Kinh bang tế thế
Ngày nay, khi bàn về tình hình đất nước, người ta sẽ rất may mắn nếu được coi là một chuyên viên kinh tế. Tâm lý quần chúng, kể cả đa số trí thức, dành cho các nhà kinh tế một sự nể trọng đặc biệt, như thể là chỉ có họ mới thực sự có thẩm quyền để nói về tương lai đất nước. Thái độ này xuất phát từ ý thức càng ngày càng mạnh rằng vấn
đề cơ bản của chúng ta là phát triển kinh tế ý thức này rất đúng, chỉ có kết luận rút ra từ đó, nghĩa là đề cao những người được coi là kinh tế gia, mới sai. Hỏi các nhà kinh tế làm thế nào để phát triển đất nước cũng giống như hỏi một ông hàng thịt cách nuôi heo. Họ không biết.Cái gì làm cho kinh tế phát triển? Đó là nhờ một kỹ sư phát minh ra một cái máy mới nào đó hay một phương thức sản xuất nào đó làm cho số lượng sản phẩm tăng lên với cùng một vốn đầu tư và cùng một số công nhân. Đó là nhờ một nhà kinh doanh sau nhiều quan sát và suy nghĩ đã nhìn ra một yêu cầu mới của thị trường rồi tạo ra một cơ sở kinh doanh, tuyển dụng một số nhân công mới, vừa kiếm được một tài sản cho mình, vừa giải quyết sinh kế cho nhiều gia đình, vừa kích thích một số hoạt động kinh tế khác. Đó là nhờ một nhà kinh doanh ký được một hợp đồng xuất cảng với nước ngoài. Đó là nhờ một doanh nhân hợp tác với một nhà sáng chế lập ra một số cơ sở sản xuất một sản phẩm mới, thỏa mãn một cách tốt đẹp hơn nhu cầu của người tiêu thụ, v.v... Tất cả những yếu tố đó thường chẳng có mấy liên hệ với môn kinh tế học. Độc giả có thể phản bác rằng những thí dụ trên chỉ là những trường hợp cá nhân, lẻ tẻ trong khi chúng ta đang nói về kinh tế trên qui mô quốc gia. Xin thưa rằng kinh tế quốc gia không gì khác hơn là tổng số những trường hợp cụ thể đó. Sáng kiến, sản phẩm mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới, thị trường mới, và tính mạo hiểm kinh doanh làm cho kinh tế phát triển.
Tuyệt đai đa số nhưng chuyên viên kinh tế làm việc trên những vấn đề rất giới hạn: những biến thiên trong số lượng tiêu thụ của loại sản phẩm; nhưng biến thiên về giá và số lượng sản xuất của một nguyên liệu; những chuyển biến của một ngành đặc biệt và những nguyên nhân tạo ra các chuyển biến đó; những thay đổi trong cách tiêu xài của quần chúng; trọng lượng tương đối của dầu khí trong giá thành cửa một loại mặt hàng; trọng lượng tương đối của các thành phần xã hội trong tổng sản lượng quốc gia; biến thiên của mức lương trung bình trong một thời gian nào đó của một khu vực nào đó; sự phân phối lợi tức giữa các thành phần xã hội, v.v... Tất cả những công việc này đòi hỏi một sự hiểu biết lường tận về đối tượng nghiên cứu, những quan sát rất chi tiết và đôi khi những dụng cụ toán học khá phức tạp, đặc biệt là về môn thống kê. Tuy vậy chúng ta thường chỉ coi là kinh tế gia những người hiểu biết, hoặc tỏ ra hiểu biết, về hoạt động kinh tế tổng hợp của cả quốc gia như tổng sản lượng quốc gia, khối lượng tiền tệ lưu hành, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tương quan giữa các khu vực cấp một, cấp hai, cấp ba, giữa các ngành hoạt động v.v...., nói một cách khác về môn kinh tế chính trị (economics hay économie politique), trong khi những hiểu biết này vừa ít lại vừa dễ.
Kinh nghiệm của tôi tuy chẳng bao nhiêu nhưng cũng đủ để cho phép tôi khẳng định về môn kinh tế chính trị nó rất dễ. Một người bình thường với trình độ tú tài, hơn một chút nữa càng hay, nếu tự tin và quyết tâm có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn kinh tế chính trị trong vòng một năm, dĩ nhiên với điều kiện là có được sách tốt hoặc thầy tốt. Một số độc giả đọc đến đây có thể giẫy nẩy lên: Tên này xấc xược dốt nát nên nói bậy. Lời phê phán này lại càng có cơ sở bởi vì kinh nghiệm đã cho thấy không thiếu những người rất thông minh, có học vị rất cao, đã từng bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và đã giữ những chức vụ rất quan trọng vẫn có thể tuyên bố những điều rất sai về kinh tế. Nếu môn kinh tế chính trị chỉ giản dị và dễ dàng như vậy thì tại sao những người rất giỏi lại có thể có những nhận định rất sai?
Quả thực chính tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp như vậy. Một thí dụ, tôi đã hai lần được nghe hai vị tiến sĩ kinh tế, một tại Pháp và một tại Mỹ, nói rằng tham nhũng cũng là một yếu tố kích thích cần thiết cho phát triển kinh tế. Vị tiến sĩ tại Mỹ thì tôi không rõ lắm nhưng vị ở Paris thì tôi biết khá rõ, có học vị thực sự và đang giữ một chức vụ quan trọng trong một cơ quan nghiên cứu rất lớn và đầy uy tín. Về phía các nhân vật quốc tế tôi cũng đã từng được nghe những vị có uy tín và chức quyền rất cao phát biểu những điều rất sai, sai một cách lố lăng. Mà không phải do tôi, một cách chủ quan coi những phát biểu này là sai, nhiều chuyên gia rất có thẩm quyền khác đã chứng tỏ sự sai lạc của chúng một cách rõ rệt như hai cộng với hai là bốn.
Tại sao những người rất giỏi lại có thể nghĩ và nói những điều rất sai như vậy? Theo tôi có ba nguyên nhân chính. Một là những kiến thức cơ bản thường rất tẻ nhạt hay ít quyến rũ bởi thế nhiều người thông minh coi chúng là thiên nhiên, rời không chịu đầu tư thời giờ nắm cho thật vững, mà có nắm thật vững thì những kiến thức đó mới nhập tâm và trở thành phản xạ trong lý luận. Không phải ai học thức các định lý đều có thể giải được những bài toán, chỉ có những người đã nhập tâm những định lý đó mới sử dụng chúng một cách tự nhiên. Nhiều người học kinh tế vội vã tiến ngay vào những chủ để sôi động, có thể gây được sự chú ý và thán phục. Đó là thói thường của những người nghĩ mình giỏi, khiến họ đôi khi hụt hẫng. Điều tai hại là do địa vị của họ, những điều họ nói dễ được tin, gây ra thành kiến sai cho nhiều người khác. Cuối cùng một vấn đề đáng lẽ giản dị trở thành phức tạp. Không thiếu gì những người học võ không đủ kiên nhẫn chịu mất thì giờ để tập đứng tấn, luyện hô hấp và di chuyển, mà muốn học ngay những bài quyền, những thế đánh ngoạn mục. Không thiếu những nhà văn, nhà thơ không chịu mất thì giờ tìm hiểu ngữ pháp và ngữ vựng mà đã vội vã sáng tác và xuất bản tác phẩm.
Hai là mọi lý luận kinh tế đều phải dựa trên những sự kiện thực tế, mà những sự kiện này thường đòi hỏi rất nhiều thì giờ để tìm kiếm và còn đòi hỏi một thì giờ lớn hơn nữa để thấu hiểu, cho nên những người thông minh nhất cũng rất dễ tưởng rằng mình đã thấu hiểu, rồi đưa ra những kết luận vội vã và sai lạc.
Ba là bản tính con người, dù thuộc chủng tộc hay văn hóa nào, thường rất ít khi mất thì giờ để kiểm điểm những kiến thức và niềm tin của mình để tìm xem có gì mâu thuẫn không, cho nên một con người rất thông thái vẫn có thể cùng một lúc tin ở những sự kiện hoàn toàn trái ngược nhau. Thái độ ba phải này hình như đặc biệt trầm trọng nơi người á Đông nói chung và người Việt nam nói riêng. Một thí dụ là quan điểm tam giáo đồng nguyên của chúng ta, ván thường được viện dẫn để chứng minh và tự hào, rằng người Việt nam rất bao dung và đã tổng hợp được một cách đẹp đẽ ba dòng tư tưởng Khổng, Phật, Lão. Thế nào là đồng nguyên? Nếu hiểu là cùng nguồn gốc địa lý thì chắc chắn sai vì Phật Giáo xuất phát từ ấn Độ trong khi Lão Giáo và Khổng Giáo xuất phát từ Trung Hoa. Nếu hiểu là cùng một thái độ thì cũng sai vì chọn lựa cơ bản của Khổng Giáo chỉ thực tiễn là làm quan lại, chọn lựa của Lão Giáo là không tìm kiếm bất cứ gì, trong khi chọn lựa Phật Giáo là tìm giải thoát cá nhân cho những đau khổ của cuộc sống. Người ta có thể kính trọng cả ba nhưng không thể nghĩ rằng có thể theo cả ba cùng một lúc và càng không thể coi chúng là đồng nguyên được. Một thí dụ động trời khác là chủ trương kinh tế thị trường theo định hướng Mác-Lênin. Làm sao có thể mâu thuẫn đến như thế được, chủ nghĩa Mác Lênin là gì nếu không phải là sự phủ nhận một cách thù ghét thị trường? Nếu mỗi người chúng ta thỉnh thoảng bỏ thời giờ kiểm điểm những hiểu biết của mình và cố gắng tìm ra nhưng mâu thuẫn giữa những hiểu biết đó thì hay biết bao. Đến đây, tôi đã nói mông lung lắm rồi, xin đi vào một số vấn đề cụ thể.
Huyền thoại kế hoạch
Vấn đề đầu tiên là kế hoạch kinh tế. Tôi vẫn thường được hỏi: Các anh có kế hoạch gì để phát triển kinh tế. Người Việt nam chúng ta, miền Nam cũng như miền Bắc, cộng sản cũng như chống cộng, rất coi trọng kế hoạch. Chính quyền miền Nam ngày trước có cả một Bộ Kế Hoạch. Chính quyền miền Bắc ngày trước (và Việt nam ngày nay) có một phó thủ tướng đặc trách kế hoạch đứng đầu ngành kinh tế, chỉ gần đây kế hoạch mới hơi xuống giá, chỉ còn lại một Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà thôi. Phải nói thẳng tôi rất dị ứng với kế hoạch. Lý do là vì tôi tin tưởng vào kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là gì nếu không phải là để cho thị trường quyết định giá cả cũng như số lượng của từng sản phẩm? Làm sao có thể vừa tin ở kinh tế thị trường - nghĩa là để cho tư nhân theo quan sát thị trường tự quyết định làm gì, làm tới đâu, và với giá nào - lại vừa quyết định là trong năm năm tới phải sản xuất bao nhiêu quần áo, bao nhiêu xe gắn máy? Cùng lắm chúng ta chỉ có thể tiên liệu để biết sẽ phải thích nghi như thế nào. Cùng lắm nhà nước chỉ có thể có những kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở. Giữa hai điều, kế hoạch và kinh tế thị trường, phải chọn một. Các nước tư bản phát triển không có bộ kế hoạch. Nước Pháp cho tới đầu thập niên 1980 vẫn còn Cao ủy Kế hoạch, giờ đây không thấy ai nói đến nữa, Cao ủy Kế hoạch vẫn còn, nhưng vai trò chủ yếu của nó là phân phối những cơ sở vật chất mà nó đứng tên làm chủ quản, trước khi biến mất. Người cộng sản, trước đây, có lẽ ít mâu thuẫn hơn người không cộng sản ở điểm này vì họ phủ nhận tự do kinh doanh và tin, hay ít nhất tuyên bố là tin, ở kế hoạch. Nhưng giờ đây khi họ cũng đã tin, và có lẽ là tin thực, ở kinh tế thị trường thì họ cũng phải chọn lựa. Một mâu thuẫn khổng lồ khác của chính quyền cộng sản là, một mặt tin rằng kế hoạch là cốt lõi của kinh tế và kinh tế rất phức tạp, một mặt lại chỉ đặt vào địa vị lãnh đạo kế hoạch và kinh tế những người hoàn toàn không có một khả năng chuyên môn nào về kinh tế và cũng chưa hề quen biết với những vấn đề kinh tế. Chẳng hạn như nhà thơ Tố Hưu được đưa lên làm phó thủ tướng đặc trách kế hoạch kinh tế, rồi đến ông Võ Văn Kiệt, một vị tướng công an suốt cuộc đời hoại động chỉ lo tổ chức tuyên truyền, bắt cóc, ám sát. Sau ông Kiệt là ông Phan Văn Khải, một người, theo những người từng học và làm việc với ông, tuy có được gởi sang du học Liên xô vài năm nhưng vì vốn tiếng văn hóa và ngoại ngữ quá yếu nên chẳng học được gì và phần lớn sự nghiệp là làm phụ tá ngoan ngoãn cho ông Kiệt. Những nhà kinh tế thực sự phải có can đảm nói thẳng, mỗi khi được hỏi, là chúng ta không thể có kế hoạch kinh tế nếu chúng ta thực sự chọn kinh tế thị trường, nghĩa là nếu chúng ta thông minh.
Laissez-faire ?
Nhưng chúng ta có cần một chính sách kinh tế không? Tôi lại có thể bị coi là khiêu khích nếu trả lời thực ra cũng không cần lắm. Nhưng quả thực là như thế. Những biện pháp mà chúng ta thường gọi là kinh tế như đào tạo chuyên môn, gởi sinh viên ra nước ngoài thực tập, khuyến khích hay hạn chế tín dụng, mở mang đường giao thông, xây dựng thương cảng, nhà kho, v.v... thực ra phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và một phần lớn cũng phải do tư nhân làm chứ không do nhà nước tự ý quyết định và thực hiện một mình. Trong một sinh hoạt kinh tế thị trường, thông thường nhà nước chỉ có thể nghiên cứu, tiên liệu và thông tin cho doanh nhân để họ có thể quyết định đúng. Nhưng những điều này các công ty tư cũng có thể làm được, và thường nên để họ làm vì họ làm đúng hơn.
Một khi đã chấp nhận kinh tế thị trường, nhà nước chỉ còn rất ít việc phải làm vì mọi chọn lựa đều giản dị và rõ rệt, hầu như bắt buộc: phải khuyến khích sản xuất, nội thương, ngoại thương; phải giản dị hóa công việc của doanh nhân, phải có thông tin kinh tế chính xác và kịp thời; phải cố gắng trải đều hoạt động kinh tế trên khắp lãnh thổ thay vì tập trung vào một số địa phương, v.v... Chẳng cần gì một chính sách kinh tế, tất cả những việc đó đều hiển nhiên phải làm và phải làm tối đa. Làm thế nào là một chuyện khác, nhưng không còn là những vấn đề kinh tế nữa. Nếu có một bí quyết thì đó chỉ là bí quyết mà ai cũng biết, đó là phải đối thoại thường xuyên và đầy đủ với doanh nhân, để biết những yêu cầu và khó khăn của họ. Và nhà nước càng làm ít chừng nào càng tốt chừng ấy. Adam Smith từng được coi, có lẽ hơi oan, là sáng tổ của trường phái cứ để họ làm (laissez-faire), nghĩa là cứ để các tác nhân kinh tế tự tìm lấy cách làm việc rồi đâu sẽ có đó, sẽ có một bàn tay vô hình an bài tất cả một cách tốt đẹp. Không nên hiểu Smith một cách quá khích, cứ để họ làm không có nghĩa là cứ để nó chết hay cứ để mặc chúng nó tàn sát nhau. Đó chỉ là một cách để nói rằng các tác viên kinh tế qua cọ sát và trao đổi thường ngày, mỗi người theo đuổi mục đích lợi nhuận riêng của mình, dần dần sẽ đi đến một thăng bằng trong đó mọi người đều có phần và đều đóng góp cho phát triển của xã hội; nhà nước nên giới hạn ở mức tối thiểu những can thiệp của mình, nhất là không nên áp đặt những kế hoạch và mục tiêu. Như thế không có nghĩa là vai trò của nhà nước không quan trọng. Trái lại nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thăng bằng đó sẽ như thế nào. Sẽ là một thăng bằng rừng rú trong đó kẻ mạnh đề bẹp kẻ yếu hay là một thăng bằng văn minh và nhân bản. Sẽ là một thăng bằng ở mức độ thấp hay cao. Nhưng đây không phải là một vấn đề thuần túy kinh tế, mà là một vấn đề văn hóa và chính trị.
Vai trò chính của nhà nước là vai trò của một trọng tài, bảo đảm pháp luật, trật tự và an ninh, diệt trừ tham nhũng và tạo những quan hệ ngoại giao tốt đẹp đồng thời thông tin chính xác về sinh hoạt kinh tế thế giới để giúp doanh nhân tìm thị trường và tránh những sai lầm tai hại. Muốn giúp doanh nhân tìm thị trường xuất cảng thì phải bổ nhiệm ở các tòa đại sứ những tùy viên thương mại có khả năng nhất, nhưng đó không phải là một vấn đề kinh tế mà chỉ là vấn đề làm việc đứng đắn, không tham nhũng, không phe đảng.
Kinh tế phát triển là do những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật làm gia tăng năng suất, nhưng gia tăng năng suất là một vấn đề của các chuyên viên trong các xí nghiệp.
Kinh tế cũng phát triển nhờ tìm được các thị trường mới hoặc cải thiện các thị trường có sẵn, trong cũng như ngoài nước. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường cố gắng này là của các công ty chứ không phải của nhà nước. Vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế là tạo điều kiện để doanh nhân hoạt động dễ dàng và bảo đảm cạnh tranh công bằng. Chỉ có thể. Chấm, và chấm hết.
Những điều mà chúng ta thường coi là nằm trong một chính sách kinh tế thường thường là những việc chớ nên làm, thí dụ như nâng đỡ một ngành này, hạn chế một ngành khác, cho nhập cảng một loại hàng này, cấm nhập cảng một mặt hàng khác hay đánh thuế nặng một số mặt hàng. Nhưng can thiệp đó làm lệch lạc đi qui luật thị trường và tạo ra những hậu quả tai hại gấp nhiều lần lợi ích trước mắt mà thường người ta chỉ khám phá ra sau khi đã quá trễ. Tại sao? Bởi vì không ai có thể nắm vững được hết những liên hệ đan xen chằng chịt của một thị trường với hàng chục triệu đối tác, mọi tính toán đề chỉ có thể là giản đơn và do đó đều sai. Việc khuyến khích phát triển các vùng nghèo khó thực ra cũng không nằm trong một chính sách kinh tế. Giải pháp cũng rất hiển nhiên: mở mang đường giao thông và viễn thông và tản quyền tối đa để doanh nhân có thể giải quyết mọi vấn đề thủ tục và hành chánh ngay tại chỗ. Lúc đó không cần khuyến khích doanh nhân cũng sẽ tìm đến những vùng nhà đất rẻ, nhân lực rẻ và dồi dào, thị trường chưa được cũng ứng đúng mức. Nhưng nếu kế hoạch không nên có, chính sách cũng không cần thiết thì vẫn còn lại vấn đề quản lý kinh tế. ở đây vấn đề cũng khá giản dị và trong lô gích thị trường các giải pháp cũng khá hiển nhiên. Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước thực ra không có gì phức tạp.
Trước hết cần có luật lệ kinh doanh đúng đắn và giản dị. Đây có lẽ là điều khó nhất về mặt chuyên môn. Cần đối thoại thường trực với doanh nhân và các nghiệp đoàn để hiểu biết các vấn đề đặt ra cho các xí nghiệp và các ngành nghề; cần hiểu biết luật lệ và thông tục thương mại quốc tế. Luật pháp một mặt phải thích nghi thường trực với thực tế nhưng mặt khác cũng không được thay đổi quá đột ngột, đặt doanh nhân trước những bất ngờ bối rối. Luật cũng phải được mọi người thấu hiểu và hiểu như nhau. Xét cho cùng thì cách để làm luật hay nhất vẫn là thảo luận tự do. Đó cũng là cách để mọi người biết đến luật và hiểu luật. Vấn đề sau đó là áp dụng luật pháp một cách công minh, điều này cần những luật sư và những thẩm phán có khả năng và một bô máy tư pháp không tham nhũng, nhưng đây không phải là một vấn đề kinh tế, mà là một vấn đề chính trị và đào tạo.
Những điều mà chúng ta thường coi là nằm trong một chính sách kinh tế thường thường là những việc chớ nên làm, thí dụ như nâng đỡ một ngành này, hạn chế một ngành khác, cho nhập cảng một loại hàng này, cấm nhập cảng một mặt hàng khác hay đánh thuế nặng một số mặt hàng. Nhưng can thiệp đó làm lệch lạc đi qui luật thị trường và tạo ra những hậu quả tai hại gấp nhiều lần lợi ích trước mắt mà thường người ta chỉ khám phá ra sau khi đã quá trễ. Tại sao? Bởi vì không ai có thể nắm vững được hết những liên hệ đan xen chằng chịt của một thị trường với hàng chục triệu đối tác, mọi tính toán đề chỉ có thể là giản đơn và do đó đều sai. Việc khuyến khích phát triển các vùng nghèo khó thực ra cũng không nằm trong một chính sách kinh tế. Giải pháp cũng rất hiển nhiên: mở mang đường giao thông và viễn thông và tản quyền tối đa để doanh nhân có thể giải quyết mọi vấn đề thủ tục và hành chánh ngay tại chỗ. Lúc đó không cần khuyến khích doanh nhân cũng sẽ tìm đến những vùng nhà đất rẻ, nhân lực rẻ và dồi dào, thị trường chưa được cũng ứng đúng mức. Nhưng nếu kế hoạch không nên có, chính sách cũng không cần thiết thì vẫn còn lại vấn đề quản lý kinh tế. ở đây vấn đề cũng khá giản dị và trong lô gích thị trường các giải pháp cũng khá hiển nhiên. Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước thực ra không có gì phức tạp.
Trước hết cần có luật lệ kinh doanh đúng đắn và giản dị. Đây có lẽ là điều khó nhất về mặt chuyên môn. Cần đối thoại thường trực với doanh nhân và các nghiệp đoàn để hiểu biết các vấn đề đặt ra cho các xí nghiệp và các ngành nghề; cần hiểu biết luật lệ và thông tục thương mại quốc tế. Luật pháp một mặt phải thích nghi thường trực với thực tế nhưng mặt khác cũng không được thay đổi quá đột ngột, đặt doanh nhân trước những bất ngờ bối rối. Luật cũng phải được mọi người thấu hiểu và hiểu như nhau. Xét cho cùng thì cách để làm luật hay nhất vẫn là thảo luận tự do. Đó cũng là cách để mọi người biết đến luật và hiểu luật. Vấn đề sau đó là áp dụng luật pháp một cách công minh, điều này cần những luật sư và những thẩm phán có khả năng và một bô máy tư pháp không tham nhũng, nhưng đây không phải là một vấn đề kinh tế, mà là một vấn đề chính trị và đào tạo.
Vấn đề quan trọng thực sự là quản lý tiền tệ, nhưng ở đây kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng giải pháp cũng khá hiển nhiên, chỉ cần áp dụng đúng đắn:
- Không nên áp đặt một hối suất cố định cho đồng tiền, trái lại nên thả nỗi hối suất để nó thích nghi hàng ngày với thực tế, và như thế tránh được những đầu cơ trên hối suất;
- Không nên áp đặt một hối suất cố định cho đồng tiền, trái lại nên thả nỗi hối suất để nó thích nghi hàng ngày với thực tế, và như thế tránh được những đầu cơ trên hối suất;
Kiểm soát lãi suất căn bản (lãi suất chiết khấu) để giữ cho lạm phát đừng quá cao và cũng đừng quá thấp, đâu đó ở mức từ 3 tới 5 % đối với một nước như Việt nam. Tìm ra một tỷ lệ lạm phát thích hợp là một điều rất khó, chỉ có thể làm được sau một thời gian dò dẫm, một khi đã tìm được rồi canh chừng nó, nếu mức lạm phát lên cao hơn mức thích hợp thì tăng lãi suất chiết khấu, nếu mức lạm phát xuống dưới mức thích hợp thì giảm lãi suất chiết khấu.
Quản lý tiền tệ không phức tạp nhưng phải dò dẫm một cách thận trọng. Trên thực tế khuynh hướng chung của thế giới là không trao quyền phát hành tiền và quản lý lãi suất cho nhà nước mà trao cho một ngân hàng trung ương với một thống đốc và một hội đồng quản trị do chính phủ bổ nhiệm nhưng hoạt động độc lập, hay gần như độc lập, với chính quyền. Như vậy trách nhiệm quản lý kinh tế của nhà nước thực ra càng ngày càng nhẹ đi. Vấn đề khó khăn nhất, và cũng hoàn toàn thuộc quyền của chính quyền, là quyết định mức thuế cho từng khoản lợi tức (lương bổng, lãi xí nghiệp, lời chứng khoán, v.v...) và cho từng ngành, từng mặt hàng. ở đây cũng có một trường phái đòi giản dị hóa thuế bằng cách đánh một thuế suất gộp cho tất cả (flat tax). Có thể đây chỉ là một sự giản dị hóa quá đáng và không thực tiễn nhưng ít nhất nó cũng chứng tỏ có một chiều hướng giảm thiểu vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Chính sách thuế tùy thuộc trước hết ở triết lý chính trị. Thuế là phương tiện để nhà nước thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của mình: bảo vệ lãnh thổ, an ninh quốc gia, công lý, giáo dục, y tế, và nhất là liên đới xã hội. Mức thuế cao thì doanh nhân sẽ chán nản, không phấn khởi đầu tư nữa và hoạt động kinh tế sẽ suy giảm kéo theo sự suy giảm của tổng sản lượng quốc gia và mức sống. Ngược lại, thuế không đủ (thế nào là đủ là một vấn đề khác) thì nhà nước sẽ không làm tròn được nhiệm vụ của mình, nhất là nhiệm vụ cứu trợ và liên đới, xã hội sẽ căng thẳng và hỗn loạn, trật tự trị an không được bảo đảm, giáo dục và đào tạo sẽ xuống cấp với hậu quả sau cùng là chính hoạt động kinh tế cũng sẽ suy sụp. ở đây cũng thế, không có một lý thuyết nào cả, phải dò dẫm và rút kinh nghiệm mà thôi và chỉ có thể thay đổi một cách rất chậm chạp và thận trọng. Vấn đề xem ra có vẻ phức tạp, nhưng thực ra không phức tạp vì việc tăng hay giảm thuế thường thường chỉ ở mức độ một hay một nửa phần trăm.
Tóm lại, quản lý kinh tế là trách nhiệm thực sự và cần thiết của nhà nước, nhưng không phải là khó. Có thể nói một nhà nước chỉ bảo đảm được luật pháp, trật tự an ninh và nhất là không tham nhũng cũng đã rất tốt rồi.
Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng liên quan đến triết lý chính trị là có nên tách rời trách nhiệm liên đới.xã hội và hoạt động của các xí nghiệp hay không. Nói một cách khác, có nên buộc các xí nghiệp phải trực tiếp đảm nhiệm một phần công tác liên đới xã hội như qui định một số ngày huấn luyện nhất định trong năm, tôn trọng một số ngày nghỉ lớn (như năm hay sáu tuần lễ tại châu Âu), trả lương những ngày nghỉ bệnh, chịu một số ràng buộc trong việc sa thải v.v... hay không?
Mọi xã hội văn minh đều phải đặc biệt quan tâm đến liên đới xã hội. Xã hội văn minh không thể từ chối cho người què một cặp nạng. Không một ưu tư phát triển nào có thể biện minh cho sự bỏ rơi những người nghèo khó, thương tật. Giúp đỡ những người yếu đuối hoặc thiếu may mắn để họ vươn lên đóng góp cho sự phận vinh chung, không những chỉ là một phản xạ nhân bản mà còn là một hành động thông minh của cộng đồng quốc gia.
Dĩ nhiên là các xí nghiệp phải tham gia vào công tác liên đới xã hội, nhưng tham gia như thế nào và đến một mức độ nào tùy thuộc ở triết lý chính trị. Quan niệm của tôi là phải tách rời hai nhiệm vụ. Liên đới xã hội là trách nhiệm của nhà nước, bỏn phận của các công ty là sản xuất thực nhiều và tìm lợi nhuận tối đa; không nên bắt các xí nghiệp phải đảm nhận một nhiệm vụ không nằm trong chức năng tự nhiên của nó. Điều này có nghĩa là các qui định về trách nhiệm của các công ty phải thực sự là tối thiểu, phần còn lại là thỏa thuận giữa xí nghiệp và công nhân theo từng trường hợp. Nhà nước chỉ bảo đảm sự thực hiện đứng đắn của hợp đồng. Liên đới xã hội sẽ do nhà nước thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức thiện nguyện thuộc xã hội dân sự. Và nhà nước đảm nhiệm chức năng liên đới xã hội của mình qua thuế. Nếu thấy cần tăng thêm các trợ cấp xã hội, nhà nước sẽ tăng thuế, ngược lại, nếu thấy nhu cầu bớt căng thẳng nhà nước có thể giảm thuế. Và nhà nước sẽ phải có những sáng kiến để động viên xã hội dân sự đóng góp và tham gia vào các công tác liên đới xã hội.
Tới đây, để chấm dứt với huyên thoại về sự phức tạp và cao siêu của kinh tế, xin thêm vài ghi chú về lạm phát và thất nghiệp: Các vấn đề quản lý kinh tế có thể rất nhức nhối nhưng đều giản dị về mặt lý thuyết. Riêng hai vấn đề lạm phát và thất nghiệp thường hay gây một số ngộ nhận, các ngộ nhận này lại thường được các nhà kinh tế khuếch đại ra trong mục đích làm cho mình có vẻ thông thái hơn. Hậu quả là quần chúng hoang mang và nghĩ rằng đó là những vấn đề rất phức tạp.
Khẩu hiệu thông thường là chống lạm phát, nhưng chống lạm phát không có nghĩa là đem tỷ lệ lạm phát xuống số không. ở một mức độ thấp, lạm phát không những có lợi mà còn cần thiết. Thí dụ, một mặt, nhiều khi cần giảm lương công nhân trong một số ngành nghề đang suy thoái không còn khả năng sử dụng số lượng nhân công mà chúng đang sử dụng nữa để thúc đẩy các công nhân tự cố gắng di chuyển sang những hoạt động khác đang phát triển, có như thế sinh hoạt kinh tế mới năng động và không ngừng thích nghi với tiến hóa, có như thế kinh tế mới lành mạnh. Nhưng, mặt khác, các xí nghiệp không thể cắt giảm lương mà không gây bất mãn và xáo trộn. Giải pháp, cần thiết vì lý do tâm lý, là vẫn tăng lương mà thực sự là giảm. ở một mức lạm phát 5%, xí nghiệp (và cả nhà nước) có thể tăng lương cho công nhân (hay công chức) 2 %. Thực tế là lương đã giảm 3% và công nhân thấy rõ điều đó, nhưng sẽ không phản ứng giận dữ.
Khẩu hiệu thông thường cũng là toàn dụng, nghĩa là mọi người đều có công ăn việc làm, nhưng một tỷ lệ thất nghiệp quá thấp không cần phải ở số không, cũng làm cho các hoạt động kinh tế mất đi sự co giãn, và đưa tới bế tắc vì một mặt cản trở sự phát triển của các ngành cần công nhân, một mặt đưa tới tăng lương và lạm phát, chưa kể là còn không kích thích sự học hỏi và cầu tiến. Vả lại một tỷ lệ thất nghiệp thấp, ở mức 4% hay 5%, hoàn toàn có thể quản lý được trong một quốc gia đã dự trù các biện pháp liên đới xã hội. Vậy phải nói một cách bộc trực là quốc gia nào cũng cần duy trì một mức lạm phát vừa đúng và một tỷ lệ thất nghiệp thích nghi.Vấn dề khó là làm thế nào để định ra tỷ lệ lạm phát vừa đúng và tỷ lệ thất nghiệp thích nghi. Đây cũng không phải là một vấn đề lý thuyết mà chỉ là kết quả của một sự quan sát trong một thời gian dài. Hai tỷ lệ này thay đổi theo từng quốc gia, và trong mỗi quốc gia theo từng thời kỳ. Sau khi đã tìm ra các tỷ lệ này, đụng cụ chính để giữ lạm phát và thất nghiệp ở đó là lãi suất cơ bản. Một cách giản dị, trừ khi có những biến cố đặc biệt, khi lãi suất cơ bản được hạ thấp thì tín dụng và đầu tư sẽ gia tăng, kéo theo sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia và số công ăn việc làm, nghĩa là sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng đương thời cũng làm gia tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản tăng lên thì tín dụng và đầu tư sẽ giảm, lạm phát sẽ giảm nhưng hoạt động kinh tế cũng giảm và thất nghiệp sẽ tăng. Nhà nước, hoặc ngân hàng trung ương, phải hết sức thận trọng trong việc giảm lãi suất mặc dầu nó có tác dụng kích thích các hoạt động kinh tế vì kinh nghiệm ở mọi nước cho thấy chống lạm phát là một việc rất tốn kém, tốn kém gấp bội lợi ích có được vào lúc hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng.
Cần lưu ý một sự kiện mà chính quyền tại các nước phát triển nào cũng biết nhưng không nhìn nhận: tỷ lệ lạm phát thay đổi chậm hơn so với tỷ lệ thất nghiệp. Do đó các ngân hàng trung ương thường quan sát tỷ lệ thất nghiệp để có thể hành động nhanh chóng. Khi cảm thấy tỷ lệ thất nghiệp xuống quá thấp so với tỷ lệ thất nghiệp tối ưu họ gia tăng lãi suất để nâng số người thất nghiệp lên. Dĩ nhiên mục đích tốt là để trả lại cho kinh tế mức độ co giãn cần thiết và tránh lạm phát, nhưng thực tế là họ đã căn cứ vào tỷ lệ thất nghiệp để canh chừng lạm phát và cố tình gia tăng mức độ thất nghiệp khi thấy nó xuống quá thấp. Điều này họ làm và phải làm nhưng không bao giờ dám công khai nhìn nhận vì đối với công chúng nó quá phũ phàng. Họ biện bạch loanh quanh. Hậu quả là cuộc thảo luận về kinh tế càng trở thành khó hiểu. Nhưng cuộc tranh cãi về kinh tế trong các nước dân chủ thường hay rất sôi nổi vì chúng đụng chạm tới túi tiền của mọi người, và do đó được chăm chú theo dõi, chúng cũng rác rối vì phải dung hòa những quyền lợi mâu thuẫn, nhưng không phải vì chúng thực sự cao siêu và phức tạp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét