Ôn Như Hầu

Long thành đệ nhất phồn hoa
Nguyễn Gia Thiều

Ôn Như Hầu - Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ gia đình quý tộc, cha ông là hầu tước Nguyễn Gia Cư, quê ở xứ Kinh Bắc, mẹ là quận chúa Quỳnh Liên con gái Chúa Trịnh Cương. Từ nhỏ ông đã được nuôi dưỡng trong phủ Chúa.
Ông là người văn võ toàn tài, giỏi cảcầm, kỳ, thi, họa, tinh thông cả âm luật và sở trường về các điệu ca từ.
Từlúc mới 19 tuổi, ông đã được bổ nhiệm làm một chức quan võ, rồi được bổ làm Tổng binh phủ Hưng Hóa, phong tước Ôn Như Hầu và ông đã có công thương thuyết với nhà Thanh để họ giao trả 10 châu ở Hưng Hóa bị họ chiếm giữ.

Tuy nhiên ông không ham chức tước, đang làm quan thì xin nghỉ, ẩn cư ở vùng Hồ Tây, nghiên cứu về Đạp Lão, Đạo Phật, lấy hiệu là Hi Tôn Tử và Như Ý Thiền.
Vì ông có biệt tài về nghệ thuật, kiến trúc và hội họa nên được chúa giao cho việc trông nom chùa Tiên Tích, một ngôi chùa đẹp nổi tiếng ở Kinh Thành, được Phạm Đình Hổ miêu tả tỉ mỉ và ca ngợi hết lời trong Tang thương ngẫu lục. Nhà riêng của ông ở Cửa Namcũng được ông đào hồ, đắp núi, trồng hoa cỏ, dựng lều gác tuyệt đẹp. Vua chúa ngự thuyền chơi trong phủ của ông khen rằng: “Vào đây có cái phong phú của ngưphủ nhập Đào nguyên”. Do đó ông được triệu vào Nội phủ để sửa sang cung điện.

Ông làm nhiều thơ, thơ Quốc âm của ông ý tứ tân kỳ, lời lẽ trau chuốt mượt mà. Ông từng lấy nhiều bút hiệu như: Tâm Thi Viện Tử, Thi Ân, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược,…

Lý Văn Phức, người Hồ Khẩu, Hà Nội cũng là một tay sành Nôm, khen thơ Nguyễn Gia Thiều rằng: “Ôn Như Hầu rất sở trường quốc văn, thơ ông có hai phép – nhất thị ứng khẩu thanh tụng, ngữ ngữ khả nhãn, nhất thị thiên đoản bách luyện, ngữ ngữkinh nhân”. Nghĩa là “Một là thơ ứng khẩu thì câu nào cũng êm tai, hai là thơtrau chuốt thì câu nào cũng hay kinh người”.

Cung oán ngâm khúc

Tác phẩm của ông có Tây hồ thi tập tả cảnh Thăng Long, nhưng đáng tiếc là đã thất truyền, chỉ còn Cung oán ngâm khúc bằng chữ Nôm.

Nguyễn Gia Thiều từng sống trong Nội phủ, từng mắt thấy tai nghe nhiều cảnh tượng suyđồi của lớp phong kiến quý tộc, đặc biệt thấy rõ cuộc đời thảm thương của người cung nữ. Hiện thực ấy đã được phản ánh khá sâu sắc và sống động trong Cung oán ngâm khúc. Giá trị ở bản của Cung oán ngâm khúc là tiếng nói đòi quyền sống cho người phụ nữ. Bên cạnh những tiếng kêu ai thán, Cung oán ngâm khúc đôi khi cũng có những lời bất bình, phẫn uất, có giá trị như một lời phản kháng mạnh mẽ:

 Dang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra
 Chống tay ngồi ngẫm sự đời
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm

Tình cảnh lẻ loi của người cung nữ
 
Về nghệ thuật, thơ Cung oán ngâm khúc thuộc loại thơ điêu luyện của một nghệ sĩbậc thầy. Ở đây, thế giới âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ… chảng những phong phú đa dạng mà còn được cấu trúc hết sức tinh xảo, độc đáo trong một lâuđài thi ca rực rỡ như vẽ gấm vẽ hoa, réo rắt trong cung đàn tiếng địch (Phan KếBính). Thơ Cung oán ngâm khúc luôn là thứ thơ thiên về cảm giác và ấn tượng, phản ánh rõ năng khiếu về âm nhạc và kiến trúc của tác giả.

Cùng với Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều đã đưa thể song thất lục bát lên đỉnh cao nghệ thuật thơ dân tộc độc đáo, góp phần làm phong phú cho các loại hình văn hóa Thăng Long thế kỷ XVIII. Nguyễn Gia Thiều là gương mặt đáng tự hào của Long thành đệ nhất phồn hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét