Mười triệu năm đánh đu
Tôi không phải là một nhà khảo cổ hay một nhà nhân chủng học. Kiến thức của tôi về nguồn gốc con người chỉ rất sơ sài. Một vài hiểu biết của tôi về vấn đề này có được do một sự tình cờ. Tôi có hai con nhỏ và hàng năm vào mùa hè chọn đi nghỉ tại thị xã Menton trên bờ biển Địa Trung Hải miền Nam nước Pháp, giáp ranh với nước ý. Thị xã
Menton này là một thành phố rất dễ thương, nóng suốt mùa hè, rất ít khi có mưa. Trong suốt sáu mùa hè liên tiếp, tôi chưa bao giờ bị một trận mưa nào trong lúc nghỉ hè, có nghĩa là được tắm biển mỗi ngày. Đó là một điều rất quan trọng. Ngày hè ngắn ngủi, mất ngày nào là uổng ngày đó. Menton lại có một vũng biển rất tốt, kín gió và hầu như không có sóng, các con tôi có thể bơi lội an toàn Hai dứa rất thích Menton và hàng năm cứ đến gần tháng bảy là chúng nô nức rạo rực chờ đợi đi Menton. Menton là một thành phố dành cho trẻ con và người già. Thanh niên rất ít đến đây vì không nhộn nhịp như các bờ biển khác, Saint Tropez, Saint Maxime, Nice, Cannes chẳng hạn. Nhưng cái duyên của Menton cũng là ở chỗ đó. Thành phố yên tĩnh, khang trang và lịch duyệt. Dân ở đây phần lớn là người giàu có đã về hưu, họ lịch sự và hòa nhã.Nhưng Menton còn có một đặc điểm khác mà tôi rất thích. Menton có nhiều lịch sử. Chung quanh Menton có nhiều hang động mang vết tích con người từ vài chục ngàn năm (tại nước ta những dấu vết về sự sống của con người không quá mười ngàn năm). Đi về hướng Bắc một chút có Vallée des Merveilles trong đó người ta còn thấy những vách đá có chạm trổ những tranh vẽ thô sơ của con người cách đây cả chục ngàn năm. Mỗi lằn đứng trước những chạm trồ tôi đều có một xúc cảm lớn, tưởng chừng như những con người đó còn đâu đây ngay gần sát với mình.
ở Menton người ta cũng đào được một hài cốt một người đã chết cách đây trên mười ngàn năm nhưng còn nguyên vẹn. Đây quả là một kỳ quan. Xác người này rất đẹp. Đó là một người đàn ông cao độ 1,80 mét, một chiều cao phi thường vào thời đại đó, khi chiều cao trung bình của con người chỉ vào khoảng 1,40 mét. Không biết hồi đó kỹ thuật ướp xác đã cao đến mức nào, hay chỉ do một sự tình cờ, nhưng xác còn nguyên vẹn, còn nguyên cả da thịt dù đã khô lại. Xác nằm cong queo, hình như là do cách bố trí chôn cất thời đại đó, đầu đội mũ làm bằng những vỏ óc nhỏ xiên thành từng chuỗi, cái mũ cũng còn nguyên vẹn. Xác này được đặt ngay chính giữa viện bảo tàng tiền sử, một kiêu hãnh của thành phố Menton.
Trong viện bảo tàng này có rất nhiều dụng cụ và di tích từ vài trăm ngàn năm, và nhiều cảnh sinh hoạt được các nhà khảo cổ dựng lại giúp ích cho những người thường như tôi hiểu người xưa đã sống như thế nào. Trên tường lại có cả những bản chỉ dẫn tóm lược về diễn biến của trái đất kể từ ngày khai thiên lập địa. Đặc sắc hơn, có một phòng chiếu phim tân kỳ với đủ mọi loại phim tài liệu có tính giáo dục. Khách vào thăm viện bảo tàng chỉ cần bấm một cái nút vào bên cạnh tên một phim là sau đó được bình thản ngồi xem những phim tài liệu về nguồn gốc con người. Năm nào tới Menton tôi cũng vào thăm viện bảo tàng trên dưới mười lần và say sưa xem những phim ảnh đó. Có những phim đã xem mấy chục lần vẫn chưa biết chán.
Qua những phim ảnh đó và những dấu tích của viện bảo tàng tôi được biết là khoảng mười lăm triệu năm trước đã xuất hiện các loài khỉ lớn, thủy to của loài người. Nhưng sau đó, trong mười triệu năm người ta không còn tìm thấy một vết tích nào về sự sống của các loài khỉ này cả. Cái gì đã xảy ra? Có thể chẳng có gì là đặc biệt cả các loài khỉ vẫn sống và tiếp tục tiến hóa những người ta đã không tìm ra vết tích. Cũng cần phải nói là các dấu tích chấm phá được rất rời rạc, sự mất dấu tích có thể chỉ là tình cờ. Nhưng từ năm triệu năm gần đây, người ta lại tìm thấy dấu tích của một số loài khỉ lớn, và lần này với một thay đổi nhỏ: bàn tay của một loài trong các loại đã nhân đã dài ra, bốn ngón tay trước nhô ra đằng trước trong khi ngón tay cái thụt về phía sau. Tại sao? Không có ai có thể giải thích một cách rõ ràng. Rất có thể là, do điều kiện sinh sống, có những loài khỉ đã tìm được lá cây và trái cây ngay sát mặt đất và tiếp tục bò đi kiếm ăn, nhưng cũng có những loài khỉ đã phải đu cây thường xuyên, và kết quả của mười triệu năm đánh đu đó là hình dạng bàn tay thay đổi. Sự thay đổi tình cờ và nhỏ bé này đã có hậu quả vô cùng lớn là tạo ra giống người và thế giới con người. Do sự sắp xếp bàn tay mới mà lần này khi bàn tay nắm lại, ngón tay cái trở thành đối diện với bốn ngón kia tạo ra một sức nắm chắc và mạnh hơn hẳn so với một bàn tay mà cả năm ngón đều ở gần cùng một mức. Sức nắm này tạo ra một khả năng mới: con người có thể dùng đụng cụ và dần dần biết dùng dụng cụ, rồi với thời gian biết tìm cách cải tiến dụng cụ. Sự suy nghĩ bắt đầu, từ đó khối óc mở mang ra. Hơn nữa, có lẽ cũng do mười triệu năm đánh đu mà con người thẳng ra, dần dần biết đứng, biết đi. Hai bàn tay được giải tỏa, không cần phải dùng cho việc di chuyền nữa, để dùng hoàn toàn vào việc sử đụng dụng cụ. Trí óc lại càng mở mang. Và sau đó, cách đáy khoảng hai triệu rưỡi năm, giống người thực sự xuất hiện. Các nhà bác học về khảo cổ ước lượng con người xuất hiện cách đây khoảng ba triệu hay hai triệu rưỡi năm tại châu Phi, vào lúc đã biết chế tạo những dụng cụ đầu tiên bằng đá, rồi từ châu Phi mà tỏa ra châu Âu và châu á.
Giả thuyết về nguồn gốc con người này - dầu sao cũng chỉ là một giả thuyết dù nó được tất cả mọi nhà bác học chấp nhận - nhắn nhủ chúng ta, tất cả loài người, cần có một thái độ khiêm tốn. Chỉ nhờ một biến đổi rất chi tiết và rất vô tình của cấu trúc bàn tay mà có loài người văn minh. Nếu không, có lẽ chúng ta vẫn chỉ là loài khỉ lom khom hái lá mà ăn trong rừng núi. Nếu không, chúng ta cũng đã chẳng có các tín ngưỡng, thượng đế, máy điện tử, xe hơi, máy bay, những tư tưởng lớn và Intemet. Đồng thời nó cũng cho ta một nhận định: một biến cố rất nhỏ bé và tình cờ lúc ban đầu có thể có khả năng với thời gian dán tới những thay đổi thật vĩ đại.
Giả thuyết về nguồn gốc con người này - dầu sao cũng chỉ là một giả thuyết dù nó được tất cả mọi nhà bác học chấp nhận - nhắn nhủ chúng ta, tất cả loài người, cần có một thái độ khiêm tốn. Chỉ nhờ một biến đổi rất chi tiết và rất vô tình của cấu trúc bàn tay mà có loài người văn minh. Nếu không, có lẽ chúng ta vẫn chỉ là loài khỉ lom khom hái lá mà ăn trong rừng núi. Nếu không, chúng ta cũng đã chẳng có các tín ngưỡng, thượng đế, máy điện tử, xe hơi, máy bay, những tư tưởng lớn và Intemet. Đồng thời nó cũng cho ta một nhận định: một biến cố rất nhỏ bé và tình cờ lúc ban đầu có thể có khả năng với thời gian dán tới những thay đổi thật vĩ đại.
Như chúng ta sẽ thấy trong những trang sau, lịch sử của sự phát triển của những nền văn minh rất huy hoàng cũng khởi đầu bằng những sự kiện rất tình cờ.
Đoạn này là một dẫn nhập có mục đích chuẩn bị tinh thần cho một cuộc thảo luận chi tiết về hiện tượng phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế, ở nhưng trang sau. Nhưng ngay bây giờ ta có thể làm một con tính nhẩm. Loài người xuất hiện cách đây ba triệu năm, nền văn minh công nghiệp mới xuất hiện từ khoảng 300 năm nay tại một vài nước. Như vậy nếu đem so sánh cả quá trình tiến triển ba triệu năm của loài người với một năm thì hiện tượng phát triển chỉ mới bắt đầu vào hỏi 23 giờ 59 phút ngày 31tháng 12, phút cuối cùng của năm.
Phát triển như vậy là một hiện tượng rất mới và cũng chỉ giới hạn trong một sổ quốc gia nhỏ do một vài yếu tố mà dân tộc Việt nam, cũng như mọi dân tộc còn lạc hậu và đang ao ước phát triển, cần nhìn rõ để chụp bắt.
Mười triệu năm đánh đu ( II )
Ngày nay khi nói loài người từ giống khỉ mà ra chúng ta không còn xúc phạm tới tín ngưỡng nào cả. Sự kiện này đã được chứng minh rõ ràng tới mức không ai có thể phủ nhận. Các tôn giáo tin ở một thượng đế tạo ra trời đất và con người, hay tin ở một vòng luân hồi huyền bí, không còn phản bác lập luận loài người từ giống khỉ mà ra nữa mà chỉ cố thuyết phục để các tín đồ hiểu kinh sách một cách tượng trưng thay vì một cách từ chương. Dầu sao đi nữa thì chính sự tiến hóa từ loài khỉ lên loài người cũng là một phép màu mở cửa cho mọi suy luận.
Một cách thực tiễn chúng ta có thể coi thủy tổ của loài người là con khỉ đầu tiên (đúng hơn phải gọi là cụ khỉ đầu tiên) nghĩ ra việc đập hai hòn đá vào nhau để đẽo thành dụng cụ. Cử động này đã khai sinh ra loài người bởi vì chính vào giây phút đó con khỉ đó biến thành người và dần dần giúp những con khỉ chung quanh thành nhưng con người đầu tiên.
Từ đó loài người đã bước nhiều bước tiến vĩ đại, đã biết dùng lửa, biết chăn nuôi, trồng trọt, đắp đê ngăn nước, chế tạo vật dụng bằng kim loại, khám phá ra bánh xe, thuyền bè, đặc biệt là biết phát minh và sử dụng ngôn ngữ để trao đổi. Những khám phá đó đã cải thiện một cách trọng đại đời sống con người và đã giúp cho tổ chức của xã hội con người dần dần hình thành. Nhưng đó không phải là những tiến bộ có chủ ý. Đó chỉ là một sự gặp gơ tình cờ giữa một trí tuệ sơ sinh và cuộc sống hằng ngày. Một hiện tượng tự nhiên - lửa cháy do sấm sét, những trái cây tròn lăn trên mặt đất, những thân cây nổi trên sông, v.v... rồi một lúc nào đó một ánh sáng vụt lóe lên trong đầu óc đơn sơ, con người biết lặp lại điều mình đã thấy nhiều lần và đem ứng dụng cho cuộc sống.
Đó là giai đoạn mà trí tuệ mộc mạc chưa ý thức được sự hiện hữu của chính mình. Những tiến bộ, vì là sự gặp gỡ tình cờ và mầu nhiệm của rất nhiều yếu tố, đã chỉ đến một cách vô cùng chậm chạp. Thí dụ, từ ngày mà vị thủy tổ của loài người xuất hiện, loài người đã phải chờ đợi gần hai triệu năm mới tìm ra lửa. Nhờ biết dùng lửa để sưởi ấm loài người mới dám rời bỏ châu Phi nóng ấm để lấn tràn qua châu á và châu Âu. Con người đã săn thú và lượm trái cây ăn ngay từ khi chưa thành con người nhưng phải đợi mãi đến cách đây khoảng 20.000 năm mới bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt. Ta có thể coi giai đoạn đầu tiên của loài người như là một bóng đêm mênh mông và dày đặc, con người sờ soạng tiến tới có khi rơi vào vực thẳm, có khi đụng đầu vào đá, nhiều khi di giật lùi. Phải sau ba triệu năm người bộ hành mỏng manh nhưng ngoan cố đó mới may mắn tìm được vùng có ánh sáng. Đó thực sự là một phép mầu không ai giải thích nỗi. Nếu bảo đó là mầu nhiệm của tạo hóa thì cũng không phải là không có lý do. Giai đoạn đầu tiên này thực ra đã kéo dài quá 99% lịch sử loài người. Chỉnh nhờ chăn nuôi và trồng trọt mà xã hội loài người đã thay đổi lớn về mặt tổ chức và các tiến bộ đã đến với một nhịp độ hơn hẳn. Lần này trí tuệ ý thức được mình, con người suy nghĩ và biết mình suy nghĩ, con người động não tìm cách chinh phục thiên nhiên, cải thiện đời sống của mình và cải thiện liên hệ giữa các thành phần trong xã hội một cách có chủ ý. Trong giai đoạn thứ hai này, loài người đã phát minh ra các mô hình tổ chức xã hội và cũng đã đặt những viên đá đầu tiên cho hầu hết các bộ môn của kiến thức: triết học, chính trị học, vật lý, toán, cỏ khí, y khoa, kinh tế, luật pháp, v.v...
Những xã hội xuất hiện đầu tiên lẽ dĩ nhiên đều là những xã hội nông nghiệp với những đặc tính khác nhau theo môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên với thời gian hai kiểu mẫu xã hội chính đã trở thành áp đảo.
Kiểu mẫu thứ nhất là một xã hội tản canh dành một trọng lượng đáng kể cho chăn nuôi và ngư nghiệp, và trong đó việc trồng trọt không tập trung vào một loại cây lương thực. Các xã hội này, hình thành tại châu Âu, đã rất chật vật lúc ban đầu, nghĩa là trong gần hết dòng lịch sử kể từ ngày thành hình. Dân số không tăng trưởng mạnh vì luôn luôn thiếu thực phẩm. (Châu Âu đã chỉ tạm giải quyết được nạn đói từ thế kỷ 17 nhờ cây ngô đem từ châu Mỹ về) chính sự sống còn cũng là một công trình phấn đấu thường ngày để cải thiện kỹ thuật nuôi trồng và trao đổi các hàng hóa giữa các cụm sản xuất nhỏ và đa dạng. Các xã hội đa dạng này không khuyến khích sự ra đời của những cơ cấu quyền lực lớn, trái lại thuận lợi cho tự do cá nhân và sự tồn tại của những cộng đồng nhỏ trong đó bạo lực và sự khống chế không phải là nét đậm nhất, bởi vì bạo lực chủ yếu là sản phẩm của sự bất lực trong việc điều hành đúng đắn một tập thể lớn. Sau buổi đầu chật vật, chính mô hình này đã vươn lên chinh phục và chế ngự toàn thế giới và thúc đẫy thế giới đi những bước thực nhanh chóng.
Kiểu mấu thứ hai là các xã hội phù sa tại châu á và Trung Đông, thành lập trên lưu vực những con sông lớn, nặng về trồng ngũ cốc. Các xã hội này sống nhờ dòng sông và lệ thuộc dòng sông. Dòng sông trước hết đem lại hoa màu - lúa gạo và tôm cá - dồi dào. Chính nhờ thế mà các xã hội phù sa đã mau chóng đạt tới mức độ tạm đủ về thực phẩm và vượt hẳn các xã hội thuộc kiểu mẫu thứ nhất về mọi mặt. Ngày nay không thiếu những người Trung Đông nhắc lại rằng khi thành phố Babylone rực ánh sáng với những lâu đài nguy nga thì toàn châu Âu vẫn còn chìm đắm trong sự man mọi. Cũng không thiếu người châu á nhắc lại rằng người Trung Hoa đã biết xem thiên văn và làm ra lịch từ rất lâu trước khi người châu Âu khám phá chữ viết.
Nhưng nếu dòng sông đem lại hoa màu và sự sống thì nó cũng thường xuyên để dọa cuốn đi cả hoa màu lẫn cuộc sống. Con người phải thường xuyên đắp đê ngăn nước lũ; công trình này đòi hỏi những cố gắng rất to lớn của toàn thể xã hội, nếu cần nó đòi hỏi hy sinh cả một phần của cộng đồng để cuộc sống có thể tiếp tục với phần còn lại. Các xã hội phù sa cần một bạo quyền để áp đặt những hy sinh rất phi thường. Dần dần nền tảng của các xã hội này chính là một khế ước bạo quyền, trong đó một bạo chúa có nhiệm vụ áp đặt những hy sinh mà quần chúng phải phục tùng một cách không bàn cãi. Đó là cái giá phải trả để xã hội có thể tiếp tục. Bạo quyền được chính đáng hóa. Những người bị hy sinh có thể nguyền rủa bạo chúa nhưng con cháu họ sẽ cảm ơn bạo chúa. Dần dần chính những người bị hy sinh cũng không còn nguyền rủa bạo chúa nữa, họ chấp nhận cái chết như một định mệnh. Bạo quân được bình thường hóa.
Cũng tương tự như dòng nước, các bạo quân một mặt bảo đảm sự tồn tại của các xã hội phù sa, một mặt tiêu diệt tự do và sáng kiến và trói buộc chúng tại chỗ. Các xã hội phù sa tiến rất mau chóng đến một mức độ văn minh khá cao, rồi đứng lại ở đó. Chúng gần như trưởng thành ngay sau khi thành hình rồi không tiến hóa nữa.
Trước khi thảo luận thêm về hai kiểu mẫu xã hội chính này, xin mở một dấu ngoặc để nói về một vài kiều mẫu xã hội khác. Trên bờ Địa Trung Hải, tại thành phố Tyr và vùng phụ cận thuộc nước Lebanon hiện nay, một sắc dân đã tìm ra một nếp sống độc đáo ngay từ hơn sáu ngàn năm về trước: đó là nền văn minh hàng hải và thương mại. Trái với cuộc sống trên trái đất, nếp sống này đòi hỏi một sự can đảm rất lớn, có thể là quá lớn đối với những con người còn chưa nắm được hết những bí mật của thiên nhiên. Giữa trời nước và sóng gió, con người chỉ còn trông cậy vào sự khôn ngoan và liều lĩnh của chính mình. Sắc dân Phénicien này đã là nhưng con người đầu tiên dám chinh phục biển cả. Để hình dung sự dũng cảm của họ nên nhận định cách ứng xử của người á Đông, nhất là Việt nam, trong nhiều ngàn năm đã đứng bên bờ biển nhìn Thái Bình Dương với con mắt kính sợ. Nhưng người Phénicien không phải chỉ phát minh ra ngành hàng hải, họ còn phát minh ra cả sự buôn bán, yếu tố cốt lõi của giàn mạnh. Chính nhờ sự khôn ngoan và liều lĩnh của kẻ đi biển và buôn bán mà sắc dân Phénicien ít ỏi đã mau chóng chế ngự được cả vùng Địa Trung Hải. Nhưng có lẽ vì những cố gắng đã quá lớn đối với họ mà người Phénicien đã gục ngã. Họ đã dám chinh phục biển cả nhưng sự liều lĩnh trong bất trắc và bao la đã khiến họ thờ nhiều thần linh, trong đó có thần Baal-Hammon, vị thần độc hại nhất đã đưa họ tới tiêu diệt. Mỗi gia đình phải đem chặt đầu để cúng cho Hammon đứa con trai đầu tiên vừa đủ 12 tuổi để đền đáp lại những chiến thắng và ân huệ của Hammon. Những hy sinh gớm ghiếc cho thần Hammon dần dần khiến họ thiếu chiến sĩ trong khi niềm tin ở thần Hammon lại thường thôi thúc họ gây chiến. Cuối cùng họ bị người La Mã tiêu diệt sau khi đã hấp thụ được những kiến thức hàng hải của họ.
Trên các cao nguyên hoang vu tại miền Bắc châu á, Mông Cổ và Tân Cương, đã hình thành những xã hội du mục dựa trên bộ tộc, bạo lực và đẳng cấp. Các xã hội này đã phát triển khá mạnh dưới thời Trung Cỗ nhưng ngày nay kiều mẫu xã hội này kể như đã bị tiêu diệt. Có thể nói khẩu súng mà người phương Tây chế tạo ra đã ban chết nền văn minh cao nguyên này. Khẩu súng của người phương Tây và nhất là những con vi trùng mà họ đem tới cũng đã tiêu diệt những nền văn minh gần giống như nền văn minh này tại châu Mỹ, từ thế kỷ 16.
Ngoại trừ năm nước da trắng ở phía Bắc, lục địa châu Phi, cái nôi của nhân loại, đã lạc vào một lối đi hoàn toàn khác, đó là phủ nhận mọi tình cảm có thể có giữa người với người. Các bộ lạc hoàn toàn được xây dựng trên huyết thống. Chế độ nô lệ ra đời cùng với trí thông minh và khiến trí thông minh không phát triển được. Ngoài quan hệ huyết thống, liên hệ giữa các cá nhân và các bộ lạc hoàn toàn dựa trên sức mạnh. Những nô lệ bị đánh đập, giết bỏ, mua bán, và sau này xuất nhập cảng như thể vật và đồ vật. Lục địa châu Phi hoặc không có khái niệm về giống người hoặc không cho khái niệm này một tầm quan trọng nào. Chính vì thế mà châu Phi đã dừng lại ở sự dã man. Nếu cố dịp tôi sẽ còn trở lại vấn đề châu Phi trong phần sau của cuốn sách này. Nhưng ở đây ta có thể tạm rút ra một quan sát: các xã hội dành cho cá nhân sự kính trọng lớn nhất cũng là những xã hội dễ tiến lên nhất. Châu Phi đã khinh miệt con người một cách tuyệt đối nên châu Phi cũng lạc hậu một cách tuyệt đối. Trước khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, khó có thể nói lục địa châu Phi Da Đen có một nền văn minh.
Trở lại với hai kiểu mẫu xã hội chính, ta có thể nói trong gần như cùng một thời điểm, hai nền văn minh Đông và Tây đã đạt tới cao điểm tương đương, châu Âu với Hy Lạp, châu á với Trung Quốc của thời Xuân Thu. Cùng một trình độ nhưng hai hướng đi khác nhau. Phương Tây đã mò mẫm theo hướng tự do, mạo hiểm và sáng kiến trong khi phương Đông lạc vào ngõ cụt của tự mãn và thủ cựu. Nền văn minh Hy Lạp là một điểm khởi hành trong khi nền văn minh Thương Chu là một điểm tận cùng. Sau gần hai ngàn năm, từ thế kỷ 15 trở đi, tuy tương quan lực lượng không thay đổi nhưng phương Tây tìm thấy hướng đi đến nền văn minh hiện đại trong khi phương Đông vẫn chỉ nhìn thấy chỗ ngồi cũ. Phương Tây bắt đầu chuyển động và bỏ xa phương Đông.
Trở lại với hai kiểu mẫu xã hội chính, ta có thể nói trong gần như cùng một thời điểm, hai nền văn minh Đông và Tây đã đạt tới cao điểm tương đương, châu Âu với Hy Lạp, châu á với Trung Quốc của thời Xuân Thu. Cùng một trình độ nhưng hai hướng đi khác nhau. Phương Tây đã mò mẫm theo hướng tự do, mạo hiểm và sáng kiến trong khi phương Đông lạc vào ngõ cụt của tự mãn và thủ cựu. Nền văn minh Hy Lạp là một điểm khởi hành trong khi nền văn minh Thương Chu là một điểm tận cùng. Sau gần hai ngàn năm, từ thế kỷ 15 trở đi, tuy tương quan lực lượng không thay đổi nhưng phương Tây tìm thấy hướng đi đến nền văn minh hiện đại trong khi phương Đông vẫn chỉ nhìn thấy chỗ ngồi cũ. Phương Tây bắt đầu chuyển động và bỏ xa phương Đông.
Tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ của độc giả qua một tóm lược thô vụng về lịch sử loài người, một điều mà một lần nữa tôi xin nhắc lại là tôi không có kiến thức nào đáng nói. Mục đích của phần trên chỉ là để độc giả ghi nhận hai điều.
Một là, cho đến một ngày rất gần đây, nghĩa là trong hầu như tất cả lịch sử của thể giới, tất cả mọi tiến bộ đều đã đến một cách rất tình cờ. Do một sự tình cờ mà bàn tay một vài giống khỉ đầu tiên đã biến đổi, do một sự tình cờ mà một con khỉ đầu tiên đã đẽo đá thành dụng cụ; do tình cờ mà có lửa, có các nghề chăn nuôi, trồng trọt, có thuyền bè. Cũng do sự tình cờ của điều kiện thiên nhiên mà các xã hội phù sa đã chọn sự bất động trong khi các xã hội châu Âu đã được xô đẩy tới hướng đi của tự do và tiến bộ. Chúng ta có thể lấy làm tiếc cho nguồn gốc của chúng ta nhưng không có lý do gì để phải hổ thẹn. Mặt khác cũng không có lý do gì để cảm thấy có bổn phận phải gắn bó với truyền thống. Truyền thống chỉ là kết quả tình cờ của những sờ soạng trong bóng đêm dày đặc.
Một là, cho đến một ngày rất gần đây, nghĩa là trong hầu như tất cả lịch sử của thể giới, tất cả mọi tiến bộ đều đã đến một cách rất tình cờ. Do một sự tình cờ mà bàn tay một vài giống khỉ đầu tiên đã biến đổi, do một sự tình cờ mà một con khỉ đầu tiên đã đẽo đá thành dụng cụ; do tình cờ mà có lửa, có các nghề chăn nuôi, trồng trọt, có thuyền bè. Cũng do sự tình cờ của điều kiện thiên nhiên mà các xã hội phù sa đã chọn sự bất động trong khi các xã hội châu Âu đã được xô đẩy tới hướng đi của tự do và tiến bộ. Chúng ta có thể lấy làm tiếc cho nguồn gốc của chúng ta nhưng không có lý do gì để phải hổ thẹn. Mặt khác cũng không có lý do gì để cảm thấy có bổn phận phải gắn bó với truyền thống. Truyền thống chỉ là kết quả tình cờ của những sờ soạng trong bóng đêm dày đặc.
Người phương Tây cũng sờ soạng trong bóng đêm như chúng ta; họ chỉ đã may mắn mà tìm được lối thoái ra ánh sáng. Chính từ lúc này, khi mọi dân tộc đã có thể nhìn ra con đường phải đi, sự vinh nhục mới đặt ra. Cái vinh là ở chỗ nhìn thấy, cái nhục là ở chỗ không nhìn thấy hay nhìn thấy mà không dám đi vào. Các dân tộc thông minh là các dân tộc biết mau chóng nhìn ra và bước lên lối đi của tiến bộ. Các dân tộc đần độn là các dân tộc tự bịt mắt để ngoan cố trong bế tắc. Hai là, những hơn kém giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới chỉ là một hiện tượng rất gần đây thôi, khoảng ba, bốn trăm năm vừa qua. Ba trăm năm trong ba triệu năm chỉ là một vài giây trong một ngày. Nếu có đôi khi chúng ta cảm thấy tủi nhục thì chúng ta cũng nên tự an ủi rằng đó chỉ là một hiện tượng nhất thời và có thể chấm dứt rất mau chóng. Nhật Bản đã cho chúng ta một bằng cớ.
Tôi xin phép được nhấn mạnh: kinh nghiệm sống, học hỏi và làm việc với người phương Tây đã cho tôi tin chắc chắn là con người phương Tây không hơn con người phương Đông. Sở dĩ các nước phương Tây phát triển và giàu mạnh hơn các nước khác là vì xã hội của họ được xây đựng trên những giá trị đúng mà họ tình cờ được đẩy tới gần và sau đó nhờ cố gắng mà đạt tới. Họ đã tìm ra lối đi ra khỏi sự nghèo khó và dẫn tới sự phồn vinh, tại sao chúng ta không nhanh chóng chọn lựa lối đi đó?
Cần chấm dứt một kịch bản đã lặp lại quá nhiều lần và trở thành nhàm chán: phương Tây đi trước, phương Đông chạy theo sau và làm những cố gắng phi thường để bắt kịp. Đến khi phương Đông tưởng sắp qua mặt được phương Tây thì phương Tây lại tìm ra một khám phá mới, lao vút về phía trước và bỏ phương Đông lại đàng sau. Cứ như thế mà tiếp diễn. Lần duy nhất mà phương Đông tưởng rằng mình đã đi trước phương Tây là khi một số nước phương Đông đi theo chủ nghĩa cộng sản, tưởng rằng mình đã tìm ra cách tổ chức xã hội tương lai của nhân loại để rồi vỡ mộng nhận ra rằng đó chỉ là một ảo tưởng đẫm máu. Lý do của sự thua kém dai dẳng này là một khác biệt về văn hóa. Văn hóa phương Tây tôn trọng cá nhân và do đó phát triển được tối đa ý kiến và sáng kiến, trong khi các văn hóa phương Đông đều coi thường con người và làm thui chột trí tuệ. Điều mà phương Đông phải học hỏi trước hết của phương Tây lại là điều họ cố phủ nhận: chủ nghĩa cá nhân tự do.
Vả lại mọi thái độ thủ cựu xét cho cùng đều ngây ngô. Tiến bộ là gì nếu không phải là sự từ bỏ không ngừng nếp sống cũ và khám phá không ngừng những nẻo đường mới? Nếu những người tiền sử cùng khư khư giữ nguyên văn hóa của họ chắc chắn ngày nay loài người vẫn chỉ là những bộ lạc ăn thịt lẫn nhau.
Nhân nói chuyện ăn thịt người, cách đây không lâu lắm, vào cuối tháng 11- 1998, tôi được xem một phim tài liệu về một hòn đảo trong quần đảo Nam Dương (Indonesia). Trên đảo có một số bộ lạc làm nhà trên cây và ăn thịt người. Ngày nay họ đã khá tiến bộ, đã biết mặc quần áo của các tổ chức từ thiện cấp cho nhưng vẫn còn giao chiến giữa các bộ lạc và ăn thịt tù binh. Viên lãnh chúa bộ lạc giải thích việc ăn thịt tù binh là chính đáng, bởi vì nó thể hiện ý chí tiêu diệt tội ác và các tù binh là biểu tượng của tội ác. Viên lãnh chúa này chắc chắn coi việc ăn thịt người là một văn hóa cần phải gìn giữ. Cũng như các dân tộc thuộc văn minh Trung Hoa coi cái ách tam tòng quàng lên đầu phụ nữ là một truyền thống tốt đẹp.
Cái tuổi dại khờ
Tuổi hai mươí tuổi của không ngờ
Tuổi hai mươi tuổi của dại khờ
Nguyễn Chí Thiện
Trong thập niên 1960, tại châu Âu, và nhất là lại Pháp, nở rộ lên một phong trào nghiên cứu phát triển kinh tế. Có cả một trường đại học chỉ chuyên giảng dạy về phát triển kinh tế, như thể phát triển kinh tế phải được coi là một khoa học riêng. Trường này tên là Institut detudes de Développement Economique ét Social (IEDE hay Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế và Xã Hội). Nhiều bạn tôi đã tốt nghiệp tại trường này. Nhưng dù học trường này hay không thì mọi người đều bị lôi cuốn vào các cuộc tranh luận về phát triển kinh tế. Thời trang lúc đó là cố gắng động não để tìm ra nhưng kế hoạch và mô thức kinh tế có khả năng phát triển một nước lạc hậu. Các mô thức được đặc biệt quí trọng, nhất là nếu chúng lại được trình bày bằng những phương trình toán học phức tạp với những dấu hiệu dẫy số, vi phân, tích phân, luỹ thừa, v.v... Vô số các mô thức đã được phát minh ra trong các quán cà phê Paris bởi những ứng cử viên giải Nobel kinh tế không qua bất cứ một kinh nghiệm thực tiễn nào. Kinh nghiệm lúc đó gần như bị phủ nhận, vì một lý do rất hùng hồn là người ta coi những gì học hỏi được trong các nước tư bản là không thể áp dụng cho các nước chưa mở mang. Hầu hết các nước châu Phi và châu Mỹ La Tinh đã là những nạn nhân đau đớn của những lý thuyết thành hình trong giai đoạn này. Đặc biệt nước Algeria đã tiêu hao hết cả tài nguyên về dầu khí cho hai lý thuyết thời thượng của giai đoạn đó: thuyết lệ thuộc và thuyết các kỹ nghệ kỹ nghệ hóa.
Như mọi thanh niên có chút tâm huyết, tôi cũng đã tốn nhiều thì giờ và công sức cho những lý thuyết đó, để rồi nhận ra sự trống rỗng của chúng và sự khờ khạo của chính mình. Than ôi, cái tuổi đại khờ! Những mô thức phát triển kinh tế có thể rất khác nhau về góc nhìn, về lý luận, về các thông số và phương trình, nhưng chúng đều có một đặc điểm chung: chúng đều sai.
Lý do đầu tiên là không thể có công thức giải quyết được sự nghèo khổ. Vấn đề chỉ giản dị như vậy thôi sao? Làm sao có thể coi những sự kiện thực tế như là những thông số của toán học? Mô thức toán học nào hội nhập được những đức tính như chuyên cần hay lười biếng, thực thà hay gian dối, trách nhiệm hay phá hoại? Và còn vấn đề tham nhũng? Dĩ nhiên các lý thuyết gia về phát triển không giải đáp được những câu hỏi đó và tác phẩm của họ nói chung, thay vì là những lý thuyết về phát triển phần lớn chỉ là những phân tích hiện tượng không phát triển, kèm theo những cáo trạng gay gắt đói với các nước tư bản phát triển và các công ty đa quốc gia bị coi như là nguyên nhân của sự nghèo khổ tại các nước chưa phát triển. Lý thuyết thực dân mới được ra đời trong giai đoạn này. Nó có thể tóm tắt như sau: các nước tư bản sau khi đã thấy chính sách chiếm đóng và thống trị không áp dụng được nữa bèn chuyển qua ý đồ thống trị kinh tế, dùng viện trợ và các công ty đa quốc gia làm vũ khí. Tinh thần chủ đạo của nó là các nước tư bản và phát triển có dụng ý ác độc muốn giữ các nước chưa mở mang trong tình trạng lạc hậu để có thể tiếp tục thống trị. Các lý thuyết gia cố quên đi là sự nghèo khổ đã có từ muôn kiếp trước và chính nhờ tiếp xúc với các nước phát triển mà các nước lạc hậu đã bớt lạc hậu.
Lý do thứ hai, trầm trọng hơn nhiều, là họ đã nhầm đối tượng nghiên cứu. Điều cần phân tích và nhận định là hiện tượng phát triển chứ không phải là hiện tượng không phát triển, bởi vì không phát triển là tình trạng chung của cả thế giới từ hồi khai thiên lập địa đến giờ, có gì là lạ đâu. Phát triển trên qui mô quốc gia là một hiện tượng rất mới và cũng chỉ giới hạn ở một số rất ít quốc gia mà thôi. Nó xuất hiện tại nước Hòa Lan nhỏ xíu khoảng hơn 400 năm về trước, rồi non một thế kỷ sau đó tại Anh và Hoa Kỳ, các nước Tây Âu khác đã chỉ biết đến hiện tượng phát triển sau đó. Nhiều cụ già người Pháp vẫn còn nhớ rất rõ những ngày đói lạnh. Các thống kê cho thấy cho đến cuối thế kỷ trước, quá phân nửa trẻ em các nước Tây Âu chết trước tuổi dậy thì. Các nước tiến bộ nhất cũng chỉ mới thực sự khắc phục được sự đói khổ khoảng chừng một thế kỷ nay thôi, trong khi đối với ba phần tư của nhân loại đói khổ vẫn còn là người đồng hành cổ hưu. Điều lạ chính là hiện tượng phát triển. Tại sao một số quốc gia bỗng dưng trở thành giàu có và phồn vinh, vượt hẳn phần còn lại của thế giới? Đó mới là câu hỏi đáng đặt ra và cần phải trả lời.
Các lý thuyết gia về phát triển khi tập trung phân tích hiện tượng không phát triển không những chỉ làm đối tượng mà còn sai về phương pháp: có rất nhiều lý do để không phát triển, nhưng chỉ có rất ít lý do để có phát triển, cũng như có muôn vàn cách để giải sai một bài toán nhưng thường thì chỉ có một cách để giải đúng, và chính cách đó mới cần khám phá. Điều rất đáng ngạc nhiên, và phải được coi là một may mắn lớn, là ở tất cả mọi nơi hiện tượng phát triển luôn luôn có cùng một giải thích. Cuộc phiêu du trí tuệ của thập niên 1960 đã sản xuất ra vô số lý thuyết về phát triển mà tôi xin tóm lược sau đây một vài mẫu hàng chính và đã có hậu quả đáng kể còn sót lại trong trí nhớ để độc giả tiêu khiển.
Lý thuyết lệ thuộc (théorie de la dépendance), theo đó các nước tư bản tiên tiến chỉ chuyển giao cho các nước chưa mở mang những kỹ thuật sơ đẳng, thuộc khâu dưới. Các trung tâm nghiên cứu vẫn nằm tại mẫu quốc, các kỹ thuật hiện đại nhất cũng chỉ được áp dụng tại mẫu quốc, các chi nhánh tại các nước lạc hậu chỉ làm công việc ít giá trị thặng dư như chùi bóng, lắp rắp, đóng thùng, v v.. Hậu quả là họ bị kiềm giữ trong thế lệ thuộc thường trực. Đây là cả một phương thức phân công lao động quốc tế trong đó các quốc gia chưa mở mang hy sinh thị trường tiêu thụ của chính mình để chỉ được trao những công tác thấp kém. Lý thuyết này quên hẳn rằng các công ty đa quốc gia không có tổ quốc mà chỉ có lợi nhuận. Một công ty Mỹ sẽ quyết định đầu tư tại Bombay thay vì Detroit nếu đầu tư tại Bom bay đem lại một lợi nhuận 1% cao hơn mà cũng không rủi ro hơn. Họ thiết lập những nhà máy tân tiến ở một nước không phải vì đó là nước họ hay nước có cùng chủng tộc và văn hóa với họ mà chỉ vì ở đó có nhân công giỏi và giá rẻ, thuế nhẹ và xã hội ổn vững, nói chung là có lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Các lý thuyết gia cũng quên rằng điều mà các nước thiếu mở mang cần học nhất không phải là kỹ thuật mà là tâm lý, tổ chức và phương pháp làm việc, những điều mà chính sự tiếp xúc với các công ty lớn có thể đem lại. Lý thuyết ngây ngô này sở dĩ rất thời thượng trong thập niên 1960 vì nó chống tư bản, đặc biệt là chống Mỹ, và do đó phù hợp với tâm lý khuynh tả của đa số trí thức lúc đó.
Lý thuyết các kỹ nghệ kỹ nghệ hóa (théorie des industries industrialisantes), theo đó các đầu tư không có tác dụng kích thích phát triển như nhau. Cùng một khoản tiền đầu tư vào hai ngành khác nhau sẽ có hậu quả khác nhau trên sinh hoạt kinh tế. Có những ngành trong khi phát triển cũng kích thích sự phát triển của nhiều ngành khác, nói khác đi chúng có tác dụng kỹ nghệ hóa. Ngược lại cũng có những đầu tư không có, hoặc chỉ có rất ít, tác dụng thúc đẩy đối với các hoạt động kinh tế khác. Do đó, theo lý thuyết này, các nước thiếu mở mang nên tập trung cố gắng vào những kỹ nghệ có tác đụng kỹ nghệ hóa mạnh. Đây là một thí dụ điển hình của một quan sát dúng dẫn tới một kết luận sai, tương tự như thấy người đeo kính đọc sách rồi kết luận đeo kính có lợi cho sự đọc sách. Lý thuyết này có ít nhất hai sai lầm. Sai lầm thứ nhất là nó quên rằng người đầu tư, dù là người bản xứ hay người ngoại quốc, phải đầu tư để có lợi nhuận chứ không đầu tư vì nhà máy lập ra có tác dụng kỹ nghệ hoá. Đó là công việc của nhà nước. Nhưng nhà nước cũng phải đầu tư làm sao cho có lợi nhuận, nếu không sẽ phải tài trợ bằng ngân sách và như thế vừa phải đánh thuế nặng hơn đối với các hoạt động khác vừa phải giảm bớt những chi tiêu tối cần thiết như giáo dục và sức khỏe. Sai lầm thứ hai, ngớ ngẩn hơn nhiều và rất tai hại, là cho rằng kỹ nghệ nặng mới là kỹ nghệ kỹ nghệ hóa, trong khi thực tế trái~ ngược hẳn, kỳ nghệ tiêu dùng thúc dẩy kỹ nghệ nặng chứ không phải kỹ nghệ nặng thúc đẩy kỹ nghệ nhẹ. Nhu cầu sản xuất vật dụng bằng sắt thép đẻ ra nhu cầu có nhà máy luyện kim, chứ không phải kỹ nghệ luyện kim đẻ ra nhu cầu sản xuất vật dụng bằng sắt thép. Lý thuyết này là một phó sản của lý thuyết lệ thuộc.
Lý thuyết về sự trật khớp (théorie de la désarticulation), theo đó các công ly nước ngoài gây xáo trộn trong các xã hội truyền thống vì nó tạo ra một lớp người mới, làm việc cho các công ty nước ngoài, hưởng mức lương cao hơn, có nếp sống khác, văn hóa cao và cách suy nghĩ khác, hậu quả là làm mất đi sự đồng bộ trong xã hội, mặt khác chúng cũng làm gia tăng hố phân cách giàu nghèo và gây căng thẳng trong xã hội. Đây cũng là một lý thuyết cực kỳ ngớ ngẩn bởi vì phúc lợi lớn nhất của sự tiếp xúc với các nước tân tiến chính là bẻ gãy cái sự đồng bộ đã là nguyên nhân của sự lạc hậu và đem lại một văn hóa mới, một cách suy nghĩ mới, một cách làm việc mới. Chác chắn là có sự xáo trộn, nhưng đây là một xáo trộn phải có và có ích. Vấn đề là phải quản lý sự xáo trộn đó, làm sao cho cách suy nghĩ và làm việc mới được phổ biến nhanh chóng để xã hội thay da đổi thịt, chứ không phải là để ngăn chặn.
Lý thuyết về sự trật khớp (théorie de la désarticulation), theo đó các công ly nước ngoài gây xáo trộn trong các xã hội truyền thống vì nó tạo ra một lớp người mới, làm việc cho các công ty nước ngoài, hưởng mức lương cao hơn, có nếp sống khác, văn hóa cao và cách suy nghĩ khác, hậu quả là làm mất đi sự đồng bộ trong xã hội, mặt khác chúng cũng làm gia tăng hố phân cách giàu nghèo và gây căng thẳng trong xã hội. Đây cũng là một lý thuyết cực kỳ ngớ ngẩn bởi vì phúc lợi lớn nhất của sự tiếp xúc với các nước tân tiến chính là bẻ gãy cái sự đồng bộ đã là nguyên nhân của sự lạc hậu và đem lại một văn hóa mới, một cách suy nghĩ mới, một cách làm việc mới. Chác chắn là có sự xáo trộn, nhưng đây là một xáo trộn phải có và có ích. Vấn đề là phải quản lý sự xáo trộn đó, làm sao cho cách suy nghĩ và làm việc mới được phổ biến nhanh chóng để xã hội thay da đổi thịt, chứ không phải là để ngăn chặn.
Lý thuyết về các mô hình hướng nội và hưóng ngoại (modèles endogènes ét modèles exogènes), theo đó có hai công thức chính để phát triển, một là cố gắng sản xuất ra những hàng hóa để thay thế hàng nhập cảng (substitutions des importations) theo mô hình hướng nội, hai là dồn hết sức để xuất cảng thật nhiều theo mô hình hướng ngoại. Rất ít nhà lý thuyết nào đặt vấn đề lợi nhuận (sản xuất hàng thay thế hàng nhập cảng có tốn kém hơn nhập cảng hay không? xuất cảng lời hay lỗ? v.v...). Khi có đặt ra vấn đề lợi nhuận thì các lý thuyết gia lại hoàn toàn đồng ý là phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu, nhưng không nói giai đoạn đầu có thể kéo dài bao lâu và một nước nghèo khổ có thể tiếp tục chịu đựng mãi sự thua lỗ này mà không sụp đổ hay không. Lý thuyết này quả là sản phẩm của các lý thuyết gia cố tìm khoái lạc trong việc xây dựng ra những lý thuyết phù phiếm rồi cố gượng ép chúng vào thực tại. Cứ như là một nhà nước không mất trí có thể nhân danh chủ trương hướng nội để cấm cản một hoạt động xuất nhập cảng đang phồn thịnh, hay ngược lại nhân danh mô hình hướng ngoại để trù dập một sinh hoạt nội địa cần thiết
Điều lạ lùng nhưng có thật là lý thuyết này đã được đem thử nghiệm. Lý do là chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản đã đưa rất nhiều phần tử vô học lên cầm quyền. Nói chung tất cả nhưng lý thuyết này đều có cùng ba đặc tính: hoàn toàn không kể đến vai trò của thị trường, coi phát triển kinh tế chủ yếu là một vấn đề kỹ thuật có thể giải quyết được bằng một kế hoạch, và đề cao vai trò quyết định gần như duy nhất của chính quyền. Các trở ngại về tâm lý và văn hóa chỉ được đề cập đến một cách qua loa, có lệ. Những lý thuyết này đã cổ võ cho các chế độ độc tài duy ý chí và đưa tới sự phá sản của đại đa số các nước cộng sản châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Điều đáng ngạc nhiên của giai đoạn này là các nước châu á không cộng sản đã không bị ảnh hưởng của những lý luận này, nhất là đã không bị ảnh hưởng tai hại của lý thuyết lệ thuộc. Họ đã nồng nhiệt tranh thủ đầu tư quốc tế và đã bắt chước một cách giản dị cách làm việc của các nước đã phát triển. Họ cũng cố gắng xuất cảng thật nhiều nhưng không phải là vì họ chọn mô hình phát triển hướng ngoại mà chỉ vì xuất cảng có lời và họ cũng cần ngoại tệ để nhập cảng nguyên liệu và trang thiết bị. Họ sản xuất tất cả những gì có lợi dù là để xuất cảng hay để tiêu thụ trong thị trường nội dịa. Nhờ thế họ đã không bị phá sản trong thập niên 1970 như các nước chậm tiến khác, không những thế họ còn tiến lên cho đến mùa hè 1997, khi lâm vào khủng hoảng vì tham nhũng chồng chất, vay nợ bừa bãi và đầu cơ điên đại vào nhà đất.
Ngày nay trường IEDES không còn nữa, môn phát triển kinh tế cũng không còn được giảng dạy như một bộ môn riêng nữa. Người ta trở lại với những nhận định mà các nhà nghiên cứu đứng đắn đã nói từ rất lâu: phát triển không phải là một vấn đề kinh tế mà là một vấn đề văn hóa xã hội.
Vì đâu đã có phát triển?
Rất may là sự quan sát các nước đã cất cánh bay bỗng từ lạc hậu tới phồn vinh cho phép chúng ta rút ra những kết luận rất rõ rệt, rõ rệt đến nỗi phải ngạc nhiên là tại sao người ta đã không nhận ra ngay lập tức. Tôi sẽ mời độc giả cùng quan sát những kinh nghiệm phát triển đầu tiên và những nước mới phát triển gần đây. ở đây xin hãy tạm nói một cách cô đọng, các độc giả còn phân vân sẽ nhìn rõ hơn khi đọc tiếp những trang sau.
Phát triển đã nảy sinh tại một số quốc gia khi, do một sự tinh cờ của hoàn cảnh lịch sử, bộ máy chính quyền trở thành vắng mặt hay gần như vắng mặt, quần chúng được một không gian tự do hơn hẳn và vì thế đã tổ chức cuộc sống cộng đồng trên căn bản đồng thuận và tương kính. Hoặc vì không muốn hoặc vì không được phép, họ đã không tìm kiếm uy quyền để khống chế lẫn nhau mà chỉ thi đua nhau làm giàu trong một luật chơi công bình.
Nhận xét này đúng với Hòa Lan, cái nôi phát triển của nhân loại, đúng với nước Anh, càng đúng với nước Mỹ và cũng đúng cả với nước Nhật, nếu ta nhìn lịch sử nước Nhật một cách đúng đắn. Phát triển đã đến sau khi xã hội trở thành tự do và dân chủ. Ngày nay chúng ta có thể liệt kê những yếu tố cần thiết cho phát triển:
─ một chế độ tự do, dân chủ và đa nguyên;
─ một nhà nước nhẹ nhường không gian tối đa cho xã hội dân sự, cho ý kiến và sáng kiến cá nhân,
─ một sinh hoạt kinh tế thị trường bảo đảm cạnh tranh công bằng;
─ một xã hội tinh động và bình đẳng, không bị trói buộc bởi những thành kiến, không bị ngăn cách bởi những giai cấp hay những đại gia đình;
─ một tâm lý tôn vinh kinh doanh và buôn bán;
─ một tinh thần quốc gia (hay cộng đồng) mạnh;
─ một xã hội trong đó thông tin được tự do, các kinh nghiệm và kiến thức được truyền bá nhanh chóng và dễ dàng.
Tất cả đều là những yếu tố vô hình. Tư bản và nguyên liệu chỉ là những yếu tố phụ.
Nói chung, phát triển là một vấn đề tâm lý và văn hóa. Có những tâm lý kích thích phát triển và cũng có những tâm lý ngăn cản phát triển. Có những nền văn hóa có lợi cho phát triển và cũng có những nền văn hóa cấm cản sự phát triển. Chính vì thế mà một nước không phát triển không giống như một nước giàu mạnh trước khi phát triển. Có những quốc gia phát triển nhanh, có nhưng quốc gia phát triển chậm và cũng có những quốc gia không thể phát triển nếu không tháo gỡ được một số tắc nghẽn tâm lý. Chính vì thế mà phát triển đã chỉ xuất hiện tại một số ít quốc gia mà thôi. Phát triển rất dễ mà lại rất khó. Rất dễ vì không đòi hỏi một lý thuyết phức tạp hay một kế hoạch cao siêu nào cả. Rất khó vì đòi hỏi một tâm lý và một văn hóa mới. Mà thay đổi tâm lý và văn hóa là điều khó nhất. Có ai nhận là tâm lý của mình tồi đâu? Và có dân tộc nào nhận văn hóa của mình là kém dâu, trừ ra là một dân tộc đã rất tiến hóa? Chính vì khó thay đổi tâm lý và văn hóa mà có những dân tộc rất phồn vinh và những dân tộc vô cùng cơ cực, mặc dù mọi nhà bác học đều đồng ý rằng mọi con người thuộc mọi chủng tộc đều có những khả năng ngang nhau vì đều có một khối óc nặng trung bình 1.600 gam.
Chúng ta khó có thể từ bỏ một văn hóa bởi vì nó là một phần của chính chúng ta. Vậy thì cái gì có thể giúp chúng ta thay đổi văn hóa? Chúng ta cần một hiến pháp qui định rõ là trên đất nước Việt nam không có ý kiến nào cấm nêu ra và cũng không có đề tài nào cấm bàn đến, nhờ thế chúng ta mở tung cửa cho những phê phán các giá trị truyền thống và làm cho chúng mất đi tính thiêng liêng không thể bàn cãi. Chúng ta cũng cần một chính sách cổ võ cho tự do dưới mọi hình thức: tự do suy nghĩ và phát biểu, tự do chọn lựa lối sống, kể cả tự do cơ thề, bởi vì chính nhờ thay đổi cách sống mà ta có thể thay đổi cách cách suy nghĩ.
Nhờ thay đổi cách sống và cách suy nghĩ mà ta có thể làm quen với nhưng giá trị mới và dần dần thấy chúng chấp nhận được. Tôi thường được nghe hai quan điểm, mỗi lần nghe là mỗi lần đầu nhói.
Một lập luận cho rằng văn hóa của chúng ta rất cao siêu. Nếu quả thật văn hóa của ta cao siêu như thế thì tại sao chúng ta lại thua kém thê thảm như ngày nay và tại sao ngay cả nhưng công trình nghiên cứu văn hóa phương Đông có giá trị nhất cũng là do người phương Tây? Và nếu quả thật văn hóa của chúng ta cao siêu như thế thì tại sao nó lại không có một sức thu hút nào đối với tuổi trẻ, tại sao thanh thiếu niên Việt nam hải ngoại lớn lên lại thành Mỹ con, Pháp con, Đức con trong một thời gian kỷ lục? Càng khư khư ôm lấy một văn hóa độc hại, chúng ta càng ngụp lặn trong sự thấp kém.
Lập luận thứ hai, mà tôi thường được nghe từ miệng những người có học vị cao về kinh tế (và vì thế khiến tôi vững tin rằng phát triển kinh tế không thể phó thác cho cấc kinh tế gia, cũng như chiến tranh không thể phó thác cho các tướng lãnh), là chúng ta cần phát triển trước đã rồi hãy nói đến dân chủ và tự do. Vấn đề là chúng ta không thể có phát triển nếu không có dân chủ và tự do. Nhưng đây lại là một điều không nằm trong chương trình huấn luyện của các nhà kinh tế thuần túy. Nếu trong cuộc thảo luận về phát triển các nhà kinh tế khiêm tốn hơn một chút và các nhà tư tưởng tích cực hơn một chút nữa thì may mắn biết bao!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét