Một dân tộc sáng dạ ?
Người Việt nam ta không những chỉ ham học mà còn học giỏi. Những trường hợp tôi đã kể cũng đã một phần nào chứng minh điều đó. Nhưng chưa đủ. Ngoài những nhân vật nổi tiếng như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, ta còn vô số những trường hợp thành công rực rỡ khác.
Nước Pháp mới đặt nền đô hộ trên nước ta từ 1883, thì chỉ cần tới năm 1900 đã có những người Việt tốt nghiệp các trường lớn nhất tại Pháp. Sang tới thập niên 1920, 1930 thì đếm không xuể những người tốt nghiệp các bằng cấp lớn. Tôi cũng có thể nhìn thấy sự thông minh của người Việt ngay chung quanh tôi. Tôi đi du học năm 1961, đó là đợt du học sang Pháp thứ hai sau mấy năm gián đoạn. Sau vụ xung đột giữa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Hinh, rồi vụ Bình Xuyên, liên hệ giữa Việt nam Cộng Hòa và Pháp trở nên căng thẳng và Việt nam không còn gởi du học sinh sang Pháp nữa cho tới năm 1960. Lúc đầu chỉ những sinh viên thật xuất sắc mỗi năm vài chục. Cho tới năm 1964 mới có phong trào ồ ạt gởi sinh viên qua Pháp, để du học cũng có mà để khỏi phải đi quân dịch cũng có, và trình độ mới sút giảm. Nhưng số sinh viên Việt nam vẫn còn rất ít so với các nước thuộc Pháp cũ. Tổng cộng chỉ vài ngàn. Vậy mà chúng tôi áp đảo hẳn các sinh viên ngoại quốc khác Trường khó đến đâu người Việt nam cũng vào lọt, bằng cấp nào sinh viên Việt nam cũng đậu, và thường đậu một cách vẻ vang. Đi du học cùng năm với tôi có khoảng 50 người, trong đó một nửa là đi học bổng, một nửa đi tự túc. Nhóm học bỏng dĩ nhiên trội hơn, nhưng tất cả đều thành công vẻ vang và mau chóng. Ngay cả những người đi sau 1964 không được gạn lọc cũng đậu thành công trong việc học và sau này trong sinh hoạt nghề nghiệp. Người Việt nam không những chỉ sáng dạ trong trường học mà còn có khả năng hấp thụ mau chóng các kiến thức trong cuộc sống. Không phải chỉ có những sinh viên mà ngay cả những người bình dân cũng chứng tỏ một khả năng học hỏi và suy nghĩ rất lớn. Trong trại cải tạo, chúng tôi thường đánh cờ giết thì giờ, và nhiều người chẳng có trình độ học vấn nào đáng kể mà đánh cờ cao một cách lạ lùng. Có một anh trưởng ấp chỉ học hết tiễu học mà hạ tôi dài dài, làm tôi có lúc lồng lộn lên vì đánh cờ vốn là một môn khá của tôi. Trong cả năm trời đụng độ với anh ta, mặc dầu suy nghĩ đủ mọi chiêu pháp, tôi không sao dứt điểm nỗi anh ta, cùng lắm là có qua có lại. Có một anh trung úy thuộc lòng tất cả mọi bộ kiếm hiệp của Kim Dung, một anh cán bộ xây dựng nông thôn chỉ nghe kể chuyện mà dần dần nhớ hết mọi chi tiết của truyện Tam Quốc. Tôi chỉ kể vài thí dụ, nhưng những thành tích tương tự như vậy có vô số trong đám hơn một ngàn tù binh trong trại. Những năm đi cải tạo cũng là những năm khiến tôi khám phá ra trí thông minh xuất chúng của người Việt.
Năm 1980, lúc đang loay hoay tìm cách vượt biên, tôi gặp Sáu Thinh. Năm 1954 anh ta đã ngoài hai mươi tuổi và đã bỏ học đi theo Việt Minh vài năm trước đó. Anh ta ra Bắc tập kết, vào đảng cộng sản đậu kỹ sư và làm trung tá tại bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân tại Hà Nội, anh ta được ông Giáp quí mến. Vào năm 1975, anh ta mất niềm tin ở chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu đề cao dân chủ trong các sinh hoạt đảng, rồi bị hạ tầng công tác dần dần. Sáu Thinh giúp tôi nhiều công việc chuẩn bị. Tôi rất phục Sáu Thinh về sự thông minh của anh ta, nhưng chính anh ta lại kể cho tôi nghe một giai thoại ngộ nghĩnh.
Sau ngày chiến thắng, Sáu Thinh cùng người em, là tiễu đoàn trưởng đặc công và được nhiều huân chương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vinh quang về quê cũ thăm bà mẹ già ở Rạch Giá. Bà mẹ đã ngoài bảy mươi lấy ghe máy chở hai con trai anh hùng dân tộc đi thăm bà con với tất cả hãnh diện. Nửa đường bất thình lình mấy hư. Hai vị anh hùng ngơ ngẩn không biết phải làm gì, bà cụ loay hoay mở bu-gi ra chùi vào quần rồi lắp lại. Máy nổ trở lại và ba mẹ con đi tiếp. Sáu Thinh nói với tôi: Mình vừa phục vừa ngượng, không biết bà cụ học nghề máy lúc nào, ngày mình đi bà chỉ biết làm ruộng.
Trong mấy năm qua lại miền Tây Nam Phần, tôi đã nhiều lần ngạc nhiên về sự khéo léo và nhanh trí của nông dân tại đây. Họ tự sửa chữa lấy máy bơm, máy cày, máy phát điện một cách thật tài tình, có khi còn đổi cả chi tiết máy để tăng hiệu lực. Vào những năm 1979- 1981, các bộ phận rời rất hiếm, hỏng bộ phận nào nông dân chỉ cần ra khu chợ sẽ có thể tiện làm cho ngay. Do hay mua máy tàu đễ vượt biên, có khi cho chính mình, có khi cho bè bạn, tôi làm quen được với một tổ thợ máy gần Ngã Ba ông Tạ. Tổ hợp này gồm toàn bộ đội miền Bắc xuất ngũ ở lại miền Nam làm ăn, có người đào ngũ. Trước 1975, họ chỉ là những người lính xuất thân từ miền quê Bắc Việt và hoàn toàn không biết gì về máy móc. Họ đến với nghề máy chỉ vì có tư thế bộ đội, đảng viên nên không bị làm phiền phức và có thể di chuyển, chuyên chở dễ dàng những phụ tùng máy dầu lúc đó gần như là đồ quốc cấm. Mới đầu làm chung với những thợ máy miền Nam, về sau, khi những thợ máy miền Nam đã vượt biên hết, họ tự lập. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi họ trở thành những người thợ máy rất lành nghề, nhìn thoáng qua một bộ phận họ biết ngay là thuộc máy nào, mua được không, nếu không thì chế tạo như thế nào. Một trong những vấn đề nan giải cho máy dầu dùng để vượt biên lúc đó là thiếu những bộ bạc sếch-măng, những vòng thép tròn nằm giữa pít-tông và xy-lanh. Bạc phải làm bằng thứ thép thật cứng mà Việt nam không có. Lúc đó bạc nhập cảng đã cạn rồi, mua rất đắt tiền mà cũng may lắm mới có. Dùng bạc nội địa thì rất nguy hiểm vì thép không đủ cứng để có thể chịu đựng được sự ma-sát liên tục của pít-tông xấp xỉ một ngàn chuyển động trong một phút. Một tỷ lệ khá lớn các tàu vượt biên bị hư máy giữa đường với những hậu quả bị thảm là do bạc bị gẫy. Tôi thường khuyên các bạn tôi là bằng bất cứ giá nào phải kiếm cho bằng được bộ bạc tốt. Vấn đề sau đó được giải quyết một cách ổn thỏa. Một tổ hợp cơ khí, cũng của các bộ đội gốc miền Bắc, lấy nòng súng đại bác cưa ra và tiện thành bạc. Không có thép nào cứng bằng thép của nòng súng đại bác. Việc họ tìm đâu ra nòng súng lại cả là một bí mật, họ nói đó là những khẩu pháo phế thải, nhưng tôi thấy có những nòng còn mới lắm. Đám anh em này làm tôi cảm phục vô cùng khả năng học hỏi và thích nghi mau chóng của người Việt, mặc dầu không thể tán thành việc họ lấy trộm nòng đại bác ở kho quân đội ra để tiện làm bạc sếch-măng.
Hơn tất cả mọi tài liệu, sách báo, chính những tiếp xúc với thực tế với những con người đã cho tôi nhìn thấy rõ sự sáng dạ và khả năng thích nghi nhanh chóng của người Việt. Chính vì thế mà mặc dầu những khó khăn và suy thoái trầm trọng về nhiều mặt ngày hôm nay tôi vẫn giữ được niềm tin vào tương lai đất nước.
Chuồng lợn và cái cày
Chúng ta có những con người rất hay, chỉ một thời gian ngắn sau khi người Pháp tới Việt nam đã có những người Việt nam đậu được những bằng cấp cao nhất và khó nhất. Chỉ một vài năm sau khi người Mỹ can thiệp đổ người đổ của vào Việt nam là nông dân miền Nam đã biết sử dụng, sửa chữa máy cày máy bơm. Chỉ cần một năm đã biến anh bộ đội gốc nông dân thành một thợ máy lành nghề. Vài năm cũng đã đủ để các cán bộ tháng 5-1975 còn ngồi xổm trên xe hơi, mơ ước một ly cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc và một điếu thuốc thơm có cán biết đòi hỏi xe hơi phải có máy lạnh, biết phân biệt các loại cognac ngon nhất và biết đầu cơ trên hối suất đồng đô-la. Người Việt ta học bài rất nhanh, nhưng chúng ta còn có gì đặc sắc nữa hay không hay chỉ giản dị là những học trò giỏi? Đó là một câu hỏi lớn? Có lần ngồi nói chuyện tếu, tôi giảng giải cho một cán bộ miền Bắc rằng con heo và con lợn là hai con vật khác nhau, chứ không phải chỉ là cùng một con vật mà miền Bắc gọi một tên, miền Nam gọi một tên khác.
Tôi nói với anh ta rằng con lợn là một con vật chỉ nặng trung bình 50 kí-lô, hay cùng lắm là 70 kí-lô, được nuôi quanh năm bằng bèo và cám, trong những chuồng rơm bẩn thỉu và hôi hám, bố nó là một con lợn con chỉ lớn hơn cái hộp sữa Guigoz một chút, được chọn trong đàn lợn con vì là con đẹn nhất, yếu nhất không bõ bèo cám để nuôi. Ngược lại, con heo là con vật to lớn, có thể nặng tới 200 kí-lô, và chỉ tám tháng đã đạt tới trọng lượng trên 100 kí-lô. Nó được nuôi không những bằng cám, mà còn bằng thức ăn riêng của nó, có khi bằng cơm, bằng khoai, trong những chuồng bằng xi- măng sạch sẽ, có khi ngay trong nhà cùng với người, thỉnh thoảng được tắm rửa. Bố nó là một con heo to lớn, khỏe mạnh, lông rậm như chó, trông rất đẹp, được nuôi nấng rất chu đáo, mỗi khi làm phận sự xong được chủ cho ăn mấy trái trứng sống để lấy sức. Dĩ nhiên là chuyện ngụy biện tếu. Nhưng quả thật cách nuôi lợn tại miền Bắc thật là lạc hậu. Nuôi lợn không hợp vệ sinh, dinh dưỡng kém, chọn giống lại rất tầm bậy. Tại miền Nam, con heo giống, còn gọi là heo nọc, là cả một tài sản được chăm sóc chu đáo.
Tôi nói với anh ta rằng con lợn là một con vật chỉ nặng trung bình 50 kí-lô, hay cùng lắm là 70 kí-lô, được nuôi quanh năm bằng bèo và cám, trong những chuồng rơm bẩn thỉu và hôi hám, bố nó là một con lợn con chỉ lớn hơn cái hộp sữa Guigoz một chút, được chọn trong đàn lợn con vì là con đẹn nhất, yếu nhất không bõ bèo cám để nuôi. Ngược lại, con heo là con vật to lớn, có thể nặng tới 200 kí-lô, và chỉ tám tháng đã đạt tới trọng lượng trên 100 kí-lô. Nó được nuôi không những bằng cám, mà còn bằng thức ăn riêng của nó, có khi bằng cơm, bằng khoai, trong những chuồng bằng xi- măng sạch sẽ, có khi ngay trong nhà cùng với người, thỉnh thoảng được tắm rửa. Bố nó là một con heo to lớn, khỏe mạnh, lông rậm như chó, trông rất đẹp, được nuôi nấng rất chu đáo, mỗi khi làm phận sự xong được chủ cho ăn mấy trái trứng sống để lấy sức. Dĩ nhiên là chuyện ngụy biện tếu. Nhưng quả thật cách nuôi lợn tại miền Bắc thật là lạc hậu. Nuôi lợn không hợp vệ sinh, dinh dưỡng kém, chọn giống lại rất tầm bậy. Tại miền Nam, con heo giống, còn gọi là heo nọc, là cả một tài sản được chăm sóc chu đáo.
Nó được chọn một cách kỹ lưỡng, có khi cả chục đàn heo không chọn được con nào đáng làm heo nọc, người ta phải đi mua ở xa về. Con heo nọc lúc nào cũng khỏe mạnh, đẹp đẽ. ở ngoài Bắc, con lợn giống lại là con lợn vất đi, nuôi được vài ba tháng, nhảy xong là bị đem làm thịt. Giống đã xấu, thức ăn thiếu thốn, chuồng lại dơ bẩn, lợn ở ngoài Bắc lớn không được và lại hay chết vì thiếu vệ sinh. Thực ra giống lợn ở ngoài Bắc cũng khác, màu đen, mặt bẹt, bụng cong và dù có nuôi thế nào cũng không đạt được tầm vóc của heo trong Nam được nhập cảng vào từ vài chục năm nay. Nhưng không hiểu tại sao từ ngàn năm nay, người miền Bắc không biết xét lại cách nuôi lợn. Điều đó tố cáo sự thiếu óc sáng tạo và đổi mới của người Việt
Cái cày ở đồng quê Bắc Việt cũng là cả một kỳ quan. Phải chọn một cây thật lớn và thật chắc, cây ổi nếu có thể được. Cái cày to, tròn và rất nặng, muốn vác cày ra đồng phải khá lực lưỡng. Lưỡi cày tròn ở dưới, nhọn ở đầu, sức cản lớn, cày lại nặng, khó ăn vào đất, trâu kéo ì ạch. Con trâu khỏe lâm cũng chỉ cày được ba sào đất mỗi ngày (mỗi sào là 360 m2, ba sào tương đương với một công đất ở miền Nam). Thế mà từ đời này qua đời khác vẫn không ai nghĩ đến việc thay thế cái cày quái đản ấy, đến lúc rời làng ra tỉnh, tôi vẫn còn thấy cái cày đó. Trong khi đó tại miền Nam, cái cày được làm bằng một khúc cây cỡ bằng cổ chân, một tay xách cũng được. Lưỡi cày dẹp, bắt đất dễ dàng, trâu kéo nhẹ nhàng. Chỉ một chuyện giản dị như vậy thôi mà ta cũng không thay đổi được. Người Việt ta hễ nhìn thấy thì bắt chước mau chóng, nhưng phát minh và sáng tạo quả không phải là khả năng của ta.
Người miền Nam, do được thiên nhiên ưu đãi hơn, cuộc sống phong phú hơn và cũng vì được tiếp xúc nhiều với người nước ngoài nên có phần cởi mở và phóng khoáng hơn, nhưng nói chung vẫn là bắt chước chứ không phải tự mình tìm ra.
Trên các kinh rạch miền Tây Nam Phần, nhà nào cũng làm cầu tiêu trên sông. Thật là gớm ghiếc. Tắm trên sông, rửa chén bát trên sông, giặt quần áo trên sông, đôi khi lấy nước uống trên sông, khi thiếu nước mưa, rồi cũng xả rác và phóng uế xuống sông. Trong khi đó chỉ cần đào một ngày là xong một hầm cầu, tốn kém chẳng bao nhiêu là có một cầu tiêu sạch sẽ. Nhưng đó là một nếp sống mà người ta đã quen rồi và không muốn thay đổi. Một ngày cũng là một ngày, và tại sao nhà này làm trong khi nhà khác vẫn không làm?
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay mọi chính quyền đều không nghĩ đến vấn đề đơn giản này. Năm 1956, các anh tôi học trung học đệ nhị cấp (lớp 10 trở lên) và bắt đầu theo các khóa huấn luyện quân sự. Tôi tò mò đọc sách quân sự của các anh tôi và thấy có những bài học như cách chống chiến xa, chống máy bay, v. v... Tôi hỏi các anh tôi có phải mục đích của các khóa huấn luyện này là để đào tạo ra các binh sĩ cộng sản để họ chống lại xe tăng và máy bay của phe quốc gia hay không. Lúc đó, và nhiều năm sau này chỉ có Việt nam Cộng Hòa là có chiến xa và máy bay. Từ năm 1969 trở đi quân đội cộng sản mới bắt đầu dùng chiến xa và cũng chỉ sử dụng ở miền Trung, còn máy bay thì không bao giờ họ dùng. Thì ra đó là những bài học của quân đội Pháp, bộ tổng tham mưu quân đội miền Nam đem dịch ra để giảng dạy. Thật là bắt chước một cách ngu ngốc. Có khi nước đến chân họ vẫn không biết thích ứng. Tháng 3-1975, sau khi mất Buôn Ma Thuộc và sau cuộc triệt thoái thê thảm tại Cao Nguyên, một số công tư chức trong tình trạng hoãn dịch bị gọi ra nhập ngũ. Tôi gặp một anh bạn ở cơ quan của tôi về phép sau hai tuần huấn luyện. Tôi hỏi anh ta tập gì, anh ta trả lời rằng chưa tập vũ khí hiện mới chỉ tập mặc quân phục tề chỉnh, xếp hàng, điểm danh, đi theo đội ngũ và thể dục cơ bản. Một tháng sau thì miền Nam đầu hàng. Những người Việt nam học giỏi và đậu bằng cấp cao thì rất nhiều, nhưng rất ít ai tín ra được một ý mới, viết ra được một tác phẩm có sáng tạo, sáng chế ra được một cái gì, hay khám phá ra một định lý nào. Tôi may mắn biết một số người có phát minh thực sự, nhưng tỷ lệ của họ quá ít. Kết quả là chúng ta vẫn chỉ là những học trò. Học trò giỏi vẫn là học trò.
Chúng ta học thì giỏi thực, và khi đã học thì thường hay có thể biến hóa đôi chút, nhưng nói chung trí tuệ của ta hình như chỉ dừng ở đó. Hình như thiếu óc sáng tạo không phải là một đặc tính riêng của người Việt, mà là đặc tính chung của người á Đông, mặc dầu căn bệnh này có phần hơi trầm trọng hơn nơi người Việt nam. Ngày nay Nhật Bản, Cao Ly và Đài Loan đã phát triển mạnh lắm rồi. Nhật Bản và Đài Loan còn dư một số tiền lớn không biết đầu tư vào đâu. Họ nhiều phương tiện hơn cả Hoa Kỳ và Tây Âu, nhưng họ không có những phát minh lớn và cũng không có thành công nào đáng kể về nghệ thuật và tư tưởng.
Họ vẫn chỉ chạy theo sau người phương Tây, dù là chạy nhanh.
Đầu thập niên 90, nước Nhật khốn đốn với Truyền Hình Siêu Phẩm (High Definition Television- HDT). Họ cải tiến rất xuất sắc phương pháp truyền hình cổ điển theo khái niệm đồng lý (analogic) và đạt tới một hình ảnh gần như tuyệt đối trung thực về cả nét lẫn màu. Đó là một tiến bộ lớn nhưng vẫn chỉ là cải tiến cái sẵn có. Họ nghĩ là đã vượt qua được Hoa Kỳ về kỹ thuật truyền hình. Nhưng ngay sau đó, Hoa Kỳ tìm ra phương pháp truyền hình bằng số (Digital Television-DT). Các hình ảnh được ghi nhận bằng số mã. Kết quả là máy truyền hình sắp tới của Hoa Kỳ tuy hình ảnh chưa được bằng HDT của Nhật - dù cũng đẹp hơn nhiều so với hiện nay - nhưng lại hơn Nhật về mọi mặt. Máy truyền hình của Nhật sẽ tốn 10.000 USD và chỉ là một máy truyền hình thụ động, trong khi máy truyền hình DT của Hoa Kỳ, sẽ chỉ tốn 5.000 USD và sẽ là một computer. Các hình ảnh có thể thu trên đĩa cứng như những hồ sơ (files) và có thể phát lại khi nào muốn. Máy truyền hình digital có thư viện riêng chứa phim ảnh, tài liệu riêng của mỗi gia đình và cũng có thể tham khảo, tiếp nhận phim ảnh, tài liệu từ nhiều nguồn khác. Nó cũng là một computer của gia đình để đặt hàng, mua hàng, thanh toán v.v. Người Nhật đã mau chóng nhìn nhận sự hơn hẳn quá rõ ràng của phương pháp truyền hình mới của Mỹ và bỏ cuộc. Họ đã tốn hàng trăm tỷ USD và bị thua sút Mỹ ít nhất mười năm. Mười năm đối với một đại cường và trong thời đại này là một thảm bại. Lịch sử thế giới của hai thế kỷ nay chủ yếu là lịch sử những cố gắng của phần còn lại của thế giới để đương đầu với ưu thế của người phương Tây và hình như có một kịch bản cố định: người phương Đông thua kém, cố hết sức bắt kịp người phương Tây, đến khi họ tưởng sắp qua mặt được người phương Tây thì phương Tây lại tìm ra một phát minh mới và lại bỏ xa họ.
Người phương Tây hơn người phương Đông vì họ có óc sáng tạo vượt trội. Điều này có thể thấy rõ nếu nhìn qua quốc tịch của những nhà bác học được giải Nobel. So với các dân tộc châu á khác thì người Việt nam lại còn thiếu óc sáng tạo hơn nhiều. Đó là một nhược điểm lớn mà chúng ta phải khắc phục, và phải khắc phục khẩn cấp bằng một cố gắng liên tục và mãnh liệt. Sự thiếu óc sáng tạo của người Việt không còn là một bí mật đối với ai. Chúng ta đều biết, nhưng chúng ta chưa ý thức được hai điều. Một là chỉ có những con người tự do mới có thể có óc sáng tạo, chúng ta không thể vừa kêu gọi phải sáng tạo lại vừa theo đuổi một chế độ đầy cấm đoán. Hai là thế giới sắp rời kỷ nguyên công nghiệp để đi vào kỷ nguyên của trí tuệ trong đó óc sáng tạo là tất cả, thiếu óc sáng tạo chúng ta sẽ mãi mãi tụt hậu và chịu sự thống trị của người nước ngoài. Và cũng cần ý thức rằng sự thiếu sáng tạo cũng là nguyên nhân của thảm kịch của chúng ta hiện nay : những người cầm quyền cứ ôm chặt lấy một chủ nghĩa đã phá sản và bị cả thế giới vứt bỏ, không khác gì những người nông dân hủ lậu khư khư giữ lấy chuồng lợn và cái cày.
Xét cho cùng thì ở thời đại nào óc sáng lạo vẫn ở trên tất cả. Thượng đế cũng đã chỉ được tôn thờ vì Người là tạo hóa, bởi vì Người sáng tạo.
Hai bằng tiến sĩ
Vào năm 1956, ông Hoàng Văn Chí vượt tuyến vào Nam và cho xuất bản cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc cùng với nhiều tài liệu khác mà ông đem vào. Ông đã gây được một sôi nổi lớn tại miền Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm khai thác triệt để các tài liệu này vì lúc đó đang phát động chiến dịch tố cộng. Các tài liệu được phổ biến rộng rãi. Tài liệu được đặc biệt chú ý là bản tham luận của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từ đó tôi đã được đọc rất nhiều bài nói về ông. Điều làm tôi chú ý là tất cả mọi bài đều ca tụng ông Nguyễn Mạnh Tường đã đậu hai bằng tiến sĩ luật khoa và văn khoa khi mới ngoài hai mươi tuổi. Ngoài ra không thấy nói ông Tường đã đạt được một thành tích nào.
Vài năm trước khi qua đời, ông Nguyễn Mạnh Tường có dịp di Pháp và báo chí hải ngoại lại đề cập đến ông như là một trí thức đã bị cộng sản lừa gạt và ngược đãi. Trong tất cả những bài viết về ông Tường đều có nhắc lại việc ông đậu hai bằng tiến sĩ, thêm vào đó là việc ông đã tỏ ra có khí phách khi viết bài tham luận tố giác những tội ác của vụ cải cách điền địa. Ngoài ra cũng không có gì khác
Hồi tháng 5-1994, tôi có viết một bài tham luận về trí thức Việt nam đăng trên báo Ngày Nay, xuất bản ở Houston, Hoa Kỳ. Bài này là một bài tham luận về văn hóa và tư tưởng. Những điều tôi viết đã không làm hài lòng một số trí thức và đã có một số bài phản ứng. Ông Phạm Nam Sách có viết một bài góp ý trên tờ Thời Luận, xuất bản tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Bài của ông Sách lại đưa đến một bài báo khác ký tên Công Tôn Hoàng, chắc chỉ là một bút hiệu, đả kích cả ông Sách lẫn tôi. Tác giả cho biết chỉ đọc bài của ông Sách chứ không đọc bài của tôi. Tôi bị đả kích thật nặng lời hơn cả ông Sách, mặc dù những điều tác giả đả kích thực ra là do ông Sách viết chứ không phải tôi. Nhưng điều đó không quan trọng lắm. Điều đáng để ý là cả hai bài này đều đề cập đến ông Nguyễn Mạnh Tường, và một lần nữa nhắc lại việc ông Tường đậu hai bằng tiến sĩ.
Trong tất cả bài viết về ông Tường mà tôi đã được đọc cho đến nay không có bài nào không nói đến hai bằng tiến sĩ của ông. Ngoài ra không có gì đặc biệt. Hình như việc ông đậu hai bằng tiến sĩ là quan trọng nhất trong cuộc đời ông dưới mắt nhiều người. Sự kiện đó được coi là đủ để kết luận ông là người giỏi và những điều ông nói là cao siêu.
Vài năm trước khi qua đời, ông Nguyễn Mạnh Tường có dịp di Pháp và báo chí hải ngoại lại đề cập đến ông như là một trí thức đã bị cộng sản lừa gạt và ngược đãi. Trong tất cả những bài viết về ông Tường đều có nhắc lại việc ông đậu hai bằng tiến sĩ, thêm vào đó là việc ông đã tỏ ra có khí phách khi viết bài tham luận tố giác những tội ác của vụ cải cách điền địa. Ngoài ra cũng không có gì khác
Hồi tháng 5-1994, tôi có viết một bài tham luận về trí thức Việt nam đăng trên báo Ngày Nay, xuất bản ở Houston, Hoa Kỳ. Bài này là một bài tham luận về văn hóa và tư tưởng. Những điều tôi viết đã không làm hài lòng một số trí thức và đã có một số bài phản ứng. Ông Phạm Nam Sách có viết một bài góp ý trên tờ Thời Luận, xuất bản tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Bài của ông Sách lại đưa đến một bài báo khác ký tên Công Tôn Hoàng, chắc chỉ là một bút hiệu, đả kích cả ông Sách lẫn tôi. Tác giả cho biết chỉ đọc bài của ông Sách chứ không đọc bài của tôi. Tôi bị đả kích thật nặng lời hơn cả ông Sách, mặc dù những điều tác giả đả kích thực ra là do ông Sách viết chứ không phải tôi. Nhưng điều đó không quan trọng lắm. Điều đáng để ý là cả hai bài này đều đề cập đến ông Nguyễn Mạnh Tường, và một lần nữa nhắc lại việc ông Tường đậu hai bằng tiến sĩ.
Trong tất cả bài viết về ông Tường mà tôi đã được đọc cho đến nay không có bài nào không nói đến hai bằng tiến sĩ của ông. Ngoài ra không có gì đặc biệt. Hình như việc ông đậu hai bằng tiến sĩ là quan trọng nhất trong cuộc đời ông dưới mắt nhiều người. Sự kiện đó được coi là đủ để kết luận ông là người giỏi và những điều ông nói là cao siêu.
Tôi có dịp gặp ông Tường tại Paris tại nhà một người bạn. Buổi nói chuyện kéo dài khá lâu và tôi thú thực không thấy gì đặc sắc. Ông nói nhiều điều đúng, không có gì để phản đối cả, nhưng đều là những điều rất thông thường.
Tôi cũng có đọc nhiều bài nói về ông Trần Đức Thảo, và tất cả mọi bài đều nói đến việc ông đậu thạc sĩ triết học. Có một số bài còn nói đến việc ông từng tranh luận với Jean-Paul Sarlre, nhưng các tác giả đều không biết ông tranh luận về cấp gì và đưa ý kiến gì. Tác giả nào hình như cũng ngưỡng mộ ông về mảnh bằng thạc sĩ của ông, việc tranh luận với Sartre chỉ được nêu ra để minh họa thêm trình độ cao của ông mà thôi. Tôi chỉ đọc được một bài của ông Hoàng Khoa Khôi, một người thợ tự học và một người cách mạng mà tôi rất quý mến, tranh luận một cách không nhân nhượng với ông Thảo và tỏ ra không hề mặc cảm về cái bằng thạc sĩ của ông. Ông Thảo hình như làm luận án về hiện tượng luận, nhưng biết học trừu tượng không phải sở thích của tôi, nên tôi không đọc tác phẩm nào của ông cả. Tôi chỉ đọc một tập sách ngắn - đúng ra phải gọi là một bài dài - của ông nhan để ùn itméraire (Một lộ trình), trong đó ông tóm lược diễn tiến tư tưởng của ông. Thú thực tôi thấy nó rất xoàng, phải nói thẳng là quá xoàng. Tuy nhiên đối với rất nhiều người, việc ông đậu bằng thạc sĩ là đã đủ để bảo đảm giá trị của những gì ông viết.
Tôi cũng có đọc nhiều bài nói về ông Trần Đức Thảo, và tất cả mọi bài đều nói đến việc ông đậu thạc sĩ triết học. Có một số bài còn nói đến việc ông từng tranh luận với Jean-Paul Sarlre, nhưng các tác giả đều không biết ông tranh luận về cấp gì và đưa ý kiến gì. Tác giả nào hình như cũng ngưỡng mộ ông về mảnh bằng thạc sĩ của ông, việc tranh luận với Sartre chỉ được nêu ra để minh họa thêm trình độ cao của ông mà thôi. Tôi chỉ đọc được một bài của ông Hoàng Khoa Khôi, một người thợ tự học và một người cách mạng mà tôi rất quý mến, tranh luận một cách không nhân nhượng với ông Thảo và tỏ ra không hề mặc cảm về cái bằng thạc sĩ của ông. Ông Thảo hình như làm luận án về hiện tượng luận, nhưng biết học trừu tượng không phải sở thích của tôi, nên tôi không đọc tác phẩm nào của ông cả. Tôi chỉ đọc một tập sách ngắn - đúng ra phải gọi là một bài dài - của ông nhan để ùn itméraire (Một lộ trình), trong đó ông tóm lược diễn tiến tư tưởng của ông. Thú thực tôi thấy nó rất xoàng, phải nói thẳng là quá xoàng. Tuy nhiên đối với rất nhiều người, việc ông đậu bằng thạc sĩ là đã đủ để bảo đảm giá trị của những gì ông viết.
Tháng 7 năm 1990, tôi đi dự đám tang của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một người mà tôi rất quí mến, tôi cũng được nghe một bài điếu văn liệt kê tất cả những bằng cấp của ông một cách rất trân trọng, mặc dầu cuộc đời đấu tranh phong phú của Nguyễn Ngọc Huy có rất nhiều điều đáng nói hơn.
Hình như đối với người Việt, bằng cấp là quan trọng nhất, và một con người trước hết được đánh giá qua nhưng bằng cấp mà mình có. Bằng quí như thế nên tôi đã từng thấy những người chơi bằng. Họ có đủ mọi loại bằng cấp, mặc dầu chỉ làm được có một nghề. Có những người ngoài bốn mươi tuổi vẫn còn cố đi học để lấy thêm một bằng cấp khác, không biết để làm gì. Những thì giờ đó nếu họ dùng để học hỏi mở mang kiến thức thực sự, hay để sống với vợ con, hay ngồi nghỉ ngơi và suy tư thì hay biết mấy.
Trong sinh hoạt nghề nghiệp, tôi có dịp phỏng vấn nhiều người Việt nam để tuyền dụng. Hồ sơ ứng tuyển của họ lọt dễ dàng vòng sơ khảo của sở nhân viên để đến tay tôi vì họ có bằng cấp rất khá. Dần dần kinh nghiệm cho tôi một nhận định rất rõ ràng: người~ Việt thường có bằng cấp quá cao so với giá trị của họ. Không những thế, thường thường họ hiểu biết rất ít về những gì họ đã làm.
Trong ngành tin học ứng dụng vào quản trị, hoạt động chính của tôi trong những năm gần đây, các kỹ sư Việt nam thường chỉ biết tin học và mù tịt về quản trị. Trong khi tin học chỉ là phương tiện, quản trị mới là mục đích. Đã thế họ còn diễn đạt một cách rất khó hiểu. Điều trớ trêu là phần lớn cũng biết như vậy nhưng đã giải quyết một cách khác: trong CV (lý lịch) của họ, ngoài bằng kỹ sư tin học, có khi còn có thêm bằng tốt nghiệp một trường quản trị. Họ tin rằng với một bằng về tin học và một bằng về quản trị dĩ nhiên mình phải được coi là giỏi cả về tin học lẫn quản trị. Có bằng là có tài và chúng ta yên trí.
Trong ngành tin học ứng dụng vào quản trị, hoạt động chính của tôi trong những năm gần đây, các kỹ sư Việt nam thường chỉ biết tin học và mù tịt về quản trị. Trong khi tin học chỉ là phương tiện, quản trị mới là mục đích. Đã thế họ còn diễn đạt một cách rất khó hiểu. Điều trớ trêu là phần lớn cũng biết như vậy nhưng đã giải quyết một cách khác: trong CV (lý lịch) của họ, ngoài bằng kỹ sư tin học, có khi còn có thêm bằng tốt nghiệp một trường quản trị. Họ tin rằng với một bằng về tin học và một bằng về quản trị dĩ nhiên mình phải được coi là giỏi cả về tin học lẫn quản trị. Có bằng là có tài và chúng ta yên trí.
Trong giao dịch nghề nghiệp, tôi có dịp tiếp xúc với đủ loại người và khám phá nơi người Việt mình một đặc tính : họ có the bị lừa bởi bằng cấp của chính họ. Một khi đã có bằng cấp về một môn nào đó, họ tin chắc là họ giỏi về môn đó, mặc dầu trên thực tế họ chỉ biết rất lơ mơ. Sự đánh giá bằng cấp của người Việt thật là kỳ lạ đối với người Pháp mà tôi biết khá rõ, bằng cấp là chứng nhận một trình độ hiểu biết, bằng cấp nói lên khoảng một phần ba nhưng gì họ biết, đối với người Việt nam nó là ba lần những gì họ biết. Người Việt nam mình đánh giá người khác qua bằng cấp và sau cùng cũng tự đánh giá mình qua bằng cấp. Bằng cấp đối với người Việt vì vậy có một tầm quan trọng rất đặc biệt. Có thể nói người Việt vì vậy có một tầm quan trọng rất đặc biệt. Có thể nói người Việt nam đi học để lấy bằng cấp chứ không phải đễ lấy kiến thức. Bằng cấp không những là phương tiện để lừa người khác mà còn là phương tiện để đánh lừa chính mình. Tôi đã ca tụng tính hiếu học của người Việt trong những trang trước. ở đây, tôi phải đánh một dấu giáng trên niềm tin đó. Hiếu học là hay, những học để làm gì còn quan trọng hơn. Khổ thay phải nhìn nhận rằng nguyên nhân tính hiếu học của người Việt không lấy gì làm trong sáng lắm.
Nếu bằng cấp là hãnh diện cho kẻ có thì nó cũng là một tủi hổ cho người không có. Một anh lúc ở Việt nam là một tư chức nhỏ, trình độ học vấn của anh ta cỡ vào khoảng giữa bậc trung học. Anh ta mơ mảnh bằng tiến sĩ, điều đó quan trọng vô cùng đối với anh, đến nỗi anh vật vã trong hơn mười lăm năm miệt mài, ban ngày đi làm lặt vặt kiếm sống, tối học đi thi lấy bằng tiến sĩ. Anh ta ghi danh vào một trường đại học không đòi hỏi bằng tú tài và cho làm luận án tiến sĩ mà không đòi hỏi bằng cao học, nghĩa là một thứ tiến sĩ đại hạ giá. Sau khi đã có bằng tiến sĩ, tôi không thấy anh ta khá hơn trước. Nhưng sự kiện có bằng tiến sĩ khiến anh ta trở nên thoải mái, tự tin, trông mặt anh ta sáng hẳn lên. ít ra mảnh bằng đã cho anh ta hạnh phúc.
Phải giải thích thế nào óc trọng bằng cấp và ham bằng cấp của người Việt? Nó là biểu hiện của một dân tộc thiếu óc làm chủ, một dân tộc có bản năng làm công và làm mướn. Nếu không có ý định đi xin việc làm mà nhất quyết xây dựng một cơ sở của riêng mình chắc chắn người ta không cần bằng cấp, mà chỉ cần kiến thức.
Những người Trung Hoa ở Chợ Lớn không cần bằng cấp vì họ không có ý định xin việc làm, họ làm cho chính họ. Và họ thành công hơn người Việt, và cũng giỏi hơn người Việt. Thời gian làm việc tại miền Nam trước 1975, đã cho tôi nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu họ. Trái với dư luận thông thường, họ không phải là những nhà triệu phú vô học, viết chữ còn run tay. Họ là những con người xuất chúng, có kiến thức rất sâu và rất rộng, có lý luận rất sắc bén và có cách trình bày rất minh bạch. Chắc chắn họ đã học hỏi rất nhiều. Có điều là họ học cho giỏi chứ không học để lấy bằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét