Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 003 ]
Bắc Ninh
― Chi tiết trang trí trên mái chùa Bút Tháp:
Con kìm là 1 đầu rồng trang trí nơi đầu nóc mái thường tận cùng bằng 1 vòng uốn lên cao và cuộn hình bồ dục về phía sau.
Ở đây trên nóc chùa Bút Tháp , con kìm lại cuộn về phía trước và có 3 tia lửa bốc lên.
― Détails de décorations sur les toits de Bút Tháp
La tête de dragon qui décore le bord de la faîtière des toitures des temples et des pagodes se termine généralement par une courbe convexe. Ici, à Bút Tháp, la courbe est concave et surélevée par trois flammes en pointe.
― Nơi góc mái cong gồm trước hết là đầu đao, 2 cạnh đao gặp nhau và bắt khớp vững chắc vào nhau thành ấu tầu. Đoạn có thanh gỗ mỏng đặt lên trên gọi là lá mái, đỡ hàng ngói chiếu ( ngói phẳng dẹt ). Ở đao góc mái cong V.N xếp nhiều tầng ngói chiếu rồi mới lợp ngói mũi hài, khiến góc mái càng vươn cao và càng cong. Sau cùng mới đặt đường bờ.
Đường bờ tận cùng ở nơi góc mái bằng những hình đắp hay gắn sành trang trí hình hoa lá cuộn lại là lá lan hay con giồng vươn theo đường cong thành 2 hay 3 nấc. Nếu hoa lá thì thường là lá lan đắp . Và ở đợt cong tận cùng thường đắp 1 đầu rồng nhỏ hay chỉ là 1 đầu mây cuộn.
― L'angle retroussé de toiture est constitué d'abord par la rencontre rectangulaire de deux petites planches de bois qui s'engrènent puis par une mince lame de bois qui se pose au-dessus pour servir de support au premier rang de tuiles plates. Ces tuiles plates s'accumulent en plusieurs assises à l'angle tant que l'angle se retrousse sous les tuiles de couverture. Enfin c'est l'arêtier avec des décorations en grès ou en plâtre qui s'harmonisent avec la courbe de l'angle.
― Đình Xuân Quan - H.Văn giang - T. Bắc ninh
Làng Xuân quan ở trên bờ tả ngạn sông Nhĩ.
Đình làng thờ Triệu Đà, dựng ở gần bến đò nơi mỗi lần đi tuần du ông thường qua sông ở đây. Kiến trúc đình như hiện nay có tính cách là quy mô 1 ngôi đền hơn là đình, được xây cất lại khoảng giữa T.K 19 và chịu ảnh hưởng kiến trúc Huế ở phần chính điện vì người đứng hưng công là viên cai tổng đã từng theo các quan lớn vào làm việc 1 thời gian dài ở Huế.
Ở đây là những toà nhà song hành dài bằng nhau làm mái trùng thiềm cổ đẳng (2 tầng mái), điệp ốc (2 mái nhà ghép lại với nhau). Hai dẫy nhà hành lang kèm 2 bên sườn cũng được trang trí và trổ cửa sổ theo hình dạng và những hoạ tiết Huế.
Riêng mặt tiền khu đình nhìn từ sân trước là 1 bố cục độc đáo hài hoà, đường bệ, gồm:1 cổng chính 3 gian, trên có lầu, với hai tầng mái cong.
2 cổng phụ xây cách 1 khoảng tường với 2 tầng mái đắp.
Rồi toà cổng bên lầu chuông, lầu trống xây ở 2 bên đầu sân.
Cổng xây với tường cánh gà và trụ góc xoè ra ở 2 bên. Trên xây lầu có đường diễu bọc quanh. Lầu có 2 tầng mái nhô lên như đứng chầu ở 2 bên sân. Và sân này cũng còn 1 giải tường hoa thấp xây ngăn cách với phần ngoài.
Sắc thái kiến trúc Huế pha trộn ở nơi đây được nhận thấy rõ ở cách trang trí nội ốc, nơi kèo xà, cửa gạch, ở những thiên tĩnh (khoảng trống giữa những nếp nhà) có bầy những đá non bộ, những cửa sổ hoa bằng gỗ chạm thủng, những ví kèo chạm nhiều hình triện có giát lá, những ván gió chạm nổi văn phòng tứ bảo (cuốn thư, ống bút, nghiên mực, triệu quạt) có tô mầu thuốc rực rỡ. Với hậu cung có những cây bài vị bằng gỗ to lớn, cổ rụt được sơn son thiếp vàng cũng đáng lưu ý.
― Dinh de Xuan Quan - D.Văn Giang - P.Bắc Ninh
Le village de Xuân Quan se trouve sur la rive gauche du Fleuve Rouge.
Le đinh dédié à Triệu Đà est construit près de l'embarcadère où il passait le fleuve au cours de voyages de visite du pays.
Le đinh actuel a l'apparence d'un temple plutôt qu'un đình. Il est reconstruit dans la première moitié du 19e siècle et subit l'influence de l'architecture de Hué dans ses principaux bâtiments, parce que le maître d'oeuvre a travaillé longtemps à la capitale des Nguyễn.
Ce sont des constructions à double toiture et le rapprochement de deux toitures pour en déverser l'eau de pluie sur une même gouttière. Les galeries latérales sont décorés et ont des ouvertures traitées en style Hué.
Cependant la façade de l'ensemble du monument est une composition originale et solennelle. Elle se compose d'un pavillon à étage de trois travées et à double toiture, accompagné de deux portes en maçonnerie de briques aux deux côtés puis de deux hautes portes à mirador qui se regardent des deux bouts de la cour d'esplanade. La cour est limitée en avant par une balustrade qui la sépare des gazons du parc.
― Cầu đá, làng Vân - H.Văn Lâm, T.Hưng Yên.
Vừa ra khỏi cổng làng là chục nhịp cầu đá băng qua con sông lượn bên ria làng.
Làng Vân, H.Văn Lâm, T.Hưng Yên là 1 làng chuyên làm đồ đồng, chế tạo mâm thau, nồi đồng, lư đỉnh, siêu, ấm.
Giữa làng là 1 dẫy hồ ao, đến cuối là đình làng. Con đường chính lượn quanh ven bờ và các xóm ngõ đổ ra. Lũy tre xanh vây kín quanh làng kể cả ven bờ sông và chỉ chừa lại cổng làng mở ra cầu đá 10 nhịp băng qua sông để đi sang chợ họp không xa làng.
― Vân est 1 village qui se spécialise par la fabrication des objets en cuivre: plateau, marmite, objets de culte: brủle parfum, etc..
Une série de mares occupe le centre du village. La voie principale du village contourne ces mares et conduit à l'unique porte du village. A peine sorti de la porte on franchit une rivière par un pont en pierre de 10 travées pour aller au marché qui n'est pas loin du village.
― Làng Trằm Khúc, H.Văn Lâm, T.Hưng Yên
Một lẫm thóc vách phên trát, mái dạ tròn. Sàn gỗ có cửa mở để hứng thóc.
Lẫm thóc này được dựng bên sân, xa nhà 1 khoảng cách để đề phòng hoả hoạn.
― Village de Trầm Khúc, D.Văn Lâm, P.Hưng Yên
Un grenier s'érige dans la cour devant la maison afin d'éviter la propagation de l'incendie. Sa paroi est en torchis, sa couverture en chaume. Son plancher est sur pilotis.
― Đình làng Xuân Đào, H.Mỹ Hào, T. Hưng Yên.
Đình dựng trên gò nhô ra sông có đường đi bên kia sông có cầu bắc qua đi vào đình, có đò đánh cá, có rặng nhãn, tầu cau và có những bụi tre xanh phơ phất trong tĩnh lặng của buổi ban mai.
― Đình de Xuân Đào, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên.
Le đình s'élève solitaire sur une éminence de terrain qui fait saillie sur la rivière où flotte une barque de pêche.
Des marchands vont au marché à l'ombre des bambous et un piéton en marche sur le pont dans le calme du matin.
― Nghè Bóng làng Thứa, H.Mỹ Hào, T.Hưng Yên;
Nghè lập trên 1 gò cây cao bóng cả như 1 cánh rừng nhỏ có cả gốc lim, cây lá mật (ngọt) và cây ràng ràng. Bên dưới mọc chen chúc những cây móc, cọ.
Một sập thờ đá với lưng dựa và tay ngai được xây trên đỉnh gò, 2 bên trước mặt là 2 hương án tế với đôi phỗng, đôi nghê và đôi voi quỳ đều tạc bằng đá. Tường hoa thì chồng hoa thị.
Tam quan xây nguy nga với 3 nếp lầu trang trí cửa sổ chữ thọ và đứng trấn trên nhiều bậc thềm gạch cao. Tam quan xây khoảng năm 1910.
Còn 1 khoảng sân nữa với tường và bình phong mới đi ra đường cái và con ngòi lượn vòng trước mặt.
bên trái Tam quan, 1 miếu thờ chư vị được xây nép dưới chân gò nghè và xa hơn chút nữa là quán nước phục vụ khách đi đường.Gò cây nghè Bóng đã bị quân Pháp dũi huỷ năm 1949.
― L'autel boisé du village de Thứa.
L'autel s'établit sur un mamelon boisé de grands arbres et de nombreux fougères en bas. Il se compose d'un grand trône en maçonnerie d'un grand lit de camps en pierre, des tables d'offrandes, des balustrades en maçonnerie, des statues d'orants, des éléphants agenouillés, des chimères en pierre. Une cours dallé et d'un grand portique à trois ouvertures et à étages qui se signale de loin en blanc sur les feuillages verts et touffus du bois.
Situé au bord de la route Hanoi Haiphong, le portique est séparé quand même de la route par une petite esplanade et des murs de délimitation.
Un petit temple est construit près de là et plus loin une auberge est prête à recevoir des passants.
Nhớ quê.
Quê cũ Mỹ Hào, quê cũ ơi.
Bao năm xa cách chốn chân trời
Bóng nghè thấp thoáng qua hồn mộng
Phố chợ ồn ào vẳng tiếng hơi
Eo óc tiếng gà trưa nắng hạ
Trăng khuya sáo nhạc điệu chơi vơi
Ngòi xưa uốn bọc hàng tre biếc
Cố lý xa vời biết mấy mươi!
Đường Hồng Châu xe qua ngựa lại
Gò cây xanh rủ bóng nghè xinh
Tam quan ánh nước lung linh
Một toà cổ miếu mấy bình hương hoa
Quán tranh khói tỏa nóc nhà
Nẻo vào phố chợ một toà tháp cao
Men đường uốn lượn giòng đào
Theo hàng trúc biếc lần vào xóm thôn.
- Village natal nostalgique
Mỹ hào mon pays natal
dont je suis séparé de longues années,
son sacré bosquet apparaît vaguement dans mes rêves.
Le brouhaha de son marché résonne légèrement du lointain
Le chant du coq se fait entendre à midi
Le cerf volant avec sa flủte joue sa musique languissante toute la nuit au clair de lune
L'arroyo en contournant les haies de bambou s'infiltre dans les hameaux du village.
Le bosquet sacré se tient au bord de la route Hồng Châu
Il mire son portique blanc environné de feuillages verts
Le cours d'eau qui contourne devant lui
Au pied du bosquet, un petit temple brille avec ses chandeliers et ses baguettes d'encens
et une auberge laisse échapper la fumée au-dessus de son toit de paille en attendant ses clients passants.
― Đại Bi Tự (chùa làng Thứa)
Chùa thờ tiền Phật, hậu thánh (thánh Pháp Vân)
Quy mô 1 ngôi chùa cổ với đầy đủ tượng pháp. Ở chính điện, tượng thánh Pháp vân ở hậu cung, tượng Hộ Pháp và bát vị Kim cương ở tiền đường, tượng thập bát La hán ở 2 dẫy hành lang.
Chánh điện tiền đường được xây lại tương đối mới, còn hành lang và hậu đường là kiến trúc còn lại từ T.K 17.
Trên nóc nhà hậu nối lên gác chuông, cột kèo vách sàn còn nguyên từ T.K 17 với đường nét đơn giản nhưng duyên dáng như những gác chuông cất dựng trên mái nhà hậu cung của thời này.
― La pagode Thứa se remarque par le culte de Bouddha en avant et le culte du Saint (divinité des nuages) en arrière.
Les deux géants et les huit statues de gardiens se tiennent au pavillon antérieur, les dix-huit arhats aux galeries latérales.
Le pavillon antérieur et le sanctuaire sont des reconstructions récentes tandis que les galeries et le pavillon postérieur sont des architectures du 17e siècle. Sur les toits du pavillon postérieur surgit un petit clocher en bois à quatre angles retroussées, d'apparence rustique mais gracieuse.
― Đình chùa làng Thứa - H.Mỹ Hào - T.Hưng Yên
Mái hậu cung đình với ngói mũi hài rêu bạc. Con giống sành mốc xanh bạc như đồng lên nước (Di chỉ kiến trúc T.K 18).
Tam quan và tháp chùa là kiến trúc tương đối mới xây khoảng năm 1935-1940.
― Vue aérienne des toits du đinh et de la pagode du village Thứa, chef lieu du district de Mỹ Hào.
Au premier plan, c'est la toiture du sanctuaire du đình couvert de tuiles en écailles et agrémentée de poteries figurant des chimères sur les arêtiers et de feuille stylisée à l'extrémité des coins de toiture. Les tuiles et les décors en céramique prennent avec le temps la couleur verdâtre des moisissures en contraste avec le clocher et la tour de la pagode qui sont relativement nouveaux.
― Cổng ngõ Tháp, Làng Dỵ Sỹ - H.Mỹ Hào - T.Hưng yên
Làng lập ở bên quốc lộ số 5: Hà nội, Hải Dương - Hải Phòng
Các ngõ đều đổ ra phố lập ở 2 bên rìa quốc lộ.
Từ năm 1940, tình hình chính trị có nhiều biến đổi, an ninh ở thôn quê không được bảo đảm nên ở làng Dỵ Sử (làng Thứa), các xóm ngõ phải lo chuyện phòng thủ, đầu ngõ mở ra đường phố đều có cây cổng. Cổng Ngõ Tháp vì vậy được thực hiện năm 1942 nhưng đến đầu năm 1947 bị quân đội viễn chinh Pháp đóng đồn ở đây phá huỷ.
― Portique de hameau au village Dy Sy, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên
Le village se trouve sur le bord de la route nationale nổ5 (Hanoi-Haiphong).
Le hameau se donnent sur la rue qui longe la grande route. De 1940, des évènements menacent la vie quotidienne. Il faut élever des portes de contrôle à l'entrée de chaque hameau. Le hameau de Tháp doit en conséquence élever son portique d'entrée en 1942 par l'étudiant Nguyên Bá - lăng. Ce portique a été démoli en 1947 par les corps expéditionnaires français.
― Nhà ông ngoại - L.Dỵ Sỹ, H. Mỹ Hào, T.Hưng Yên.
Nhà gỗ 5 gian: 3 gian chính và 2 gian buồng. Cột gỗ vuông, kèo hiên chạm mai hóa long. Tường hồi xây tam cấp uốn lượn quai xanh vành chảo.
1 đầu hiên xây bể chứa nước mưa, 1 đầu xây miếu thờ thổ địa.
― La maison du grand-père maternel est une construction en bois à trois travées centrales plus deux chambres. Les colonnes sont section carrée et les boiseries de la véranda sont sculptées de dragons investis en prunier
Les murs de pignons s'élèvent en gradins arrondis.
Une citerne est construit à un bout devant la façade, un autel s'élève à l'autre côté.
― Đền thờ Đoàn Thượng tướng quân. Bần Yên Nhân -H. Mỹ Hào - T.Hưng Yên
Đoàn Thượng tướng quân là 1 trung thần cuối triều Lý. Sau khi tử trận được mai táng tại làng Yên Phú và dựng đền thờ ở ngã ba sông tại đây.
Tướng quân người làng Hồng Thị, H.Trường Tân ( phủ Thượng hồng, Hải Đông xưa ) , là con của bà vú nuôi vua Lý Huệ Tông. Nhà Lý mất, ông vạch ranh giới của châu mình để tự chiếm giữ , chống nhà Trần. Thái sư nhà Trần là Trần Thủ Độ, bề ngoài giả bộ hoà với ông, nhưng ngầm bảo Nguyễn Nộn đem binh đánh úp.
Ông bị đao chém trúng, đầu chưa đứt hẳn, ông bèn cởi dây lưng mà cột đầu lại, chạy đến làng Yên Phú (nay thuộc H.Mỹ Hào, Hưng Yên), gặp 1 cụ già áo mão chững chạc, chắp tay đứng bên lề đường mà thưa rằng: -"Tướng quân trung liệt nghĩa khí, thượng đế đã chọn người rồi đó". Đoạn chỉ một cái gò ở ấp bên cạnh mà nói -"Đó là chỗ huyệt thực của tướng quân vậy, xin người chớ quên". Đoàn tướng quân nhận chịu, đến chỗ ấy, xuống ngựa, gối giáo mà nằm. Một lát, kiến mối đùn đất lên, chôn lấp ông. Dân làng bèn lên cốt mà thờ phụng. Sau bị nước lụt, miếu đổ, tượng trôi đến làng Yên Nhân. Làng này dựng đền mới để thờ.
Trong đền có đôi câu đối của bà Đoàn Thị Điểm:
Thanh miếu tuế thời hương, lăng cốc bất khai canh hoàn cực.
Hồng châu kim cổ lộ, cương thường sức khởi vãng lai nhân.
(Khói hương thanh miều hằng năm, tiết nghĩa nêu cao đời tỏ rạng,
Đường xá Hồng Châu muôn thuở, cương thường bật sáng khách gần xa)
Cồng đền nhìn ra quốc lộ số 5 Hà nội-Hải Phòng và dựng ngay sát 1 cây cầu.
Cổng gồm 1 nhà 1 gian 2 chái, 2 cổng phụ xây gạch và 2 cây trụ ở ngoài cùng. Trong cổng chính có đắp 4 tượng quan đứng chầu mặc giáp phục, đeo binh khí và đội 1 kiểu mũ quan võ bằng đầu kín gáy. Mặt tiền toàn khu cổng được trang trí phong phú và tô mầu thuốc ngũ sắc.
Đền này đã bị hoàn toàn phá huỷ trong cuộc chiến 1947-1948.
V.T.C năm 1942
― Temple de Đoàn Thượng
Đoàn Thượng est un chef militaire fidèle à la dynastie de Ly dont il servait les derniers monarques.
Mort au champ de bataille, il est enterré au village Yên Phú et un temple est élevé en son honneur au confluent de deux rivières près de là. Le portique du temple, se dresse sur le trottoir de la route Hanoi-Haiphong à côté d'un pont. C'est un pavillon d'une travée plus deux penchants accostés de deux portes auxiliaires et deux pylônes d'apparat. Dans le pavillon se tiennent debout les statues de quatre gardiens armés et portant un casque militaire dont le haut est en plan. L'ensemble de cette entrée de temple est richement décoré.
― Đình Hiến Phạm - H.Yên Mỹ - T. Hưng Yên
Đại đình bình đồ chữ nhật nằm, kiểu cổ có sàn gỗ và con bọ đỡ dầm sàn, chấn song vây quanh dưới mái rộng vươn cong nơi đầu góc. Phía trước đại đình xây thêm nhà tiền tế. Dọc theo tường, 2 bên nhà tiền tế dựng nhiều bia đá chứng tỏ làng Hiến Phạm văn học. Làng là tổ quán của bà Đoàn Thị Điểm và họ Đoàn.
― Le đình de Hiến Phạm - D.Yên Mỹ - P.Hưng Yên.
C'est une assemblée de deux bâtiments rectangulaires. La grande salle de réunion plus vielle est munie de planchers sur pilotis et des claires-voies en bois.
Le bâtiment qui précède est la salle des prosternations, il y a de nombreuses stèles de pierre le long des murs latéraux. Ils ont tous deux de grands toits qui se retroussent aux angles. Hiến Phạm est le village natal de la poétesse Đoàn Thi Điểm.
― Chùa Thanh Xá - H.Mỹ Hào - T.Hưng Yên.
Chùa thờ Phật và thánh Pháp Vũ (Tứ Pháp)
Đặc biệt là tam quan ở đây làm tới 3 tầng mái cong và ở bậc thềm còn đôi sấu đá cổ.
Làng Thanh Xá là quê hương của họ Lê khoa bảng và Lãn Ông là tổ sư y học Việt Nam về T.K 18.
― Pagode de Thanh Xá, D.Mỹ Hào, P.Hưng Yên
C'est un temple dédié à Bouddha et au saint Pháp vũ (Génie de la pluie)
Il est à remarquer que le portique de la pagode est une construction à triple toiture et qu'il reste une paire de chimère en pierre aux marches d'entrée. Thanh Xá est le village natal de Lê Lãn Ông (18e siècle), célèbre maître de la médecine vietnamienne.
― Đền Thiên đế dựng ở làng Liêu Trung, H. Yên Mỹ, T.Hưng Yên, trên một gò cây muỗm cổ thụ , lá cành xanh tốt và nhìn xuống 1 giếng nước và dòng sông Nghĩa trụ. Tương truyền đền xây trên nhà đất của Trương Ba, vua cờ thời Trần? Đền dựng trên gò cao, đại bái và chính điện đều 5 gian 2 chái, mái cong trùng thiềm nên từ dưới đường đứng nhìn lên càng thấy vẻ nguy nga và óng chuốt của ngôi đền. Nhưng toà đại bái và điện chính làm bằng gỗ theo kiến trúc cổ truyền đã được tu sửa hồi đầu T.K 20. Duy cổng đền rất có thể là di vật của thời Mạc do Mạc Ngọc Liễn? là người đã công đức cho xây cất lại ngôi đền . Cổng làm kiến trúc 3 gian có hiên trước, hiên sau, mái trùng thiềm, tường hồi bít đốc. Tường xây gạch Bát tràng để trần miết mạch nhưng phần bên trên xây cấp tai tượng và đắp hổ phù nổi trên mặt gạch lộ vẻ dữ dằn, dọa nạt, nhưng phải công nhận là bố cục hình đắp khéo léo ,mỹ thuật.
Từ đại bái nối vào chính điện làm kiểu chữ công. Hai bên là giải vũ. Hai bên hông chánh điện mở những cửa sổ trồng gạch chữ thọ gài hoa, giắt lá khéo đẹp.
― Le temple de Thiên đế édifié au village Liêu Trung, D.Yên Mỹ, P.Hưng Yên est dédié à Indra, dieu des échecs sur l'emplacement de la maison de Trương Ba, roi des échecs au temps des Trần (14e s), après la rencontre de celui-ci avec le dieu.
Le temple est construit sur un mamelon boisé et se mire dans un étang et une rivière qui coule devant. De la route, on admire le double toit du temple qui se retrousse aux angles derrière l'imposant et original portique aux pignons décorés en haut relief d'une face de dragon. Ce portique aurait été un oeuvre de don d'un général des Mac. Mac ngọc Liễn au 16e siècle.
― Đình Trai trang - H.Yên Mỹ - T.Hưng Yên
Là 1 trong 3 đình đẹp ở sở tại, H.Yên Mỹ - T.Hưng Yên.
Hậu cung làm 1 mái góc cong vươn ngay trên tường xây gạch Bát tràng để trần mầu nâu tím miết mạch mầu xám tro. Đặc biệt ở đây là trổ cửa sổ vuông trồng gạch kiểu hoa hồi với 4 góc uốn vuông chữ triện.
― Le đình de Trai Trang - D.Yên Mỹ - P.Hưng Yên est un des trois fameux đình de Yên Mỹ. Le sanctuaire est un pavillon dont la toiture se relève aux angles et dont les murs sont de beaux appareillages de briques apparentes.
Il est à remarquer que les fenêtres des murs latéraux sont une composition de maçonnerie d'un beau et original dessin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét