điểm kinh tế
Người Co làm rẫy là chính. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co.
Tổ chức cộng đồng
Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng.
Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay, người Co lấy họ Hồ của Bác Hồ.

Hôn nhân gia đình
Thanh niên nam nữ Co được hiểu nhau trước khi kết hôn. Việc cưới xin đơn giản, không tốn kém nhiều. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc tộc người khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...

Văn hóa
Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe.

Nhà cửa
Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo qui định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài tới gần 100m.
Người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà.

Hầu hết đồng bào đã và đang chuyển sang làm nhà đất. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung.

Xưa kia, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãy tum ở đôi bên.

Trang phục
Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng.

Dân tộc Co
Dân tộc Co có hơn 29.771 người, cư trú chủ yếu ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Trà Bbồng (tỉnh Quảng Ngãi). Người Co còn có tên gọi khác là: Cor, Col, Cùa, Trầu. Tiếng Co thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer. Người Co quan niệm vạn vật hữu linh, tin vào thần linh, tiêu biểu là thần lúa.

Thiếu nữ dân tộc Co
Người Co làm rẫy là chính, đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My và Trà Bổng. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co.

Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trước đây, người Co còn ở nhà sàn dài, trong đó mỗi gia đình có một phòng riêng gọi là một bếp. Gần đây, người Co đã chuyển sang làm nhà trệt, nhà ngắn.

Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng, quanh cổ và đầu.

Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay, phần đông người Co lấy họ Hồ của Bác Hồ.

Thanh niên nam nữ Co được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Việc cưới xin đơn giản, không tốn kém nhiều. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc dân tộc khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...

Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét