Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 016 ]

Sơn Tây 1

Đền Hát Môn

Tay tiên phất ngọn cờ đào
Sáu mươi thành quách thu vào một tay.

Cờ quân gặp bước không may.
Than ôi sông Hát nước nay là mồ.
Mảnh gương tiết nghĩa chưa mờ.
Muôn thu mặt nước TâyHồ vẫn trong.

― Đền dựng ở cửa sông Hát, nơi ghi dấu tích đậm đà về cuộc khởi nghĩa của Hai bà đánh đuổi Tô định năm 40 thu phục 65 thành.

Qui mô đền ở đây rộng rãi. Chính điện xây kiểu chữ đinh 2 tầng mái, tường hồi bít đốc, phần dưới xây gạch Bát tràng để trần. Trước mặt có xây thêm nhà tiền tế cũng 5 gian tường hồi bít đốc nhưng 1 tầng mái. 3 gian giữa để trống thoáng , 2 gian đầu xây tường trổ cửa trồng gạch hoa. Trong sân trước mặt có xây 2 bàn thờ phụ và dựng 2 nhà tả hữu vu có hàng cột gạch Bát tràng để trần viền cạnh và đầu đắp đấu ngay ngắn và cổng đền làm như 1 căn nhà 3 gian tường hồi bít đốc  được xây đắp trang trí những đường bờ, cột trụ cửa sổ thật khéo léo hoa mỹ với cổng phụ mở ra ở tường cánh gà thước thợ xây nhô ra phía trước.

— Le temple Hát Môn.

C'est un grand temple dressé à l'embranchement de la rivière Hat môn et du Fleuve Rouge, endroit historique de soulèvement des deux soeurs Trưng. Le sanctuaire est un bâtiment en T à double toiture qui présente des pignons dont la partie inférieure laisse visibles leurs briques. Le pavillon qui précède a également cinq travées dont trois sont largement ouvertes. Les deux bouts présentent des murs en façade percés de fenêtres en claustras. La cour du temple est bordée de deux pavillons latéraux et un beau portique s'expose en avant.

Cổng đền Hát Môn

―  Cổng đền Hát Môn là 1 kiến trúc 3 gian, tường hồi bít đốc với đấu  cái, đấu con,và tường kéo dài ra 2 bên. Tường có khung bảng đắp voi chầu rồi 2 bên là cổng phụ uốn vòng cung có mái đắp với 2 cây trụ mở ra ở 2 tường cánh cánh gà thước thợ nhô ra phía trước. Ở cổng chính gian giữa làm lối đi với cánh cổng gỗ lớn. 2 bên là cửa sổ đắp khung lồng chữ thọ, có đắp giá ban thờ bên dưới và khung giá bên trên. Trụ xây ở bên để gạch trần trong khung chỉ đắp cũng là đặc điểm của đền này.

— Le portique est constitué par un pavillon à trois travées et deux entrées secondaires pratiquées à travers des murs latéraux élevés en angle en avance des deux côtés du pavillon. Le mur est décoré d'éléphants en bas relief des deux côtés de l'entrée principale et des pylônes des deux côtés des entrées secondaires.

L'entrée principale est un pavillon à trois travées et à pignons. La travée médiane est une porte largement ouverte. Les travées latérales ont en façade des fenêtres richement décorées.


― Cầu ở gần tỉnh lỵ Sơn Tây.

Cầu quán sàn gỗ, ngói lợp, chân choãi. Lan can lưng dựa dựng trên ghế ngồi.

Cầu gồm 13 nhịp, có cửa cuốn mở ra qua tường đá ong ở 2 đầu cầu. Tường xây cấp tai tượng tuy đơn sơ, biểu lộ đường nét Sơn Tây.

—  Un pont couvert près de Sơn Tây.

C'est un pont couvert de tuiles, à charpente et plancher en bois, possédant un siège et un dossier sur les deux côtés.

Le pont a treize travées et présente des entrées en arc plein cintre, ouvertes sur des murs de pignon construit en latérite. Le pignon présente des décors de niches rectangulaires et des proéminences au sommet et sur les bas côtés.


― Đình Tiên Huân -Sơn Tây

        Vách đố lụa, 2 tầng mái cong với đường bờ gắn gạch hộp hoa chanh, mái đao đắp diệp hoá long, đầu rồng thành 3 nấc. Đầu đốc đắp hổ phù và 2 bên chân dốc và đầu bờ dốc mái dưới đắp con sấu.

—  Le đình de Tiên Huân à Sơn Tây

Le đinh possède une charpente et une cloison en bois, et présente une toiture à deux niveaux qui se relèvent aux angles. Les arêtes sont ajourées, les extrémités des angles se terminent en trois saccades par des feuillages stylisés en dragon. Les bouts de la toiture sont décorés d'un dragon vu d'en face. Les deux extrémités des solives de la deuxième toiture sont décorées de licornes.


― Cầu Ngo - H. Tùng Thiện - T. Sơn Tây

Cầu làm theo kiểu gọi là "thượng gia hạ trì" (trên nhà dưới ao), nhưng đích thực là quán ngói bắc trên sông nên có thể gọi là cầu quán. Những cầu quán này còn thấy bắc ở mấy nơi nữa trên sông Tích giang, gần thị xã Sơn Tây và trong vùng.

Trưa hè oi bức mà gặp được cầu quán này giữa nơi đồng trống mà dừng chân nghỉ mát thì thật là lý tưởng.

—  A l'intérieur du pont Ngo - D.Tùng Thiện - P. Sơn Tây

Le pont couvert est le lieu de repos idéal pour les agriculteurs et les passants, aux heures torrides de l'été.

— Chùa Ngọ est une ancienne pagode

La couverture des galeries latérales et postérieures descend si bas que l'on doit baisser la tête pour entrer à l'intérieur. Le clocher, qui surgit de la toiture de la galerie postérieure, est une belle construction en bois, présentant des balcons en appentis sur les quatre colonnes principales et des angles de toiture qui se retroussent gracieusement.

A l'intérieur du bâtiment principal, on découvre de remarquables sculptures sur bois et de belles statues telles que celle de Quan Am tống tử (Avalotikesvara et un bébé)


― Miếu Ngo ( Ngô sơn miếu ) - H. Tùng Thiện - T. Sơn Tây .

      Miếu lập ở sườn phía tây nam 1 gò đất rộng, cây cối um tùm, xanh tốt như 1 cánh rừng nhỏ. Phía sau miếu là Ngô sơn tự là 1 ngôi chùa cổ rộng lớn kiến trúc thật thấp cổ kính có nhiều chi tiết đặc sắc.

Miếu thì nhỏ hơn nhiều nhưng kiến trúc cũng rất đáng lưu ý: bình đồ kiểu chữ công. Hậu cung xây tường hồi bít đốc với đấu chỏm, trụ nanh cổ điển. Cửa cuốn đi vào chỉ cao có 1,50m. Tiền bái mái cong vươn như bay trên những cây cột giữ nguyên vẻ thiên nhiên cong queo không cần thẳng nhẵn như những cột bên trong. Sân lát gạch làm thụt xuống ở trước mặt và 2 bên làm tả, hữu vu đầu hồi mở cửa cuốn trông tựa như quán chợ.

Miếu thờ Tản viên sơn thần ghi nơi mà theo truyền thuyết thì Ngài thường hiện ra đi du ngoạn và dừng trú nơi đây được coi là Ngô sơn danh thắng địa.

—  Le temple Ngo - P. Sơn Tây

Le temple, bâti sur une colline à l'ombre d'un bosquet, est dédié au génie Tản Viên. On dit que ce dernier s'arrêtait souvent ici pour se reposer .

Le temple n'est pas grand mais a quand même un plan en H. Le pavillon antérieur possède trois travées principales et deux appentis, une toiture de tuile à angles relevés qui sont supportés par des troncs d'arbre torsadé.

Le bâtiment médian présente des murs latéraux. Le sanctuaire, en arrière, est un bâtiment à pignons avec des décors au sommet et des pylônes de maçonnerie sur les deux côtés.

La cour dallée semble s'abaisser devant le temple. Elle est bordée des deux côtés par des pavillons ayant la forme de halles, avec une entrée libre, au pignon surmontée d'un auvent en maçonnerie.


― Văn miếu Sơn tây lập ở làng Mông Phụ. H. Tùng Thiện gần tỉnh lỵ Sơn tây dưới triều Minh Mạng (1820-1840) nên có đường nét kiến trúc triều Nguyễn nhất là toà điện chính: điện Đại thành làm mái trùng thiềm, cột kèo thanh nhỏ và có tô mầu thuốc ngũ sắc lên những ô chạm trang trí sườn nhà.

Những lầu chuông, lầu khánh xây ở hai bên sân, dưới bát giác trên vuông: 4 mái chụm lại nơi chóp đình, vươn cong 4 góc và cổng văn miều xây theo kiểu tam quan thì lại bộc lộ cá tính địa phương giầu tình cảm, giầu sáng kiến.

— Le temple de la littérature de Sơn Tây a été construit dans les environs ouest de la ville, sous le règne de Minh mạng (1820-1840). Il a subi l'influence de l'architecture des Nguyễn, surtout au bâtiment principal de culte. C'est une construction à double toiture, ayant une élégante charpente décorée des panneaux peints de diverses couleurs. Cependant les deux pavillons à étages construits aux sur les deux côtés de la cour principale qui servent de penderie, l'un à la cloche, l'autre au tambour et le portique du temple à trois ouvertures sont des architectures qui soulignent un style local plein d'originalité.

―  Đình Phùng Thượng

Là 1 kiến trúc có nhiều nét độc đáo. Đình làm bình đồ chữ công  ^ :

Tiền bái hay đại đình chỉ là 1 toà mái rộng lớn nhưng ống muống và hậu cung nhỏ hơn lại làm 2 tầng mái trùng thiềm. Ở đại đình làm sàn gỗ, dưới xây bít trên làm lan can gỗ nhưng kiểu cách khác nhau ở mỗi gian. Những góc nhà tiền tế, hậu cung được xây tường góc khá lớn trổ những ô cửa thông gió theo những hoạ tiết ô cửa lồng nhau  thành những dạng góc trang trí khéo léo. Trước mặt tiền tế có xây tường cánh gà bao quanh sân:

Tường bao hai bên và trước sau đình cũng được trang trí bằng những ô trổ lỗ theo những hình dạng khác nhau và cổng nhỏ bên nách đầu đình cũng là 1 tác phẩm xây cất kiểu cách độc đáo;

—  Le đình de Phùng Thượng est une construction qui possède des traits originaux. Son plan est en H. La partie antérieure est couverte d'un grand toit et présente des planchers en bois sur pilotis, munis de balustrades sur les bords.

La partie postérieure est couverte d'une double toiture. Les angles des toitures, qui se relèvent, sont supportés par des murs d'angle où des hexagones décoratifs ont été creusés. Des murs d'angle bordent également les deux côtés du bâtiment principal.

Le mur de clôture est agrémenté par des panneaux perforés de diverses manières et le petit porche latéral qui s'y trouve est une belle et originale construction.


Làng Phùng Thượng. H.Phúc Thọ. T.Sơn Tây

―  Voi ngựa đá làng Phùng Thượng. H.Phúc Thọ. T.Sơn Tây

Bên dia làng Phùng Thượng còn những voi ngựa đá nằm đứng chầu 2 bên 1 hồ nước chữ nhật là di tích 1 chiến công của Lê Trung Hưng thắng nhà Mạc ở đây ( T.K 16 )

―  Vestiges historiques au village Phùng Thượng. P.Sơn Tây.

Les chevaux et les éléphants de pierre qui se trouvent des deux côtés de l'étang rectangulaire au voisinage du village de Phùng Thượng sont les vestiges historiques qui commémorent la victoire des Lê Trịnh sur les Mạc au 16e siècle.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét