Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. P06

Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu
Quyển thứ IV
Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế
Niên hiệu Thiệu Trị

Tên húy Ngài là:
1. Bên tả chữ, bên hữu chữ.
2. Trên chữ, dưới chữ.
3. Trên chữ, dưới chữ mà trên có chữ làm chữ lót.
Ngài là con trưởng đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế. Bà Thuận Đức Nhơn Hoàng Hậu họ Hồ sanh Ngài trong năm Đinh Mão, tại ấp Xuân Lộc về phía đông Kinh thành (sau ấp ấy lập chùa Diệu Đế). Ngài sanhh được 13 ngày thời Đức Mẫu Hậu băng! Đức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nuôi Ngài tại trong cung. Năm đầu triều Minh Mạng, mới ra học đàng sách. Đến năm thứ XI, Ngài được phong tước Trường Khánh Công.

Ngài thông minh nhơn hiếu, Đức Thánh Tổ yêu mến khác thường. Mỗi khi tế Nam Giao, Đức Thánh Tổ đều đem Ngài mật cáo Trời xin sau truyền ngôi cho Ngài. Coi vậy thời lựa người nối ngôi để yên xã tắc, Đức Thánh Tổ đã định trước rồi.

Năm thứ XXI triều Minh Mạng (1840), tháng 12, Đức Thánh Tổ se, đòi Ngài vào chầu. Ngày 28

Đức Thánh Tổ đòi Ngài đến trước sạp ngự cầm tay Ngài truyền lời ngọc dũ khiến Ngài nối ngôi. Ngày ấy

Đức Thánh Tổ thăng hà. Ngài bèn lên ngôi. Trị vì 7 năm; hưởng thọ 41 tuổi. Lăng Ngài là Xương Lăng.

Năm Tân Sửu hiệu Thiệu Trị thứ I (1841), tháng giêng, ngày Bính Ngọ, Ngài lên ngôi Hoàng Đế tại điện Thái Hòa, gia ân đại xá; đổi niên hiệu; lấy năm ấy làm năm Thiệu Trị thứ I.

Ngài đã coi việc chánh trị, mỗi ngày buổi mai buổi chiều mặc đồ trắng ngự đền Văn Minh, đòi các quan bàn việc chánh. Các thân công vào chầu, Ngài đều cho ngồi ban trà; đại thần như Trương Đăng Quế, Võ Xuân Cẩn, Tạ Quang Cự, Ngài đều kêu chức quan mà không kêu tên.

Cho Hiệp tá đại học sĩ Trương Đăng Quế thăng thự Văn minh điện đại học sĩ, gia hàm Thái bảo, nhưng lãnh Binh bộ thượng thơ, sung Cơ Mật viện viện đại thần; cho Thị lang bộ Binh là Trương Minh Giảng khai phục hàm Hiệp tá đại học sĩ, nhưng lãnh chức Trấn Tây tướng quân; cho quyền Tổng đốc An Hà (1) là Dương Văn Phong khai phục hàm Thị lang bộ Binh nhưng lãnh chức An Hà Tổng đốc; cho Tả tham tri bộ Binh là Lê Văn Đức thăng Thượng thơ bộ Binh, nhưng lãnh chức Trấn tây Tham tán.

Tướng quân Trương Minh Giảng, Tham tán Lê Văn Đức dâng sớ tâu: "Khi trước đầu mục nước Xiêm (Siam) là Phi Nhã Chất Tri đưa thơ xin hòa; Thành thần và Trần thần đã phúc thơ hối nó trước phải lui quân, để xem tình hình thiệt hay dối. Thơ ấy giao cho Viên ngoại Lê Quốc Hương đưa qua, Chất Tri tiếp rước rất vui vẻ, nó đưa thơ đại ý nói rằng: Hòa thời quân dân hai nước đều được hưởng phước. Nó đều triệt quân về Bắc Tâm Bôn (Battembang) rồi". Ngài nghĩ rằng nó đã biết lý khuất xin cầu hòa,

(1) An Hà: An Giang và Hà Tiên.

thời ta cũng nên đừng đánh nữa, khiến nó tâm phục là hơn. Mới sai Tướng quân và Tham tán làm thơ trả lời cho Chất Tri.

Nghĩ thưởng công đánh giặc tại xứ Hà Âm. Nguyên khi trước giặc tụ ở xứ Lẹt Đẹt (thuộc về Hà Tiên). Tổng đốc Long Tường là Dương Văn Phong sai Cẩm phó vệ úy Hoàng Văn Quý chia đạo tới đáng, phá luôn 4 đồn, thừa thắng qua đánh Cần Sư. Dương Văn Phong lại tới đánh các núi thuộc về Hà Dương. Vừa gặp Thự tuần phủ tỉnh Hà Tiên là Lê Quang Huyên từ Giang Thành đem quân tới, liền chia đạo đánh những đảng giặc tại Hà Âm, giết và bắt sống nhiều lắm. Rồi Phong ở lại đánh giặc xứ Tĩnh Biên, còn Huyên trở về Giang Thành. Được ít lâu, giặc lại lén về Hà Âm lập đồn tại thành Cổ Man hiệp sức chống cự, quân nó đến vài ngàn tên, thế cũng hung dữ; Phong liền đem Thự lãnh binh Nguyễn Duy Tráng dọn dẹp mấy chỗ đàng tắt hiểm yếu trong xứ Hà Âm trước phá nơi sào huyệt giặc, rồi phục binh tại Chân Chiêm và Cổ Thành dụ giặc tới, ba đạo quân mình bọc đánh, giết và bắt sống rất nhiều. Ngài nghe thắng trận luôn luôn, khen lắm, đều cho tùy công gia thưởng. Lại truyền dụ Dương Văn Phong rằng: "Nay ổ giặc tại miền Hà Âm, Hà Dương đã bị quân mình phá tan rồi, các ngươi nên thừa thắng thám nã mấy tên tướng giặc và chiêu yên chúng dân". Rồi thời giặc lại tụ nhau ăn cướp phía thượng du xứ Châu Đốc, Phong nhơn lúc ban đêm thình lình tới đánh, phá tan quân giặc.

Sai Tổng đốc Định Biên là Nguyễn Văn Trọng, thự Bố chánh Định Tường là Trương Văn Uyển và Phó lãnh binh Tạ Văn Linh hội đánh giặc Thổ tại Nam Ninh, Nam Thái. Nguyên khi trước dân Thổ xứ Trấn Tây không yên, Ngài đã sai Nguyễn Văn Trọng tới đó hội xử việc ấy. Rồi lại đòi Trọng về, khi ở Tây Ninh, khi ở Nam Ninh qua lại dẹp giặc trong 2 xứ ấy. Lúc ấy có tên tướng giặc Đinh Tuân tự xưng Thiên thượng tướng, nhóm những quân Mọi và quân Chàm hơn 700 tên tới vây đồn phủ Tây Ninh; Quyền tri phủ Phan Khắc Thận bắn chết tên Tuân, giặc đều tan hết. Việc ấy tâu lên, Ngài ban thưởng Phan Khắc Thận một cấp quân công và một đồng tiền vàng nhỏ. Nguyễn Văn Trọng đem quân tới Nam Ninh hiệp với quân tỉnh Định Tường chia đạo đánh giặc. Rồi Trọng nghĩ rằng: dân Thổ đều theo giặc, mà rừng rú mênh mông, không thể đuổi cho cùng được; mới tư qua Trấn Tây xin phái quân từ đồn Lư Yên kéo xuống hiệp với quân mình hai mặt đánh lại. Ngài nghe việc ấy; ban quở.

Thự Tuần phủ Hà Tiên là Lê Quang Huyên đánh phá giặc tại xứ Tre Dừa (thuộc tỉnh Hà Tiên), Ngài nghe báo tiệp, ban thưởng bọn Quang Huyên mỗi người một thứ quân công kỷ lục.

Thưởng các binh dõng đánh giặc tại Gia Định, Định Tường, An Giang, Hà Tiên, Trấn Tây, mỗi tên một tháng lương tiền.

Bộ Hình làm sách kê những tù phạm bị án tù tội quân lưu trở xuống, tên nào nên lưu giam, tên nào nên tha, chia hạng tâu lên. Ngài dụ rằng: "Ta mới lên ngôi, đầu ban ơn điển, không phải như ơn tầm thường, vốn nên nhứt luật giảm tha; nhưng trong xứ Trấn Tây giặc Thổ chưa yên, mà những tên tù phạm khi trước can án phát quân, hiện đương sai phái ở đó, phải đợi khi giặc yên rồi sẽ nghĩ. Lại như con cháu nhà Lê trước đã cho tháp vào các tỉnh Quảng Nam trở vô, cấp cho tiền của ruộng đất làm ăn. Ấy là đức Tiên đế thương con cháu đời trước, vậy nên cho ở chỗ vui để cho phân biệt. Nay chúng nó đã yên lòng làm ăn, nỡ nào lại dời đổi chỗ khác. Với lại người xã Sơn Âm, người Cao Man, người Thổ bị tù và mấy tên tù phạm đày tại cù lao Thảo Dự, nếu tha hết thảy e chúng nó lại làm hại dân. Bộ Hình tâu xin những loại ấy đều cứ để vậy, ta xét cũng đã phải rồi. Còn mấy tên thân thuộc Lê Chất, Lê Văn Duyệt bị tội can lien, đày tại các biên tỉnh, ta nghĩ rằng ông và cha chúng nó đều đã chịu tội, phép nước cũng đã rõ ràng; huống chi chúng nó trẻ dại biết gì, vậy cho gia ân lập tức tha tội. Đến như cơ Định Man ở Quảng Trị, đội Ninh Biên ở Hưng Hóa và những đứa có tội cho tháp từ Quảng Nam đến Bình Thuận, bộ tâu xin cứ để như cũ, nhưng ta xét những đứa có tội linh tinh cho ở các nơi khác và cho đi đồn điền trong các tỉnh, cũng hãy còn nhiều, không những mấy tỉnh nói đó mà thôi; huống chi tội phát binh nhẹ hơn tội quân lưu, nếu mấy đứa bị tội quân lưu được tha mà mấy đứa bị tội phát binh phải ở lại, thời sao cho tỏ lòng ta thương người như một? Vậy nên ta định thế nầy: trừ những tên đã tháp vào xã, thôn nào mà đã thành ngạch lính, ngạch dân; và những tên binh ngụ xuất thân, sau bị can án phải lui về ngạch lính, thời cứ để y như cũ; còn những tên khác thời không kể nguyên là quan hay là dân mà bị tội, đều cho về quê quán chịu xâu thuế; tựu trung tên nào đã thành gia sản tình nguyện ở lại, thời cũng cho tháp vào ngạch dân làng sở tại đó; tên nào chịu đi lính, thời mỗi tháng chiếu lệ cấp phát lương tiền và một lần quần áo; còn tên nào nguyên trước làm quan bị tội, mà xét tội ấy không phải là tội lâm tang, mà tuổi trẻ, sức mạnh, có thể làm việc được, thời cho phép các quan địa phương ở chánh quán tâu lên, ta sẽ tùy tài dùng lại để tỏ lòng ta châm chước cân lường cho đặng công bằng đích đáng".

Tháng 2, cho quan Tham tri gia hàm Thượng thơ hưu trí là Nguyễn Đăng Tuân thăng hàm Lễ bộ thượng thơ. Tuân mới nghe đức Tiên đế thăng hà, liền từ Quảng Bình vào chầu tang; rồi bài ban đứng lạy với các quan. Ngài đòi cho vào, phủ ủy hỏi chuyện hồi lâu, lại ban dụ rằng: "Tiên sanh mình ở nhà quê, lòng nhớ đế khuyết, ta khen lắm". Vậy nên có chỉ thăng. Đặng Tuân tâu lên già yếu xin về, Ngài lại ban thêm vàng lụa cho về hưu trí. Đăng Tuân dâng bài biểu tạ ơn. Trong bài biểu ấy có mấy câu rằng: "Tôi xét mình tôi, không công mà được thăng quan, có bệnh mà được hưu trí. Sống thừa được vậy, cũng đã thỏa rồi! Chỉ trông Thánh hoàng rộng một điều hiếu để dạy dân, sáng chín đạo thường (1) mà trị nước; siêng năng, tằn tiện, khoan thứ, nhơn từ; để cho thiên hạ thần dân đều đội thái bình hạnh phước". Ngài truyền Nội các rằng: "Xưa đời Hán có hai chú cháu họ Sở (2) khi đã từ chức rồi, không nghe lại tới Kinh đô nữa, cũng không thấy lời nói gì hay chép để trong sử. Nay Nguyễn tiên sanh chống gậy vào chầu tang, thiệt là trong lòng cảm khích; lại nhơn dâng biểu tạ bày lời khuyên can, lòng trung thành lại càng chí thiết lắm. Coi vậy thời hai người họ Sơ xưa, e còn thua xa".

Truyền các quan địa phương tiến cử những người hiền lành, ngay thẳng, dám nói, dám can.

Khoa đạo Lưu Quy, Ngô Bỉnh Đức dâng sớ tâu 10 việc: 1) can điều ham chuộng. 2) suy lòng thành tín; 3) xét trị thể; 4) tin dùng người; 5) thương chúng dân; 6) cẩn tiền của; 7) đừng chuộng vật lạ; hình phát công bằng; 9) tỏ điều giáo hóa; 10) cho phép nói can. Ngài ban thưởng mỗi người một bó lụa.

Trương Minh Giảng, Lê Văn Đức đem quân về Trấn Tây. Nguyên khi trước Giảng ở Hải Tây nghĩ rằng việc đánh giặc đã gần như thế, mới để Tôn Thất Quỳ ở lại giữ đó, mà mình lui quân về Hải Đông, đắp lũy đất và núi đất, chia đạo bắt giặc, giặc đều trốn vào rừng. Bây giờ Giảng nghe phía sau thành Trấn Tây giặc lại khuấy rối, mới khiến Đoàn Văn Sách ở lại giữ đồn Sa Tôn, Giảng đem quân về bổn hạt. Quân giặc đóng đồn chỗ này, tụ đảng chỗ kia, quan lại ngạnh trở; Giảng và Nguyễn Tấn Lâm, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ, đem 5.000 quân chia làm 4 đạo tới đánh, trước phá lũy Thuyết Nội, lại đi xuyên sơn kéo tới, giặc bị thương và chết rất nhiều, đều chạy tan cả. Quân mình thừa thắng đuổi bắt, phá hết đồn lũy; nhưng vì lương hướng đem không kịp, rồi phải rút quân về. Ngài nghe việc ấy, thưởng bọn Trương Minh Giảng mỗi người một cấp quân công và tiền vàng.

Ngài sai khoa đạo Đặng Quốc Lang, Mai Khắc Mẫn vào khám việc chia ruộng trong tỉnh Bình Định, Nguyên khi triều Minh Mạng đã có sai quan vào chia ruộng tỉnh ấy, nhưng vì lương hào riêng chiếm, chỗ tốt chỗ xấu không đều, nên dân tranh dành kiện cáo mãi, cứ nói rằng người nhiều, người ít, chỗ rộng, chỗ hẹp không cân, xin chia cấp lại. Bây giờ quan Tổng đốc Bình Định là Đặng Văn Thiêm tâu xin cứ số ruộng một tên dân hiện có đó chia làm 2 phần: 1 phần làm ruộng công, 1 phần làm ruộng tư; nhưng phải sửa hết địa bộ lại. Lại xin Ngài sai hai người Ngự sử giỏi và công bằng tới hội đồng làm việc ấy; Ngài mới sai Lang và Mẫn đi. Hai người đến đó, trích những việc không thiệt hại lắm, dân mới không tranh nhau. Khi hai người về Kinh, Ngài ban khen rằng: khéo làm bớt việc.
Đặt thêm phủ Hòa Thạnh và huyện Tân Thạnh huyện Bình Long trong tỉnh Gia Định. Bởi vì các quan tỉnh ấy nghĩa rằng đất rộng người đông , tâu xin chiếu tùy địa thế đặt thêm, để trị cho tiện. Ngài cho.

Lê Quang Huyên phá tan giặc Thổ tại xứ Kiên Giang. Nguyên khi trước Thổ dân ở Kiên Giang dấy loạn, quân mình đã dẹp yên rồi. Có hai tên giặc trốn là tên Xuy và tên Súc (2 tên ấy trước làm An phủ sứ) lại kết đảng lập đồn mưu toan sanh sự. Bây giờ quân mình tới đánh phá tan sào huyệt, đốt hết đồn bảo, đánh ba trận được luôn. Quân giặc tới thú cả thảy người Thổ, người Hán, người Tàu hơn 700 tên. Ngài truyền sức chúng nó được tùy tiện an nghiệp. Tháng 6 Huyên mất, tặng hàm Tuần phủ.

(1) Chín đạo thường là chữ trong sách Trung Dung. 1. Sửa mình. 2. Thân yêu trong họ. 3.Tôn trọng người hiền. 4. Kính trọng đại thần. 5. Thế tất quần thần. 6. Thương yêu muôn dân. 7. Khuyên lơn trăm họ. 8. Phủ ủy người phương xa. 9. Bao dung nước chư hầu.

(2) Sở Quảng, Sở Thọ là hai chú cháu làm quan đời Hán, đều cáo về một lần.

Tổng đốc Định Biên là Nguyễn Đăng Trọng, Bố chánh Định Tường là Trương Văn Uyển hội quân đánh giặc Thổ tại huyện Nam Thái, thắng trận luôn. Ngài nghe báo tiệp, chia hạng ban thưởng, rồi sau Ngài nghĩ Trọng đã nhiều tuổi nên cho về Gia Định.

Tha Quận chúa nườc Cao Man là Ngọc Vân và huyện quân là Ngọc Thu, Ngọc Nguyên về thành Trấn Tây.

Tháng 3, cải chánh tên nước Thủy Xá và nước Hỏa Xá. Hai nước hiệp nhau tiến cống từ đây là đầu. Hai nước ấy là dõng dõi Nam Bàn, Chiêm Thành đời xưa. Năm thứ 2 triều Minh Mạng, nước Thủy Xá mới vào cống, mà thông ngôn dịch lầm là Hỏa Xá. Bây giờ các quan tỉnh Phú Yên tâu rằng: "nước Thủy đã cống hiến nước ta, mà thông ngôn dịch lầm chữ Thủy làm chữ Hỏa, nên vua Thủy Xá là Vĩnh Liệt trong lòng không an, nó xin sửa chữ Hỏa làm chữ Thủy cho đúng. Còn Hỏa Xá lâu nay cũng mến phong hóa Triều đình, nhưng chưa được tới cống, vua nước ấy là Ma Thát cũng muốn chung với Thủy Xá tới cống như xưa". Ngài truyền: Thủy Xá dịch lầm cho sửa lại. Hỏa Xá muốn cống, cũng cho.
Dương Văn Phong thua giặc tại Sóc Trăng. Ngài nghe, liền sai tham tán Lê Văn Đức lập tức coi quân thay cho Phong; vừa gặp Đức đau, ủy Tổng đốc Bùi Công Huyên qua thế. Ngài cho Huyên cứ nguyên chức mà quyền lãnh Tổng đốc An Hà. Rồi sau vì Huyên gặp việc luống cuống, Ngài sai Huyên chỉ chuyên coi việc đánh giặc; lại cho Tham tri bộ Công Nguyên Tri Phương bổ thụ Tuần phủ An Giang, hộ Lý Tổng đốc An Hà, lập tức đi trạm tới lỵ sở. (Dương Văn Phong cách hiệu, rồi bị bệnh mất).

Sắc cho các tỉnh, đạo, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, cửa ải, bến tàu, nguồn, tấn, chỗ nào nguyên tên đặt trùng với quốc húy, hoặc chữ viết giống chữ húy đều phải đổi cả. (Như huyện Ba Xuyên đổi làm huyện Cẩm Xuyên, huyện Phù Dung đổi làm huyện Phù Cừ, v.vẦ Chỉ có tỉnh Thanh Hóa là nơi Hoàng Triều phát tích, cho cứ để như cũ).

Cho Tán lý Nguyễn Công Trứ quyền sung Tham tán Đại thần thành Trấn Tây, Tham tán cũ là Lê Văn Đức đau, cho về Gia Định.

Triệt quân đóng miền thượng du tỉnh Biên Hòa về. Nguyên khi trước giặc Mọi thường tràn xuống miền thượng du, quan quân đã phá tan hết, cho nên triệt quân về.
Tháng 3 nhuận, nước Xích Mao đánh tỉnh Quảng Đông bên Tàu. Quan tỉnh Quảng Yên đem việc tâu lên, Ngài ban rằng "việc ngoại quốc mà hay thám rõ tâu báo, quan lại giữ chốn biên cương như vậy mới phải".

Giặc Thổ tỉnh Vĩnh Long xâm phủ Lạc Hóa1. Ngài truyền dụ Bùi Công Huyên đem quân tới đánh. Tháng 4, sai Tham tán thành Trấn Tây là Nguyễn Tấn Lâm hội đánh giặc Thổ tại Ba Xuyên, Lạc Hóa.

Nguyễn Tri Phương đánh giặc tại Trà Lâm, Sóc Trăng, Tượng Sơn đều thắng trận, giặc tan.

Ngài nghĩ rằng sang năm gặp lễ bang giao với Tàu, Ngài sẽ ngự Bắc tuần; truyền chỉ từ Thừa Thiên tới Hà Nội, từ Hà Nội tới Lạng Sơn, phàm những việc gì thuộc về lễ ấy nên sắp đặt lần lần, phải bàn tâu lên. Rồi lập Hành Cung tại Hà Nội, lập nhà tiếp sứ tại Bắc Ninh và Lạng Sơn; từ Thừa Thiên đến Hà Nội chia khoảng lập 41 sở. Trưa, tối để Ngài trú tất.

Giặc Thổ phủ Lạc Hóa vây đánh đồn Nguyệt Lãng. Bùi Công Huyên đem quân đánh đuổi. Cách vài ngày Huyên lại đem quân phá luôn 3 sở đồn giặc; vừa gặp Nguyễn Tấn Lâm tới hội tiễu, giặc thua chạy tan.

Đổi 2 phủ Trấn Tĩnh, Lạc Biên cho thuộc về tỉnh Hà Tĩnh2.

Tháng 5, Ngài yết lăng Trường Cơ. Khi về, Ngài ngự chiếc bồng Yêu Nguyệt xem đánh cá tại sông Hương Giang. Bọn phường chài và Thị vệ lén bỏ cá trước vào trong lưới; khi cất lưới lên, cá nhảy 1 Lạc Hóa thuộc về Chân Lạp, triều Minh Mạng cải Thổ quan làm Lưu quan.

2 Nguyên 2 phủ ấy thuộc về tỉnh Nghệ An.

lao xao. Ngài biết là dối, dạy các quan theo hầu rằng: "Xưa Hiệu Nhơn nuôi cá vì Tử Sản không thấy, nên mới dối Tử Sản 1; nay phường chày đánh cá, thời ta đã trông thấy mà dám dối ta. Coi một việc cá, mà cũng đủ biết bọn hãnh thần đáng ghét". Ngài nhơn ngự chế bài thơ để ghi việc ấy. Trong bài thơ có câu rằng: "ngư tiều tu trừng, viễn hãnh thần" nghĩa là: việc cá tuy là nhỏ nhen, cũng nên coi đó mà xua đuổi xa đứa hãnh thần.

Tha tên Yêm cho về Trấn Tây.

Mới đặt phủ Điện Biên thuộc về tỉnh Hưng Hóa: đem 3 châu Ninh Biên, Lai Châu, Tuần Giáo thuộc về phủ ấy.

Sắc xuống bộ Hộ phàm các sở đồn điền ở tỉnh Sơn Tây, Định Tường, Khánh Hòa, Biên Hòa, đều giao dân sở tại cày nạp thuế để làm ruộng công; còn những lính đồn điền trước, thời đều triệt về tỉnh.

Có 7 xóm mọi lậu ở Bình Thuận xin theo về ngạch dân nước mình. Ngài truyền cho thuộc về huyện Hòa Đa, biên vào sổ đinh chịu thuế.

Tháng 6, định lệ "thưởng về việc mộ dân lập ấp trong Nam Kỳ". (Mỗi ấp mộ được 5 suất đinh lậu; khai khẩn được 10 mẫu ruộng đất hoang trở lên, thời thưởng 40 quan tiền; mộ được 15 suất đinh lậu, khai khẩn được 150 mẫu ruộng đất hoang trở lên, thời thưởng 60 quan tiền; như khai khẩn hiểu mộ được thêm nữa, thời cứ vậy mà thưởng thêm).

Nguyễn Tấn Lâm đánh lấy lại được huyện Trà Vinh. Nguyên khi trước tướng giặc Lâm Sum giữ lấy huyện ấy, quân mình đánh mãi không được. Bây giờ các đạo quân hẹn nhau hội đánh, giặc bỏ chạy.

Tháng 7, tướng giặc là Quách Công Trấn, Đinh Thế Đức ra thú. Ngài truyền tha cả, bắt dân lãnh về quản thúc.

Cho thượng thơ bộ Lại và Lê Đăng Dinh kiêm lãnh chức Sư bảo dạy Hoàng tử và Hoàng đệ. Lại đòi Thượng thơ bộ Lễ hưu trí là Nguyễn Đăng Tuân ra sung chức Sư bảo. Ngài đòi Trương Đăng Quế, Võ Xuân Cẩn truyền rằng: "Ta giao chức Sư bảo cho Đăng Tuân và Đăng Dinh thế nào? - Quế và Cẩn tâu rằng: hai người ấy tuổi tác đức vọng đều hơn, thiệt là xứng chức".

Từ tỉnh Quảng Nam trở vào nam trời hạn, gạo mắt. Ngài khiến phát lúa hoặc cho dân mượn, hoặc cho dân mua; trong dân ai có đường, gỗ, cau, dầu, thời Triều đình thế lúa mua trước cho. Lại khiến các nhà giàu xuất của lạc quyên để chẩn cấp cho dân. Triều đình sẽ chiếu cố quyên nhiều ít phân hạng nghĩ thưởng.

Nguyễn Tấn Lâm, Tôn Thất Nghị đánh giặc tại Cần Chung đại thắng trận; quan quân thừa thắng kéo thẳng đến xứ Bắc Trang.

Ngài nghĩ rằng việc giặc thành Trấn Tây, đều vì người nước Xiêm sanh sự, giận quá, hỏi Đại thần Trương Đăng Quế rằng: "gốc tích đầu đuôi nước Xiêm, ngươi có rõ không? - Quế tâu rằng: Tôi chỉ nghe đại lược mà thôi. - Ngài dạy rằng: Xiêm La nguyên xưa là nước Xích Thổ, đến sau chia làm 2 nước: 1) Nước Xiêm, 2) Nước La Hộc; nước Xiêm đất xấu cày cấy không được; nước La Hộc thời đất bằng mà tốt, cày cấy được mùa, nước Xiêm thường ăn nhờ đó. Lúc đầu triều Nguyên, nước La Hộc mạnh, gồm lấy nước Xiêm, mới gọi là nước Xiêm La Hộc. Đến triều Minh, nó vào cống Tàu cho nó cái ấn "Xiêm La", từ đó mới gọi là nước Xiêm La. Khi mới lập nước ra, nước Xiêm La nhỏ mà Chân Lạp lớn, Xiêm phải phục tùng Chân Lạp. Đến hiệu Vạn Lịch, Xiêm La ngày càng mạnh lớn, mới bắt Chân Lạp hàng phục mình, mà làm đàn anh cả mấy xứ Mọi. Đất Chân Lạp bị Xiêm La dày đạp đã lâu; Triều đình ta thương Chân Lạp mắc tai nạn, nên giúp đỡ cho nguy, bảo hộ giữ gìn cho còn nước, thiệt là có công ơn với Chân Lạp quên ơn gây thù, thiệt là ngu lắm! Vả lại, các xứ Bắc Tâm Bôn nguyên là đất của Chân Lạp, nay Xiêm La lấy rồi, lại còn lập tâm quỷ quyệt mưu lấy thêm nữa; nó mượn tiếng lập Run làm vua Chân Lạp, để âm mưu làm cách lấy dần, chớ nó thiệt sẵn lòng bảo hộ Chân Lạp đâu?. Lại như tên Run là đứa phản anh bộ.

1 Đời xưa Tử Sản nước Trịnh sai Hiệu Nhơn nuôi cá, Hiệu Nhơn nấu mà ăn ! Tử Sản nói dối rằng: "khi mới thả cá thời thấy nó lừ đứ, được một lúc thấy nó vùng vẫy; rồi thấy bơi vụt đi mất". Tử Sản tin là thật.

nước qua ở Xiêm La. Khi Triều Minh Mạng, nó có dâng mật thơ xin nước mình đã đem quân đánh Xiêm, nó xin làm nội ứng; Triều đình đã bắt đi rồi; coi vậy thời biết tâm tích tên Run cũng không phải thiệt ý theo Xiêm. Nếu bây giờ các ngươi ở quân thứ sai người đi mật thám đem những đại ý đã nói đó mà nói cho người Xiêm và người Lạp biết rõ, để cho chúng nó ngờ nhau; ấy cũng là một chước phản gián đó". Trương Đăng Quế tâu rằng: "tình hình Chân Lạp và Xiêm La, thiệt như lời Ngài dạy, xin đem việc ấy mật tư cho các đạo quân thứ biết".

Khiến các quan đại thần bàn việc xử trí thành Trấn Tây1. Tạ Quang Cự và các quan đều tâu rằng: "nay gặp lúc tải lương không tiếp, ngồi giữ thời quan lính uổng công; chi bằng hãy tạm lui quân về An Giang; rồi sẽ coi thế xét cơ mà làm thời hơn. Nhưng mà khi lui quân về, phải nên im lặng: quan quân thời phân phái đóng giữ; Nặc Yêm, Ngọc Vân và Hán dân, Thổ dân, thời lựa chỗ phân tháp; còn như voi đem về không tiện, xin làm thịt cho quân sĩ ăn". Ngài cho cứ vậy mà làm.

Tháng 9, quan quân ở Trấn Tây lui về An Giang; ngày về tới đó, Trương Minh Giảng mất! Nguyên khi trước việc kinh lý xứ Trấn Tây, công Trương Minh Giảng nhiều hơn; đến bây giờ lui quân về, Giảng thẹn và giận, cáo đau, không chịu tiếp các tướng; về đến An Giang thời mất ngay. Kinh lược là Phạm Văn Điển đem việc Giảng mất tâu lên, Ngài ban rằng: "Trương Minh Giảng mình đương việc lớn lao, thế mà xử trí không nhằm, đến nỗi dân Thổ đua nhau dấy loan; ta đã giao xuống đình thần định tội cho nặng, để nghiêm phép Triều đình, ai ngờ đại quân mới về, mà Giảng đã đau mất! Nhưng nghĩ Giảng năm trước làm chức Tham tán quân vụ, đánh tại Biên Hòa, Vĩnh Long thời giặc sợ mất hồn; đánh tại cửa biển Thuận Cảng thời Xiêm thua bỏ chạy; công lao rực rỡ, bia đá còn ghi, chẳng nên mai một. Vậy cách chức Tướng quân, nhưng gia ân cho chiếu hàm Hiệp tá mà cấp tuất, lại thưởng cẩm sa và tiền lụa; còn việc giao đình thần nghị tội thời tha".

Quân đã lui về An Giang, Phạm Văn Điển phân phái tướng sĩ phòng triệt các chỗ yếu hại, lại ủy Đoàn Văn Sách và Nguyễn Công Nhờn đem 3.000 quân thẳng tới Lạc Hóa hội đánh. Cho bọn Quận chúa Ngọc Vân ở làng Châu Phú, rồi phái quân giữ đó.

Nguyễn Tấn Lâm, Nguyễn Tri Phương2 đem quân tới Hậu Giang đánh phá các Súc3, người Hán, người Tàu xin hàng cọng 88 tên; hai ông lại sai người hiểu dụ dân thổ tên nào đầu thú thời cấp gạo cho về. Rồi đem quân tới đánh tại Trà Điêu, giặc Súc thua chạy, bắt được người Tàn, người Thổ đều giết hết, của giặc còn chứa để bao nhiêu đều lấy phát cho dân nghèo. Ngài nghe, khen rằng: "vừa đánh giặc vừa yên dân, làm một lần mà được hai việc hay". Liền ban thưởng Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Tri Phương.

Tháng 10, truyền chỉ sửa lại hiệu thần trong các tỉnh. (Khi trước hiệu thần là Đại vương, Thánh phi, Công chúa, Công hầu, Quý phủ, bây giờ theo nghĩa hoặc đổi ra Tôn thần, hoặc đổi ra Chi thần, hoặc đổi ra Phủ quân, hoặc đổi ra Phu nhơn. Chỉ có vị Liễu Hạnh công chúa và các thần đã được phong tước rồi, với các vị đế vương, các ông hoàng thần, các người khai quốc công thần, mấy độ trước đã phong tước rồi, thời cứ để như cũ).

Nguyễn Tấn Lâm, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ phá tan giặc Lâm Sum tại xứ Sâm Đô, phủ Lạc Hóa đều yên. Từ khi tên Lâm Sum chiếm giữ Trà Vang, đảng nó có tên thầy tu mọi đem yêu thuật phỉnh chúng, nên dân Thổ theo nó nhiều lắm; quan quân đánh mãi không được; đến bấy giờ các đạo quân hội tiễu, giặc thua chạy tan.

Tướng giặc là Kiên Hồng, Trần Hồng, Thạch Đột tới trước cửa quân xin hàng; bỏ cũi giải về Kinh (rồi làm tội cực hình). Quân thứ chạy cờ đỏ về báo tiệp. Ngài rất mừng; ban thưởng bọn Tân Lâm mỗi người một cấp quân công, người nào trước có bị giáng, nay đều cho khai phục nguyên hàm; lại ban cho các đồ ngọc đeo và tiền vàng; còn các tướng hiệu hoặc được ban thưởng, hoặc cho phục chức. Sau tên Lâm Sum cũng bị bắt được chánh pháp.

1 Khi ấy ngoài thành Trấn Tây bị quân giặc ngăn trở hết thảy.

2 Khi ấy Nguyễn Tri Phương bổ thọ Tuần phủ Vĩnh Long, hộ lý Tổng đốc Long Tường.
3 Chỗ Mường Mọi ở, lớn gọi là Bộ, nhỏ gọi là Lạc, Xiêm Lào gọi là Mường, Cao Man gọi là Súc; Súc cũng như Phủ, nước Cao Man cả thảy 26 Súc.

Bộ Lại và bộ Binh làm sách kê những sự trạng các quan lớn ở Kinh và ở các tỉnh dâng lên. Ngài ngự lãm, dụ rằng: "ba năm hội nghị xét công các quan, lựa dùng quan nhỏ quan lớn, thăng giáng người hay người dở. Aáy là đức Hoàng Khảo ta bắt chước chánh sự hay đời xưa, lập ra phép tốt. Ta nay noi theo phép cũ, một niềm công chánh, châm chước cân nhắc, thưởng phạt hẳn hoi, tuỳ tài tùy việc mọi người, làm khuyên làm răn cho chúng. Vậy trong từ Khanh, Sĩ, ngoài tới địa phương, nên càng hết sức hết lòng, kính noi lời răn dạy; sao cho quan nhỏ liêm, quan lớn giữ phép, ngỏ đặng phía ngoài trị, phía trong an, mới hay dài đội ơn trên, lâu nhờ lộc nước".

Mới đặt đàng quan và thuộc viên ở Sứ quán. (1 Tổng tài, 1 Phó tổng tài, 4 Toản tu, 8 Biên tu, 4 Khải hiệu, 6 Đằng lục, 4 Thu chưởng).

Tháng 11, Thượng thơ bộ Lễ là Phan Huy Thực hồi hưu. Huy Thực ở bộ Lễ đến 30 năm, bây giờ già yếu xin về; Ngài thương là người kỳ cựu; cho con là thự Lang trung Phan Huy Vịnh đưa Thực về.

Có tầu Đại Pháp đậu tại vũng Sơn Chà thuộc tỉnh Quảng Nam, rồi đi ngay.

Nguyễn Tấn Lâm, Nguyễn Tri Phương phá tan giặc Thổ tại Súc Sâm. Nguyên khi trước giặc Thổ ở xứ Ba Xuyên lại nổi lên, Lâm và Phương từ Lạc Hóa đem quân thừa thắng đánh luôn, giặc đều trông chừng chạy trốn, lại về Súc Sâm lập đồn hiệp giao chống cự; Tấn Lâm và Tri Phương hai mặt đánh giáp lại, giặc liền tan. Ngài nghe báo tiệp, liền phân hạng ban thưởng; rồi truyền Tấn Lâm ở lại đồn đó tùy cơ đánh giặc yên dân, còn Tri Phương cứ ở tỉnh An Giang hội đồng với Phạm Văn Điển, Nguyễn Công Trứ làm việc.

Có người con trai tự xưng là con ông Anh Duệ Hoàng Thái tử ngụy hiệu Hoàng Tôn, ở thành Nam Vang (Pnompenh) nhóm họp những quân Xiêm, Lào, Hán, Thổ đến vài ngàn người; những đứa trốn tội theo nhiều lắm.

Bộ Hộ tâu: năm nay hộ khẩu nhơn đinh trong nước được 925.184 người.

Năm Nhâm Dần thứ II (1842), tháng Giêng, lãnh Tuần phủ Hà Tiên là Lương Văn Liễu tâu rằng: "giặc Xiêm đem 93 chiếc thuyền binh hoặc ở bãi biển Tiêu Liễu, hoặc ở cù lao Ô Mai Lam thả neo đậu lênh đênh. Bây giờ đồn Châu Nham mình đã có phòng bị, đắp thêm canh giữ cũng đã vững rồi; chỉ còn từ Giang Thành đến Đà Khẩu hai bên đều là rừng rậm, giặc thường vô ra. Xin lập thêm một đồn nữa nhơn tên đất đó gọi là đồn Tiên Mỹ, để phái quân đóng giữ. Ngài phê rằng: "Quân Xiêm khác gì một con muỗi đội núi, một con sâu lộisông, thế cũng không làm gì được".

Tỉnh Hà Tiên lại tâu có 40, 50 chiếc tàu Xiêm và 1 chiếc tàu thức tây, xâm bức bãi Thiển Môn thuộc về cù lao Phú Quốc; lại thấy thuyền giặc chừng 30 chiếc tới cù lao Hùng Chưởng (tức là hòn Móng Tay) đuổi lính thú mình. Rồi có vài mươi chiếc thuyền giặc đến đánh đồn Phú Quốc. Ngài sai Nguyễn Công Trứ đem quân tới đánh; sai Lê Văn Đức đi thuyền qua tiếp, nhưng bị sóng gió ngăn trở.

Đảng ngụy ở Nam Vang (là tên ngụy xưng Hoàng Tôn) nhóm họp quân Xiêm, quân Lào đến

5.000 người kéo lén quan Sách Số (thuộc về phủ Nam Ninh). Lại có thuyền giặc Thổ hơn 10 chiếc tới đồn Cần Thăng có ý rình lén. Tổng đốc An Hà là Phạm Văn Điển phi tư cho Đoàn Văn Sách quản lãnh viện binh mau qua Hà Tiên điều độ, Nguyễn Văn Nhờn ngăn giữ đồn Vĩnh Thông, Nguyễn Công Trứ qua Tiền Giang đi tuần sát, còn Điển thời ở lại An Giang điều độ các việc. Việc ấy tâu lên, Ngài dụ rằng: "Nguyễn Tri Phương phải dự bị binh thuyền, đợi bao giờ nghe báo khẩn cấp, lập tức kéo tới đánh giặc; Lê Văn Đức (hiện ở Gia Định), Trương Văn Uyển (hiện ở Định Tường) cũng phải chỉnh bị quân lính, chứa nuôi sức mạnh và thám xét tình thế giặc hư thiệt thế nào". Rồi Nguyễn Tri Phương lại tâu rằng: "các tỉnh trong Nam Kỳ đều là liên tiếp với đất giặc; chỉ có một giải sông Tiền Giang là thông với giữa trung tim An Giang, Vĩnh Long, và Định Tường; xin đem binh thuyền qua những đồn Thông Bình, Hùng Ngự (thuộc về Định Tường) Tân Châu, Định Lạc (thuộc về An Giang) duyệt binh để nghiêm phòng bị". Ngài khen rằng: "làm vậy phải lắm, thiệt nhằm cơ nghi".

Quan thự Hữu quân đô thống chưởng phủ sự tước Vân Hội Nam và Nguyễn Tăn Minh mất! Ngài nghĩ Minh là người kỳ cựu; gia ân cho thiệt họ.

Ngày Aát Sửu, đem việc bắt tuần ban chiếu trong ngoài. Ngày Tân Vị, đạo ngự từ Kinh khởi trình, đem Hoàng tử thứ hai đi theo.

Tháng 2, ngài ngự tới Hà Tĩnh, thuyền ngự từ sông Đại Nại qua núi Hồng Lĩnh, đòi quan tỉnh Võ Đức Nhu hỏi thắng tích núi ấy thế nào. Nhu tâu rằng: "núi này bắt đầu từ huyện Nghi Xuân qua huyện Thiên Lộc (hiện bây giờ là huyện Can Lộc), quanh co dài dắc cả thảy 99 ngọn; người ta thường truyền ngày xưa có bầy huyền hạc đậu trên núi nầy, cho nên gọi là Hồng Lĩnh.

Ngài ngự tới Thanh Hóa, yết Nguyên Miếu; tới núi Triệu Tường, vọng bái lăng Trường Nguyên1 và sai quản tới cáo miếu ngài Trừng Quốc Công. Ngài dạy chuyện cùng các Hoàng thân và Thị thần rằng: "Tốt thay núi sông này ! Trời đất đúc khí thiêng, nước nhà gây phúc tốt; cũng như đất Thai, đất Mân đời Châu, đất Phong, đất Bái đời Hán2".

Ngài ngự tới Ninh Bình, lên núi Dục Thúy, ngự xem khắp đỉnh núi đầu non; truyền đổi tên núi là núi Hộ thành.

Tướng Xiêm là bọn Ca La Hâm, Phì Phạt đem quân binh thuyền đậu tại cửa ấn phủ Quảng Biên. Quan quân thứ Hà Tiên là Đoàn Văn Sách phi tư tỉnh An Giang hội tiễu. Rồi Nguyễn Công Trứ đem quân qua; Đoàn Văn Sách đóng giữ trên đàng bộ, lại sửa sang binh thuyền đóng phòng triệt tại cửa ấn tấn Kim Dự.

Binh thuyền của Ô Thiệt Vương nước Xiêm đậu tại mặt biển Quảng Biên, hòn Nhĩ Dự và núi Bạch Mã; binh hơn vài vạn, mưu trước đánh lén lấy Lư Khê rồi lấy Tô Môn, sau kéo thẳng đến vây thành Hà Tiên. Quan tỉnh Hà Tiên sợ hãi, phi tư qua tỉnh Vĩnh Long mau mau đem binh thuyền tới cứu. Rồi giặc tràn ra khuấy rối miền sông Vĩnh Tế; Nguyễn Công Trứ lại trở về An Giang, Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Lương Nhờn chia nhau qua Tiền Giang và Hậu Giang đánh giặc, Tôn Thất Nghị đón cự tại đồn Vĩnh Thông. Bọn Đoàn Văn Sách lại tâu rằng: "thuyền giặc càng ngày càng đông, xin tư qua Gia Định phái thêm binh thuyền mau qua hội với binh thuyền Kinh phái, trước sau hai mặt ra sức đánh". Ngài liền cho Tổng đốc Định Biên Lê Văn Đức thăng Thự Hiệp tá đại học sĩ sung Tổng thống tiễu bộ quân vụ, Thống chế Lê Văn Phú sung Tham tán đại thần, Đề đốc Kinh thành Tôn Thất Tường sung Tán lý đại thần, Thừa Thiên phủ thừa Lê Khắc Nhượng sung Tán tương quân vụ, đem binh thuyền tại Kinh chạy tới Gia Định hiệp với lính thú Quảng Nam, Quảng Ngãi, đều giao cho Đức và Phú thống quản, cho phép tiện nghi hành sự. Cho Đặng Văn Thiêm thay Đức quyền Tổng đốc Định Biên.

Ngày Đinh Dậu, Ngài ngự tới Hành Cung tại bến đò Hà Nội. Ngày Mậu Tuất, vừa sáng mai, Ngài vào thành tỉnh, các quan đi sứ Tàu là Lý Văn Phức từ Bắc Kinh trở về, vào chầu.

Khiến Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tấn Lâm cự giặc tại Tiền Giang, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Nhờn cự giặc tại Vĩnh Tế; Phạm Văn Điển, Nguyễn Lương Nhờn cự giặc tại Hậu Giang.

Đoàn Văn Sách, Lương Văn Liễu đánh đuổi giặc Xiêm, chạy cờ đỏ về báo tiệp. Ngài truyền chia hạng ban thưởng.

Tháng 3, lãnh An Hà Tổng đốc Tín võ hầu Phạm Văn Điển phá tan giặc Thổ tại Hậu Giang. Ngài nghe báo tiệp, khen rằng: 'Tín võ hầu đánh được trận lớn, nên khen; thiệt xứng đáng một người tướng cũ".

Phạm Văn Điển, Nguyễn Công Nhờn phá tan giặc Xiêm và giặc Thổ tại xứ Hà Âm. Nghe báo tiệp, Ngài thưởng Phạm Văn Điển thặng thọ Tả quân đô thống, nhưng lãnh Tổng đốc; Nguyễn Công Nhờn thăng Đề đốc An Giang và một gia cấp quân công; còn mấy người dưới cũng chia hạng ban thưởng. Nguyễn Tri Phương đánh tại Tiền Giang cũng phá tan giặc. Ngài mừng, ban rằng: "Hà Tiên, Vĩnh Tế, Tiền Giang, Hậu Giang, giặc đều lần lần dẹp hết, thiệt thư lòng ta lo lắng việc Nam Kỳ!". Nguyễn Tri Phương và tướng sĩ ở quân thứ đều được phân hạng ban thưởng.

1 Trường Nguyên là Lăng đức Triệu Tổ.

2 Xưa ông Hậu Tắc ở đất Thái, ông Thái Vương ở đất Mân; hai ông ấy là tổ tôn gây dựng cơ nghiệp nhà Châu. - Phong Bái là nơi vua Cao Tổ đời nhà Hán gầy dựng cơ nghiệp.

Khiến các đại thần ở Kinh và ở các tỉnh trù nghĩ việc đàng đê sông Cửu An. Quan tỉnh Hưng Yên tâu xin đắp đập ngang cửa sông để ngăn giữ nước. Ngài cho. Từ đó dân ở về bên hữu sông ấy làm ăn mới được hơi thư.

Sứ Tàu là Bửu Thanh đến Hà Nội. Ngài Bính Tý làm lễ sách phong. Lễ xong rồi; Ngài sai Hậu mạng sứ là Đào Trí Phú đưa Bửu Thanh ra cửa ải. Ngài Mậu Dần, Ngài ngự về đàng thủy.

Bộ Hộ làm sách tâu việc ân điển bắc tuần cả thảy 32 điều. Ngài truyền rằng: "bang giao là một lễ mừng, nhơn mừng ban ơn, lễ vẫn nên thế; huống chi Thiên Gia1 vui lòng thờ phụng, Chánh cung tuổi thọ ngày thêm, góp phước thiên hạ để dâng phước, hiệp vui thiên hạ để làm vui, tuy tốn mấy ngàn mấy vạn cũng không tiếc. Trên thời quan kính vâng, dưới thời dân theo trị, vui nào còn hơn vui nầy!".
Tháng 4, ngày Canh Thìn, Ngài ngự tới Hành cung tỉnh Ninh Bình, khiến các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Aùn sát ngoài Bắc Kỳ ai về tỉnh nấy làm việc. Trước khi về, Ngài đòi đến đinh nỉnh khuyên dạy, lại ban bài thơ2 mà dạy rằng: "bài thơ nầy cốt có bốn chữ "Trung, Tín, Thanh, Cần mà thôi; các ngươi phải nên ghi lòng đừng quên mới đặng".

Ngày Canh Dần, Ngài ngự về tới Kinh Đô, ban thưởng các quan văn, võ theo hầu và các quan ỡ giữ Kinh thành, hoặc kỷ lục, hoặc gia cấp, hoặc tiền bạc khác nhau.

Thiếu bảo hậu quân đô thống phủ chưởng sự Hoằng Trung Bá Nguyễn Văn Trọng mất!, Ngài nghe, khóc rằng: "Nguyễn Văn Trọng là tôi huân cựu ba triều, trung thành đáng khen, ai ngờ một phút chán đời, lòng ta thiệt thương tiếc. Vậy cho truy tặng Thái bảo, phong tước Hoằng trung hầu".

Đề đốc Vĩnh Long, Diên Hựu Nam, Đoàn Văn Sách mất ! Sách khi ở quân thứ Hà Tiên bị đau về An Giang. Nay Ngài nghe Sách mất, bùi ngùi hồi lâu ! Cho tặng Tiềp phong đô thống anh dõng tướng quân, tấn phong Diên hữu bá.

Tổng thống Lê Văn Đức tấn binh tới Thất Sơn hội với binh Phạm Văn Điển, Điển ở lại Cấm Sơn phòng triệt phía sau, Lê Văn Đức và Lê Văn Phú kéo quân tới Núi Voi. Giặc nghe tiếng chạy trốn hết.

Lãnh Tổng đốc An Hà Phạm Văn Điển mất ! Điển ở quân thứ Thất Sơn bị đau về tới An Giang rồi mất, Ngài nghe thương tiếc lắm ! Cho truy tặng Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự.

Cho Nguyễn Công Nhờn làmTổng đốc An Hà, Nguyễn Lương Nhờn làm Đề đốc An Giang.

Tháng 5, mới làm lịch Thất chánh (Khi ấy tòa Khâm Thiên tra cứu phép làm lịch và thiên văn, suy xét Nhật, Nguyệt, Tinh thần, ngày sóc, độ số và sao Ngũ hành ẩn hiện, làm thành lịch nầy. Ngài khen, truyền cho in phát).

Lê Văn Đức kéo quân tới Xà Tốn, vừa gặp Tán lý Tôn Thất Tường tới, liền chia thành 5 đạo, mỗi đạo 1.000 quân, đem súng lớn bắn phá đồn lũy giặc, giặc đều chạy tan. Rồi Nguyễn Tấn Lâm, Nguyễn Tri Phương cũng tới quân thứ, cùng nhau tấn binh tới Tô Sơn, giặc lại sợ trốn, người Tàu người Thổ ra thú rất nhiều. Đức và Phú qua kinh lược tỉnh Hà Tiên, rồi lại trở về An Giang; còn Tấn Lâm và Tri Phương cứ ở lại đó đàn áp và kiêm việc chiêu an.

Giặc ở Thất Sơn đã yên, người Tàu người Thổ đầu thú kể đến số ngàn. Ngài sai bọn Nguyễn Công Trứ thay đổi nhau qua đó sắp đặt; chia làng, lập ấp, khẩn ruộng, cho dân yên lòng làm ăn.

Tháng 6, Lê Văn Đức, Nguyễn Tri Phương kéo quân tới Sách Sô, từ cưa biển Thuận cảng qua Tiền Giang, theo ngược dòng sông đi lên, qua Tân Châu, An Lạc, và cửa biển Ba Nam; giặc đã bỏ đồn chạy tan rồi; quân đạo tiền phong ta vừa đến bến đò Sách Sô, thấy còn vài trăm tên giặc núp đó, liền đem súng lớn bắn vào, giặc tan ngay. Quân ta chia đạo tầm nã, bắt được 6 tên giặc Thổ, Tra nó, nó xưng rằng: "Trận đánh tại Hà Âm, quân Xiêm thua dữ, chết và bị thương nhiều lắm, tướng Xiêm là Chất Tri đã đem tên ngụy xưng Hoàng tôn giải về Trấn Tây". Bọn Lê Văn Đức liền tìm đàng kéo tới mấy chỗ đón mọi, thời giặc đã trốn xa, truyền quân đốt phá những lương thảo giặc còn chứa để. Rồi đem binh.

1 Thiên Gia nghĩa là nhà trời, nghĩa bóng là nhà vua; đây là nói Ngài vui thờ đức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu.

2 Bài thơ ấy có biên trong tập thơ Thánh Chế. thuyền trở về An Giang. Nguyễn Công Nhờn, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị đều về tỉnh lỵ làm việc, còn Lê Văn Đức, Lê Văn Phú, Lê Khắc Nhượng thời trở về Gia Định.

Lê Văn Đức đem quân về. Bao nhiêu lính mới đi thú thời để lại giữ An Giang và Hà Tiên, còn lính đi thú cũ vì đi đánh giặc đã lâu thời cho về nguyên ngũ.

Tháng 7, Thái bảo Tiền quân chưởng phủ sự lãnh Hà Ninh Tổng đốc Tân phước hầu Phạm Hữu Tâm1 mất gia phong Tân phước quận công.

Tháng 8, Nghệ An bão to, nước biển tràn lên, nhà cửa đổ nát, người bị chết đè và chết đuối nhiều lắm. Ngàisai Thượng thơ bộ Lại Tôn Thất Bạch ra Nghệ An và Hà Tiên chẩn cấp, xong rồi mới về. (Tỉnh Hà Tĩnh cũng bị bão).

Tháng 9, tỉnh Hà Tiên và An Giang đem việc thám xét biên tình tâu lên. Tỉnh Hà Tiên báo rằng: "quân Xiêm hơn 500 tên ngày đêm kết mây làm khiên, (để dỡ khí giới) ước giặc Tàu tới sanh sự với mình. Còn tương Xiêm là Chất Tri khi trước bị thua tại Hà Âm, vua Xiêm đã bãi chức cho về ở phủ Chân Bôn. Tỉnh An Giang báo rằng: "Chất Tri đương ở thành Trấn Tây, đắp thêm đồn bảo; nghe quân sẽ kéo tới đánh, nó sai người đốc thúc quân Xiêm, quân Lào, quân Thổ tới thêm; lại đương đóng chiến thuyền tại cửa Quảng Biên". Hà Tiên lại báo rằng: "người Tàu và người Anh Cát Lợi toan mưu đánh Xiêm". Ngài nghe việc ấy, ban rằng: "Quả thiệt như lời tâu đó thời nó đương lo cơ nạn nước nó không rồi, còn lúc nào mưu xâm người ta nữa? Huống chi Ô Thiệt đã chạy về Xiêm thời Chất Tri còn ở lại Trấn Tây làm gì? Nhưng nay đã gần mùa đông, cần phải canh giữ, không nên nhơn vậy mà sơ phòng. Vậy nên phái người thám nữa, để cho rõ hết tình hình giặc".

Thự Hiệp tá đại học sĩ sung Sư bảo Hoàng tử hoàng đệ là Nguyễn Đăng Tuân xin cáo hưu. Ngài cho; Đăng Tuân là sư bảo cựu thần, Ngài rất kính trọng.

Tháng 10, truyền khắc mấy bài thơ Ngài ngự chế Bắc tuần trong các địa phương. Vì Nội các có tâu rằng: "Chúng tôi trộm nghĩ: núi cao sông chảy, ngang dọc xen bày, là văn chương thánh nhơn. Nước ta bờ cõi muôn dặm, cảnh tốt núi sông, chỗ nào cũng có. Năm nay ngự giá Bắc tuần, thăm mùa màng, hỏi nông sự, xem dân phong, xét quan lại, ban ơn xuống phước, dạy chánh sự, duyệt binh nhung. Ngài ngự tới đâu đều có thơ ghi đó, cả thảy 173 bài. Xin giao các tỉnh sở tại khắc bia, khiến cho núi sông thêm tươi tốt, quản hạt2 càng vẻ vang, mà đại văn chương Thánh nhơn cùng với sông chảy núi cao lâu dài mãi mãi". Ngài cho.

Có người dâng cái nghiên xưa. (Dài 7 tấc 4 phân, rộng 4 tấc 7 phân, dày 5 phân). Chất bền mà láng bóng, kiểu xưa mà đơn sơ; rõ ràng một phiến ngói âm dương mà người xưa đã nhơn hình dạng đục ra chỗ chứa nước, chỗ mài mực. Đầu nghiên có khắc bài minh rằng: Kỳ sắc ôn nhuận, kỳ chế cổ phác, hã dĩ tri chí, Thạch cừ bí các, cải phong Tức mặc, Lan đài liệt tước, vĩnh nghi bữu chi, thơ hương thị thác. Nghĩa là: sắc nghiên ôn nhuận, kiểu nghiên cổ phác; nên đặt chỗ nào? Thạch cừ bí các. Tức mặc đổi phong, Lan đài dự tước;3 quý báu đời đời, thơ hương phú thác. Sau bài minh, ông Tô Thức4 xưa có khắc hai cái ấn: một cái khắc hai chữ "Kỳ trân" nghĩa là quý lạ; một cái khắc hai chữ "Tàng bửu" nghĩa là báu kín. Sau lưng nghiên có khắc 4 chữ "Thạch từ các ngõa" nghĩa là ngói các Thạch cừ. Dưới lạc khoản mấy chữ rằng: "nghiên nầy chế tại tháng 8 năm thứ 3 hiệu Nguyên Phù". Ngài truyền đem nghiên ấy dâng vào Kinh diên. Rồi Ngài bảo Nội các rằng: "nghiên nầy là nghiên các Thạch cừ xưa. Nguyên các ấy từ Tiêu Hà lập ra để chứa đồ tịch; đến năm thứ 3 hiệu Cam Lộ, vua Tuyên Đế nhà Hán hội các nho thần giảng ngũ kinh tại đó; từ năm thứ 3 hiệu Cam Lộ, đến năm thứ 3 hiệu Nguyên Phù đời Triết Tôn nhà Tống, Tô Thức mới được phiến ngói ấy đục làm thành nghiên, cả thảy 1.149 năm; từ khi ấy đến nay

1 Phạm Hữu Tâm là người làng Cổ Lão phủ Thừa Thiên.

2 Quản hạt là chỗ địa hạt mình coi sóc.

3 Đời xưa phong cái nghiên là Tức mặc hầu. Tức mặc là tên đất; mà nghĩa chánh: tức là tới, mặc là mực. Vậy nên đời xưa nhơn tên đất mà phong hầu cho cái nghiên; lại có ý nghĩa riêng là cái đựng mực. - Lan đài là nơi làm sách, nơi ấy phải cần nghiên, bút. v.v... nghiên là Tức mặc hầu, bút là Quản thành tử, đều dự tước trong Lan đài cả.

4 Tô Thức là người hay chữ đời Tống. được hơn 740 năm nữa; thời nghiên nầy gốc tích từ đời Hán, làm thành ở đời Tống, mà xuất hiện ra đời nay, thiệt là một báu vật về hàn mặc. Bây giờ cách sau Hán, Tống đến hơn 2.000 năm, mà văn minh thạch hội cũng như Hán, Tống trước; há chẳng phải là vật quý báu trời đất để dành đợi thời mới bày tỏ ra hay sao? Trọng đạo chuộng văn, khác thời thế mà chung một vật báu, đời nầy cùng đời Hán đời Tống xưa, chừng có cơ duyên khế hiệp với nhau chăng? Âu Dương Tu đời Tống xưa có câu rằng: "Ai ưng vật gì, thời vật ấy thường tụ hội tới, nghĩa là vậy đó".

Tháng 11, sai Hiệp tá Thượng thơ bộ Lễ là Lê Văn Đức sung Kinh lược đại thần trong Nam Kỳ. Thự Hữu quân đô thống Tôn Thất Bật sung Tham tán đại thần, Tả tham tri bộ Binh Lâm Duy Thiếp sung Tán lý cơ vụ. Đức vào chầu xin đi, Ngài trao cây gươm báu và ban áo ngự. Đức đi vừa tới Quảng Nam, đau rồi mất ! Ngài thương chảy nước mắt, truy tặng Thiếu bảo. (Đức ở trong Triều, ra ngoài tỉnh, đến 30 năm; không bao giờ nói gắt, có sắc dữ, người ta khen là nhả lượng.
Tháng 12, tha 3 tên tướng Cao Man là Trà Long, Nhâm Vu, La Kiến, giao cho Đại thần Phủ đô thống quản thúc, tùy việc sai phái chuộc tội.

Năm Quý Mão thứ III (1843), tháng giêng, quan tỉnh Hà Tiên tâu rằng: "Thuyền buôn nước Xích Mao chở nha phiến qua Xiêm, người Xiêm đốt thuyền lấy hết hàng hóa, nước Xích Mao lấy làm xấu hổ, lại mưu khởi quân đánh Xiêm báo thù; người Xiêm sợ, chở đá lấp cửa Bắc Nam để chận đàng tàu Xích Mao tới". Ngài dụ khiến các quan tỉnh phải hết lòng thám hỏi cho chắc, để rõ hết tình trạng ngoài biên.

Tháng 2, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Nguyễn Đăng Giai tâu rằng: "trong 2 phủ Lâm Thao và Đoan Hùng cả thảy 7 huyện, những dân ở trong rừng rú lâu nay bị tên Nhờn tên Thạch nạt dỗ, hoặc đưa tiền của, hoặc chứa gian ngụy, thành ra một nơi ổ giặc. Tôi trộm nghĩ: dân cực khổ đã lâu, chưa có thể trong năm bảy ngày cứu đặng, giặc trốn tránh đã lâu, chưa có thể trong một vài hôm bắt đặng". Ngài phê rằng: "Lời tâu phải lẽ. Cho phát của kho cứu dân cực khổ". Được ít lâu, giặc trốn là Nguyễn Thạch với hai tên đồ đảng tới thú trước cửa quân.
Ngày Nhâm Thìn, có một dây bạch khí giăng ngang trời, (đầu từ tây bắc đuôi trỏ đông nam). Ngài không ngự chánh điện, bớt đồ thương thiện, bãi âm nhạc; xuống dụ cầu trực ngôn.

Tháng 3, giặc Sổ Lao ở tỉnh Sơn Tây là Nguyễn Thạch bị chánh pháp, Ngài ban thưởng Nguyễn Đăng Giai một cấp quân công, một đồng tiền vàng chạm hai con rồng và một cái đồng hồ.

Tháng 4, Ngài nghĩ rằng: xứ Tây Ninh là chỗ rất quan trọng, liền sai Đề đốc Gia Định là Ngô Văn Giai lập sở đồn điền, mộ dân lập ấp.

Tháng 6, Ngài khiến làm sách Đại nam hội điển1.

Mọi Đá Vách tới cửa ải xin cầu thông thương và xin trả hết thảy những súc vật tài sản mà chúng nó đã ăn cướp. Việc ấy tâu lên, quan tỉnh và quan Sơn Phòng đều được ban thưởng.

Tháng 7, gặp khoa thi hương trường Thừa Thiên, Nguyễn Đăng Hành đậu cử nhơn thứ hai. Ngài ban rằng: "Thầy Thận Trai (là Nguyễn Đăng Tuân) là thầy học ta khi ở Tiềm để; nay tuổi già về dưỡng nhàn; con trưởng là Nguyễn Đăng Giai làm Tổng đốc ba tỉnh, tiếng giỏi khen rầm; nay cháu là Đăng Hành lại nối nghiệp nhà, ta khen lắm". Rồi ban một bài thơ đặng cho vinh hiển. (Sau Đăng Hành đậu Tấn sĩ).

Giặc trốn ở tỉnh Sơn Tây là Nguyễn Văn Nhờn bị giết. Nhờn là người Hưng Hóa, đảng tên Nùng Văn Vân. Khi tên Vân đã thua rồi, Nhờn lại hiệp với tên Thạch, trốn tránh không ở một nơi. Đến bây giờ người tỉnh Sơn Tây mật báo, phái người thám nã bắt được. Ngài nghe việc ấy, đều cho tùy công thăng thưởng.

Tháng 7 nhuận, lại truyền dụ xuống các nha tra việc hình án tại Kinh và các tỉnh rằng: "Quan viên tra án phải thân hành đến nơi nhơn mạng, y phép khám nghiệm biên thương, không được khinh suất giao cho lại dịch".

1 Hội điển là biên chép những thể lệ Lại, Hộ, Lễ, Học, Binh, Hình để làm phép thường.

Tỉnh Nghệ An tâu rằng: "4 huyện1 thuộc về phủ Tương Dương dân Thổ đã hơi thấm nhuần giáo hoá. Xin chiếu theo như lệ phủ Quỳ Châu cứ 7 tên lựa một tên lính, cả thảy được 53 tên, sung làm lính phủ Tương Dương". Ngài cho.

Tháng 12, dời đồn Tĩnh Tuyên ở tỉnh Tuyên Quang qua phố Vân Trung. (Thuộc về tỉnh Ân Quang, huyện Để Định), đổi tên là đồn Ân Quang, cho người Thổ trước là Chánh đội Nguyễn Văn Biểu coi đồn ấy và mộ binh canh giữ. Aáy là theo lời Nguyễn Đăng Giai xin. Nguyên khi trước Giai có tha tên tù tội lưu là Ma Doãn Dưỡng, bị bộ Hình hạch tham; Ngài truyền Giai phải cho rõ. Giai tâu rằng: "giặc sót trong tỉnhTuyên Quang nhiều đứa còn sợ tội trốn tránh; nếu không đem giặc tìm giặc, như chèo thuyền tìm thuyền, cỡi ngựa tìm ngựa, thời khác gì tìm loài thú vật trong rừng sâu, chưa dễ bắt được. Ma Doãn Dưỡng là người Thổ trước, tôi tha nó để khiến bắt giặc, cũng như thả chim trong lồng để dụ chim ngoài lưới mà thôi; tội thiện tiện vẫn tôi chẳng dám kêu oan, nhưng gấp vì dẹp giặc yên dân, nên dẫu biết tội cũng không thể tránh được". Ngài nghĩ Giai có công, cũng khoan dung cho.

Năm Giáp Thìn thứ IV (1844) tháng 3, sử Liệt Thánh thiệt lục tiền biên làm rồi.

Tháng 4, mới lập sở buôn bán tại miền Thượng du đồn Đa Lộc về tỉnhAn Giang; lại định nhựt kỳ mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 2 ngày, cho người Hán, người Thổ, người Tàu, người Chàm (là người Chiêm Thành) tới buôn bán.

Đặt lại Huất đạo huyện An Giang (khi trước học trò ít, nên giảm Huấn đạo; bây giờ học trò xứ Lạng Xuyên ngày càng đông, quan tỉnh xin đặt lại).

Sông Tân Châu trong tỉnh An Giang đào rồi. Tuần phủ Nguyễn Công Trứ xin dời đồn Châu Giang tới trên bờ sông ấy để tuần sát cho tiện. Ngài cho.

Dựng bia nơi mộ con voi Ô Long. Voi ấy là voi ngự; triều Minh Mạng nghĩ nó có công đánh giặc, sắc cho dựng bia. Ngài lại ban rằng: "thịt voi đủ mùi thịt trăm giống thú; nên chi cọp, beo, chó sói nghe hơi đều run sợ cả; nhưng người Thổ dùng mưu dụ nó, thời lui tới đều theo ý người. Vậy mới biết trị nó đúng phép, chỉ một thằng nài khiến dễ như chơi; trị nó chẳng nhằm, tùy ngàn người chế cũng không lại; việc trị dân nên coi đó làm gương".

Cho Trà Long, Nhâm Vua lại làm tùng tỉnh Suất đội. Nguyên khi trước bọn Trà Long đựơc tha về Tây Ninh sai phái, chúng nó thiệt lòng làm tôi. Đến bây giờ Triều đình lấy vì cớ Long cứ ở Tây Ninh, còn Nhâm Vua cho về An Giang sai phái.

Tháng 5, cho Nguyễn Tri Phương bổ thọ Tổng đốc An Hà, Doãn Uẩn cải thọ Tuần phủ An Giang, Nguyễn Bá Nghi thăng thự Bố chánh An Giang. (nguyên khi ấy Tổng đốc Nguyễn Công Nhờn, Tuần phủ Nguyễn Công Trứ, Bố chánh Phùng Nghĩa Phương, Đề đốc Đoàn Tiêm Mật, Bố chánh Lê Quốc Trịnh đều bị tội bãi chức).

Cho Nguyễn Đăng Tuân thiệt thọ Hiệp tá đại học sĩ và cho tại quán ăn nửa bổng.
Khi trước Trấn Tây khởi loạn, tên Rum đem quân Xiêm tới chiếm giữ đất Cao Man, người Cao Man ghét quân Xiêm bạo ngược; có chức An phủ xứ Tuy Lạp là tên Bang không chịu theo Xiêm, đem dân vào rừng ở. Đến tháng 6 năm nay, nó lén sai tên Thổ mục đem hàng hóa tới buôn bán, tỏ ý muốn trở về nước cũ. Cao Hữu Dực đem việc ấy tâu lên, Ngài dụ Nguyễn Tri Phương nên yên nuôi chúng nó.

Tháng 7, Phái viên đi chiếc tàu Phấn Bằng là Tham tri Đào Tri Phú từ nước Tây về, dâng một chiếc tàu hỏa giá 230.000 quan tiền, gọi là Điện phu hóa cơ đại thuyền. Ngài ngự cửa Thuận An, thấy tàu ấy máy chạy mau mắn, qua lại như bay; Ngài ban khen, truyền các qua thị thần rằng: "Đời xưa nói rằng vua Hoàng đế mới chế ra tàu thuyền, cũng có người nói từ ông Bá Ích, phân vân không nhứt định; lại xem trong sử Tây Tuần có phép vua Hiếu Võ đời Tống qua cửa biển Lục Hiệp, tàu rồng tàu phụng cả thảy 3.045 chiếc; tàu thuyền nhiều, dẫu đến Hạ, Thương, Châu xưa và Đông Kinh, Tây Kinh cũng không sánh bằng. Xưa nay lại có khen tàu nước Lương, thuyền nước Ngô đi trên mặt nước rất hay. Nay xem

1 4 huyện là Tương Dương, Vĩnh Hòa, Kỳ Sơn, Hội Nguyên. một bộ máy chiếec tàu hỏa nầy rất khéo, không cần buồm gió màngựa chạy thua xa, tuy người đời xưa khéo mấy cũng không bì kịp".

Tháng 8, mới đặt tên các tổng trong mấy châu thuộc tỉnh Hưng Hóa, mỗi tổng đặt chức Tổng mục.

Ngoài Bắc Kỳ mưa mấy ngày luôn, nước sông Nhị Hà cao lên hơn 10 thước, huyện Giao Thủy và huyện Tiền Hải bị nước ngập, dân chết đuối rất nhiều.
Cái kênh ở cửa biển Lân thuộc tỉnh Nam Định mới khai ra. (Nguyên kênh ấy trước là sông nhỏ, nước từ sông Ba Lạt chảy xuống; nhưng vì cát ngày càng bồi cạn, đến bây giờ nước mưa xoi thành sâu, thuyền ghe ra vào tiện lắm).

Tháng 9, ngày Quý Dậu, Kinh thành gió mưa to lắm, (khởi từ tây băc chuyển qua đông bắc). Cột cờ trước cửa Ngọ Môn gãy, đất bằng nước sâu hơn 10 thước, sở công nhà tư và ghe thuyền phần nhiều bị đổ nát và chìm úp, dân phủ Thừa Thiên chết đuối hơn 1.000 người. Cũng một ngày ấy, tỉnh Quảng Trị nước lên 16 thước, dân chết đuối cũng nhiều. Ngài sai quan chẩn thại và xuống chiếu cầu lời nói trực.

Tổng đốc An Hà Nguyễn Tri Phương và Tuần phủ An Giang Doãn Uẩn điều trần 3 việc:

1. Xin lược bớt các điều lệ thanh tra. 2. Xin tước trừ ngạch hư trước trong sổ bộ dân. 3. Xin tha các hạng thuế thiếu lâu nay.

Ngài ban rằng: "Sang năm tới lễ khánh tiết, lời tâu đó đợi tới dịp ấy sẽ cho thi hành". Tháng 10, khiến các văn võ đại thần bàn việc biên tình thành Trấn Tây.
Tháng 11, định lại lệ "cho thuê cho mướn công điền công thổ" (cứ theo như lệ triều Gia Long). Mở mỏ vàng Phúc Vượng huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn. (Mỗi năm lấy thuế 6 lượng kim sa). Tháng 12, Hiệp tá đại học sĩ hưu trí Nguyễn Đăng Tuân mất !.

Định lại nghạch thuế các cửa ải và các bến tàu. Bởi vì Ngự sử Võ Trọng Bình, Nguyễn Cư Sĩ tâu rằng: "từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra các tỉnh ngoài Bắc, lâu nay thuế các cửa ải cứ mỗi năm ai đấu giá cao hơn thời cho lãnh trưng, vậy nên đua nhau lo lót, rồi thời trái phép đánh thuế cho nặng, rất là bệnh dân. Xin sắc cho bộ Hộ chiếu theo mấy năm trước già nào trung bình thời lập thành lệ nhất định; còn như nghị định mỗi năm đấu giá thời xin đình bãi". Ngài giao đình thần hội nghị, đình thần đều xin y vậy thi hành, nhưng ai lãnh mãi phải theo y giá, nếu không thời giao thỉnh sở tại phái thuộc trưng thâu.

Năm Ất Tỵ thứ V (1845) tháng giêng, Ngài ngự điện Đông Các, đòi đình thần vào chầu, cho ngồi, ban trà. Ngài ngự viết 4 chữ: "Trung, Cần, Phúc, Thọ" cho coi, rồi sắc xuống khắc in ban cấp, Ngài lại sai quan Thượng thơ bộ Lễ là Nguyễn Trung Mậu tuyên đọc bài thơ ngự chế "Nguyên đán kỷ thắng". Trong bài thơ có câu rằng: Lộ bất thập di y thực túc; gia vô bế hộ quản huyền dinh. Nghĩa là: của rớt chẳng màng, cơm áo đủ; cửa ngoài không đóng sáo đờn vang. Ngài ban rằng: "nay trong yên ngoài lặng, mấy lâu chốn Kinh kỳ văn phong rất thạnh, con em nhà nào cũng theo đòi việc học, tiếng đờn tiếng sách dẫn ngoài giao giá cũng nghe rỡ rỡ văn học ngày càng tấn tới".

Tháng 2, định lại phẩm phục các quan văn võ: mũ, đai, hoặc bằng vàng, bằng bạc, bông lớn, bông nhỏ khác nhau. Aùo xiêm, hoặc thêu tứ linh, hoặc hình con giao, hoặc các thứ bông; chất dùng đoạn hoặc trừu; săc dùng đỏ hoặc tía khác nhau. Hốt thời tam phẩm trở lên dùng hốt ngà, tứ phẩm trở xuống dùng hốt gỗ thếp bạc.

Tháng 3, khiến hỏi tìm con cháu họ Mạc. Bởi vì Đại học sĩ Trương Đăng Quế tâu rằng: "khi trước mở mang tỉnh Hà Tiên, công Mạc Thiên Tứ rất nhiều; xin nên lục dụng con cháu học Mạc". Ngài khiến xét hỏi con cháu Mạc Thiên Tứ có tên nào dùng đặng không? Lãnh Tuần phủ Hà Tiên Nguyễn Lương Nhờn cử tên Mạc Văn Phong là cháu chánh phái Mạc Thiên Tứ. Ngài cho Aám thọ Chánh thất phẩm đội trưởng tùng tỉnh sai phái.

Cấm chỉ sở buôn bán tại Tây Ninh. (Bởi vì khi ấy người Mọi sanh sự khởi hấn, cho nên cấm).

Thự tuyên phủ sứ xứ Tây Ninh là Cao Hữu Dực tâu rằng: "chiêu mộ được dân bao nhiêu, xin chia lập làng, ấp, để cấp cho trâu bò, cày, bừa đốc sứ chúng nó ra công khai khẩn, để cho vững chốn biên cương". Ngài cho.

Tháng 4, Đề đốc ở quân thứ Tuyên Quang Nguyễn Văn Đức triệt binh về; rồi bị đau mất ! (Đức vì tội thiện tiện rút quân về, phải cách chức).

Tháng 5, Ngài ngự lễ cày ruộng tịch điền. Lễ xong rồi, Ngài ngự nhà Chỉ Thiện. Bộ Lễ dẫn người con hiếu ở tỉnh Phú Yên là Nguyễn Văn Thiệu vào chiêm bái. Ngài khen rằng: "Cha tên Thiệu là tên Tựu xưa có tiếng hiếu, nay con lại nối theo chữ hiếu, một nhà nối tốt, nhà khác khó tày; Triều đình dạy hiếu làm trung, cốt để sửa nhơn tâm chánh phong tục; không nên cho nó là một tên dân mà bỏ qua đi". Bèn ban thưởng tiền bạc và áo sa, cho về.

Xét dùng những con cháu các người trung hưng công thần và các người tiết nghĩa.
Tháng 6, sai đại thần là Võ Văn Giai đi kinh lược trong Nam kỳ. Nguyên khi trước quan Tổng đốc An Hà Nguyễn Tri Phương và Tuần phủ Doãn Uẩn có tâu việc ở Trấn Tây, xin phái đại thần tới đó xử trí trước. Đến bây giờ các tên Thổ mục Chân Lạp đứa thời tới cầu cứu, đứa thời đem cả gia quyến tới xin ở nước mình. Ngài nghĩ rằng cơ hội có thể làm được, rồi sai quan Hậu quân đô thống kiêm quản kỳ võ dinh Võ Văn Giải cứ nguyên hàm mà quyền lãnh Tổng đốc Định Biên, Thượng thơ bộ Công Tôn Thất Bạch cải bổ Thượng thơ bộ Binh quyền lãnh Tuần phủ Gia Định, Tổng đốc Định Biên cũ là Lê Văn Phú cải bổ Đề đốc Gia Định, nhưng phải hội đồng với Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch thương thỏa việc trong tỉnh. Bọn Văn Giải vào chầu xin đi, Ngài truyền rằng: "Gia Định, Biên Hòa là hai tỉnh lớn trong Nam Kỳ, phủ ngự Xiêm La Chân Lạp là việc rất quan hệ; các người nếu có trù nghĩ sắp đặt việc gì, nên một lòng thương thỏa với nhau rồi sau sẽ làm. Cốt là trong dân có yên thời ngoài giặc mới phục; vậy các ngươi phải lấy việc vổ yên chúng dân làm trước".

Tuần phủ An Giang Doãn Uẩn và Đề đốc Nguyễn Văn Hoàng phân đạo đánh giặc Chân Lạp; giặc bỏ đồn chạy. Nghe báo tiệp, Ngài xuống dụ ban thưởng. Lại truyền dụ Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch, Tôn Thất Nghị rằng: "Bây giờ quân ta tới đánh, oai thanh rầm rộ, cơ hội có thể làm đặng. Các ngươi phải lập tức kéo quân qua hội đồng với Nguyễn Tri Phương ở An Giang tuỳ cơ thương thỏa, vừa đánh giặc vừa yên dân, đừng để cho chúng nó dự bị được, rồi lại sanh ra một sự khó. Các ngươi phải làm thế nào cho chắc được muôn phần, mau cáo thành công, đặng lãnh trọng thưởng".

Ngày Giáp Thìn, Ngài ngự chơi bờ biển, vừa rạng sáng, Ngài ngự kiệu lên chiếu lâu thuyền Thanh Yên, buổi sớm qua phá Hà Trung1, ngự lên đỉnh núi Linh Thái2 xem cửa biển Tư Hiền3 đến ngày mai ngự về.

Doãn Uẩn phá tan mọi Chân Lạp tại vũng Sách Nô. Mấy lâu quân ta tới đâu được đó, bây giờ lại nghe báo tiệp nữa, Ngài khen và ban thưởng. Lại dụ bọn Võ Văn Giải rằng: "nay giặc thường bị thua luôn, các ngươi phải nên xét kỹ cơ nghi đốc thúc hai đạo quân, tùy thế đánh giặc yên dân, cho mau im lặng; rồi lại nên phân đạo kéo tới lấy thành Nam Vang đặng lập công lớn".

Mới đặt hai đội quân Bình Hải, Định Hải ở tỉnh Nam Đinh, để khiến khai khẩn những ruộng đất bỏ hoang và di lâu.

Tháng 7, Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất NGhị tới quân thứ Ba Nam, sai người chiêu người Mọi, người Thổ. Chúng nó phần nhiều bị mấy tên đầu mục kiềm chế, nên không chịu ra. Giặc lại lập đồn đắp

1 Tục truyền rằng: hơn 100 năm về trước, phá Hà Trung có 3 vị sóng thần: thuyền ghe qua đó, gặp sóng đều bị chìm cả.

2 Linh Thái trước gọi là núi Hòa Vang, sau lại gọi là núi Quy Sơn và núi Hãn Môn.
3 Cửa biển Tư Hiền ở phía đông nam huyện Phú Lộc cách 41 dặm; đời Lý gọi là cửa Ô Long, đời Trần đổi là cửa Tư Dung; đời Mạc đổi là cửa Tư Khách; đến đời Lê đổi tên Tư Dung lại; lại có một tên gọi là cửa Ông, một tên gọi là cửa Bợn. Vua Thái Tôn, Thánh Tôn đời Lý và vua Anh Tôn đời Trần đi đánh Chiêm Thành, có đóng quân tại đó. Vua Thánh Tôn đời Lê đi đánh Chiêm Thành qua đó than rằng: "Tốt thay sông núi! Đời sau chắc có anh hùng giữ chỗ này". Đến năm thứ 1 triều Thiệu Trị, mới đổi tên là Tư Hiền. Cửa ấy rộng 8 trượng, khi thủy triều lên thời sâu 3 thước, khi thủy triều xuống thời chỉ sâu 2 thước; nước cạn thuyền lớn không vô đặng, vậy nên không lập đài thành, chỉ đặt một sở để binh ở canh giữ ngoài biển. Bên phía tây cửa ấy có lập sở Hành Cung ở trên núi Thúy Vân. Năm Minh Mạng thứ 6 có lập miếu thờ Thần cửa ấy. lũy và giăng ngang giây sắt về phía thượng lưu vũng Ba Nam để giữ thành Nam Vang. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn muốn phân đạo đánh gấp để cho dân Thổ hết lòng trông nom, rồi tư các quan Kinh phái đại thần thương nghĩ. Võ Văn Giải và Tôn Thất Bạch nghĩ rằng: bọn dân Thổ chưa hàng. Thời tới lấy thành Nam Vang e còn khó; liền đem việc ấy tâu lên. Ngài ban dụ khiến đem quân tới đánh. Rồi thời giặc Thổ lại tụ hội tại phía thượng lưu xứ Sách Sô, lập đồn giữ vững. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem quân tới đó bắn chết hơn 10 tên giặc, giặc thua chạy; ta liền phá đồn, sai quân ở đó canh giữ.

Tuần phủ Hà Tiên là Nguyễn Lương Nhờn tâu có thám được tên đầu mục Chân Lạp là Nặc Ông Run tụ đảng khuấy rối đồn Vĩnh Điều và Tiên Mỹ. Ngài truyền dụ khiến đem quân tới đó thị oai và lừakhi bấy ý xông đột ra đánh, đừng nên làm bộ yếu ớt. Rồi giặc Mọi hơn 100 tên tới xâm nhiễu đồn Trường Lũy, quân ta đánh, chúng nó thua.

Tháng 8, Ngài truyền Nội các rằng: "theo lệ cũ, Hoàng Tôn từ 3 tuổi trở lên mới được ăn bổng. Nay Hoàng Trưởng tôn là Ưng Phước sanh ra vừa gặp khánh tiết đức Thái hoàng Thái hậu, ngũ đại đồng đàng nên ban ơn hậu, để tỏ điềm tốt lành nước nhà. Vậy cho gia ân Hoàng trưởng tôn Ưng Phước được chiếu lệ cấp bổng".
Khiến Hữu tư1 chế đồ ký: khắc hiệu tàu và hạng tàu để cấp phát cho các tàu đồng và tàu máy làm tin. (Khi ấy tàu đồng đại hạng thời có hiệu: Bảo Long, Thái Loan, Kim Ưng, Linh Phụng, Phân bằng; nhứt hạng thời cóhiệu: Vụ phi, Vân bằng, Thân giao, Tiên ly, Thọ hạc; nhị hạng thời có hiệu: Tĩnh dương, Bình dương, Định dương, Điềm dương; tam hạng thời cóhiệu: Thanh hải, Tĩnh hải, Bình hải, Định hải, An hải. Tàu máy thời có chiếc lớn hiệu Điện phi, chiếc trung hiệu Yên phi, chiếc nhỏ hiệu Vân phi. Sau có đóng thêm tàu nữa, cũng theo các ấy mà làm.

Các quan quân thứ ở Ba Nam là Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đánh lấy đặng đồn Thiết Thằng, (đồn ấy giăng giây sắt). Thừa thắng lấy lại thành Trấn Tây. Khi trước mình đã lấy đặng thành Sách Sô, giặc chỉ cậy còn đồn Thiết Thằng liều mạng giữ đó. Các quan quân thứ bàn nên đánh cho gấp. Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Nghị đem 3.000 quân từ sông con kéo tới, Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng đem 2.000 quân từ sông Tiền Giang kéo tới; đều đem theo các tên Thổ mục dẫn đàng, chia quân tới thành Nam Vang, giặc đều bỏ thành ban đêm chạy trốn. Nghe báo tiệp, Ngài truyền các quan Đại thần rằng: "Lấy đặng không khó, giữ đặng là khó; các ngươi phải nghĩ mưu kế cho trọn vẹn hồi sau". Đại học sĩ Trương Đăng Quế tâu rằng: "Bây giờ đất cũ chưa lấy lại hết; xin đợi khi nào việc đánh giặc yên rồi sẽ liệu". Ngài cho là phải.

Xét công các tướng lấy lại đặng thành Trấn Tây; ban thưởng từ Nguyễn Tri Phương trở xuống hoặc gia hàm, hoặt thăng thọ, hoặc thăng thự. Lại phát tiền bạc giao cho bọn Võ Văn Giải thân hành tới nơi quân thứ thưởng cấp và ban yến ủy lạo. Còn tướng sĩ có công trạng thời giao bộ Binh phân biệt nghĩ thưởng.

Ngài nghĩ rằng giặc Mọi đã bị thua, liền truyền dụ bọn Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem đại binh lập tức tới Vĩnh Long tùy cơ đuổi bắt. Lại sai Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch và Nguyễn Văn Hoàng đi khắp trong các xứ hiểu thị Thổ mục và Thổ dân nên đem nhau ra thú, hễ gặp người Xiêm thời bắt ngay giải nạp; còn việc nên sắp đặt thế nào là phải thời cho phép hội đồng trù nghĩ với nhau, rồi tâu lên Ngài xét. Được ít lâu, bọn Võ Văn Giải tâu xin lập con Nặn Yêm là Nặc Ong Bướm làm vua Cao Man, nước mình phái binh phòng hộ; nhưng lấy xứ Vĩnh Long làm chỗ địa đầu, để quân ở lại giữ đó. Ngài giao xuống cho Đình thần hội bàn. Nhưng sau không thấy thi hành.

Kinh phái Đại thần là Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch đã tới thành Trấn Tây, liền thưởng ủy Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn hiệp với Chánh lãnh binh Hồ Đức Tú, Phó lãnh binh Nguyễn Công Nhờn kéo quân tới Vĩnh Long; còn Giải và Hoàng thời ở lại Trấn Tây để hiểu thị chiêu dụ. Được ít lâu, Thổ mục và Thổ dân đem nhau đầu thú hơn 23.000 người. Chúng nó đều nói: "vì bị quân Xiêm hiếp chế". Bọn Văn Giải cho chúng nó hàng. Việc tâu lên, Ngài ban rằng: "Triều đình dấy quân, chú ý để trừ đứa dữ, yên dân lành; cho nên việc dẹp giặc cứu dân, chỉ nên giết đứa cừ khôi, còn những đứa bị hiếp theo thời không nỡ

1 Hữu tư nghĩa là quan chuyên coi mỗi việc. làm tội. Mấy tên Thổ mục Thỗ dân đã ra hàng thú đó đều gia ân tha tội, phân tháp các nơi, đặng an sanh nghiệp".
Tháng 9, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem quân tới Vĩnh Long. Giặc ở hai bên bờ sông, núp trong rừng bắn ra, quân ta không kéo tới được. Nguyễn Tri Phương truyền quân bỏ thuyền lên bờ mà đánh, giặc tan hết, lui về giữ thành Ô Đông (Oudong). Việc ấy tâu lên, Ngài dụ khiến các quan quân thứ đều nên hết lòng gắng sức đánh đuổi cho gấp, làm sao bắt cho hết bọn tướng Xiêm là Chất Tri và đầu mục Cao Man Ong-Run cho đặng thành công.

Ngài ngự chế 4 bài châm "Kính thiên, Pháp tổ, Cần chánh, Ái dân". Nghĩa là: kính trời, bắt chước Liệt thánh, siêng chăm chánh sự, thương yêu chúng dân. Ngài đòi các Đại thần vào chầu, cho ngồi; truyền Lâm Duy Thiệp tuyên đọc bốn bài châm ấy. Rồi Ngài ban rằng: "đó là bốn việc rất lớn về đạo làm vua; ta từ mai tới xế và tới nửa đêm, siêng năm lo sợ, cũng chỉ có bốn việc ấy mà thôi".
Nước Anh Cát Lợi khiến sứ qua tạ ân1. Ngài ban chiếu thơ đáp lại rất tử tế.
Cho tên Nặc Ong Bướm làm chức Tuyên phủ sứ. Bởi vì tên Bướm theo quân Triều đi chiêu dụ có công, các quan quân thứ tâu lên; cho nên được phong chức ấy.
Quân mình vây thành Ô Đông rất nguy cấp. Tướng Xiêm là Chất Tri hai ba lần sai người đem thơ xin hòa. Các quan quân thứ là bọn Võ Văn Giai đem việc tâu lên. Ngài truyền các Đại thần hội bàn việc ấy cho mau. Các Đại thần đều nói trước nên định ước nó đã, sau đó sẽ cho hòa. Ngài y theo. Bèn truyền dụ các quan quân thứ cứ theo vậy mà làm.

Tháng 10, cho quan Tổng đốc Định Biên là Lê Văn Phú làm chức Tổng thống tiễu bộ quân vụ và cho đem thuyền tốt binh mạnh lập tức qua tỉnh Vĩnh Long đánh giặc. Ấy là theo lời Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn tâu xin.

Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn tâu rằng: "dân Thổ thành Trấn Tây mới phục, xin chọn trong bọn Thổ biền Thổ mục chừng 20 người giỏi, cấp bằng cho làm chức Phủ uý và Huyện úy (6 phủ 14 huyện) để sai khiến chúng nó phủ dụ dân Thổ". Ngài cho.

Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đánh được giặc Cao Man tại ngoài thành Ô Đông.
Khiến ngự Tổng đốc Long Tường Ngô Văn Giai qua thành Trấn Tây hội đồng với Tôn Thất Bạch tham tán việc quân cơ, thự Đề đốc Nguyễn Văn Hoàng qua Vĩnh Long hiệp đồng với Lê Văn Phú và Doãn Uẩn đốc binh đánh giặc. Lãnh binh Lê Đình Lý cũng lập tức tới quân thứ để chực sai phái.

Tháng 11, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn với tướng Xiêm là Chất Tri ước hoà tại Hội Quán. (Khi trước Chất Tri đã sai người xin hòa, bây giờ lại xin hoãn binh, các quan quân thứ mới cho). Đến mai sau, tên Run sai người đem thơ tới trước cửa quân xin thứ tội; các quan nhận lời. Ngài nghe việc ấy, ban rằng: "tên Chất Tri giúp Cao Man làm điều bạo ngược, thường bị quân mình đánh thua; bây giờ sức đuối kế cùng, bất đắc dĩ phải xin hòa, còn có tên Rum nay đã trói mình thú tội, nên tha cho nó". Rồi sau tên Run và mấy tên Thổ mục đều được tha tội.

Bọn Nguyễn Tri Phương ở Vĩnh Long tâu rằng: "tên Chất Tri đã chịu triệt dồn lui quân, nay hai bên đều cho quân nghỉ". Bọn Tôn Thất Bạch ở Trấn Tây tâu rằng: "có hơn 2.000 giặc Thổ khuấy rối đồn Ba My; người quản đồn đánh liều bị chết, quân lính nhiều tên bị thương". Ngài sai trách hỏi Cao Man. Chúng nó lấy đều chưa kịp báo cáo khắp, thưa lại: Triều đình cũng bỏ qua không hỏi nữa. Rồi Ngài truyền Nguyễn Tri Phương lui quân về Trấn Tây, để xem chúng nó động tĩnh thế nào. (Ngô Văn Giai về An Giang, Tôn Thất Bạch về Gia Định). Ngài lại truyền dụ phải trù nghĩ việc nên xử trí thế nào tâu lên Ngài xét.

Tháng 12, Đề đốc Vĩnh Long, Tán lý quân vụ, Long Bình nam là Tôn Thất Nghị mất ! Tặng hàm đô thống, truy phong Long bình tử.

1 Bởi vì năm ngoái tàu nước Anh gặp gió bão, trôi vào cửa biển Bình Thuận nước mình sai quân đưa về, cho nên bây giờ qua tạ ơn.

Định lại lệ "thưởng phạt về việc khẩn điền trong Nam Kỳ": (quan Tỉnh, Phủ, Huyện, Chánh, Phó tổng, Lý trưởng, ai khai khẩn thêm, thời được thưởng, nếu đã khẩn mà lại bỏ hoang, thời bị phạt; nhưng cách thưởng phạt nhẹ nặng phải đối chiếu theo số mẫu phân thành mà nghĩ định).

Năm Bính Ngọ thứ IV (1846) tháng giêng, gặp tiết Nguyên Tiêu, ngự chơi vườn Cơ Hạ. Nguyên trước Hoàng tử có dâng biểu xin Ngài ngự chơi tết đặng làm lễ chúc thọ. Ngài ban rằng: "Ta đương sức mạnh, chánh lá lúc thức khuya dậy sớm chăm lo, dẫu đến bữa ăn cũng không thong thả; lẽ nào bắt chước đời Đàng đời Tống xưa, làm bình núi ngao, làm cây treo đèn, để chú thọ sao? Nhưng nghĩ rằng chầu nuôi vui cười là đạo con hiếu thờ thân; vả lại bây giờ trong ngoài yên lặng, chánh sự đơn giản, theo lời Hoàng tử xin, cũng không hại gì".

Triệt lính đóng các đồn bên bờ sông tỉnh Vĩnh Long về sở quân thứ Trấn Tây. Nguyên khi trước Chất Tri cầu hòa, nó có chạy giấy về tâu vua nước nó; đến bây giờ nước nó đưa thơ biểu nó phải tính liệu thế nào cho mẹ, con, vợ, cháu tên Nặc Ông Run được một nhà đoàn tụ, để mau rút quân về Xiêm. Chất Tri sai người tới xin việc ấy. Bọn Võ Văn Giải tâu rằng: "Chất Tri bị thua tại đồn Thiết Thằng, thế cùng sức đuối, kêu cầu xin hòa; đã mấy phen qua lại nói năng, chắc lòng nó cũng đã là chơn thành. Vả lại quân ta đóng tại bờ sông đó cũng không phải là chỗ ở lâu đặng. Vậy xin triệt quân thứ Vĩnh Long về đóng tại thành Trấn Tây đặng xem tình thế; nhưng để Lãnh binh An Giang là Lê Đình Lý, thự Phó lãnh binh Lê Viên quản đốc quân lính ở đó trấn áp. Lại xin tha mẹ tên Run về, để cho nó đem đức ý Triều đình báo cáo với nhau; còn vợ và cháu tên Run bãi đợi khi nào Chất Tri về Xiêm rồi sẽ tha, để cho Chất Tri không có thể làm ơn riêng nó. Nếu Cao Man oán Xiêm bạo ngược, vui mình khoan dung, thời nó sẽ bỏ Xiêm mà Xiêm giận nó; đến lúc ấy ta muốn khiến nó làm sao cũng đặng. Chúng tôi trộm nghĩ như vậy cũng là một mưu nghĩ sự binh cách mà yên lặng được lâu". Ngài phê "cho". Được ít lâu, Oâng Run sai 5 tên quan Cao Man thay mặt tới quân thứ tạ ơn. Võ Văn Giải tha mẹ Ông Run tên là Đột cho về Cao Man và dâng sớ xin chịu tội thiện tiện. Ngài truyền dụ rằng: "Cứ các ngươi tâu rằng tên Ông Run thấy mẹ nó chưa được tha về, nó sợ hãi lắm; thời các người làm vậy cũng không hại gì, để xem ý hướng nó thế nào cũng đặng. Chỉ có tình giặc khó lường. Mà chức trách các ngươi giữ một phương diện là rất nặng; nên thường thường phòng bị thêm; nếu ngày sau nó sanh ra việc gì nữa, các ngươi cũng nên biết trước chế ngự cho mau và cứ thiệt tâu lên, Triều đình sẽ có cách xử trí. Các ngươi phải kính tuân điều ấy".

Khiến bộ Lễ chước nghĩ lập miếu Hiền Lương và miếu Trung Nghĩa1 (hai miếu

ấy đến triều Tự

Đức năm đầu mới tuân chỉ lập ra).

Truyền khắp hầu ngự chơi vườn Cơ Hạ, đòi các Hoàng thân và quan văn vào chầu thưởng bông mẫu đơn làm thơ tức cảnh. Ngài ban rằng: "nay làm thơ ứng chế2 cả thảy 18 người, vừa đúng số 18 học sĩ đời nhà Đàng, được lên cõi Dĩnh Châu3. Ngài vui lòng, làm bài thơ có câu: "tán trị thần lân sum hội thương, nặng thi tử đệ bán diên trung", nghĩa là: thần lân giúp trị vầy trong việc, tử đệ hay thơ choán nửa giòng. Rồi Ngài ban cho mỗi người bút, giấy, mực và nghiên. Ngài lại truyền Nội các rằng: "Ta nay tuổi thọ bốn mươi, tháng năm gặp lễ Vạn thọ, mà năm nay lại thêm tháng năm nhuận nữa; nên chi ta lúc rảnh việc có nghĩ đặng câu rằng: "thụy ứng giai niên, trùng ngũ nhật, tăng trùng ngũ nguyệt; tường trưng thọ đán, bát thiên xuân hựu bát thiên thu" nghĩa là: năm tốt ứng điềm hay, ngày trùng ngũ, tháng thêm trùng ngũ; phước lành được tuổi thọ, xuân tám ngàn, thu lại tám ngàn. Lại có câu rằng: "kiết thái trương đăng, phi tại nhứt nhơn chi dật lạc; hành khánh thi huệ, phổ triêm vạn tính chi thừa hưu kết đèn treo, chẳng phải một mình sung sướng. Ơn ban phước xuống, muốn cùng muôn họ vui vầy. Rồi Ngài truyền lục các bài ấy ra, khiến Thị thần tuyên đọc. Đình thần đều lạy mừng.
Quan Quân thứ thành Trấn Tây là bọn Võ Giải dâng sớ tâu rằng: "hiện bây giờ thành Trấn Tây không có việc gì; chỉ có hai tỉnh An Giang và Hà Tiên báo có một vài trăm giặc Thổ kéo tới lũy dài sông Vĩnh Tế; quân ta giữ lũy chống cự, giặc liền kéo đi. Vả chăng tình giặc khó lường, chúng tôi đã trích 4 vệ lính thú cho về An Giang để làm thanh thế cứu viện". Ngài xuống dụ trách quở.

1 Hiền Lương là miếu thờ các quan giúp vua trị nước có danh tiếng. Trung Nghĩa là miếu thờ các quan tử tiết.

2 Ứng chế là vâng mạng vua mà làm văn chương.

3 Lên cõi Dĩnh Châu nghĩa là lên cõi trên. Đời Đàng xưa, 18 người quan văn được lựa vào chầu phủ Thiên Sách, người ta cho là vinh hiển cũng như lên cõi tiên vậy

Thượng thơ bộ Lễ Nguyễn Trung Mậu mất ! Mậu người Nghệ An; làm quan hơn 40 năm, thanh thận giữ mình, quen thuộc việc lễ. Khi mất, tặng Hiệp tá đại học sĩ.
Ngài sắc xuống Nội các khiến thợ in Võ kinh1 45 bộ đặng ban phát cho các viên chức trong mấy Cơ, Đội, Dinh, Vệ ở Kinh và ngoài các tỉnh học tập. Bởi vì khi ấy bàn định lập khoa thi võ, cho nên Ngài xuống sắc ấy.

Tháng 3, Mỹ Lâm Quận chúa ở Trấn Tây là Ngọc Vân xin phép cho các quan Cao Man tới Kinh bái khánh. Ngài cho.

Tháng 4, hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá khiến sứ tới cống, lại dâng đồ phẩm nghi làm lễ khánh hạ. Lãnh tuần phủ Hà Tiên Nguyễn Lương Nhờn vào chầu. Ngài ban hỏi rằng: "tên Chất Tri còn ở O

Đông là cớsao vậy?- Nhờn tâu rằng: nguyên trước Chất Tri tới giúp Cao Man, thường bị quân mình đánh thua, khí giới mất hết, cho nên dùng dằng chưa về, là muốn bắt Cao Man đền bồi binh phí mà thôi; lâu nay hòa nghị chưa xong cũng vì cớ ấy.- Ngài ban rằng: lời người tâu cũng đúng như ý ta nghĩ".

Tháng 5, ngày Giáp Tý, rước đức Thái hoàng Thái hậu ngự trên Thái Lâu, tấu đủ các thứ âm nhạc. Đến ngày mai là ngày Ất Sửu, Ngài ngựn đền Thái Hòa, Hoàng tử Hoàng thân, các quan trong Kinh và các tỉnh. Thổ ty các hạt, Sứ thần các thuộc quốc, người Quý Hương, người Thích Lý, đều dâng biểu chúc mừng. Truyền đọc ân chiếu trước cửa Ngọ Môn cả thảy 30 điều. Ngày Bính Dần ban yến tại đền Cần Chánh; lại cho mấy người kỳ lão trong sáu huyện Thừa Thiên uống rượu 3 ngày.

Tháng 5 nhuận, bộ Hộ tâu lên: năm nay Thừa Thiên, Quảng Trị, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên, Thái Nguyên, Hưng Hóa, lúa mùa hạ mười phần an, Hà Tĩnh, Hà Nội, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, mười phần được đến tám, chín. Ngài thấy tâu, vui lòng ! Bèn ngự chế bài thơ để ghi việc ấy; có câu rằng: "Cửu quận giai trung nẫm, thập châu cánh thượng phong", nghĩa là: chính quận mùahơi khá, mười châu lúa được nhiều.
Nghệ An và Hà Tĩnh bão lụt lớn: nhà cửa đổ nát, thuyền ghe chìm đắm. Truyền phát tiền gạo chẩn cấp cho dân.

Ngày Ất Vị, gặp lễ Trùng Khánh2 Ngài ngự đền Cần Chánh, các quan lạy mừng.
Truyền dụ các quan quân thứ thành Trấn Tây là bọn Võ Văn Giải rằng: "Tướng giặc Chất Tri khi trước thấy người Cao Man thường tới buôn bán với ta, sợ ta được lòng Cao Man; nên nó xui dục Cao Man bắt người nước ta, đánh đồn bảo ta, ra vào dòm ngó, làm cho ta giận Cao Man; đó là mẹo khôn quyệt của Chất Tri. Các người nên nghĩ cho kỹ".

Tháng 6, Tuần phủ Biên Hòa là Hà Thúc Lương tâu rằng: "Lúc triều Minh Mạng, có 66 xóm mọi, số đinh 519 tên, tình nguyện xin theo về ngạch dân mình. Tinh thần trước đã phụng chỉ chia làng đặt tổng, hiện được 4 tổng, 48 xã thôn; xin đặt làm huyện Phước Bình; lại xin trích 16 xã thôn ở tổng Chánh Mỹ Hạ (thuộc về Huyện Phước Chánh) phụ vào đó; thuế thân dân Mọi 4 tổng ấy thời xin từ năm sau trở đi chiếu theo lệ dân Hán mà thâu; còn ngạch thuế nó nạp lâu nay thời xin tha hết; ruộng đất xin đợi đủ 6 năm, khám đạc rồi, mới đánh thuế; ngạch lính xin triển hoãn 10 năm rồi mới chiếu lệ bắt điền. Nay đã tới kỳ khám đạc, tôi khám ruộng đất hiện được hơn 40 mẫu, xin chiếu theo số đó đánh thuế; đợi khi nào người sanh trưởng thêm, ruộng khai khẩn thêm; sẽ tùng thiệt biên vào sổ thuế". Ngài cho.

Ngài truyền Cơ mật và Nội các rằng: "Chánh sự Triều đình nên có phép nhứt định. Nay làm bộ Hội điển, công phu khảo cứu vẫn cũng thiệt phiền; nhưng bộ ấy làm rồi, thời phép lớn phép nhỏ phân binh, gặp việc theo đó mà làm, thiệt ích lợi về việc chánh trị lắm. Các ngươi phải cứu hết thảy những chánh lệnh từ năm đầu triều Gia Long đến bây giờ, việc gì đã phụng chỉ thi hành nhứt nhứt chia từng loài biên thành sách. Lại phải định lập trình hạn thưởng phạt, cho rõ người nhác kẻ siêng"

1 Võ kinh là sách dạy nghề võ.

2 Trung Khánh nghĩa là: mừng hai lần. Bởi vì ngày lễ Vạn Thọ về tháng 5 trước; đến tháng 5 nhuận lại lập ngày lễ nữa, cho nên gọi là lễ Trùng Khánh.

Tháng 7, mới mỏ mỏ vàng Hội Hoan tại tỉnh Lạng Sơn. Mới mở trường thi Võ tại Kinh thành.

Tháng 8, thự Hiệp tá đại học sĩ lãnh Tổng đốc Hà Ninh Tôn Thất Lương mất ! Ngài thương tiếc lắm, cho thiệt thọ Hiệp tá và cho Lương sẽ được dự tên trong miếu Hiền Lương.

Tháng 9, mới đặt chức Tấn thủ tấn Đại Giang và tấn Hiệp Phố1 thuộc về tỉnh Hà Tiên, mà giám sở Tân Thú ở Giang Thành. Nguyên Hà Thiên có 5 cửa biển; thuộc về huyện Kiên Giang 2 cửa; cửa Cái Lớn và cửa Cái Bé; thuộc về huyện Long Xuyên 3 cửa: cửa Thông Đàm, cửa Cự Môn và cửa Bái Đáp. Các thuyền mành hay ra vào mấy cửa ấy. Khi trước nguyên lập 3 nơi tấn thủ: Nghi Giang, Trấn Di và Giang Thành. Đến bây giờ quan tỉnh là Phan Tùng xin đặt 1 chức Tấn thủ tại huyện Kiên Giang và huyện Long Xuyên: Tấn thủ Đại Giang (Cái Lớn) thời kiêm coi cửa Tiểu Giang (Cái Bé); Tấn thủ Hiệp Phố thời kiêm coi cửa Cự Môn; còn Tấn thủ Nghi Giang kiêm coi cửa Thông Đàm; đến như sở Tấn thủ Giang Thành cũ thời bây giờ đã có Tấn Thủ Trấn Di cũng đủ tra xét, vậy xin giảm bớt sở Giang Thành. Ngài cho.

Tháng 10, tướng cướp là Trương Trinh bị giết2.

Tháng 11, bọn Võ Văn Giải tâu: "chúng tôi đã sai người tới thành Ô Đông, đem chuyện phân thiết3 nói cho Ông Run và Chất Tri hiểu; mà Chất Tri còn cứ kêu xin cho mấy tên cháu Ong Run được sum họp một nhà". Ngài truyền dụ rằng: "Chất Tri vốn là một thằng xảo trá, bụng nó khó lường; việc xin hòa đã hơn một năm, nó cứ thường thường bày việc kêu nài, quân thứ đem việc tâu lên, Triều đình thương đến binh dân, đã chiều theo lời nó. Nay nó lại than vãn cố xin cho đặng một nhà Ong Run sum họp, qua lại nói năng, rày lần mai lữa, là có ý đợi dịp gió thuận nước êm để sanh sự, tình nó thiệt, dối, cũng chưa biết được. Còn như việc chia đất lập châu huyện, nó có kiếm điều kêu xin chi nữa, các ngươi nhứt thiết đừng nghe; nếu chiều theo lời nó xin, thời mai sau dẫu đánh dẫu hòa, chẳng khỏi thêm phiền một lần trù nghĩ nữa".

Võ Văn Giải tính đã đến kỳ nước Xiêm xin hòa4, liền sai người qua Hải Tây hỏi nó, để xem ý làm sao. Chất Tri trả lời: nó đã tục thơ về Xiêm, chừng trong một tháng, không dám sai hẹn. Bọn Võ Văn Giải còn chưa tin, rồi tâu rằng: "nếu nó sai hẹn, chúng tôi xin đến tháng sau chia đạo đem hết quân sĩ, thẳng tới đánh thành Ô Đông, để yên bờ cõi". Ngài khen lời tâu khẳng khái. Chất Tri nghĩ rằng đã hết hạn một tháng, sợ nói không thiệt, sai một tên đầu mục nước Xiêm, 3 tên đầu mục Cao Man, tới xin các quan quân thứ kiểm xét trước, và xin sai Thổ mục tới Kinh xưng thần dâng đồ cống; còn xin nạp lại. Bọn Võ Văn Giải nghĩ rằng trước nó đã xin trước hãy dâng đồ cống, rồi sau sẽ trả lại dân mình, nếu y lời nó xin, cũng không hại gì. Đem việc tâu lên. Ngài cho là phải.

Định lệ "đinh gian" cho các quan lại có làm con thừa tự người khác: (hễ các quan viên có ai làm con thừa tự người khác, gặp tang cha mẹ nuôi hay là tang cha mẹ sanh, nhứt phẩm được về 6 tháng trị tang; nhị phẩm 5 tháng, tam phẩm 3 tháng, tứ ngũ phẩm đến quan văn lục thất phẩm và Hành tẩu, Hậu bổ đều được về 2 tháng; Đốc học, và Giáo, Huấn đều được về 6 tháng; còn như văn từ bát phẩm, võ từ lục phẩm trở xuống, đều được về 1 tháng).

Tháng 12, vua Cao Man là Nặc Ong Run sai bầy tôi đem bài biểu và đồ phẩm nghi, tới quân thứ Trấn Tây, xin dâng biểu về Kinh xưng nạp thần cống. Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương dịch bài biểu dâng lên, Ngài truyền cho.

Bộ Hộ tâu rằng: "Cửa ải, bến tàu, thuế khóa quan hệ tại đó. Lâu nay ở ngoài Bắc Kỳ thuế ấy định theo giá hàng hóa; trong Nam Kỳ thuế ấy chiếu theo số thuyền bè. Chỉ có từ Thừa Thiên trở vô Biên Hòa, trở ra tới Quảng Bình, những sở Tuần Ti lập tại nguyên đầu; đánh thuế không có định lệ. Nay bộ tôi

1 Tấn Đại Giang nguyên gọi là cửa Cái Lớn, thuộc về huyện Kiên Giang; Tấn Hiệp Phố nguyên gọi là cửa Bãi Đắp, thuộc về huyện Long Xuyên.
2 Trương Trinh đã nhiều phen chống cự quân Triều, nay mới bắt được chánh pháp.
3 Phân thiết là chia đất Cao Man đặt thành châu huyện.

4 Chất Tri hẹn đến tháng 11, xin trả những người mình mà nó đã lừa bắt và xin sai người tới dâng đồ cống. xét các tỉnh nguyên đầu trong năm tỉnh: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Bình Định, Khánh Hòa hoặc cứ mấy tên lãnh trưng xuất đồ hàng hóa bán mà nạp, hoặc cứ dân Mọi chiếu theo thuế lệ nguyên chịu mà nạp, vẫn không đánh thuế như các chỗ khác. Vậy 5 tỉnh ấy xin cứ theo lệ cũ. Còn mấy sở đồn tuần các nơi nguyên đầu trong 5 tỉnh: Thừa Thiên, Quảng Trị, Bình Thuận, Phú Yên, Biên Hòa thời xin hễ thấy khách buôn từ nguyên đầu chở hàng hóa xuống đi qua sở tuần, trừ chở gạo và các vật tầm thương tha khỏi chịu thuế, còn chở các đồ hàng hóa trên Mọi và sản vật trên rừng, thời xin trong mỗi vật chia làm 10 phần, thâu thuế một phần; nếu ai muốn nạp tiền cũng cho. Còn các hàng hóa ở dưới hạ lưu mà chở lên nguyên đầu, xin tha khỏi thuế, để tỏ phép nhứt định". Ngài cho.

Năm Ất Vị thứ VII (1847), tháng giêng, Ngài ngự đền Văn Minh; các quan đồ các phục vào lạy. Lễ xong rồi, Ngài tùy bậc ban thưởng. Ngày ấy phủ Thừa Thiên tâu lúa má xanh tốt, Quảng Bình và Quảng Trị tâu dân gian ninh thiếp. Ngài ban rằng: "lúa là vật quý nuôi người, dân là cội gốc nhà nước; đầu năm tiếp phước, tốt gì lại hơn ! Được một hồi, tỉnh Gia Định tâu rằng: năm ngoái trong tỉnh ấy 4 phủ, 9 huyện đều được mùa, so với mấy năm khác lúa được xấp hai, xưa nay chưa có năm nào được mùa như vậy". Ngài xem lời tâu vui lòng, dạy bộ Hộ rằng: "Nam Kỳ khổ việc giặc giã đã lâu, 4,5 năm nay giá gạo cao lắm. Nay được tin tốt, coi một tỉnh ấy cũng đủ biết mấy tỉnh khác. Ta rất mừng cho dân xứ ấy"!.
Cho Nguyễn Cửu Trường, làm Bố chánh Hà Nội. (Cửu Trường nguyên thự Tả thị lang bộ Lại, Sung tá Các vụ). Ngài ban dụ rằng: "ngươi làm quan đã lâu, mà chưa bổ ra ngoài. Nay ta cho ra tỉnh ấy là xứ tiền của tụ hội, bốn phương ai cũng trông vào. Người là thanh giá đại khoa, lại là quan Nội các bổ ra trị tỉnh lớn. Phải nên gắng, không những chẳng phụ lòng ta ủy dụng, mà cũng không thẹn với khoa danh. Nếu được như vậy chẳng tốt lắm sao ! (Cửu Trường sau lại đổi về Thị lang bộ Hộ, sung tá Các vụ).

Khiến đình thần xét bàn về việc các đàng sông ngoài Bắc Kỳ. Nguyên khi ấy quyền Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai dâng sớ xin bỏ đàng đê tiện hơn. Ngài giao đình nghị, rồi không thấy thi hành.

Tháng 2, Ngài ngự đền Cần Chánh. Sứ Cao Man vào làm lễ triều cống.

Ngài truyền Cơ mật đại thần rằng: "Phản phúc không thường là thói quân Mọi, thiệt hư không định là chước dùng binh. Cho nên xa ngàn dặm khó nổi liệu lường, dẫu trăm nghe không bằng một thấy. Vậy thời mưu phải cho tròn, hỏi phải cho kỹ mới đặng. Nhơn bây giờ hiện có sứ Cao Man ở đây, thời tình hình Xiêm La và Cao Man các ngươi phải nên tùy sự đặt câu hỏi cho rõ hết thiệt trạng. Như hỏi mấy câu này: tên Ong Run phản anh bỏ nước trốn qua Xiêm, bây giờ trở về mà người trong nước phục lòng, ấy quả thiệt tình phục chăng? Hay là sợ Xiêm La bạo ngược mà phải vậy chăng? Xiêm cứu Cao Man, chắc cầu lợi to; Cao Man nhờ Xiêm, chắc phải báo hậu; núi Đậu Khâu thuộc về đất Cao Man, phía tây bắc giáp nước Xiêm, phía đông nam giáp nước mình; người Xiêm thèm núi ấy đã lâu; nay núi ấy còn thuộc về Cao Man hay là đã về Xiêm rồi? - Người trong nước đã lập Ong Run làm vua, mà chúa nó là nường Ngọc Vân vốn con vua trước, tuy là đàn bà, nhưng đã làm Quận chúa; Ong Run đó, Ngọc Vân cũng còn đó, trong nước toan theo ai? Nếu bây giờ ta phong cho chúng nó coi chung việc nước, chúng nó sẽ chia đất mà ở, một người ở Ô Đông, một người ở Ba Nam, hay là trị nước chung nhua như thói Xiêm trước có Vua Phật, vua thứ hai và vua thứ ba chăng? - Ong Yêm là anh Ong Run, Ong Bướm là con Ong Yêm cháu Ong Run; nay Ong Run đã được làm vua, thời ở với cha con Ong Yêm quả thiệt lòng giúp nhau thương nhau mà không việc giúp Ong Run làm điều, nay Ong Run đã làm vua, thời Chất Tri sẽ về Xiêm hay là cứ ở Cao Man đánh tiếng bảo hộ? Các ngươi nên sai một người thuộc viên nói giỏi đem điều ta đã nghĩ đó thử hỏi Sứ Cao Man xem thế nào. "Khi ấy mình hỏi gì, sứ Cao Man thưa nấy, không có chút nào ngập ngừng. Ngài ban rằng: "xét lời nói nó thiệt quả chơn thành, không nên ngờ người Cao Man nữa".

Phong Ong Run làm Cao Man quốc vương, Mỹ Lâm quận chúa Ngọc Vân làm Cao Man quận chúa. Ban thưởng các quan đại thần ở quân thứ Trấn Tây (Võ Văn Giải và các ông khác).

Hai chiếc tàu binh nước Đại Pháp đậu tại cửa Hàn (Đà Nẵng) đưa một phong quốc thơ bằng chữ Nho.

Tháng 3, tàu Đại Pháp gây việc tại cửa Hàn; rồi đi.

Ban chiếu truyền các tướng ở Trấn Tây đem quân về An Giang để nghỉ. Bọn Võ Văn Giải đem

việc đánh giặc đã yên làm sớ bằng giấy đỏ dâng lên. Ngài ban khen, đòi các tướng về Kinh vào chầu.

Ngài nghĩ rằng: giặc mới vừa yên, các việc cần sắp đặt phải có trọng thần mới trấn tĩnh đặng, liền sai thự Binh bộ thượng thơ An tây mưu lược tướng là bọn Doãn Uẩn chia nhau kinh lý việc trong 6 tỉnh Nam Kỳ, những quân lính nguyên phái ở đó, nay lên lượng số để lại canh giữ, còn bao nhiêu cho về nghỉ.

Mới định lệ "các quan viên thừa trọng1 phải về đinh gian": (hễ các quan viên thừa trọng cho ông bà nội, gặp tang ông hay bà, thời nhứt phẩm được về 6 tháng; nhị phẩm 5 tháng; tam phẩm 3 tháng; từ tứ ngũ phẩm đến văn lục thất phẩm và Hành tẩu, Hậu bổ, đều được về 2 tháng; Đốc học, Phủ, Huyện, Giáo, Huấn, 6 tháng; văn từ bát phẩm, võ từ lục phẩm trở xuống đều 1 tháng).

Tháng 4, khiến lập 7 đồn giữ các bờ biển tỉnh Quảng Nam. (Vì Ngài lưu ý phòng bị các cửa biển, cho nên xuống chỉ ấy).

Bộ Hộ làm sổ tâu số đinh năm ấy cả thảy là 1.014.388 người, Thừa Thiên 42.751 người, Quảng Nam 65.486 người, Quảng Nghĩa 25.766 người, Bình Định 52.110 người, Phú Yên 9.696 người, Khánh Hòa 10.426 người, Bình Thuận 17.570 người, Biên Hòa 16.949 người, Gia Định 51.788 người, Định Tường 26.799 người, Vĩnh Long 41.336 người, An Giang 22.998 người, Hà Tiên 5.728 người, Quảng Trị 33.169 người, Quảng Bình 22.438 người, Hà Tĩnh 45.678 người, Nghệ An 56.870 người, Thanh Hóa 63.353 người, Ninh Bình 30.350 người, Hà Nội 64.201 người, Hải Dương 49.475 người, Sơn Tây 51.304 người, Bắc Ninh 63. 774 người, Nam Định 78.268 người, Hưng Yên 20.584 người, Tuyên Quang 6.734 người, Hưng Hóa 11.219 người, Quảng Yên 3.639 người, Lạng Sơn 11.224 người, Cao Bằng 11.013 người, Thái Nguyên 11.710 người. Cả thảy là được 1.024.388 người, so với số đinh cuối năm ngoái chỉ có 986.321 người, thời năm nay thêm được 38.157 người.

Các quan văn tại Kinh và ngoài các tỉnh từ tam phẩm trở lên ai còn cha, mẹ tuổi đến 70, Ngài đều ban cho sâm, quế, bạc, lụa; cả thảy được 12 người. Ngài dụ rằng: "Triều đình phép lớn: dạy hiếu làm trung. Nhơn tử lòng vui: còn thân hưởng lộc. Năm ngoái gặp lễ Tôn sùng là lễ lớn, không phải như lễ tầm thường. Vậy nên ban ơn không nệ cách thường, để tỏ nước nhà dùng "Hiếu" mà trị thiên hạ".

Ong Run đã được phong vương, liền sai Phiên mục (một người thập phẩm, một người bát phẩm) qua quân thứ dâng biểu xin tới Kinh tạ ơn. Quận chúa Ngọc Vân cũng xin dâng biểu tạ. Việc ấy tâu lên, Ngài cho. Nhưng định lệ cho 3 năm tới cống một lần, kể từ năm Mậu Thân làm đầu, (mỗi năm ban cho Cao Man 1 quyển quan lịch, 100 quyển dân lịch).

Tháng 5, các tướng soái đánh Cao Man là bọn Võ Văn Giải thân quân về Kinh phục mạng. Ngài rót rượu ban cho và yên ủy hồi lâu, rồi thưởng các đồ vàng, ngọc; tì tướng và quân lính cũng được yên thưởng.

Định Thái Địa2 phong cho mấy người công thần" (tước Quốc công và Quận công thời lấy tên phủ mà phong, tước Hầu lấy tên huyện, tước Bá lấy tên tổng, tước Tử lấy tên xã, tước Nam lấy tên thôn. Nếu sau được tấn phong, cũng cứ để tên đất nguyên phong khi trước, không được đổi tên khác).

Tháng ấy gặp lễ Vạn Thọ, vừa nhằm lúc ấn ngọc khắc rồi. Nguyên ngày lễ Vạn Thọ năm ngoái, có người dâng hòn lương ngọc lớn, Ngài truyền thợ ngọc dũa thành hình cái ấn. Ngày tế Giao năm nay, Ngài đem việc ấy mật cáo Trời, Đất; liền ngày ấy khởi công khắc 9 chữ: "Đại Nam thọ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ". Hơn một tháng khắc rồi. Nội các tâu rằng: "Ngọc lành xuất hiện, ứng về năm tốt; ấn thần khắc rồi, lại gặp lễ vui". Rồi đem ấn và sớ dâng lên. Ngài lấy làm vui lòng.

Ngày Giáp Ngọ, Ngài ngự cửa Thuận An, lên lần Lưỡng Kiên xem tập thủy trận; ngày ấy ngự về. Ngày mai, ban ra tám bài thơ vịnh cảnh Thuận An cho các quan xem: (1. Viên Thành trấn hải. 2. Kiểu Các quan lan. 3. Cao Lâu lưỡng đắc. 4. Hành Điện song thanh. 5. Cáp Châu biểu tấn. 6. Giải chữ nhà dân. 7. Sa Cương bảo chướng. 8. Gia Thọ thanh tâm).

1 Thừa trong nghĩa là cha đã mất rồi, mình là cháu đích tôn phải thay cha mà để tang ông, bà nội.

2 Thái Địa là nơi phong cho các quan để làm lộc điền.

Tháng 6, định lệ cho dân Cao Man thông thương. Từ đó người Hán người Thổ lại cứ buôn bán

Tháng 7, 12 khẩu súng bửu bác đúc rồi.

Khiến đình thần bàn định công trạng dẹp yên thành Trấn ấy, để khắc đá dựng bia. (Đến năm thứ 4 triều Tự Đức nghị định xong rồi, mới dựng bia).

Tháng 8, Ngài làm rồi tập thơ Ngự Chế nói về việc võ công (vịnh về mưu lược dẹp yên Xiêm La và Chơn Lạp, cả thảy 129 bài, 12 bài minh; vịnh về mưu lược dẹp giặc Mọi, giặc biển, giặc Thổ, cả thảy 12 bài. Cơ mật và Nội các dâng biểu xin cho khắc in ban cấp).

Tháng 9, ban 9 bài Hoàng huấn1. Ngài thưởng nhơn khi rảnh việc theo thể thức Kinh Thi làm ra 9 bài thơ: 1. Cao Minh (nói về Trời), 2. Bác Hậu (nói về Đất), 3. Sủng Tuy (nói về đạo làm vua). 4. Trung Lương (nói về đạo làm tôi), 5. Từ Aùi (nói về đạo làm cha), 6. Hiếu Đễ (nói về đạo làm con em), 7. Tạo Đoan (nói về đạo vợ chồng). 8. Hữu Vu (nói về đạo anh em), 9. Chỉ Tín (nói về đạo bầu bạn). Khiến Nội các chú thích biên chép.

Sắc bộ Hộ làm sổ tổng cộng năm thứ XXI triều Minh Mạng và năm thứ VII triều Thiệu Trị (từ tháng 8 trở về trước), trong nước số đinh, điền thổ; và sổ tiền, lúa, vàng, bạc, trừ chi tiêu rồi còn lại bao nhiêu. (Năm thứ XXI triều Minh Mạng số đinh được 970.516 người, điền thổ 4.063.892 mẫu, lúa 2.804.740 hộc, tiền 2.852.462 quan, vàng hơn 1.470 lượng, bạc 121.114 lượng. Năm ấy gia số thâu vào rồi trừ số chi tiêu đi, hiện còn lại lúa gạo 6.544.376 hộc và phương, tiền 14.335.337 quan, vàng và các hạng tiền vàng 37.480 lượng, trong số vàng ấy để tại kho Nội vụ 31.261 lượng 2 đồng, các hạng bạc 2.506.670 lượng, trong số bạc ấy để tại kho Nội vụ 2.000.169 lượng. -năm Thiệu Trị thứ VII số đinh được 1.029.501 người, điền thổ 4.278.013 mẫu, lúa 2.960.134 hộc, tiền 3.108.162 quan, vàng 1.608 lượng, bạc 128.773 lượng. Kể từ tháng 8 trở về trước, gia số thâu vào rồi trừ đi số chi tiêu đi, hiện còn lại lúa va gạo 9.466.460 hộc và phương, tiền 12.234.358 quan, vàng 48.741 lượng 1 đồng 1 phân, trong số vàng ấy để tại kho Nội vụ 42.709 lượng 4 đồng 8 phân, bạc 3.265.346 lượng 9 đồng 7 phân, trong số bạc ấy để tại kho Nội vụ 3.000.169 lượng 3 đồng.

Có hai chiếc tàu binh nước Anh Cát Lợi tới cửa Hàn. (Người chủ tàu muốn tới Kinh dâng thơ, Triều đình không cho, cải lẽ đến hơn 10 ngày). Triều đình đưa tiễn rất hậu, rồi 2 chiếc tàu ấy nhổ neo chạy đi).

Ngài se, đòi Cố mạng lương thần Trương Đăng Quế và đại thần Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp vào chầu. Ngài truyền đuổi mấy người tả hữu, rồi ban rằng: "Ta nối nghiệp lớn đã 7 năm nay, ngày đêm lo lắng không dám thong thả vui chơi; mấy lâu se mình, hôm nay mệt lắm ! Ta lo nghiệp lớn tổ tông phó thác cho ta, nên ta phải lựa người nối nghiệp để yên xã Tắc. Trong mấy người con ta, Hường Bảo tuy lớn, nhưng vì thứ xuất2, mà lại ngu độn ít học, chỉ ham vui chơi, nối nghiệp không đặng; con thứ 2 là Phước Tuy Công thông minh ham học giống in như ta, đáng nối ngôi làm vua; hôm trước ta đã phê vào tờ Di chiếu3 để tại trong long đồng4. Các ngươi phải kính noi đó ! Đừng trái mạng ta !". Các đại thần đều khóc lạy vâng mạng, rồi lui ra. Đến ngày Quý Mão bệnh nặng lắm, Ngài băng tại cung Càn Thành ! Ngài có 64 ông Hoàng tử và Hoàng nữ. Liền ngày ấy các Hoàng thần và các quan văn, võ hội đồng tuyên đọc tờ Di chiếu tại đền Cần Chánh, Hoàng tử thứ hai là Ngài Phước Tuy công khóc lạy vâng mạng.

1 Hoàng huấn nghĩa là vua ban lời dạy.

2 Thứ xuất nghĩa là con các bà hầu sanh ra.

3 Di chiếu là tờ chiếu vua để lại khi Ngài gần băng.

4 Long đồng là ống chạm rồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét