Tổ quốc của kẻ sĩ
Có một điều đáng để ta ngạc nhiên và suy nghĩ là tại sao một nước lớn như Trung Quốc lại thường bị đánh bại rất dễ dàng? Các nước thời Xuân Thu Chiến Quốc phải xây tường ngăn chặn các sắc tộc phương Bắc thay vì chinh phục họ. Tần Thủy Hoàng binh hùng tướng mạnh như thế, gồm thâu cả lục quốc mà sau khi thống nhất Trung Quốc
cũng không làm gì hơn là tiếp tục xây Vạn Lý Trường Thành ngăn chặn thay vì tiến công. Như thế thì cái sức mạnh đó cũng đáng đặt một dấu hỏi lớn. Người Mông Cổ ở thế kỷ 12 chắc không tới một triệu dân mà đánh chiếm được Trung Quốc. Trước đó nhà Tống cũng đã bị nước Kim nhỏ bé ở phía Đông Bắc khuất phục. Người Mông Cổ chiếm Trung Quốc lập ra nhà Nguyễn mà không gặp chống đối. Nhà Nguyễn sụp đổ sau hơn một thế kỷ thống trị Trung Quốc không phải do một cuộc kháng chiến quốc gia nào mà chỉ vì quan lại Mông Cổ về sau tham tàn dồn dân chúng tới tình trạng không chống lại cũng chết đói. Giặc giã nổi lên khắp nơi, Chu Nguyên Chương, sáng tổ nhà Minh, là thủ lãnh một trong những nhóm nổi dậy đó. Chu Nguyên Chương giành được ngôi bá chủ phần lớn là vì ông ta không chống quân Nguyên, trái lại ông ta để cho các nhóm khác đánh nhau với quân Nguyên cho đến khi kiệt quệ rồi đột kích tiêu diệt họ. Chu Nguyên Chương không có mục đích đánh đuổi quân Nguyên giành lại độc lập cho Trung Quốc mà chỉ lo lập nghiệp đế cho mình, ông không đặt vấn đề dân tộc. Dưới mắt ông ta, quân Nguyên hay các nhóm khác đều là những đối thủ như nhau. Thắng lợi của Chu Nguyên Chương. không phải là thắng lợi của một cuộc chiến tranh giải phóng, mà chỉ là thắng lợi của một thủ lãnh tham vọng nhất và khôn lỏi nhất trong một thời mà Trung Quốc phân lán. Người Trung Quốc chống lại triều Nguyên một cách bất đắc dĩ vì bị ức hiếp quá chứ không phải vì tinh thần dân tộc.Ba thế kỷ sau, Trung Quốc, dưới triều Minh lại bị nước Mãn Châu nhỏ bế thôn tính, và lần này mọi nhóm chống đối đầu bị tiêu diệt. Cuộc nổi loạn lớn nhất do Hồng Tú Toàn lãnh đạo đã bị chính những nho sĩ Trung Quốc phục vụ nhà Thanh đánh bại. Nhà Thanh đã chỉ sụp đổ trước sức công phá của phương Tây và trước trào lưu dân chủ.
Xét trong dòng lịch sử thì tinh thần dân tộc của người Trung Quốc rất yếu, nếu không muốn nói là không có. Kẻ nào mạnh nhất trong số những cường hào lãnh chúa kẻ đó làm chủ Trung Quốc, bất luận ông ta là người Hoa hay không.
Năm 1778, khi nước Anh đã chinh phục được ấn Độ, toàn quyền Anh tại ấn cử một cộng sự viên là Chapman sang điều nghiên về tình hình Việt nam. Lúc đó anh em Tây Sơn đã diệt được chúa Nguyễn, thanh thế kinh động cả nước. Tám năm sau Tây Sơn diệt Trịnh dễ như trở bàn tay. Chapman đi tham quan khắp nơi và được anh em Tây Sơn tiếp đón ân cần nên có dịp nhìn thấy rõ lực lượng của các phe, đặc biệt là phe Tây Sơn mạnh nhất lúc đó. Chapman phúc trình cho toàn quyền Anh tại ấn Độ như sau: quân đội của Nguyễn Nhạc không đáng kể, giá trị quân sự rất kém. Tôi có thể nói chắc chắn là độ một trăm người có kỷ luật sẽ đánh bại toàn bộ quân lực của ông ta
Năm 1778, khi nước Anh đã chinh phục được ấn Độ, toàn quyền Anh tại ấn cử một cộng sự viên là Chapman sang điều nghiên về tình hình Việt nam. Lúc đó anh em Tây Sơn đã diệt được chúa Nguyễn, thanh thế kinh động cả nước. Tám năm sau Tây Sơn diệt Trịnh dễ như trở bàn tay. Chapman đi tham quan khắp nơi và được anh em Tây Sơn tiếp đón ân cần nên có dịp nhìn thấy rõ lực lượng của các phe, đặc biệt là phe Tây Sơn mạnh nhất lúc đó. Chapman phúc trình cho toàn quyền Anh tại ấn Độ như sau: quân đội của Nguyễn Nhạc không đáng kể, giá trị quân sự rất kém. Tôi có thể nói chắc chắn là độ một trăm người có kỷ luật sẽ đánh bại toàn bộ quân lực của ông ta
Cái gì đã khiến Chapman đánh giá lực lượng Tây Sơn thấp quá như vậy. Không phải chỉ là sự tin tưởng vào vũ khí công hiệu hơn, vả lại Chapman chỉ nói tới kỷ luật. Những người nô lệ da đen nổi lên tại Hai ti đã đánh tan cả một quân lực hùng hậu của Napoléon I quân đội Anh tinh nhuệ như vậy mà cũng đã bị tiêu diệt toàn bộ một lữ đoàn trước một số bộ lạc Nam Phi chỉ trong một trận đánh. Vũ khí không quyết định tất cả như ta có thể nghĩ. Sự yếu kém của một quân đội chủ yếu là vì nó thiếu lý do để chiến đấu, và vì thế thiếu tổ chức và gắn bó.
Một thế kỷ sau, người Pháp đỗ bộ vào Việt nam và cũng đánh bại quân Việt nam dễ dàng. Tại miền Nam, Phan Thanh Giản tự vẫn thay vì chống lại, để quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên dạn. Phan Thanh Giản đã tuân tiết thì chắc chắn không phải là người thiếu dũng cảm, ông đã chỉ thấy tình hình tuyệt vọng mà thôi. Tại miền Bắc, vài trăm quân Pháp đã có thể hai lần đánh bại quân Việt nam trong chớp mắt. Cả Nguyễn Tri Phương lẫn Hoàng Diệu đều là những tướng có thừa dũng cảm nhưng họ không làm gì được bởi vì quân đội nhà Nguyễn tuy đông nhưng không có sức mạnh. Để chiếm các tỉnh miền Bắc có khi Pháp chỉ cần mười người lính bắn vài phát súng thị uy là tổng đốc bỏ chạy hoặc tự trối ra hàng. Nếu bảo rằng đó là do vũ khí tối tân thì tại sao vài ngàn quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc lại đánh bại được quân Pháp?
Lý do thực sự là vì chúng ta thiếu tinh thần quốc gia dân tộc.
Và một khi đã thiếu tinh thần quốc gia dân tộc thì sức mạnh của quân đội chỉ dựa trên quyết tâm và bản lãnh của người thủ lãnh. Khi chúng ta có những thủ lãnh giỏi như dưới thời Lý, Trần hay trong cuộc khơi nghĩa của Lê Lợi thì ta có sức mạnh, khi ta không có tướng giỏi thì quân đội ta không có giá trị. Các triều đại Trung Hoa và Việt nam có thể suy sụp rất nhanh chóng vì một ông vua dở bởi vì vua là tất cả. ý niệm quốc gia dân tộc không có, do đó không có một sức mạnh quốc gia độc lập với nhà vua. Cái lô-gích về sức mạnh tại Trung Quốc và Việt nam rất giản dị: một người, nhờ bản lãnh hay địa vị, qui tụ quanh mình một đội ngũ nhỏ, rồi dùng đội ngũ đó để khống chế dân chúng, bắt dân chúng phải phục tùng mình và chiến đấu cho mình chứ không dựa trên một ý chí chung. Chính vì thế mọi lực lượng có thể thay đổi rất mau chóng tùy theo người thủ lĩnh.
Trong một bài báo tôi có phát biểu rằng ý niệm quốc gia dân tộc rất mới đối với chúng ta, các cụm từ yêu nước hay ái quốc hoàn toàn không có trong ngôn ngữ Việt nam trước thế kỷ 20. Nhận định này đã bị một số người phản đối, họ quả quyết sẽ tìm được bằng cớ ngược lại. Gần bốn năm đã trôi qua vẫn chưa ai tìm được. Có thể sau này có vị sẽ tìm thấy trong một tài liệu nào đó, nhưng một thí dụ hiếm hoi cũng sẽ không phản bác được nhận xét của tôi là tinh thần quốc gia của chúng ta chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ này. Các quân tướng và sĩ tử của ta trước đây chỉ biết có vua chứ không biết tới nước.
Tại sao tôi dám quả quyết như vậy mặc dù chưa đọc hết các tài liệu và tác phẩm Việt nam? Đó là vì khái niệm nước như là một thực thể khác với vua, của chung mọi người và mọi người có bổn phận phục vụ và bảo vệ, chưa có. Mà nước đã không có thì làm gì có chuyện yêu nước. Văn hóa Khổng Giáo, độc tôn trên đất nước ta cho tới thế kỷ 20, không nhìn nhận sự hiện hữu của quốc gia. Đó là một điều chắc chắn.
Khi Khổng Tử dạy các sĩ tử nước nguy thì đừng tới, nước loạn thì đừng ở, nước có đạo thì ra ra làm quan, nước vô đạo thì ta ở ẩn rõ ràng ông không nhìn nhận bất cứ một bổn phận nào đối với nước cả, ông chỉ coi nước là của một chủ, kẻ sĩ thấy phục vụ ông chủ đó có lợi thì làm không có lợi thì thôi. Cái triết lý ở ẩn mà Khổng Tử nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong Luận Ngữ và sau này đã trở thành cả một đạo sống của nho sĩ, là gì nếu không phải là sự phủ nhận quốc gia và sự khước từ mọi nhiệm vụ đối với cộng đồng? Thái độ của kẻ sĩ rất rõ rệt: chỉ mưu lợi cho mình và sống trung thành với nghề sĩ, nghĩa là nghề đi học và làm quan của mình. Phải nói rằng các nho sĩ rất có đạo lý nghề nghiệp. Họ trung thành tuyệt đối với người chủ đã dùng họ và dù được làm quan hay thất nghiệp họ vẫn hãnh diện với nghề của mình và tôn trọng những giá trị của nó. Những nhà nho không có tổ quốc, họ chỉ biết tới các tổ nghề, nghĩa là các thánh hiền của họ, và người chủ tuyển dụng họ, nghĩa là nhà vua.
Quốc gia là một ý niệm trừu tượng cần được nuôi dưỡng bởi những người có văn hóa, nhưng trong xã hội Khổng Giáo những người có văn hóa duy nhất là các nho sĩ lại không nhìn nhận quốc gia, như thế thì không thể có quốc gia theo ý nghĩa một thực thể riêng biệt được. Trong xã hội Khổng Giáo, nước chỉ là vùng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua mà thôi, những con người sống trên vùng đất đó chỉ là những nô lệ của vua, vua muốn cắt đất nhường dân cho ai tùy ý. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt mà chúng ta coi là một bài thơ yêu nước cũng chỉ nhắc lại quan niệm đó: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (núi sông nước Nam là của vua nước Nam).
Cái gương Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác để xin làm quan (có lúc ông định vượt biển sang phò vua Cao Ly) đã chứng minh rõ ràng kẻ sĩ không có tổ quốc. Vả lại cho đến khi người phương Tây sang chinh phục vấn đề quốc tịch không hề đặt ra; ai sống ở đâu thì là dân của ông vua nơi đó, có thể làm quan cho ông vua đó, nhưng nếu đi nước khác cũng có thể làm quan và tuyệt đối trung thành với một ông vua khác, ngay cả nếu phải cầm quân đi đánh nước cũ. Ngũ Tử Tư đời chiến quốc bị trách là rước voi về dày mả tổ bởi vì tổ tiên ông và chính ông đã làm quan nước Sở mà sau này ông lại dẫn quân Ngô về dày xéo lăng miếu nước Sở. Sẽ không ai trách ông nếu trước đó tổ tiên ông và chính ông chỉ là thường dân nước Sở. Trong lịch sử Trung Hoa, không thiếu những người nước này sang làm tướng quốc nước khác. Trong lịch sử Việt nam, Đàng Trong (miền Nam) và Đàng Ngoài (miền Bắc) được coi là hai nước riêng biệt, Nguyễn Nhạc và vua Lê Hiển Tông khi đối đáp với nhau gọi lãnh thổ của nhau là quí quốc một cách rất tự nhiên.
Khi quân Thanh sang Việt nam năm 1789, để rồi bị Nguyễn Huệ đánh bại, dân Bắc Hà thấy gần gũi với quân Thanh hơn là quân Tây Sờn và cầu mong cho quân Thanh thắng. Dĩ nhiên cuộc chung đụng trong hàng ngàn năm phải làm nảy sinh ra một tình cảm cộng đồng, nhưng nó chỉ là tình cảm của những người cùng chung và cùng chịu một số phận (bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn), nó còn ở rất dưới điều mà ta có thể gọi là tinh thần quốc gia dân tộc hay lòng yêu nước. Điều đó dễ hiểu, kẻ sĩ, những kẻ còn được hưởng một vinh quang nào đó của chế độ chính trị, đã không có tổ quốc thì người dân, những người nô lệ, lại càng không có lý do gì để có tổ quốc. Nước là vua, mà vua là cái gông cùm. Không có tội nhân nào yêu gông cùm cả. Những kẻ không có gì thì cũng không có bổn phận nào. Khi người Mông Cổ, Mãn Thanh và những nước phương Tây xâm chiếm Trung Quốc, họ đã không đụng độ với nhân dân Trung Quốc, mà chỉ đụng độ với cấc vua nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh. Khi người Pháp sang chinh phục Việt nam, họ đã không đụng độ với dân tộc Việt nam mà chỉ đụng độ với các vua nhà Nguyễn. Chính vì thế mà họ đã thắng lợi dễ dàng. ý niệm quốc gia dân tộc đã ra đời một cách chậm chạp tại phương Tây cùng với sự tăng trưởng của tự do và sự hình thành của xã hội dân sự. Người dân có tự do hơn và làm chủ cuộc sóng của mình hơn nên đã bắt đầu cảm thấy mình có một chỗ đứng nào đó trong xã hội, rồi dần dần cảm thấy gắn bó và có bổn phận với cộng đồng trong đó mình đang sống. Càng có chỗ đứng họ càng đòi hỏi một chỗ đứng lớn hơn. ý niệm quốc gia dân tộc nảy sinh như thế và ngày một mạnh, càng mạnh nó càng đẩy lùi quyền lực của các vua chúa. Sau vài thế kỷ thai nghén, sự thành lập một nước cộng hòa tại Hòa Lan, sự hình thành của Hoa Kỳ và cuộc cách mạng Pháp đã chính thức khai sinh ý niệm quốc gia. Đó là ý niệm đất nước của mọi người thay vì là của một dòng họ. Người dân làm chủ đất nước và vì thế yêu nước và có bổn phận với đất nước. ý niệm quốc gia dân tộc ra đời với cao vọng tận dụng tinh thần trách nhiệm, sinh lực, ý kiến và sáng kiến của mọi người. Niềm tin nền tảng của nó là những con người tự do mạnh hơn và cống hiến nhiều hơn là những con người nô lệ, xã hội của những con người tự do mạnh hơn là một tập thể nô lệ. Một guồng máy nhà nước mới ra đời và có sức mạnh hơn hẳn bởi vì được sự hỗ trợ của moi người. Khi đi chinh phục thế giới, sức mạnh chính của các nước phương Tây là bộ máy nhà nước hiện đại chứ không phải là vũ khí hiện đại.
Như thế phải hiểu rằng ý niệm quốc gia dân tộc liên hệ mật thiết với dân chủ và tự do. Không có dân chủ và tự do thì không thể có quốc gia, hay cùng lắm chỉ có quốc gia ở dạng bò sát thấp kém. Tại Việt nam, một cách nghịch lý, tinh thần quốc gia đã xuất hiện dưới thời Pháp thuộc do ba yếu tố:
1. Người Pháp giáo dục trí thức Việt nam theo văn hóa của họ, trong đó tinh thần quốc gia là một thành tố quan trọng;
2. Vai trò của vua nhà Nguyễn trở thành mờ nhạt, họ không còn là chủ đất nước nữa, đất nước trở thành một tài sản chung của mọi người Việt đang bị người nước ngoài chiếm đoạt; và
3. Chính sách phân biệt đói xử xấc xược của người Pháp khiến người Việt nam ý thức được rằng mình là một khối dân tộc cùng một tổ tiên và cùng chia sẻ một sự tủi nhục. Cùng với thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện một số trí thức được gọi là các nhà ái quốc. Trong tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là lất cả các nhà ái quốc này đều kêu gọi canh tân, bỏ cũ theo mới.
Trong một bài báo (Một cách nhìn cuộc chiến, Thông Luận số 82, tháng 05/95), tôi có viết rằng lòng yêu nước của người Việt nam có thể chỉ là một ngộ nhận. Nhiều vị đã xúc động và lên tiếng phản đối. Tôi hiểu tình cảm của các vị đó và tôi rất kính trọng tình cảm đó, tôi không mong gì hơn là mình đã nhận định sai. Nhưng quả là chúng ta đã ngộ nhận.
Chúng ta ngộ nhận khi nói rằng ý thức quốc gia dân tộc đã có từ lâu trong khi thực ra nó chỉ là một khái niệm mới xuất hiện từ thế kỷ 20, nghĩa là còn rất non trẻ so với chiều dài lịch sử của ta. Chúng ta ngộ nhận khi nghĩ rằng lòng yêu nước của người Việt rất cao trong khi thực ra nó rất thấp. Chính vì nó thấp mà khi người Pháp xâm chiếm nước ta đã chỉ có một thiểu số trí thức thực sự dấn thân đấu tranh vì nước còn đại đa số vẫn đứng ngoài cuộc, và thái độ đứng ngoài cuộc đó của những Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Tản Dà, Trần Tế Xương, v.v... hoàn toàn không khiến họ bị chê trách. Chính vì nó thấp mà một số nhỏ người Pháp đã có thể cai trị được cả khối người Việt, dùng chính người Việt để thống trị người Việt. Đặc biệt là trong giai đoạn thế chiến II, một nắm nhỏ người Pháp đã thua trận và đã mất nước vẫn thống trị được Việt nam một cách tàn bạo.
Tôi tình cờ sinh ra trong một gia đình Việt nam Quốc Dân Đảng. Giáo dục gia đình đã khiến tôi thù ghét và khinh bỉ một cách thậm tệ những người hợp tác với Pháp; tôi coi họ là đồ hèn hạ, lưu manh. Lớn lên, tôi được tiếp xúc với nhiều người như thế, tôi nhận ra họ là những người cũng lương thiện và tử tế như những người đấu tranh cách mạng, chỉ có một điều là họ không có ý thức dân tộc đủ mạnh để chấp nhận chịu gian khổ hay hy sinh quyền lợi. Càng trưởng thành tôi càng thấy không nên trách họ bởi vì dù đã hấp thụ nhiều kiến thức mới của phương Tây, về mặt tâm tính họ vẫn thuộc hệ văn hóa Khổng Giáo, một văn hóa vô tổ quốc.
Cũng chính vì lòng yêu nước của người Việt nam không mạnh mà đảng cộng sản đã thắng lợi. Về bản chất, phong trào cộng sản không những vô tổ quốc mà còn chống tổ quốc, nó là một phong trào thế giới, nhắm thăng tiến giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Nếu không quá lạm dụng bạo lực chủ nghĩa cộng sản có thể là một chủ nghĩa cao quí, dù chỉ là một ảo tưởng, nhưng phong trào cộng sản không phải là một phong trào yêu nước. Khẩu hiệu của nó là người vô sản không có tổ quốc. Tiếng gọi đấu tranh giai cấp, trong khuôn khổ của một nước, là một lời kêu gọi nội chiến. Phong trào xô Viết Nghệ Tĩnh, cái nôi của đảng cộng sản Việt nam, nổi lên với lời tung hô: vạn tuế Sô Nga và tiếng thét: trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ hoàn toàn không phải là một phong trào dân tộc. Nhưng người cầm đầu đảng cộng sản và những đảng viên trung kiên nhất không phải là những người yêu nước mà chỉ là những người cộng sản Có thể đa số những người theo đảng cộng sản đã theo vì lòng yêu nước, nhưng khi nhận định bản chất của một tổ chức ta nên xét theo chủ trương, đường lối của nó và lý tưởng của những người cầm đầu nó chứ không nên dựa trên những người đi theo.
Hoàn cảnh đất nước sau ngày 30-4- 1975 đã khiến tôi có dịp tiếp xúc với vô số người cộng sản thuộc đủ mọi cấp bậc và tôi đã có thể kiểm chứng một điều: trong hàng ngũ cộng sản, một người có thể nói một cách quả quyết rằng quốc gia chỉ là một ý niệm vớ vẩn lạc hậu cần vất bỏ mà vẫn không hề bị trở ngại trong việc thăng tiến, trái lại nếu anh ta dám nói chủ nghĩa cộng sản chỉ là một chủ nghĩa tồi tệ chắc chắn anh ta sẽ lâm nguy, có thể mất mạng luôn. Bằng cớ rằng đảng cộng sản không phải là một tổ chức yêu nước cũng có thể tìm thấy trong các chính sách liên tục của họ. Suốt 30 năm chiến tranh, tôi chưa bao giờ ghi nhận một quan tâm thực sự nào của họ trước những đỗ vỡ kinh khủng về tinh thần, vật chất và nhân mạng cho đất nước. Họ có thể tiêu diệt thẳng tay những người Việt nam, yêu nước hay không, không đồng quan điểm với họ, có khi họ sẵn sàng tiêu diệt cả một số thành phần dân tộc. Trong cuộc cải cách ruộng đất 1955-1956, họ chủ trương tiêu diệt toàn bộ giai cấp địa chủ. (Chính sách này, vì nhưng hậu quả tai hại của nó, sau đó được coi là một sai lầm nhưng không bị coi là một tội, những người cầm đầu và phát động nó chỉ bị kiểm điểm).
Sự thù ghét lẫn nhau và ác độc đối với nhau của người Việt nam là điều không ai có thể chối cãi, nhưng để cố bào chữa cho lòng yêu nước nói chung của người Việt, lại có một nhận định giảm khinh: chúng ta yêu nước, nhưng không yêu nhau. Như vậy yêu nước là gì? Đất nước là lãnh thổ, là lịch sử, là con người và là một dự án tương lai chung. Trong các yếu tố đó, con người có tầm quan trọng vượt hẳn. Đất nước, lịch sử đều là của người, dự án tương lai cũng là của người. Nếu đồng hóa nước Việt với người Việt thì cũng không sai (và trên thực tế đã có những học giả đồng hóa quốc gia và dân tộc). Mà người Việt không phải là một ý niệm trừu tượng mà là từng người và mọi người. Không yêu nhau là không yêu nước. Chấm.
Nếu mức độ quốc gia quá cao để ta có thể nhận định một cách rõ rệt thì hãy lấy thí dụ khuôn khổ gia dình. Ta có thể coi một người là yêu gia đình được không, khi người đó lúc nào cũng sẵn sàng đốt nhà, đập phá, ẩu đả và sát hại mọi anh chị em không vừa ý mình? Nếu anh ta tự nghĩ anh ta là người yêu gia đình thì anh ta chỉ là người điên. Và nếu có ai coi anh ta là người yêu gia đình thì người đó cũng nên ghé thăm một bác sĩ tâm thần.
Nếu phải nhận định một cách thực vắn tắt đại hội VIII của Dâng Cộng Sản Việt nam, tháng 6- 1996, thì ta có thể nói đó là một đại hội chống tổ quốc. Đảng cộng sản, sau nhiều thất bại thê thảm, nhất là khi khối cộng sản tan vỡ, đã đổi mới về kinh tế thị trường và đời sống một phần dân chúng đã được cải thiện; sinh hoạt đất nước bắt đầu khởi sắc, nhưng vị trí độc tôn và độc quyền của họ bị lung lay. Họ bèn lấy quyết định chặn đứng đà phát triển để cũng cố lại quyền lực của họ mặc dầu biết rõ làm như vậy đất nước sẽ bị thiệt hại nặng. Đại hội VIII là biến cố trong đó một đảng cầm quyền cố tình lấy quyết định có hại cho đất nước vì quyền lợi của riêng mình. Tuy vậy cũng không nên quá khe khắt đối với những người lãnh đạo cộng sản. Thực ra họ cũng không khác với đa số người Việt.
Yêu nước tại Việt nam là một ngoại lệ chứ không phải là một thông lệ. Chúng ta là một dân tộc được nhào nặn trong suốt dòng lịch sử bằng văn hóa Khổng Giáo, một văn hóa vô tổ quốc, lòng yêu nước của ta yếu kém là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta chớ nên nghĩ rằng mình đã ra khỏi văn hóa Khổng Giáo. Chúng ta vẫn còn chịu ảnh hưởng Khổng Giáo một cách nặng nề lắm, ngay cả khi chúng ta không ý thức được và không nhìn nhận như vậy. Cứ lấy thí dụ triết lý ở ẩn, xem ra rất xa lạ đối với trí thức ngày nay. Có thể một người khoa bảng thời nay sẽ phản đối: tôi có biết triết lý ở ẩn là cái quái gì đau, anh chỉ nói lẩm cẩm, nhưng chính anh ta đang theo triết lý ở ẩn và, tuy không nói ra, rất tán thành triết lý đó.
Ông Hoàng Xuân Hãn là một thí dụ rất điển hình. Ông có kiến thức uyên bác trên rất nhiều lãnh vực và có đạo đức cá nhân rất cao. Ông theo đúng triết lý Khổng Giáo nước loạn không ở, nước nhiễu nhương thì ở ẩn. Mặc dầu là một nhân vật rất có uy tín và đã có thể đóng góp thay đổi số phận đất nước, ông đã chọn bỏ nước ra đi vào giữa lúc đất nước đang chuyển động lớn. Ông sang Pháp ở ẩn cho tới lúc qua đời. Ông Hãn là một người sáng suốt và lương thiện, ông hiểu rõ hậu quả của chọn lựa này. Trong một bài phỏng vấn mà tôi được đọc trên tờ báo Bulledingue (một tờ báo tiếng Pháp, nay đã đình bản, rất có giá trị của một nhóm trí thức Việt nam tại pháp từng ủng hộ đảng cộng sản), ông trả lời về tương lai của cộng đồng người Việt hải ngoại như sau: Tôi sợ rằng rồi cũng như người Việt tại Trung Quốc, thế hệ đầu tha thiết với đất nước, thế hệ sau không còn nói thạo tiếng Việt nữa và thế hệ thứ ba quên là mình có gốc Việt. Ông Hoàng Xuân Hãn dư biết về lâu về dài ra đi là từ bỏ đất nước, nhưng vẫn ra đi bởi vì ở ẩn là cả một đạo lý cao thượng đối với người Việt nam và ông Hãn dù đã du học phương Tây và đậu những bằng cấp cao nhất vẫn là người Việt nam. Khi ông Hãn qua đời, trí thức Việt nam trong nước cũng như ngoài nước đồng loạt lên tiếng ca ngợi ông như một người mẫu mực, không thấy ai bày tỏ sự phiền lòng rằng một người lỗi lạc như ông đáng lẽ phải có một chọn lựa tích cực hơn đối với đất nước. Thế hệ trước đã ca tụng Nguyễn Khuyến, thế hệ sau ca tụng Hoàng Xuân Hãn. Những Nguyễn Khuyến của thế hệ trước đã rất đông đảo, những Hoàng Xuân Hãn của thế hệ sau còn đông đảo hơn, ngay cả về tỷ lệ. Xem ra, dù đã kinh qua nhiều biến cố trọng đại, tâm lý người Việt ván chưa thay đổi bao nhiêu, tránh gian nguy và ở ẩn vẫn còn là một nhân sinh quan rất phải đạo. Người Việt nam vẫn còn chưa mất gốc, họ vẫn còn là những người Việt nam chân chính, nghĩa là không yêu nước, hoặc chỉ yêu nước một cách không tốn kém. Đọc tới đây xin độc giả đừng nghĩ rằng tôi có một dụng ý mỉa mai nào. Tôi thực sự quí trọng những người như Nguyễn Khuyến và Hoàng Xuân Hãn. Họ cao thượng thực sự, nhưng họ là sản phẩm của một nền văn hóa cam chịu và ẩn dật, họ đã sống phù hợp với nền văn hóa đó và họ là những mẫu người cao quí của nền văn hóa đó.
Tôi quen biết, hoặc được biết, khá nhiều trí thức Việt nam trong nước. Tất cả đều đồng ý chế độ hiện nay là tồi dở và độc hại, tất cả đều mong nó chấm dứt càng sớm càng hay, nhưng chỉ một số rất nhỏ chấp nhận rủi ro đứng lên đòi dân chủ, tuyệt đại đa số còn lại chỉ lo sống và tồn tại. Và để tồn tại họ phải chấp nhận thỏa hiệp với chế dộ, hợp tác với nó, và như thế giúp nó tiếp tục tồn tại, điều mà họ hoàn toàn không muốn. Mà những đặc ân mà họ được hưởng có lo lớn gì cho cam, chúng chỉ là những chức phó vụ trưởng, ủy viên hội đồng nhân dân tỉnh, v.v..., với lương và phụ cấp không quá 200 đô-la mỗi tháng. Hay một cửa hàng nhỏ của vợ con, hay khả năng được xuất bản vài tập truyện ngắn vô hại, hay được vẽ và bán vài bức tranh kiếm sống, được xuất ngoại vài năm một lần. Hoặc chỉ giản dị là cuốn sỗ lương hưu hai chục đô-la mỗi tháng. Hoặc giản dị hơn nữa là khỏi bị phiền hà. Tất cả đều hiểu những ân huệ đó chẳng có gì đáng kể, tất cả đều tin rằng nếu chế độ này chấm dứt thì không những đất nước sẽ khá hơn nhiều mà chính bản thân họ cũng khá hơn hẳn. Nhưng họ không chấp nhận một hy sinh, dù là tạm thời và nhỏ bé, nào cả bởi vì lòng yêu nước, nghĩa là sự gắn bó và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, của họ không đủ mạnh. Mỗi người có cách riêng để luồn lách và tồn tại. Tất cả đều khôn, không ai chịu dại cả. Kết quả tổng hợp là đất nước vẫn tiếp tục quằn quại trong độc tài và lạc hậu. Một dân tộc gồm toàn những người khôn là một dân tộc rất đần độn. Chỉ có thể coi là yêu nước những người sẵn sàng chấp nhận một sự dại dột nào đó cho đất nước.
Trong cuộc xung đột dài và đẫm máu vừa qua, yêu nước đã là một khẩu hiệu được mọi phe phái sử dụng để giành giật hậu thuẫn. Hô mãi hoặc nghe mãi, khẩu hiệu đó trở thành một sự khủng bố tinh thần rồi chúng ta đã ghi nhận nó trong tiềm thức như một ngôn ngữ bắt buộc. Nhưng chúng ta cường điệu và dối trá, chúng ta đeo mặt nạ và sử dụng ngôn ngữ của lưỡi gỗ với nhau, khi xưng mình là người yêu nước. Và chúng ta sai lầm lớn khi nghĩ rằng đa số người Việt nam yêu nước. Chỉ cần bình tĩnh quan sát sự thờ ơ bao trùm chung quanh chúng ta để nhận được một cải chính dứt khoát. Người Việt nam rất khó yêu nước. Trong vòng hơn hai ngàn năm chúng ta được nhào nặn bởi văn hóa Khổng Giáo, một văn hóa vong thân, vị ky và phủ nhận đất nước. Từ gần một nửa thế kỷ nay chúng ta bị áp đặt văn hóa cộng sản không khác với Khổng Giáo bao nhiêu về bản chất. Cả hai đều là những văn hóa kỳ thị, đặt nền tảng trên một giai cấp chứ không phải trên tinh thần dân tộc. Một kẻ sĩ Việt nam ngày xưa gắn bó với một kẻ sĩ Trung Hoa hơn là một thứ dân Việt nam. Một bần cố nông Việt nam gần đây được nhoi sọ để coi mọi người vô sản thế giới là anh em và coi người tư sản Việt nam là kẻ thù.
Đã thế, người ta còn nhân danh tổ quốc để phạm tội ác, để hạ sát hàng ngàn hàng vạn nạn nhân vô tội. Những nạn nhân bị ghép tội phản quốc trong đại đa số lại chính là những người yêu nước hiếm hoi. Người ta còn cưỡng đoạt tổ quốc và cố gắng hòa tan nó trong một chủ nghĩa (yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội). Không có gì đáng ngạc nhiên nếu đa số người Việt chọn lựa đứng ngoài mọi hệ lụy với đất nước.
Quốc gia chỉ mạnh nếu là đất nước của những con người tự do, tận dụng được hết sinh lực, thi thố được mọi tài năng, phát huy được mọi ý kiến và sáng kiến của mình. Nhưng quốc gia cũng không thể mạnh nếu không có lòng yêu nước, cũng như một gia đình không thể có hạnh phúc nếu không có tình yêu.
Thuận vợ thuận chồng tát biền Đông cũng cạn không ai ngờ vực mãnh lực ghê gớm của tình yêu, chúng ta cần ý thức rằng lòng yêu nước cũng có mãnh lực tương tự trong việc xây dựng một tương lai chung cho dân tộc. Chúng ta rất cần một sức bật của lòng yêu nước. Nhưng chúng ta cũng cần ý thức rằng lòng yêu nước của chúng ta rất non yếu và tật nguyền cần được điều trị và gây dựng, chứ không phải một vốn đã sẵn dồi dào để sử dụng và lạm dụng. Lòng yêu nước ấy, những người dân chủ phải xây dựng ra chứ không thể mong chờ gì ở chế độ độc tài này. Mọi chế độ chuyên chế, dù là chế độ quân chủ ngày xưa hay chế độ độc tài cộng sản ngày nay, đều có chung một chủ trương là tiêu diệt mọi ý thức cộng đồng và mọi liên hệ gắn bó trong xã hội để có thể thống trị một đám đông cô đơn. Họ không cần người dân yêu nước, họ chỉ cần người dân khuất phục. Họ không cần người dân yêu họ, họ chỉ cần người dân đừng yêu nhau. ý niệm quốc gia dân tộc do dân chủ mà có, chỉ có dân chủ mới có thể giúp ta gây dựng và phát huy nó. Cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng là cuộc đấu tranh nhằm đem lại cho người Việt lý do để yêu nước.
Thuận vợ thuận chồng tát biền Đông cũng cạn không ai ngờ vực mãnh lực ghê gớm của tình yêu, chúng ta cần ý thức rằng lòng yêu nước cũng có mãnh lực tương tự trong việc xây dựng một tương lai chung cho dân tộc. Chúng ta rất cần một sức bật của lòng yêu nước. Nhưng chúng ta cũng cần ý thức rằng lòng yêu nước của chúng ta rất non yếu và tật nguyền cần được điều trị và gây dựng, chứ không phải một vốn đã sẵn dồi dào để sử dụng và lạm dụng. Lòng yêu nước ấy, những người dân chủ phải xây dựng ra chứ không thể mong chờ gì ở chế độ độc tài này. Mọi chế độ chuyên chế, dù là chế độ quân chủ ngày xưa hay chế độ độc tài cộng sản ngày nay, đều có chung một chủ trương là tiêu diệt mọi ý thức cộng đồng và mọi liên hệ gắn bó trong xã hội để có thể thống trị một đám đông cô đơn. Họ không cần người dân yêu nước, họ chỉ cần người dân khuất phục. Họ không cần người dân yêu họ, họ chỉ cần người dân đừng yêu nhau. ý niệm quốc gia dân tộc do dân chủ mà có, chỉ có dân chủ mới có thể giúp ta gây dựng và phát huy nó. Cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng là cuộc đấu tranh nhằm đem lại cho người Việt lý do để yêu nước.
Những người dân chủ phải khẳng định dự án xây dựng một nhà nước khiêm tốn phục vụ thay vì khống chế xã hội dân sự, đặt mình dưới người dân thay vì trên người dân, một nhà nước tối thiểu để nhường không gian tối đa cho sinh lực, ý kiến và sáng kiến của công dân. Và họ cũng cần khẳng định: người dân không có bổn phận phải yêu nước; chính nhà nước và thành phần ưu tú của đất nước, nghĩa là thành phần trí thức, phải làm cho đất nước trở thành đáng yêu. Đất nước không được hạch hỏi người dân đã làm gì cho mình, trái lại phải tự hỏi mình đã có ích lợi gì cho người dân. - Có lẽ chính vào lúc lòng yêu nước không còn là một cưỡng bách nữa mà chúng ta sẽ có được lòng yêu nước thực sự, hay ít ra nhận diện được những người thực sự yêu nước, và nhờ đó có thể kết nghĩa với nhau để cùng nhau đưa đất nước ra khỏi bế tắc.
Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ
Nói tới Khổng Giáo thì phải nói ngay tới kẻ sĩ. Mục đích duy nhất của Khổng Giáo là đào tạo ra kẻ sĩ. Kẻ sĩ được coi là một lý tưởng mà mọi người phải hướng tới.
Bức chân dung kẻ sĩ, như một mẫu người vong thân và vị kỷ, được mô tả trong những trang trước phải chăng là quá đáng ? Nhiều người, trong đó có cả những thân hữu quí mến của tôi, đã hơn một lần phát biểu rằng nhận định của tôi về kẻ sĩ qua các bài báo đã được đăng là sai lệch. Vậy thì tôi xin nhường lời cho một kẻ sĩ chân chính viết về chính kẻ sĩ. Đó là Nguyễn Công Trứ qua bài Kẻ Sĩ của ông. Kẻ sĩ không thể có một đại diện nào hoàn hảo hơn Nguyễn Công Trứ. Ông trải qua tất cả tiến trình học tập, sống và hành động của một kẻ sĩ lý tưởng. Ông cũng là một mẫu mực thành công của kẻ sĩ. Cả văn nghiệp lẫn võ nghiệp của ông ít ai bì kịp, ông cũng rất dũng cảm và thanh liêm. Điều làm người ta quí mến ông hơn nữa là ông lại phóng khoáng và đầy nghệ sĩ tính. Ông là một trong những kẻ sĩ lỗi lạc nhất và đáng kính phục nhất trong lịch sử Việt nam.
Nguyễn Công Trứ trải qua một thời thanh niên lận đận, ông đậu Giải Nguyễn ( thủ khoa kỳ thi hương ) năm đã 43 tuổi. Sự muộn màng này không phải do ông không thành công trong các bài thi mà vì quan trường thấy giỏi quá sợ ông thành kiêu căng nên đánh rớt ông để tập cho ông tính khiêm nhường. Nguyễn Công Trứ mất hơn hai mươi năm cường tráng nhất của đời minh vì chữ khiêm của kẻ sĩ ông theo đúng phương châm vững lòng tin, chăm học, kiên trì, cải thiện trình độ nho học ( độc tín, háo học, thủ tử, thiện đạo ) trong lúc chưa gặp thời. Sau đó ông thi đậu rồi làm quan và làm tướng một cách thật xuất sắc, thăng lên những chức vụ rất cao, đánh Nam dẹp Bắc lập những chiến công thật lẫy lừng. Ông cũng đã đem dân đi dinh điền lập ra nhiều huyện trù phú tại tỉnh Thái Bình. Nguyễn Công Trứ rất hài lòng về sự nghiệp của mình, ông tự thuật như sau:
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông
Nguyễn Công Trứ trải qua một thời thanh niên lận đận, ông đậu Giải Nguyễn ( thủ khoa kỳ thi hương ) năm đã 43 tuổi. Sự muộn màng này không phải do ông không thành công trong các bài thi mà vì quan trường thấy giỏi quá sợ ông thành kiêu căng nên đánh rớt ông để tập cho ông tính khiêm nhường. Nguyễn Công Trứ mất hơn hai mươi năm cường tráng nhất của đời minh vì chữ khiêm của kẻ sĩ ông theo đúng phương châm vững lòng tin, chăm học, kiên trì, cải thiện trình độ nho học ( độc tín, háo học, thủ tử, thiện đạo ) trong lúc chưa gặp thời. Sau đó ông thi đậu rồi làm quan và làm tướng một cách thật xuất sắc, thăng lên những chức vụ rất cao, đánh Nam dẹp Bắc lập những chiến công thật lẫy lừng. Ông cũng đã đem dân đi dinh điền lập ra nhiều huyện trù phú tại tỉnh Thái Bình. Nguyễn Công Trứ rất hài lòng về sự nghiệp của mình, ông tự thuật như sau:
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây cờ đại tướng...
Hoạn lộ của ông khá nhiều gian truân. Có lúc ông bị gièm là có ý làm phản, có lúc ông bị cách chức tuột xuống làm lính, nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn kiên trì bày tỏ tài năng và lòng trung nghĩa và rồi lại vươn lên. Ông về hưu sau ba mươi năm hoạt động mãnh liệt. Nhưng mặc dầu công việc dồn dập ông vẫn để lại một văn nghiệp to lớn về cả phẩm lẫn lượng.
Tác giả đã đặc sắc như vậy, bài Kẻ Sĩ cũng đặc sắc không kém. Nó tóm gọn một cách đẹp đẽ tất cả nhân sinh quan của kẻ sĩ. Nó lại được viết bằng một thể văn đặc biệt, thể hát nói. Đó là loại thơ được sáng tác trong lúc hát cô đầu, lúc kẻ sĩ phóng khoáng nhất. Cái gì quá đẹp thì khó đúng, có thể bức chân dung kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ không trung thực vì đã được lộng lẫy hóa quá đáng. Kẻ sĩ mà Nguyễn Công Trứ mô tả là kẻ sĩ tráng lệ nhất. Tôi có hỏi một số học giả và được biết là Trung Quốc không có bài thơ hay bài văn nào mô tả kẻ sĩ đẹp đẽ và hùng tráng hơn bài Kẻ Sĩ sau đây của Nguyễn Công Trứ, mà tôi chép lại nguyên văn và đánh số từng câu để chú giải.
1. Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
2. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
3. Có giang sơn thì sĩ đã có tên
4. Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quí
5. Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị
6. Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường
7. Khí hạo nhiên chí đại, chí cương
8. So chính khí đã đầy trong trời đất
9. Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
10. Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn
11. Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang Văn
12. Phù thế giáo một vài câu thanh nghị
13. Cầm chính đạo để tịch tà, cự bí
14. Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên
15. Rồng mây khi gặp hội ưa duyên
16. Đem quách cả sở tồn làm sở dụng
17. Trong lăng miếu ra tài lương đống
18. Ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương
19. Làm sao cho bách thế lưu phương
20. Trước là sĩ sau là khanh tướng
21. Kinh luân khởi tâm thượng binh giáp tàng hung trung
22. Vũ trụ chi gian giai phận sự
23. Nam nhi đáo thử thị hào hùng
24. Nhà nưóc yên mà sĩ được thung dung
25. Bấy giờ sĩ sẽ tìm ông Hoàng Thạch
26. Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch
27. Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn
28. Nào xe, nào ngựa, nào địch, nào đờn
29. Đồ thích chí chất đầy trong một túi
30. Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới
31. Nhắm cuộc đời mà ngẫm kẻ trọc thanh
32. Này này, sĩ mới hoàn danh.
Bài thơ này dùng khá nhiều chữ Hán nên có lẽ một số độc giả cần vài giải thích.
Hai câu (1) và (2) nói rằng trong năm tước quan (công, hầu, bá, tử, nam), kẻ sĩ đều có mặt và trong bốn giai cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương), kẻ sĩ đứng đầu. Thật là hãnh diện được làm kẻ sĩ.
Trong câu (4), Chu và Hán là hai triều đại lớn của Trung Quốc gần sát nhau, từ thế kỷ 12 trước Tây lịch tới thế kỷ 3 sau Tây lịch.
Hai câu (5) và (6): ở xóm làng (lưỡng đảng), kẻ sĩ đã được tôn kính là người có lý luận (hiếu nghị) nên phải sống đúng tam cương (quân, sư, phụ hay bổn phận đối với vua, với cha mẹ và với thầy dạy học) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).
Hai câu (7) và (8): Bản chất của kẻ sĩ (khí hạo nhiên) rất lớn và rất vững (chí đại, chí cương), tinh thần (chính khí) của kẻ sĩ đầy trời đất.
Hai câu (9) và (10): Khi chưa gặp (lúc vị ngộ) được minh chúa thì ở yên (hối tàng) trong lều cỏ (bồng tất) nghèo nàn, cứ thanh thản mà vui chơi bằng cách câu cá trên sông Vị (điếu Vị) hay trồng trọt trên đất Sằn (canh Sẵn). Đầu đời nhà Chu, Khương Tử Nha ngồi câu cá trên sông Vị đợi minh chúa tới năm đã ngoài 80 tuổi mới được Chu Văn Vương đem xe đến đón về làm quan. Trước đó một nhân vật huyền bí khác của Trung Quốc, làm ruộng ở đất Sằn cho đến khi được minh chúa tới đón. Tất cả những hoạt động câu cá, trồng trọt này không có mục đích sản xuất (Chương Tử Nha câu cá bằng lưỡi câu thẳng) mà chỉ có mục đích chờ thời mà thôi.
Hai câu (11) và (12): Dù chưa gặp được các minh chúa như vua Thang, vua Văn đem xe có quấn cỏ vào bánh (bờ luân) cho êm tới đón về, vẫn giữ đạo nho bằng cách nói lên những lời đúng (thanh nghị).
Ba câu (13), (14) và (15): Giữ vững chính đạo, tức Khổng Giáo, để tiêu diệt những tà thuyết (tịch tà), chống lại những khó khăn của cuộc sống (cự bi). Quyết tâm quay ngược lại sóng dữ (hồi cuồng lan) ngăn nước của cả trăm con sông.
Năm câu từ (16) đến (20): Khi đã được ra làm quan (kẻ sĩ được làm quan cũng sung sướng như rồng gặp mây) thì đem lết cả tài mình có (sở tồn) ra sử dụng. Trong triều đình (lăng miếu là mộ các vua, thường chôn ở ngay triều đình, kẻ sĩ coi là một diễm phúc được nhìn mộ các vua trước) thì trổ tài làm quan (tài lương đống), ngoài trận mạc biên thùy thì vung gươm báu (Can và Tương là một cặp vợ chồng thời xưa ở Trung Quốc làm nghề luỵện kiếm và đã hy sinh vì kiếm báu). Làm thế nào để cả trăm thế hệ về sau biết đến tiếng thơm (bách thế lưu phương) mới hay. Trước là làm đẹp hình ảnh kẻ sĩ, sau là làm quan lớn (khanh tướng).
Ba câu (21), (22) và (23) tóm lược thế nào là một người trai anh hùng: phải có kiến thức trị nước (kinh luân) ở sẵn trong đầu (tâm trương) và phải chứa sẵn tài cầm binh ở trong bụng (binh giáp tàng hung trung). Khắp nơi đều là phạm vi hoạt động (vũ trụ chi gian giai phận sự). Làm trai như thế mới đúng là anh hùng hào kiệt. Những câu cuối nói rằng khi đã làm tròn phận sự thì kẻ sĩ lại rút về ở ẩn ngao du danh lam thắng cảnh, hưởng thể đàn hát và không màng đến xã hội nữa. Như thế là kẻ sĩ hoàn tất một cuộc đời đẹp (hoàn danh).
Năm câu từ (16) đến (20): Khi đã được ra làm quan (kẻ sĩ được làm quan cũng sung sướng như rồng gặp mây) thì đem lết cả tài mình có (sở tồn) ra sử dụng. Trong triều đình (lăng miếu là mộ các vua, thường chôn ở ngay triều đình, kẻ sĩ coi là một diễm phúc được nhìn mộ các vua trước) thì trổ tài làm quan (tài lương đống), ngoài trận mạc biên thùy thì vung gươm báu (Can và Tương là một cặp vợ chồng thời xưa ở Trung Quốc làm nghề luỵện kiếm và đã hy sinh vì kiếm báu). Làm thế nào để cả trăm thế hệ về sau biết đến tiếng thơm (bách thế lưu phương) mới hay. Trước là làm đẹp hình ảnh kẻ sĩ, sau là làm quan lớn (khanh tướng).
Ba câu (21), (22) và (23) tóm lược thế nào là một người trai anh hùng: phải có kiến thức trị nước (kinh luân) ở sẵn trong đầu (tâm trương) và phải chứa sẵn tài cầm binh ở trong bụng (binh giáp tàng hung trung). Khắp nơi đều là phạm vi hoạt động (vũ trụ chi gian giai phận sự). Làm trai như thế mới đúng là anh hùng hào kiệt. Những câu cuối nói rằng khi đã làm tròn phận sự thì kẻ sĩ lại rút về ở ẩn ngao du danh lam thắng cảnh, hưởng thể đàn hát và không màng đến xã hội nữa. Như thế là kẻ sĩ hoàn tất một cuộc đời đẹp (hoàn danh).
Chúng ta thấy gì qua cái chân dung lẫm liệt của kẻ sĩ này? Trước hết nó bộc lộ một thái độ thuần phục văn hóa tuyệt đối với Trung Quốc. Mọi điển tích, mọi địa danh, triều đại đều là của Trung Quốc cả. ý niệm quốc gia dân tộc hoàn toàn vắng mặt, tổ quốc của kẻ sĩ là Trung Quốc, đúng ra là Khổng Giáo Trung Quốc.
Sau đó là tâm lý tôi tớ. Kẻ sĩ chỉ chờ để được làm tôi tớ cho một ông chủ, chứ hoàn toàn không có ý chí xây dựng một sự nghiệp của riêng mình trong mọi hoàn cảnh. Không được một minh chúa dùng làm tôi tớ kẻ sĩ sẵn sàng để phí uổng đời mình. Cả đời kẻ sĩ chỉ sống với giác mộng được làm tôi tớ. Đúng là một thái độ vong thân tuyệt đối.
Sau đó là tâm lý tôi tớ. Kẻ sĩ chỉ chờ để được làm tôi tớ cho một ông chủ, chứ hoàn toàn không có ý chí xây dựng một sự nghiệp của riêng mình trong mọi hoàn cảnh. Không được một minh chúa dùng làm tôi tớ kẻ sĩ sẵn sàng để phí uổng đời mình. Cả đời kẻ sĩ chỉ sống với giác mộng được làm tôi tớ. Đúng là một thái độ vong thân tuyệt đối.
Suốt cuộc đời hoặc không may thì ở ẩn cam chịu cuộc sống nghèo nàn trong lều cỏ, hoặc may thì làm bầy tôi cho một ông vua, sau đó vui chơi. Hoàn toàn không thấy có một trách nhiệm nào đối với cộng đồng cả. Cuộc sống hoàn toàn vị kỷ.
Và dĩ nhiên chỉ có người con trai mới đáng kể, phụ nữ không thể là kẻ sĩ vì thế không đáng đếm xỉa tới.
Tôi đã đề cập đến Nguyễn Trãi và lần này lại đề cập tới Nguyễn Công Trứ. Tôi hoàn toàn không dám mai mỉa hai vị tiền bối này. Tôi rất kính trọng họ, bởi vì họ là tinh hoa của lịch sử Việt nam, là những người đã có công lớn với đất nước và cũng là những người mà chúng ta có thể tự hào. Điều cần lên án là cái văn hóa Khổng Giáo tồi tệ đã tha hóa cả những con người lỗi lạc như thế. Riêng đối với Nguyễn Trãi, ông đã có công lớn giành lại độc lập cho Việt nam từ tay quân Minh, ông cũng là tác giả Bình Ngô Đại Cáo, áng văn nghị luận chính trị đầu tiên của Việt nam đồng thời cũng là một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, nhưng ông đã chết tức tưởi và cả họ bị giết hại. Thủ phạm là ai nếu không phải là chế độ quân quyền dựa trên Khổng Giáo, là cái giá trị tam cương độc hại của Khổng Giáo?
Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ và vô số kẻ sĩ lỗi lạc khác nếu thi thố được hết tài năng và sáng kiến của mình thì còn vĩ đại gấp trăm lần và còn cống hiến cho đất nước những thành quả to lớn gấp trăm lần. Nhưng họ là kẻ sĩ và đã phải chấp nhận cuộc sống vong thân của kẻ sĩ.
Tâm lý kẻ sĩ vẫn còn hiện diện mạnh lắm trong chúng ta. Không thiếu những người rất đáng quí trọng hiện nay ao ước được sống như kẻ sĩ hay hãnh diện đã sống như kẻ sĩ. Nguyễn Xuân Tụ, người bạn quí mến của tôi, lấy tên là Hà Sĩ Phu, có thể có nghĩa là sĩ phu Bắc Hà, cũng có nghĩa của một câu hỏi còn ai là kẻ sĩ ngày nay hay thế nào là sĩ phu do sự thiếu chính xác của tiếng Trung Quốc và tiếng Việt. Ông Tụ trân trọng kẻ sĩ lắm, cũng như nhà văn Hoàng Tiến, người đã viết kháng thư trách chính quyền cộng sản đối xử tệ bạc với trí thức mà ông coi là những kẻ sĩ của thời nay. Tôi thì chỉ thấy kẻ sĩ là một bóng ma tiều tụy và vong thân cần phải tống cổ một cách tức khắc và không nề nang ra khỏi trí tuệ và tâm hồn của chúng ta, nếu chúng ta muốn một tầm vóc khác cho đời mình và một tương lai khác cho đất nước.
Chuyện cổ tích
Tới đây có lẽ một số độc giả đã cảm thấy mệt mỏi và chán nản với những biện luận về lịch sử và tư tưởng, nhiều vị chắc đã muốn gấp cuốn sách này lại và cất đi. Vậy để quí vị giải khuây chốc lát và lấy lại can đảm để đọc tiếp, tôi xin kể một vài câu chuyện cồ tích. Những câu chuyện này đều ngắn vì tôi chỉ biết một cách sơ sài. Chuyện thứ nhất là Phù Đổng Thiên Vương, còn gọi là Thánh Gióng, có lẽ vì Gióng là tên nôm của làng Phù Đổng chăng? Điều này có thể kiểm chứng khá dễ dàng nhưng tôi vẫn không có thì giờ để làm. Hiện nay hàng năm, tại làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Vĩnh Phú vẫn có ngày hội lớn về sự tích Thánh Gióng. Tục truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ 6, nước ta, thời bấy giờ gọi là Văn Lang, bị giặc Ân đánh phá (không tài liệu sử nào cho biết giặc Ân là giặc nào), vua cho đi rao truyền trong nước tìm người tài ra đánh giặc. Lúc đó tại làng Phù Đổng, có một đứa bé đã ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, chỉ nằm một chỗ, nghe tiếng loa truyền bỗng nhiên ngồi dậy, vươn mình thành một thanh niên cao một trượng, rồi theo sứ giả về cầu vua, xin đúc một cây rồi sắt và một con ngựa sắt. Được cấp roi, ngựa, chàng thanh niên liền nhảy lên yên. Ngựa sắt bỗng nhiên cử động được. Chàng thanh niên phi ngựa ra trận đánh tan quân giặc. Đến núi Sóc Sơn thì giặc tan hết và chàng thanh niên cũng về trời mất tích. Dân chúng tưởng nhớ tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, hoặc Thánh Gióng. Đây là chuyện cổ tích mà lúc còn nhỏ tôi thích nhất bởi vì nó vừa là chuyện của một đứa bé, vừa là chuyện kiếm hiệp và cũng vừa là chuyện thần thoại.
Chuyện thứ hai là chuyện Chử Đồng Tử. Vào đời vua Hùng Vương 16, Chử Đồng Tử là một thiếu niên mồ côi mẹ sống với cha bằng nghề bắt cá trên sông. Hai cha con nghèo đến độ chỉ có một cái khố phải chia nhau mà mặc. Các bạn trẻ có lẽ không biết cái khố là gì. Tôi tuy không già lắm nhưng hồi còn trẻ ở nhà quê cũng đã được nhìn thấy những người mặc khố (ngôn ngữ nông thôn gọi là đóng khố thay vì mặc khố). Nó gần giống như một quần xi-líp, nghĩa là rất ít vải, tác dụng duy nhất của nó chỉ là để che hậu môn và bộ phận sinh dục.
Một hôm, giữa lúc cha đang đóng khố, Chử Đồng Tử đang trần truồng bên bờ sông thì một công chúa được lính hầu kiệu tới. Chử Đồng Tử hốt hoảng không biết trốn đâu bèn chui đại xuống bãi cát, lấy cát phủ lên mình. Không biết anh ta thở cách nào nhưng anh ta tự chôn khá kín, công chúa cũng như lính đều không thấy. Sự tình cờ đã khiến công chúa chọn ngay chỗ anh ta vùi mình để quây phòng tắm. Công chúa cứ thoải mái múc nước gội lên mình, cho đến lúc giật mình nhận ra một chàng trai cường tráng lõa thể ngay dưới chân mình bởi vì trong lúc xối nước cô đã làm trôi di lớp cát phủ trên thân Chử Đồng Tử. Thế là một đôi trai gái trần truồng gặp nhau trong một phòng kín. Công chúa như thế đã bị coi như mất trinh tiết với Chử Đồng Tử, nhà vua chỉ còn cách cho hai người kết hôn, và Chử Đồng Tử trở thành phò mã. Câu chuyện này rất vui, bởi vì nó vừa là một chuyện tình vừa là một câu chuyện của sự may mắn, một chàng trai đánh cá nghèo khổ tình cờ lấy được công chúa. Chuyện thứ ba là chuyện Lưu Bình - Dương Lễ. Đây vừa là một câu chuyện về tình bạn, vừa là câu chuyện lập thân. Không biết câu chuyện xẩy ra ở bên Tàu hay tại nước ta nhưng hình như người Việt nam nào cũng biết.
Chuyện thứ hai là chuyện Chử Đồng Tử. Vào đời vua Hùng Vương 16, Chử Đồng Tử là một thiếu niên mồ côi mẹ sống với cha bằng nghề bắt cá trên sông. Hai cha con nghèo đến độ chỉ có một cái khố phải chia nhau mà mặc. Các bạn trẻ có lẽ không biết cái khố là gì. Tôi tuy không già lắm nhưng hồi còn trẻ ở nhà quê cũng đã được nhìn thấy những người mặc khố (ngôn ngữ nông thôn gọi là đóng khố thay vì mặc khố). Nó gần giống như một quần xi-líp, nghĩa là rất ít vải, tác dụng duy nhất của nó chỉ là để che hậu môn và bộ phận sinh dục.
Một hôm, giữa lúc cha đang đóng khố, Chử Đồng Tử đang trần truồng bên bờ sông thì một công chúa được lính hầu kiệu tới. Chử Đồng Tử hốt hoảng không biết trốn đâu bèn chui đại xuống bãi cát, lấy cát phủ lên mình. Không biết anh ta thở cách nào nhưng anh ta tự chôn khá kín, công chúa cũng như lính đều không thấy. Sự tình cờ đã khiến công chúa chọn ngay chỗ anh ta vùi mình để quây phòng tắm. Công chúa cứ thoải mái múc nước gội lên mình, cho đến lúc giật mình nhận ra một chàng trai cường tráng lõa thể ngay dưới chân mình bởi vì trong lúc xối nước cô đã làm trôi di lớp cát phủ trên thân Chử Đồng Tử. Thế là một đôi trai gái trần truồng gặp nhau trong một phòng kín. Công chúa như thế đã bị coi như mất trinh tiết với Chử Đồng Tử, nhà vua chỉ còn cách cho hai người kết hôn, và Chử Đồng Tử trở thành phò mã. Câu chuyện này rất vui, bởi vì nó vừa là một chuyện tình vừa là một câu chuyện của sự may mắn, một chàng trai đánh cá nghèo khổ tình cờ lấy được công chúa. Chuyện thứ ba là chuyện Lưu Bình - Dương Lễ. Đây vừa là một câu chuyện về tình bạn, vừa là câu chuyện lập thân. Không biết câu chuyện xẩy ra ở bên Tàu hay tại nước ta nhưng hình như người Việt nam nào cũng biết.
Lưu Bình và Dương Lễ là đôi bạn thân thiết. Sau một kỳ thi Dương Lễ đỗ, được ra làm quan và sống phú quí, trong khi Lưu Bình thi rớt. Lưu Bình đến thăm bạn và bị Dương Lễ sai lính cầm roi đánh đuổi một cách khinh bỉ. Tức quá, Lưu Bình về nhà quyết chí học cho đậu để rửa nhục. Đang lúc túng thiếu thì bỗng nhiên Lưu Bình gặp được một cô gái xinh đẹp và có tài sản, bằng lòng lấy Lưu Bình và nuôi Lưu Bình ăn học. Hạnh phúc làm con người trở thành thông minh và chuyên cần, khóa sau Lưu Bình đỗ cao và trở thành quyền quí. Lúc đó Lưu Bình mới mời Dương Lễ tới nhà mình để chứng kiến sự giàu sang của mình, với dụng ý làm cho Dương Lễ phải xấu hổ vì sự bội bạc ngày xưa. Nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ là dịp để Lưu Bình khám phá ra rằng vợ mình thực ra là một tì thiếp của Dương Lễ, được gởi tới để giúp Lưu Bình ăn học. Dương Lễ đã giúp bạn một cách khôn ngoan, vừa làm nhục bạn để kích thích ý chí, vừa giúp phương tiện để bạn học thành công. Câu chuyện này đẹp và có giá trị giáo dục nên tôi được nghe kể khá nhiều lần và lần nào cũng thích thú lắng nghe dù đã thuộc lòng.
Chuyện thứ tư là một chuyện đã sử. Đó là câu chuyện Thị Lộ, còn gọi là chuyện rắn báo thù và liên hệ đến cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi, một khai quốc công thần có công phò Lê Lợi đánh đuổi quân Minh giành độc lập cho nước ta và cũng là nhà tư tưởng chính trị lớn của nước ta. Sau khi giúp vua lấy lại được đất nước, Nguyễn Trãi được phong đứng đầu trăm quan, rời sau đó cáo quan về quê.
Khi về hưu, Nguyễn Trãi ra lệnh cho gia nhân dọn sạch khu vườn bấy lâu bị bỏ hoang nên đầy bụi rậm và cỏ đại. Đêm trước ngày khởi sự, Nguyễn Trãi nằm mơ thấy một con rắn biết nói tới xin ông hoãn lại việc dọn vườn vì nó mới sinh con nhỏ nên chưa thể đi ngay chỗ khác được. Cho là chuyện mộng mị vớ vẩn, Nguyễn Trãi không để ý tới và cũng chẳng nói với ai. Ngày hôm sau gia nhân dọn vườn và trình với ông đã thấy một ổ rắn, họ đã giết được bày rắn con nhưng rắn mẹ chạy thoát, họ chỉ chặt được một khúc đuôi. Tối hôm đó Nguyễn Trãi đang nằm đọc sách thì một giọt máu từ nóc nhà nhỏ xuống ngay cuốn sách thấm ba trang. Đó là máu của con rắn mẹ đã leo lên nóc nhà.
ít lâu sau Nguyễn Trãi gặp Thị Lộ, một cô gái trẻ vừa xinh đẹp vừa giỏi thơ văn, ông bèn lấy làm thiếp và rất chiều chuộng. Một hôm, vua Lê (đây là Lê Thái Tông, con của Lê Lợi tức Lê Thái Tổ) du hành qua đấy bèn ghé thăm Nguyễn Trãi và ngủ đêm tại nhà ông. Thấy Thị Lộ xinh đẹp, vua bèn bảo Nguyễn Trãi để Thị Lộ ngủ với mình. Đêm hôm đó, không biết vua say sưa hoan lạc với Thị Lộ thế nào mà chết, Nguyễn Trãi bị buộc tội giết vua và bị giết cùng với cả họ hàng ba đời. Lúc đó người ta mới hiểu Thị Lộ chính là hồn ma của rắn mẹ hiện hình làm gái để báo thù Nguyễn Trãi, và giọt máu thấm ba trang giấy là điềm báo trước Nguyễn Trãi sẽ bị tru di tam tộc.
Câu chuyện này tuy thương tâm, nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Nó ly kỳ và ma quái, hơn nữa nó lại là chuyện về rắn, con vật vừa kinh dị vừa quyến rũ.
Bây giờ, các bạn đã được giải khuây rồi tôi xin thưa một điều. Đó là những câu chuyện bề ngoài rất vô hại, và đôi khi còn có tính giáo dục, cũng có thể chuyên chở những giá trị rất độc hại. Càng độc hại hơn nửa khi chúng là những câu chuyện bà kể cho cháu, vì chúng ta tiếp thu một cách ngây thơ, vô tình và không cảnh giác. Những câu chuyện như thế tiếp thu ở tuổi thơ ngây đã là những dấu ấn đầu tiên trong trí tuệ và khiến chúng ta chấp nhận một cách thụ động, không bàn cãi những giá trị thực ra có tác dụng quan trọng đối với xã hội và con người.
Cả bốn câu chuyện này không vô tư như chúng ta tưởng, chúng đều có tác dụng truyền bá những giá trị cũng cố cho một trật tự có sẵn: quyền lực tuyệt đối của vua, lý tưởng nô dịch của kẻ sĩ, và thân phận thấp kém của phụ nữ.
Bây giờ, các bạn đã được giải khuây rồi tôi xin thưa một điều. Đó là những câu chuyện bề ngoài rất vô hại, và đôi khi còn có tính giáo dục, cũng có thể chuyên chở những giá trị rất độc hại. Càng độc hại hơn nửa khi chúng là những câu chuyện bà kể cho cháu, vì chúng ta tiếp thu một cách ngây thơ, vô tình và không cảnh giác. Những câu chuyện như thế tiếp thu ở tuổi thơ ngây đã là những dấu ấn đầu tiên trong trí tuệ và khiến chúng ta chấp nhận một cách thụ động, không bàn cãi những giá trị thực ra có tác dụng quan trọng đối với xã hội và con người.
Cả bốn câu chuyện này không vô tư như chúng ta tưởng, chúng đều có tác dụng truyền bá những giá trị cũng cố cho một trật tự có sẵn: quyền lực tuyệt đối của vua, lý tưởng nô dịch của kẻ sĩ, và thân phận thấp kém của phụ nữ.
Phù Đổng là một vị thần chứ không phải là một con người. Sinh ra được ba năm mà vẫn nằm im, rồi vươn vai một cái mà cao đến một trượng, rồi cưỡi ngựa sắt, một mình đánh tan giặc, rồi lên núi về trời. Một vị thần như vậy mà cũng phò vua thì chắc chắn vua phải là trời, và đã là trời thì dĩ nhiên quyền lực của vua phải tuyệt đối. Chuyện Thánh Gióng là một câu chuyện bịa đặt, có thể dựa trên một sự kiện có thực nhưng rất khác, trong mục đích đặt nền tảng cho chế độ quân chủ chuyên chế. Ngày nay trong nước đang có một khuynh hướng khai thác chuyện Thánh Gióng cho một mục đích chính trị đúng đắn, lấy gương Thánh Gióng cao thượng sau khi dẹp xong giặc đã bỏ đi để nhắc nhở đảng cộng sản và phê phán thái độ lì lợm khư khư giữa lấy quyền lực của họ. Tôi rất ngờ vực tác dụng của cuộc vận động này. Ví những chiến công của đảng cộng sản với Thánh Gióng là nhìn nhận rằng những cuộc chiến mà đáng cộng sản khởi xướng và điều động có chính nghĩa và có ích cho dân tộc. Điều này không hiển nhiên, nhưng không phải là điều tôi muốn bàn. Điều tôi muốn bàn là sự thiếu sức thuyết phục của lập luận. Tại sao lại phải bỏ ra đi sau khi đã lập công? Tại sao không ở lại tiếp tục giúp nước? Thực ra chúng ta không có quyền đòi đảng cộng sản phải ra đi chúng ta chỉ đòi họ ra đi khi không còn được nhân dân chấp nhận nữa. Chỉ có cuộc bầu cử tự do mới cho thấy nhân dân còn muốn họ ở lại hay không.
Tại sao một công chúa, chỉ vì vô tình nhìn thấy một thanh niên khỏa thân mà lại có thể bị coi là mất tiết hạnh? Một công chúa mà còn như vậy thì một cô gái con nhà thứ dân ra sao? Số phận người phụ nữ sao mà rẻ rúng thế! Câu chuyện Chử Đồng Tử không vô tư, nó có mục đích cũng cố sự thống trị của nam giới trên nữ giới, đồng thời nó cũng có mục đích tôn vinh quân quyền. Lấy công chúa được coi là diễm phúc lớn nhất của đời người. Bất luận công chúa tuổi tác nhan sắc, đức hạnh ra sao. Trẻ em Việt nam bị đầu độc nặng đến nỗi không có đứa nào đặt câu hỏi thế Chử Đông Tử có bằng lòng lấy công chúa không?. Câu chuyện không phải chỉ có mục đích giải trí, nó còn có dụng ý giáo dục.
Người vợ của Lưu Bình sau này sẽ tiếp tục là vợ Lưu Bình hay sẽ về với chồng cũ là Dương Lễ. ở với Lưu Bình thì sẽ không còn được quí trọng vì đã qua tay Dương Lễ, nghĩa là đã ô uế rồi, mà về với Dương Lễ cũng không xong bởi vì cũng đã chung sống với Lưu Bình. Thân phận tì thiếp lầm lũi là lối thoát hợp đạo lý duy nhất cho cô. ở cương vị tì thiếp, cô có thể bị trao đổi một cách rất phải đạo như một vật dùng. Cái chữ trinh mà đàn ông bắt đàn bà phải tôn trọng như tính mạng chính họ lại chà đạp lên một cách thản nhiên. Nhưng chuyện Lưu Bình - Dương Lễ không phải là chuyện trai gái mà là chuyện quan trường. Nó cho thấy mộng đời duy nhất của thanh niên là thi đỗ để làm quan. Không làm quan thì không là gì cả, còn hễ làm quan thì có tất cả, nhà cao cửa rộng, thê thiếp đầy đàn. Cái lý tưởng mà đứa trẻ được nhồi sọ ngay lúc ra chào đời là cố học để làm quan, là trong sách có gái đẹp. Sách thánh hiền thật là cao quí!
Câu chuyện Lưu Bình - Dương Lễ còn chứa đựng cả một quan niệm về công quyền, đó là quan niệm chức quyền thay vì chức trách. Chức vụ là một địa vị cho phép thụ hưởng chứ không phải là một trách nhiệm. Lưu Bình cũng như Dương Lê chỉ mới đậu xong và ra làm quan đã lập tức trở thành giàu sang, phú quí. Đằng sau câu chuyện có mục đích giáo dục đó là cả một văn hóa tham nhũng. Còn chuyện Thị Lộ? Câu chuyện này chắc chắn là một sự bịa đặt của triều đình nhà Lê để dùng sự huyền bí chạy tội ác man rợ tàn sát cả ba họ một khai quốc công thần. Nhưng nó cũng có tác dụng bình thường hóa bản chất thô bạo của văn hóa Khổng Giáo. Thị Lộ là phụ nữ và đã là phụ nữ thì nhân phẩm của bà không đáng kể. Bà là thiếp của Nguyễn Trãi, nhưng vua muốn thỏa mãn nhục dục bà cũng phải tuân theo. Cái chữ tiết trinh được đề cao như đạo lý tuyệt đối của phụ nữ cũng phải dừng lại trước đòi hỏi của nhà vua: ở đây người đàn bà còn bị ví với rắn độc. Thật là tàn nhẫn, người phụ nữ Việt nam không những chỉ bị chà đạp, khinh bỉ mà còn bị thù ghét.
Còn Nguyễn Trãi? Vị đệ nhất công thần này từng nằm gai nếm mật cạnh Lê Lợi, bố của Lê Thái Tông, cũng phải nộp người yêu của mình cho một thằng bé bằng tuổi con mình hành lạc ngay tại nhà mình, không chừng còn phải lạy tạ ơn mưa móc và dọn giường chiếu cho nó. Và khi không may vua vì quá đê mê mà chết thì bị kết tội và bị giết cả ba họ. Vua là trời, quần thần không là gì cả. Một ông quan, nghĩa là một kẻ sĩ may mắn thành đạt, dù tài giỏi tới đâu đi nữa, dù chức phẩm cao tới đâu đi nữa cũng không hơn gì một con vật trước mặt vua, vua muốn nọc ra đánh vài chục trượng, muốn thiến, muốn giết bỏ tùy ý. Và muốn giết sạch cả cha mẹ, anh em, con cháu cũng được luôn. Vậy mà làm quan vẫn là giấc mơ của kẻ sĩ! Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện như thế làm sao lớn lên giữ được phẩm cách, làm sao tránh khỏi tâm lý vong thân?
Văn hóa của một dân tộc là toàn bộ những giá trị đã được chấp nhận và tạo ra cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của dân tộc đó. Khi nhận định về văn hóa cá nhân của mình, chúng ta thường mắc phải một sai lầm rất lòn là đồng hóa văn hóa với kiến thức, trong khi kiến thức chỉ là một phần không quan trọng của văn hóa. Chúng ta có thể có những kiến thức rất sâu sắc về y học, điện tử, động nhiệt học, kế toán và cả triết lý nữa, nhưng văn hóa của chúng ta, nghĩa là cách sống, suy nghĩ, hành động và ứng xử của chúng ta vẫn theo một hệ thống giá trị có sẵn nào đó.
Văn hóa của một dân tộc là toàn bộ những giá trị đã được chấp nhận và tạo ra cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của dân tộc đó. Khi nhận định về văn hóa cá nhân của mình, chúng ta thường mắc phải một sai lầm rất lòn là đồng hóa văn hóa với kiến thức, trong khi kiến thức chỉ là một phần không quan trọng của văn hóa. Chúng ta có thể có những kiến thức rất sâu sắc về y học, điện tử, động nhiệt học, kế toán và cả triết lý nữa, nhưng văn hóa của chúng ta, nghĩa là cách sống, suy nghĩ, hành động và ứng xử của chúng ta vẫn theo một hệ thống giá trị có sẵn nào đó.
Và văn hóa có cách lưu truyền của nó. Một số giá trị ban đầu, nảy sinh do một bối cảnh xã hội đặc thù hay được kẻ cầm quyền áp đặt tạo ra một nếp sinh hoạt xã hội. Đến lượt nó, nếp sinh hoạt đó, với những thể hiện vật chất và tâm tính, điều kiện hóa con người, để rồi con người truyền lại cho nhau qua các thế hệ. Chúng ta tiếp thu một văn hóa lúc mới chào đời khi trí tuệ còn non nớt chưa có khả năng tự vệ, chúng ta chấp nhận những giá trị của văn hóa đó như những sự hiền nhiên không cần bàn cãi, bởi vì những giá trị đó không đến với chúng ta bằng lý luận. Chúng đến với chúng ta qua kiến trúc của làng xã, phố phường, bề rộng của những con đường, hình dạng của căn nhà, kích thước của cái cửa sổ. Chúng đến với chúng ta qua sinh hoạt gia đình và bằng hữu. Chúng cũng đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể cho cháu, cô giáo kể cho học trò. Nói chung, chúng thường đến một cách gián tiếp và giấu mặt khiến chúng ta chấp nhận một cách vô tình, chứ không đến một cách trực tiếp và lộ diện để chúng ta có thể nhận định và chọn lựa. Chính vì thế mà một số người Việt nam có thể không hề nhìn thấy một lần trong đời cuốn Luận Ngữ và không biết gì về sử Trung Hoa mà vẫn thuộc văn hóa Khổng Giáo và vẫn là sản phẩm tinh thằn của Đông Chu Liệt Quốc. Một cách tương tự một người châu Âu dù chưa từng nghe nói tới Socrate, Plalon và chưa đọc một chuyện thần thoại Hy Lạp nào, vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Hy Lạp và vẫn là đứa con tinh thần của Ulysse. Rất có thể là có những bạn đọc trẻ không hề biết tới một chuyện nào trong cả bốn câu chuyện cồ tích mà tôi vừa kề, nhưng không nhiều thì ít, và nhiều chứ không ít, các bạn vẫn chịu ảnh hưởng của những giá trị mà chúng chuyên chở, bởi vì các giá trì ấy đã được môi trường sinh sống và những người đã tiếp thu chúng trước truyền lại cho các bạn. Tôi thường được nghe nhiều vị phân vân nếu bỏ văn hóa truyền thống thì chúng ta còn lại gì, chúng ta có mất mát lớn hay không. Xin quí vị yên lòng, quí vị dù muốn cũng không bỏ được đâu. Chính tôi, một người phê phán gay gắt Khổng Giáo, tôi ván là một sản phẩm của Khổng Giáo. Một văn hóa cố sức sóng dai dẳng khó tưởng tượng nỗi của nó. Nếu thay đổi một nền ván hóa là việc dễ dàng thì bộ mặt thế giới đã khác hẳn, đã không có những quốc gia có lợi tức bình quân trên mỗi đầu người lớn gấp một trăm lần nhiều quốc gia khác.
Văn hóa quyết định tổ chức xã hội, và tổ chức xã hội quyết định chỗ đứng và sự hơn kém của các dân tộc. Chế độ cộng sản không phải là một sự ngẫu nhiên của lịch sử. Nó thành công và tồn tại được mà không gặp sự chống trả đáng lẽ phải có bởi vì nó chỉ là sự kết tinh của nhưng giá trị nền tảng của xã hội ta.
Tôi sinh sống bằng nghề kỹ sư cố vấn. Nghề nghiệp của tôi thường cho tôi cơ hội để thậm định giá trị của các hệ thống quản trị bằng tin học. Kinh nghiệm cho thấy chỉ có hai nguyên nhân đưa tới một hệ thống tin học dở: một là máy (hardware) dở, hai là các chương trình (software) được đặt vào máy dở. Cũng thế, khi một quốc gia lạc hậu và thua kém thì chỉ có hai giả thuyết: một là con người tồi, hai là văn hóa tồi.
Nhưng con người của ta không tồi, chúng ta khá thông minh và chúng ta cũng rất chăm làm. Vậy thì cái gì khiến chúng ta không vươn lên được nếu không phải là vì văn hóa của ta độc hại? Muốn vươn lên chúng ta phải thay đổi văn hóa, nghĩa là các giá trị nền tảng. Nhưng đây lại là một việc rất gian lao vì, xin nhắc lại một lần nữa, văn hóa có sức sống rất dai dẳng. Nếu quả quyết và dứt khoát thì cũng chưa chắc gì sau 50 năm nữa chúng ta đã thay đổi được. Nếu lại còn lưỡng lự tiếc nuối thì không biết đến bao giờ. Thế kỷ 20 đối với chúng ta đã là một thế kỷ của canh tân, nhưng chúng ta chưa đi đến đâu trên lộ trình canh tân, bởi vì chúng ta tuy đã thấy được sự lạc hậu của các giá trị cũ nhưng lại không muốn chấp nhận những giá trí mới. Cái gốc của chúng ta dở nhưng chúng ta lại sợ mất gốc. Chúng ta như người ra đi nhưng không biết đi đâu, cho nên chúng ta không thể đi xa.
Thế giới đang nhỏ lại và các dân tộc đang đến gần nhau.
Không có những giá trị phương Đông và những giá trị phương Tây, chỉ có nhưng giá trị tốt và nhưng giá trị có hại. Những giá trị tốt là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp lác, lợi nhuận, liên đới và môi trường. Những giá trị đó đã tạo ra sức mạnh của các nước phương Tây. Chúng không phải là những giá trị của phương Tây mà là những giá trị phổ cập của loài người, có sẵn trong mọi dân tộc và mọi nền văn minh, nhưng chỉ gần đây mới có một số ít dân tộc triệt để phát huy chúng và trở thành giàu mạnh hơn hẳn phần còn lại của thế giới.
Đến đây tôi xin khẩn khoản thưa với độc giả đôi lời tha thiết. Tất cả người Việt chúng ta, dù ở trong hay ngoài nước, dù ở lứa tuổi nào vẫn còn bị nhiễm độc rất nặng nề vì nền văn hóa Khổng Mạnh được du nhập vào nước ta với cái nội dung còn tồi tệ hơn nguyên bản của nó tại Trung Quốc. Xin chớ vội nghĩ rằng tư tưởng của chúng ta đã hoàn toàn đổi mới. Cái di sản văn hóa hai ngàn năm đó vẫn khống chế chúng ta. Chúng ta phải ý thức điều đó thì mới có hy vọng rũ bỏ được nó để bay bỏng và tiến xa. Một bệnh nhân không biết mình mắc bệnh thì không thể chữa bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét