Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 005 ]

Hà Đông


― Đình Kẻ - L. Đại Cát - P.Hoài Đức
Cổng đình là 4 mái có góc cong vưon lên bốn đầu trụ gạch nhưng điều đặc biệt ở đây là có hai cây trụ
lồng đèn áp ở hai bên đầu hồi và đây là kiểu cổng đình đặc biệt của vùng Từ Liêm, Hoài đức, T.Hà Đông. Trước cổng là đường làng, hồ sen, và cánh đồng:
Sân đình giãi toả bóng cây,
Hương sen toả ngát hây hây gió đồng.

― Le đình Kẻ -D.Hoài Đức - P.Hà Đông
Le porte du đình est un pavillon dont le quatre angles de la toiture s'incurvent entre les deux pylones de maçonnerie qui s'élèvent aux deux bouts de la toiture: C'est une conception d'architecture de porte de đình spécial pour la région.


― Cổng đình Phú Gia - H.Từ Liêm - T. Hà đông

Cũng giống như cổng đình Kẻ, cổng này có hai trụ lồng đèn kèm hai bên đầu hồi mái cổng, nhưng trên sống nóc ở đây, có đắp lưỡng long chầu nguyệt và trụ tường ở đây xây gạch Bát tràng da sành nâu tím để trần bắt mạch.

― Porte du đình de Nhật Tân - D.Từ Liêm
Pareille à la porte du đình Kẻ, la porte du đình de Nhật Tân a deux pylones qui enserrant la toiture de la porte. Ce qui diffère ici, c'est que le faitage est orné de deux dragons qui se regardent avec un cercle flammé au milieu et que les murs, piliers et pylones beissent apparentes leurs briques.


―  Đình Tây Tựu - H.Từ Liêm - T.Hà Đông

Đình được kiến trúc theo phương thức cổ truyền là một nhà họp chung cho làng. Bình đồ chữ nhật gồm năm gian hai chái, 12 cột cái, 20 cột hiên, sàn gỗ với lan can diễu quanh dùng làm lưng tựa. Sàn gỗ ở đây đặc biệt là làm cao nên phải làm thang để trèo lên.

Thềm hiên bó đá làm hai cấp và có cặp sấu đá ở hai bên làm thành bậc bước vào gian chính giữa. Góc đao được đỡ bên dưới bằng mảnh tường xây gạch Bát tràng để trần.

― Le đình de Tây Tựu est construit d'après les principes classiques d'une maison communale ancienne: plan rectangulaire avec cinq travées plus deux appentis, douze colonnes principales et vingt colonnes de véranda, plancher en bois sur pilotis avec de fines balustrades sur les bords.

Les planchers sont si hauts qu'il faut monter des escaliers . Le soubassement est fait en pierre en deux niveaux et deux chimères en pierre bordent l'entrée principale. Les angles de toiture sont soutenus par un bout de mur de briques apparentes.

Les sculptures et les décorations du đinh ont été offertes par une dame de cour originaire du village. Elle a fait copier les modèles dans des palais royaux pour les reproduire ici. Reconnaissant de ce bienfait , le village a édifié un autel en son honneur et à ses deux enfants.


― Đình Tây Tựu - H. Từ Liêm - T. Hà đông

Theo tương truyền đình được dựng từ thời Trần do lệnh của Thủ Độ.

Triều Lê Vĩnh Thịnh (1706 -1719), có bà phi huý là Nguyễn Thị Kim Chấn đã sai thợ chép kiểu trong cung điện về chạm trổ cho đình làng. Vì vậy, để ghi công ơn bà, làng đã dựng một ngôi miếu bên đình để thờ bà và hai con bà.

Những nét chạm trổ rất tinh vi và hình chạm rất sống động vì những hình người và vật như  đang vùng vẫy nô nức nhẩy múa trong lễ hội tưng bừng nhộn nhịp.

V.T.A.C. sách Pagode, temples et maison de culte de Hađong.

―  Le Đình de Tây Tựu - D. Từ Liêm - P. Hà đông.

Le đinh a été érigé diton sous les Tr6n à l'ordre de Thủ Độ - le créateur du règne de Trần.

Sous le règne de Lê Vĩnh Thịnh, une concubine seigneuriale nommée Nguyễn Thị Kim Chân donne l'ordre aux menuisiers de l'inspirer des décorations des palais de la cour pour décorer le dinh de son village.

En remerciant ce bienfait, le village a élevé un petit temple à côté du dinh en l'honneur de la dame et de ses deux enfants. Les hommes et animaux semblent vraiment s'animer sous les traits merveilleux de la sculpture.


― Miếu Quận công Đỗ Lịch ở Cầu Tiên - H.Thanh Trì - T.Hà đông.

Miếu dựng bên quốc lộ số 1 và gần khu hồ Linh Đường, nhỏ bé tầm thường dưới bóng những cây lá bùm tum. Nhưng có đôi chó đá ngồi chầu hai bên cửa vòm bước vào và có 1 cây bia đá kiểu cách thật đặc biệt dựng ở trước mặt. Bia dựng năm 1666 là cây cột bát giác dựng trên hai cấp đế: đế dưới là 1 kỷ vuông chân quỳ thắt cổ đẳng để trên là một mặt đài bát giác nằm trên một đài lợi chuông tròn chạm cánh sen. Tám mặt thân cột đều chạm thành ô trang trí bên dưới và khắc chữ hánvề tiểu sử công trạng  và lòng trung quân của quận công. Bia đội 1 tán bát giác và chỏm đều được chạm trổ trang trí tỷ mỷ.

Cây bia này đã được đưa về Bảo tàng lịch sử Ở Hà nội .

― Petit temple du duc Đỗ Lịch à Câu Tiên -D.Thanh Trì;

Erigé à côté de la route nationale nổ1 et près du lac Linh Đường, le temple est une modeste construction de mâçonnerie de briques qui s'abrite derrière une clairière de plantes et d'arbustes.

Deux chiens de pierre gardent l'entrée et un admirable inscrit en pierre se tient devant le temple. C'est une colonne octogonale à corniche supportant un vase d'encens en haut et plantée sur trois niveaux de piédestal dont le premier octogonal, le second carré et le troisième dodécagonal. L'ensemble est décoré minutieusement et le fủt incisé de caractères chinois.
Ce pilier a été transféré au musée historique de Hanoi.


―  Đình Linh đường - H.Thanh Trì - T. Hà Đông
Hồ Linh đường hình vầng trăng khuyết
Đất Linh đường phát tích bà phi.
Làng Linh đường là quê hương của bà Thái phi Nguyễn Từ Trạch (sinh ra chúa Trịnh Sâm). Tương truyền là bà đã xin một hành cung của chúa Trịnh đem về cung tiến làm đình cho làng. Đình dựng ở vị trí gần như trung tâm hồ bán nguyệt  Linh Đường. Kiến trúc bình đồ chữ công, tường hồi bít đốc nhưng tường xây gạch Bát tràng để trần miết mạch. Bên trên nơi cửa thông gió ở đầu hồi hậu cung có gắn ô gạch nung vuông cở 0,80 x0,80m lồng vòng tròn, chạm thủng chữ thọ giắt hoa lá là một bố cục đẹp mầu gạch non.

Khung sườn bên trong được bào gọt trau chuốt chạm trổ tinh tế. Những cửa võng trang trí hai bên ống muống và mặt sau toà đại bái được chạm trổ những đường triện cuốn cùng lá giắt đẹp một cách trang trọng mà vẫn thanh nhã. Ở bậc thềm có đôi rồng đá kích thước cỡ 1mx1m,50x 0m,25.. Rồng giống rồng ở tam quan văn miếu Hà Nội cũng lội trong sóng nước, mây tản nhưng hoa mỹ, sắc sảo hơn.

―  Le đinh de Linh Đường
Le village de Linh đường est le lieu de naissance de Mme Nguyễn Từ Trạch (mère du seigneur Trịnh Sâm). Elle a obtenu du Seigneur Trịnh le don d'un palais de passage pour en faire un đinh à son village.

Le đinh est élevé au point central du lac de Linh Đương qui a la forme de croissant.

De plan en H couché, le đinh s'entoure de murs de briques apparentes avec des carreaux de fins décors en terre  cuite en haut du pignon. Le charpente à l'intérieur est bien travaillée avec de beaux encadrements de portique sur légers balustrades en bois.


―  Nhà thờ Ức trai tiên sinh ( Nguyễn Trãi )

Nhà có 3 gian chính và 2 gian phòng, tường hồi bít đốc như các nhà tường gạch mái ngói khác. Duy sau lưng có xây thêm một chuôi vồ để làm hậu cung và ở giữa bờ nóc có một mặt nhật bốc lửa tỏ rằng đây là nhà thờ một danh nhân lịch sử. Cổng vào là 2 cây trụ gạch đội lân chầu, nay được thay thế bằng một cổng xây lầu giả nguy nga hơn.

―  Le temple commémoratif de Nguyễn Trãi au village Nhị Khê - P. Hà đông.

C'est une maison de trois travées centrales accostés de deux chambres, une construction en T avec murs de pignons, toit de tuiles plates en écaille comme les autres constructions civiles. Seul un cercle enflammé en maçonnerie décore l'arrêtier dénonce que c'est un temple commémoratif d'un personnage historique. L'entrée est marqué par deux pylones qui sont remplacés aujourd'hui  par un portique  en étage.


―  Cổng làng Ước Lễ - T.Thanh Oai - T.Hà đông.

Đây chỉ là một cổng làng, nhưng xây cao, bề thế không khác gì một cổng thành với nhịp cầu xây ở ngay trước mặt , mà là một cổng đẹp.

―  Portique du village de Ước Lễ - D.Thanh Oai - P.Hà đông.

C'est une porte de village mais munie de pavillon de garde à l'étage et d'un pont enjambant la cours d'eau en avant. Elle s'apparente à une porte de citadelle et c'est une grande et belle porte de village.


―  Chùa Bối Khê - H.Thanh Oai - T.Hà Đông

Toà thượng điện chùa được kiến trúc từ thời Trần. Mặc dù được trùng tu nhiều lần nhưng nhiều bức chạm gỗ vẫn là nguyên tác của thời này và cả phong dạng lẫn kỹ thuật của thời này vẫn được tôn trọng. Chẳng hạn như bẩy hiên và bẩy đao ở đây được kết cấu bằng 3 đầu phiến gỗ chồng chất lên nhau và nhô đầu ra là kỹ thuật kiến trúc đương thời còn nhiều gỗ. Cây bẩy góc được củng cố bằng cây xóc nách như ở thượng điện chùa Dâu ở Thuận Thành (Bắc Ninh).

Ở toà hậu cung này có những điểm riêng đáng để ý: Mảnh tường xây bít dưới thanh xà hạ dưới vách đố lụa được trổ lỗ thông hơi chữ thập và trên thân nền thượng điện cao nên đưọc chia ô ra để đắp những họa tiết trang trí và ở góc đắp thần điểu Garuda.

―  Pagode Bối Khê - P.Hà đông

Le sanctuaire est une architecture de Trần (12 et 13e siècle). Il a été restauré plusieurs fois mais nombreux sont les sculptures sur bois y restent intacts, de même que la technique et le style sont de l'épaque. Par exemple le support des auvents est composé de la compilation de trois pièces de bois qui s'avancent progressivement est une technique architecturale de cet ancien temps qui dispose d'abondances bois.

Il est à remarquer en outre que la mâçonnerie en bas du cloison est trouvée de croix pour la ventilation et que le soubassemnet est décoré de panneaux de bas relief en plâtre et un garuda aux angles.


― Chùa Bối Khê - H.Thanh Oai -T.Hà đông: Hậu cung, miếu thờ Bình An pháp sư Nguyễn Lữ

Hồi quân Minh chiếm đóng nước ta, phá chùa, đốt xác pháp sư, chúng bị trân mưa độc (mưa dính máu) đổ xuống, mắc bệnh dịch, chết hại nhiều nên chúng sợ hãi; phải đắp lại cốt tượng và dựng lại miếu thờ để tạ tội.

Miếu thờ đến ngày nay còn thấy rõ đường nét kiến trúc thời Minh trong bộ khung sườn gỗ với những bộ con sơn chồng  đấu chạc la chìa mũi tua tủa ra xung quanh dưới mái.


―  Cổng chùa Bối Khê - H.Thanh Oai - T.Hà đông

Thông thường cổng chùa là tam quan ( 3 cửa)., nhưng ở đây được xây rộng ra thành 5 lối vào: ở giữa cao lớn nhất rồi chiều cao rộng thấp dần rồi tận cùng bằng một cây trụ lồng đèn xây vuông . Những mảnh tường nối các cổng đều được trang trí bằng những hình đắp : ngựa rồng và voi tô mầu thuốc ngũ sắc.

Cổng nào cũng đắp trụ câu đối kèm 2 bên lối đi và có lồng đèn ở 3 cổng lầu. Cổng này xây vào thập niên 1920-1930 là thời ưa chuộng đắp vẽ trang trí và tô mầu sắc.

―  Le portique de la pagode Bối Khê

D'ordinaire, le portique de pagode a trois ouvertures, mais ici il se développe en cinq ouvertures. L'entrée principale se trouve au milieu , grande et plus haute que les autres La hauteur et l'importance diminue au fur et à mesures avec les portes secondaires. Les entrées sont reliées entr'elles par des pans de mur décorés d'éléphants de dragons et des chevaux.

Les entrées sont accostées de pylones et des sentences parallèles aux caractères chinois. L'ensemble se termine aux deux bouts également par  des pylones de mâçonnerie.


― Quảng Nghiêm tự ( chùa So, chùa Trăm gian) - L.Tiên Lữ - H.Chương Mỹ - T.Hà đông.

Ở đây có những ngôi tháp cổ kiểu dáng độc đáo khác các nơi.

Tháp lớn, mái cong xây làm 3 cấp: 2 cấp mái khum, cấp thứ 3 thẳng dùng để cho bầu rượu chỏm tháp. Tháp nhỏ: mái cũng xây vòm khum đội 1 tầng nhỏ làm chỏm tháp.

―  La pagode So - D.Chương Mỹ - P. Hà đông.

Il y a ici des anciens stupas originaux par leur forme et leur style.

Le grand stupa se termine en 3 niveaux de sommet dont deux en toiture curvilique et le dernier en un sorte de calebasse.

Le petit stupa se termine lui aussi par deux toits curvilique et  plat au sommet.


― Chùa làng Cao Mật - T.Hà đông.

Gác chuông ba tầng mái với hai đầu hồi tam giác trên mái thừ ba là kiểu kiến trúc hiếm hoi.

Gác chuông này nay được di chuyển để dựng lại ở chùa Thiên Trù (Hương Tích) với hình đắp trang trí những góc đao và ở những đầu hồi một cách rườm rà phong phú hơn.

― La pagode de Cao Mật - P.Hà Đông.

C'est rare de trouver un clocher à triple toiture avec un double bout de toiture sur le troisième toiture comme ici.

Ce clocher a été déplacé à la pagode Hương Tích (des Parfums) en 1980 où il est couvert aux toits de décorations plus riches et plus compliquées.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét