Nguyễn Trãi

Ức Trai thi tập

Nguyễn Trãi (1380- 1442)

Thân Thế Và Sự Nghiệp

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai chánh quán làng Nhị Khê, phủ Thường Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là Thường Tín, Hà Đông), ra đời năm 1380 tại thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) nơi tư dinh của ông ngoại là Trần Nguyên Đán, cuối đời nhà Trần. Thân phụ là Nguyễn Ứng Long, thân mẫu là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của hoàng thân Trần Nguyên Đán.
Nguyễn Ứng Long (về sau là Nguyễn Phi Kkhanh, bút hiệu Nhị Khê) là một nho sinh xuất sắc, được quan tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy học tại tư dinh, do đó về sau kết hôn với con gái của ông. Nguyễn Ứng Long đỗ bảng nhãn nhưng không được làm quan chỉ vì ông là con nhà bách tánh mà dám lấy con nhà tôn thất. Vì vậy ông phải trở về dạy học tại quê hương Nhị Khê, địa danh mà ông mượn làm bút hiệu. Con trai đầu lòng là Nguyễn Trãi vẫn sống với mẹ trong gia đình qua Tư đồ tại hoàng cung.

Vào năm 1385, Trần Nguyên Đán tự thấy mình bất lực và thối chí trước cảnh nhà Trần sa đọa vô phương cứu vãn nên xin cáo hưu, về dưỡng lão tại động Thanh Hư, núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Trãi mới lên 5, cùng mẹ theo ông ngoại về Côn Sơn. Một thời gian sau mẹ qua đời và cậu bé vẫn sống với ông ngoại. Đến năm 1390, Trần Nguyên Đán mất, và từ đấy Nguyễn Trãi về Nhị Khê để được cha tiếp tục nuôi dạy.

Thuở bé Nguyễn Trãi đã nổi tiếng học giỏi, không những thông suốt Tứ Thư, Ngũ Kinh, mà còn am tường các sách Bách gia Chư tử, và xa hơn nữa, tinh thạo cả sách binh thư chiến lược.
Do đó, lúc mới 21 tuổi Nguyễn Trãi đã đổ thái học sinh (tiến sĩ) vào khoa thi đầu tiên do Hồ Quý Ly mở, cùng năm nhà Hồ lên ngôi, 1400. Ông được bổ làm Ngự sử đài Chánh chưởng tại triều đình, trong khi thân phụ ông, đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, được bổ làm Đại lý Tự khanh Thị lang tòa Trung thư, Hàn lâm viện Học sĩ kiêm lĩnh Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Năm Đinh Hợi (1407), nhà Hồ bị quân Minh xâm lăng tiêu diệt, và trong số triều thần bị bắt theo vua đưa sang Kim Lăng (Có tài liệu ghi Yên Kinh), Trung Quốc, có cả Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi và em ruột là Phi Hùng định theo cha sang Trung Quốc, nhưng đến ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh khuyên con trai trưởng nên trở về để trả thù cho quốc gia và gia đình. Trên đường về, Nguyễn Trãi bị quân Minh bắt đưa về thành Đông Quan (Thăng Long - Hà Nội ngày nay), suýt bị tướng Trương Phụ giết vì từ chối hợp tác. May nhờ có Hoàng Phúc can thiệp nên ông được tha, nhưng phải ở lại thành Đông Quan dưới sự kiểm soát của địch quân.

Khắp nơi một phong trào mãnh liệt gồm 40 nhóm nổi lên chống quân Minh, những kẻ đã viện cớ khôi phục giúp nhà Trần để xâm lăng Việt Nam (nước Đại Ngu dưới thời nhà Hồ). Quan trọng nhất là hai cuộc khởi nghĩa, một do Trần Ngỗi (Giản Định Đế, 1407 - 1409) và một do Trần Quý Khoáng (Trùng Quang Đế, 1409 - 1415), hai nhà quý phái yêu nước họ Trần, nhưng cùng thất bại. Nguyễn Trãi không liên hệ gì với hai cuộc kháng chiến này, dù là con cháu ngoại nhà họ Trần. Trong thời gian này có lẽ ông đã có những thăm dò vận động riêng - dù đang bị giam lỏng ở Đông Quan - như một số thi phẩm của ông đã gián tiếp đề cập qua những từ ngữ "phiêu bạt giang hồ".

Sau 10 năm ở Đông Quan, Nguyễn Trãi thoát thân hẳn và tìm vào núi Lam Sơn (Thanh Hóa) yết kiến Bình Định Vương Lê Lợi, bấy giờ là thủ lãnh quân kháng chiến Lam Sơn. Ông xuất trình cuốn Bình Ngô Sách, và được Lê Lợi hoan nghênh kết nạp. Từ đó ông mang hết tài năng ra giúp Lê Lợi cứu nước. Ông bày mưu lược, thảo từ mệnh dụ tướng sĩ nhà Minh dưới sự thống lãnh của tướng Vương Thông ra đầu hàng, đồng thời thảo chiếu dụ những người tài đức khắp nơi ra giúp nước.

Đây là 10 năm kháng chiến thành công anh dũng với phần đóng góp lớn lao của Nguyễn Trãi. Ông giúp Lê Lợi điều lĩnh cuộc kháng chiến qua ba giai đoạn (du kích, nam tiến vào Nghệ An, bành trướng ra Bắc bao vây Đông Quan), dùng chính sách vừa đánh vừa đàm, liên hoàn hòa hợp. Nhờ vậy, với sự ủng hộ triệt để của nhân dân, tiết kiệm được nhiều sinh mạng, vì đa số đồn trấn quân Minh đầu hàng, ngay cả đến bộ tham mưu của Vương Thông ở Đông Quan cũng phải hạ vũ khí. Thậm chí 100 nghìn quân sống sót sau cuộc chiến còn được cấp phương tiện lương thực dùng đường bộ lẫn đường thủy rút về Trung Quốc (12 tháng 10 Đinh Mùi - 29.12.1427).

Trong thời gian chống Minh, Nguyễn Trãi lãnh chức Hàn Lâm Thừa chỉ Học sĩ, đến năm 1427 được thăng Nhập nội Hành khiển và Lại bộ Thượng thư. Và sau khi lên ngôi hoàng đế năm Mậu Thân (1428) với vương hiệu Lê Thái Tổ, nhà vua phong Nguyễn Trãi tước Quan phục Hầu. Từ đấy cũng như trước ông hết lòng giúp Lê Thái Tổ xây dựng lại xứ sở. Công việc đại định pháp chế lúc nhà vua mới xây dựng cơ nghiệp đều do ông soạn thảo. Ông được tặng tộc tính Lê Trãi.

Thế nhưng có vài biến cố xẩy đến, làm tổn thương lòng hăng hái phục vụ của Nguyễn Trãi. Năm 1429, tướng Trần Nguyên Hãn, người anh em họ ngoại từng cùng ông gia nhập kháng chiến Lam Sơn ngày trước, bị nhà vua bắt phải tự vẫn vì bị cho là có ý làm phản. Dịp này Nguyễn Trãi cũng bị Lê Thái Tổ, con người đa nghi, bắt giam, sau đó được trả tự do, nhưng bị đặt vào tình trạng thất sủng nửa chừng với những quyền hạn nhiệm vụ không minh bạch. Năm 1430 nhà vua lại hạ lệnh giết một viên quan khác là Phạm Văn Xảo và tịch thu tài sản - sử liệu không thấy nói lý do.

Sau 6 năm trị vì, Lê Thái Tổ mất năm 1433 (tháng 8 Quý Sửu) vào tuổi 49. Trước khi mất, nhà vua có hồi tâm nên hình như có căn dặn thái tử sắp nối nghiệp ông - vua Lê Thái Tông - phải phục hồi danh vị cho Nguyễn Trãi, vị đại thần đã có công lớn từ buổi đầu. Lê Thái Tông chỉ là một thiếu vương 11 tuổi nên mọi quyền bính trong triều đều ở trong tay quan Phụ chính Lê Sát. Lê Sát là người ít học nhưng vì có công đầu lại thuộc giòng tôn thất nên được ngôi cao. Cậy quyền bính, Lê Sát làm những việc trái phép và sẵn sàng triệt hạ những ai không có ý phục tùng.

Vì bản tính cương nghị, ghét luồn cúi và luôn luôn theo chính đạo, trọng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi liệu bề khó bề tiếp tục thi hành chính sách, lại sợ không khỏi gặp những điều có hại đến bản thân, nên ông xin từ chức, lui về ở ẩn tại núi Côn Sơn là nơi trước kia Trần Nguyên Đán ngoại tổ của ông đã dưỡng già.

Về Côn Sơn, dù vui cùng núi non cây cỏ nhưng Nguyễn Trãi vẫn không quên nghĩa vua tôi. Vì vậy, khi Lê Thái Tông trưởng thành, giết kẻ chuyên quyền Lê Sát và xuống chiếu vời ông trở lại tham chính, thì Nguyễn Trãi, đã 60 tuổi, vui lòng nhận ngay. Tiếc thay, một thời gian sau ông thấy Lê Thái Tông hay say đắm tửu sắc, làm nhiều điều sai trái khó bề can gián, triều thần lại gồm lắm kẻ chỉ ham danh lợi, ít ai nghĩ đến nước đến dân. Đồng thời lại xảy ra vụ nhà vua ra lệnh thích chữ vào mặt và phát vãng một viên chức trong triều là Nguyễn Liệu về tội trực ngôn nhân dịp tham gia soạn thảo văn bản thiết lập lễ nhạc. Thế cho nên một lần nữa, Nguyễn Trãi sinh lòng chán ngán, lại xin lui về chốn cũ dung thân (1438). Nhưng sang năm 1439 nhà vua lại vời ông trở lại triều chính, lần này đặc biệt để ông lưu dinh tại Côn Sơn và chịu trách nhiệm về hành chánh lẫn quân sự hai miền Đông, Bắc.

Nguyễn Trãi có một tiểu thiếp là Nguyễn Thị Lộ, trẻ đẹp lại có tài văn thơ nên được vua Thái Tông cho đòi vào cung giữ chức Lễ nghi Nữ học sĩ, kiêm lãnh trách nhiệm về hàng cung nữ.
Mùa thu năm Nhâm Tuất (1442), Lê Thái Tông đi tuần thú ngự lãm tập trận tại hạt Chí Linh, đoàn tùy tùng có Thị Lộ theo hầu. Lúc về nghỉ qua đêm tại Lệ Chi viên, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, nhà vua thọ bệnh bất ngờ và qua đời.

Hoàng hậu là bà Nguyễn Thị Anh, vốn sẵn thù ghét Thị Lộ và Nguyễn Trãi vì đã tìm kế cứu mạng cho mẹ con bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, cung phi của Thái Tông, và là mẹ của vua Lê Thánh Tông sau này. Thế cho nên nhân cái chết đột ngột của nhà vua, bà bèn vu cho Thị Lộ và Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Thái tử Bang Cơ con bà mới lên hai tuổi được nối ngôi, bà được làm Hoàng hậu phụ chính. Ở ngôi vị này, lại được bọn triều thần buông câu nước đục vốn ganh ghét một người trung chính như Nguyễn Trãi, sẵn sàng phụ họa, nên việc lên án Thị Lộ và Nguyễn Trãi quá dễ dàng. Vì thế, Thị Lộ cùng Nguyễn Trãi và hơn 300 người trong họ hàng bị tru di.

Nguyễn Trãi mất vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, tức 19 tháng 9 năm 1442, hưởng thọ 63 tuổi.

Mãi đến 23 năm sau, vua Lê Thánh Tông thấu rõ nỗi oan của Nguyễn Trãi và công nhận ông là một nhân vật cao quý từng có công lớn trong việc xây dựng nhà Lê. Vua bèn xuống chiếu giải oan cho ông (1464), truy tặng ông chức Vĩnh lộc Đại phu, tước Tế Văn hầu (Có tài liệu ghi tước Tế Văn hầu do vua Lê Tương Dực truy tặng năm 1512), cấp cho họ Nguyễn của ông 100 mẫu ruộng để tế tự. Đồng thời Lê Thánh Tông cho tìm con cháu còn sống sót để cất nhắc và hạ chỉ cho sưu tầm di cảo thơ văn của ông, những tài liệu thường bị loại bỏ phá hủy khi tác giả bị tru di dưới thời phong kiến.

Nguyễn Trãi còn có một tiểu thiếp là Phạm Thị Mẫn và con trai nhỏ là Anh Võ do bà này sinh hạ, may mắn trốn thoát được lúc đại gia đình lâm nạn. Khi khôn lớn, Anh Võ trình diện nên được thụ hàm Tri huyện, sau thăng đến chức Tham Chính. Anh Võ có hai con trai là Tổ Giám và Tổ Kiên. Tổ Giám đỗ tiến sĩ, phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc, dọc đường trở về nước rủi ro bị đắm thuyền, chết đuối tại hồ Động Đình.

Văn thi phẩm

Nguyễn Trãi không chỉ là một chính trị gia sáng suốt, một nhà quân sự cao trí, một nhà ngoại giao xuất chúng. Phải nói rằng trước tiên ông là một nhà văn học uyên bác đã góp công lớn làm rạng rỡ nền văn hóa nước nhà.

Sáng tác phẩm của ông rất phong phú nhưng bị thất lạc khá nhiều, nhất là qua bao nhiêu biến cố lịch sử, những thay đổi triều đại liên tiếp.

Khoảng 400 năm sau khi Nguyễn Trãi mất, mãi cho đến thế kỷ 19, vào triều nhà Nguyễn, các danh sĩ đời Minh Mạng, Tự Đức là Cấn Đình Dương Bá Cung, Phương Đình Nguyễn Định, Dương Đình Ngô Thế Vinh mới ra công sưu tập, bình duyệt, khảo chính, lập thành một bộ sách tựa đề là ỨC TRAI DI TẬP lưu lại cho đến ngày nay như sau, được khắc in vào năm Mậu Thìn 1868:

1- Quân Trung Từ Mệnh Tập
2- Dư Địa Chí
3- Ức Trai Thi Tập
4- Văn Tập, đáng kể là:
- Bình Ngô Đại Cáo
- Phú Núi Chí Linh
- Văn Bia Vĩnh Lăng (Bia lăng vua Lê Thái Tổ)
- Chiếu, Biểu viết dưới triều Lê
- Băng Hồ Di Sử Lục (về Trần Nguyên Đán)
Lam Sơn Thực Lục
5- Quốc Âm Thi Tập (thơ chữ Nôm)
6- Phi Khanh Truyện
7-Nguyễn Phi Khanh Thi Văn Tập.

Còn lại những tác phẩm sau đây đến nay vẫn chưa tìm được:

1- Bình Ngô Sách
2- Ngọc Dương Di Cảo
3- Giáo Từ Đại Lễ
4- Thạch Khánh Đồ
5- Luật Thư (6 bộ)

Về trường hợp Lam Sơn Thực Lục ghi trong Văn Tập, văn phẩm này được cho là của Nguyễn Trãi, nhưng vì giá trị nội dung lẫn văn phong tương đối tầm thường nên đã gây nhiều tranh cãi với nghi vấn chẳng lẽ toàn bộ hay một phần là do một cây bút cỡ lớn như Nguyễn Trãi tiên sinh sáng tác?

Cũng trong tình trạng nghi vấn là bài thơ chữ Nôm Tự Thán (thể lục bát) và bài Hỏi Ả Bán Chiếu (thất ngôn tứ tuyệt), không được ghi trong tài liệu dù khá phổ thông và vốn được xem như là của Nguyễn Trãi.

Và đặc biệt là Gia Huấn Ca, tập lục bát trường thiên, vốn được truyền tụng là thuộc trước tác của ông, vẫn không có tên trong bộ sưu tầm Ức Trai Di Tập do Dương Bá Cung, người cùng làng với tác giả thực hiện vào thế kỷ 19.

Oan Tình

Cảm đề Lệ Chi viên án nhân phiên dịch NGUYỄN TRÃI đích ỨC TRAI THI TẬP thành Việt, Anh, Pháp vận văn.

Gia Nã Đại quốc, Giáp Tuất thu - 1994

Thâm niệm Ức Trai lệ khả thùy
Thảm hình lịch đại hận trường di
Văn phong hàn mặc tằng siêu việt
Võ lược binh thư thái diệu kỳ
Quốc sự thành tâm công hữu tích
Túc viên biến cố họa vô kỳ
Nhược phiên thử án bồi danh tiết
Tam tộc vong hồn trái thục tri.
LÊ CAO PHAN
Bút danh Hoàng Tầm Phương chuyết tác.

Dịch Thơ:

Nỗi Oan

Cảm đề vụ án Lệ Chi viên nhân phiên dịch Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi sang thơ vần Việt, Anh, Pháp

Gia Nã Đại, Giáp Tuất 1994

Ức Trai hồi tưởng lệ hầu rơi

Lịch đại hình oan hận thấm dài
Phong cách văn chương từng vượt bực
Võ quyền binh sách vốn cao tài
Thành tâm việc nước công còn đấy
Sự biến vườn đêm họa giáng rồi
Danh tiết dẫu bồi khi xét lại
Vong hồn ba họ nợ chăng ai ?*


Đề Đông Sơn* Tự

Quân thân nhất niệm cửu anh hoài
Giản quý lâm tàm túc nguyện quai
Tam thập dư niên trần cảnh mộng
Sổ thanh đề điểu hoán sơ hồi.

Dịch Nghĩa:

Một niềm (trung hiếu) nhớ mãi đối với vua và cha - Thẹn với núi rừng vì đã sai lời nguyền xưa - Ba chục năm thừa mộng ở cõi trần - Vài tiếng chim kêu thức tỉnh lại như trước.

Dịch Thơ:

Đề Chùa Đông Sơn

Trung hiếu chạnh niềm vua với cha
Suối rừng ơi* Lỗi hẹn thời qua*
Ba tuần tuổi lẻ tàn canh mộng
Vài tiếng chim ngàn thức tỉnh ta.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

*Đông Sơn: một ngôi chùa tại xã Vĩnh Lũ, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.



Đề Bão Phúc Nham*

Bình minh các trạo thượng nham đầu
Thừa hứng liêu vi Ngọc Cục (1) du
Cửu chuyển đơn thành cô hạc khứ (2)
Tam thần cổ đoạn nhất ngao phù (3)
Thạch lan ảnh phụ thương giang nguyệt
Tiên động yên hàm bích thụ thu
Thị xứ chân kham dung ngã ẩn
Sơn trung hoàn hữu cựu sa phù.

Dịch Nghĩa:

Sáng sớm gác mái chèo lên đỉnh núi - Thừa hứng tham quan cảnh Ngọc Cục - Sau chín lần luyện thành linh đơn chim hạc đã đi mất - Ba núi thần bị đứt chân và một con ngao đã nổi lên ở đây - Lan can đá phản chiếu ánh trăng trên dòng sông xanh - Khói ở cửa động tiên nhuốm vẻ mùa thu trên cây lá - Chốn này quả đáng cho ta ở ẩn - Trong núi còn có đơn sa để luyện thuốc trường sinh chăng?

Dịch Thơ:



Đề Núi Bão Phúc

Gác chèo lên núi buổi bình minh
Ngọc Cục tham quan, cảnh hữu tình
Luyện thuốc chín lần, thân hạc biến
Đứt chân ba núi, dáng ngao thành
Động thu tỏa khói, cây vàng úa
Bờ đá chào trăng, nước biến xanh
Quả đáng nơi này ta ẩn dật
Còn chăng trong núi thuốc trường sinh?



Đề Hà Hiệu Úy Bạch Vân* Tư Thân

Đình vi (1) nhất biệt tuế hoa thâm
Ái mộ nhân giai cộng thử tâm
Khách lý khan vân tình dị thiết
Công dư phi quyển ý nan câm
Gia sơn thục bất hoài tang tử (2)
Trung hiếu hà tằng hữu cổ kim
Trì thử tặng quân hoàn tự cảm
Thi thành ngã diệc lệ triêm khâm.

Dịch Nghĩa:

Từ khi xa rời quê hương tuổi đã nhiều thêm - Yêu mến (cha mẹ) thì ai cũng một dạ như nhau - Trong khi ở xa nhìn thấy mây tình cảm dễ tha thiết - Xong việc quan, mở sách đọc ý khôn cầm - Đối với núi nhà ai lại chẳng mang lòng mến cảnh (cây dâu, cây thị)? - Lòng trung hiếu thì xưa nay nào có khác gì nhau - Cầm bài thơ này tặng người ta còn tự cảm - Viết xong nước mắt đã dầm dề (khuy) áo.

Dịch Thơ:



Đề Trang Hà Hiệu Úy Trông Mây Nhớ Cha Mẹ

Xa cách quê, rày tuổi chất cao
Hiếu tâm ai cũng giống lòng nhau
Nhìn mây chốn khách, tình tha thiết
Mở sách khi nhàn, ý dạt dào
Cảnh núi tử phần sao chẳng nhớ
Chữ trung kim cổ khác gì đâu
Tặng người mấy vận, ta còn cảm
Thơ viết, lòng đây lệ đã trào.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

* Bạch vân: nói về danh tướng Địch Nhân Kiệt đời Đường (Trung Quốc) đi đánh giặc xa, thấy mây trắng trên núi Thái Hằng mà nhớ đến cha mẹ.

(1) Đình vi: sân màn, chỉ nơi cha mẹ ở.

(2) Tang tử: cây dâu, cây thị. Kinh Thi có câu:

Duy tang dữ tử tất cung kính chỉ.

(Nghĩ đến cây dâu và cây thị tất phải cung kính).

Ý nói hai cây này do cha mẹ trồng lên , người con có hiếu phải kính trọng. Trong bản dịch chúng tôi để tử phần (cây tử, cây phần) tả nơi quê hương, cũng theo ý nghĩa trên. Tại Trung Quốc ngày xưa có tục trồng hai loại cây này ở cổng làng.



Đề Hoàng Ngự Sử Mai Tuyết Hiên

Trải quan (1a) nga nga diện tự thiết (1b)
Bất độc ái mai kiêm ái tuyết
Ái mai ái tuyết ái duyên hà
Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết
Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kỳ
Cánh thiêm đài bách (2) chân tam tuyệt
La phù tiên tử (3) băng vi hồn
Khoảnh khắc năng linh quỳnh tác tiết
Dạ thâm kỳ thụ toái linh lung
Nguyệt hộ phong song hàn lẫm liệt
Nhược phi phong đệ ám hương lai
Phân phân nhất sắc hà do biệt
Tuần thiềm bất phạ ngọc lâu hàn
Ngân hải dao quang cánh thanh triệt
Cửu trùng (4) chẩn niệm cập hà manh
Vạn lý cẩm y dao trú tiết (5)
Sương phong quyển địa khí hoành thu
Thân tại viêm hoang lâm ngụy khuyết (6)
Giao nam thập nguyệt noãn như xuân
Mộng trung chỉ hữu hoa kham chiết
Tương tâm thác vật cổ hữu chi
Cao trục thâm kỳ đạo tiền triết
Đông Pha (7) vị trúc bất khả vô
Liêm Khê (8) ái liên diệc hữu thuyết
Càn khôn vạn cổ nhất thanh trí
Bá Kiều thi tứ (9) Tây Hồ nguyệt (10)

Dịch Thơ:



Đề Hiên Mai Tuyết Của Hoàng Ngự Sử

Mũ trãi cao cao gương mặt sắt
Yêu luôn tuyết, nào chỉ yêu mai
Vì sao yêu không một mà hai?
Bởi tuyết trắng, còn mai thanh khiết
Trang điểm bách đài quả tam tuyệt
Hai loại trời cho vẻ thanh cao
Tỉnh dưới gốc mai tiên nữ còn đâu?
Trong khoảnh khắc ngọc quỳnh tan tuyệt
Cành ngọc khuya lung linh bách chiết
Gió song, trăng cửa lạnh khôn cùng
Nhờ thoáng hương đưa ấm cõi lòng
Một màu lan man khó phân biệt
Lầu ngọc dạo thềm không ngại rét
Lung linh ánh bạc giải ngân hà
Chín trùng xót cảnh dân phương xa
Cờ mao tiết cẩm bào vạn lý
Nhuốm gió sương lòng tăng tiết khí
Hướng về Ngụy khuyết tự phương Nam
Tháng mười Giao Chỉ ấm như xuân
Trong mộng chỉ mai là đáng chiết
Vật quý lòng trao người cửu biệt
Nền triết xưa quyết học nâng cao
Với Đông Pha trúc khó thiếu nào
Chẳng khác gì sen Liêm Khê thích
Thanh trí nghìn xưa trong trời đất
Như thi cầu Bá, nguyệt Hồ Tây.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1a) - (1b) Trãi quan (mũ trãi): mũ quan ngự sử trên có khắc hình sừng con giải trãi, loài thú chỉ có một sừng, theo truyền thuyết Trung Quốc, biết nhận ra kẻ không chính trực để tấn công. Do đấy mũ này biểu trưng cho chức quan giữ việc đàn hặc các quan trong triều. Diện tự thiết (mặt như sắt, thiết diện) cũng là ngữ thường dùng để chỉ quan ngự sử.

(2) Đài bách: cây bách xưa được trồng nhiều ở đài ngự sử (Trung Quốc).

(3) La Phù tiên tử: người tiên ở hai núi La Sơn và Phù Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc). Xưa Triệu Sử Hùng đi chơi núi La Phù gặp người đàn bà áo trắng đón vào quán rượu. Sử Hùng say nằm ngủ, khi tỉnh giấc thấy nằm dưới gốc mai.

(4) Cửu trùng: chỉ nơi cung điện thâm nghiêm, qua chín lớp cửa mới đến được.

(5) Tiết (mao tiết): loại cờ lệnh vua giao cho một quan nhận chức cai trị, cán có đốt (tiết) và có chùm lông (mao) buộc trên đầu.

(6) Ngụy khuyết: chỉ chỗ cao, nơi vua ở, có treo pháp lệnh. Câu thơ này dựa ý sách Trang Tử: Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ ngụy khuyết chi hạ. (Thân dù tại trên sông biển nhưng lòng vẫn ở nơi cung vua).

(7) Tô Đông pha đời Tống có câu thơ:

Ninh khả thực vô nhục
Bất khả cư vô trúc
Vô nhục linh nhân sấu
Vô trúc linh nhân tục.
(Thà ăn không có thịt
Chứ ở không thể không có tre
Ăn không thì người gầy
Ở không có tre thì người tục).



(8) Liêm Khê tức Chu Đôn Di, tự là Mậu Thức đời Tống, có bài "Ái liên thuyết" (thuyết yêu hoa sen), cho hoa sen là hoa quân tử.

(9) Bá Kiều thi tứ: một cây cầu trên sông Bá tại phía đông Tràng An (Trung Quốc), nơi vào thời nhà Đường, thiên hạ dùng làm chỗ tiễn đưa nhau. Còn gọi là Chiết Liễu kiều (cầu bẻ liễu) vì tại đây có nhiều dương liễu, người ta bẻ cành tặng nhau làm roi ngựa.

(10) Tây Hồ nguyệt: trăng trên Hồ Tây. Tây Hồ tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) còn gọi là hồ Tiền Đường vì gần sông Tiền Đường (con sông giữ vai tuồng quan trọng trong Truyệt Kiều của Nguyễn Du. Tô Đông Pha ca ngợi hồ này rất nhiều, ví cảnh đẹp như nhan sắc Tây Thi, nên hồ cũng được mệnh danh là Tây Tử Hồ.



Đề Kiếm

Lam Sơn (1) tự tích ngọa thần long
Thế sự huyền tri tại chưởng trung
Đại nhiệm hữu quy thiên khải thánh
Xương kỳ nhất ngộ hổ sinh phong (2)
Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ
Kim quỹ (3) chung tàng vạn thế công
Chỉnh đốn càn khôn tùng thử liễu
Thế gian na cánh sổ anh hùng.

Dịch Nghĩa:

Rồng thần nằm ở đất Lam Sơn từ xưa - Việc đời đã biết trước như nắm trong tay - Đã chọn người cho trách nhiệm lớn, tức Trời đã rõ ý - Thời thịnh mà gặp dịp (thì y như) hổ được hóa thành gió (sinh ra gió) - Mối sỉ nhục của nước từ nghìn năm trước đã rửa sạch - Công lao muôn thuở cuối cùng đã được cất giữ trong tráp vàng - Việc chỉnh đốn lại trời đất từ đây đã xong - Thế gian kia cuối cùng đếm được mấy kẻ anh hùng?

Dịch Thơ:

Đề Gươm

Lam Sơn đã có thần rồng
Sự thể tay cầm rõ tích tông
Trời khéo chọn vai người đảm trách
Dịp thừa hóa gió cọp hoành tung
Nghìn năm nhục rửa, nguôi thù nước
Một tráp vàng lưu, mãi nhớ công
Từ đấy đất trời đà chỉnh đốn
Thế gian đếm được mấy anh hùng?

Chú thích:

(1) Lam Sơn: Làng Lam Sơn thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cũng là tên núi Lam Sơn, nơi Lê Lợi khởi binh đánh quân Minh. Bài này nói về Lê Lợi.
(2) Hổ sinh phong: Hùm sinh gió. Theo Kinh Dịch:

Vân tùng long, phong tùng hổ (Mây theo rồng, gió theo cọp) nghĩa là có vua thánh thì có tôi hiền, gặp vua tốt tôi hiền mới hành động được như hổ hóa sinh thành gió.

(3) Kim quỹ: Tráp bằng vàng vua Cao Tổ nhà Hán (Trung Quốc) dùng cất giữ những biểu dương của công thần.

Đề Lư Thị Gia Phổ

Tích khách nguyên lai tự hữu ki (1)
Súc hoành phát cự khả tiên tri
Thi thư tuấn trạch phương du viễn
Trung hiếu truyền gia huấn vĩnh di (2)
Thủy mộc tất tùng nguyên bổn thỉ
Hoàng kim hà dụng tử tôn di
Phần hương nhất độc công gia phổ
Túc túc linh nhân khởi kính ti (3)

Dịch Nghĩa:

Giữ được phước trước nay vẫn có nguồn gốc, nguyên do - Phước dày lớn phát ra có thể đoán trước được - Nền thì thư thấm nhuần, hương thơm vượt xa - Sự trung hiếu gia truyền còn lại mãi mãi - Nước và cây hẳn phải từ cội nguồn đầu tiên - Bạc vàng lưu lại cho con cháu để làm gì? - Khi đốt hương đọc gia phổ của ngài - Khiến lòng cung kính của con người (tôi) khởi dậy.
Dịch Thơ:

Đề Gia Phổ Họ Lư

Giữ phước nề xưa, chuyện rõ thay
Tiên tri đoán trúng đức cao dày
Thi thư nhuần thấm gần xa khắp
Trung hiếu lưu truyền xưa đến nay
Cây, nước, cội nguồn đều hẳn có
Bạc, vàng, di sản thảy đâu hay?
Đốt hương giờ đọc trang gia phổ
Cảm mộ ngài xưa, kính tỏ bày.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1) Cơ đọc là ki (để hiệp vận).

(2) Ức Trai Tập ghi là vĩnh thai, không đúng, nhầm tự dạng.

(3) Tư đọc là ti (để hiệp vận).



Oan Tình

Cảm đề Lệ Chi viên án nhân phiên dịch NGUYỄN TRÃI đích ỨC TRAI THI TẬP thành Việt, Anh, Pháp vận văn.

Gia Nã Đại quốc, Giáp Tuất thu - 1994



Thâm niệm Ức Trai lệ khả thùy
Thảm hình lịch đại hận trường di
Văn phong hàn mặc tằng siêu việt
Võ lược binh thư thái diệu kỳ
Quốc sự thành tâm công hữu tích
Túc viên biến cố họa vô kỳ
Nhược phiên thử án bồi danh tiết
Tam tộc vong hồn trái thục tri.

LÊ CAO PHAN

Bút danh Hoàng Tầm Phương chuyết tác.

Dịch Thơ:

Nỗi Oan

Cảm đề vụ án Lệ Chi viên nhân phiên dịch Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi sang thơ vần Việt, Anh, Pháp

Gia Nã Đại, Giáp Tuất 1994



Ức Trai hồi tưởng lệ hầu rơi
Lịch đại hình oan hận thấm dài
Phong cách văn chương từng vượt bực
Võ quyền binh sách vốn cao tài
Thành tâm việc nước công còn đấy
Sự biến vườn đêm họa giáng rồi
Danh tiết dẫu bồi khi xét lại
Vong hồn ba họ nợ chăng ai ?*



Đề Đông Sơn* Tự

Quân thân nhất niệm cửu anh hoài
Giản quý lâm tàm túc nguyện quai
Tam thập dư niên trần cảnh mộng
Sổ thanh đề điểu hoán sơ hồi.

Dịch Nghĩa:

Một niềm (trung hiếu) nhớ mãi đối với vua và cha - Thẹn với núi rừng vì đã sai lời nguyền xưa - Ba chục năm thừa mộng ở cõi trần - Vài tiếng chim kêu thức tỉnh lại như trước.
Dịch Thơ:

Đề Chùa Đông Sơn

Trung hiếu chạnh niềm vua với cha
Suối rừng ơi* Lỗi hẹn thời qua*
Ba tuần tuổi lẻ tàn canh mộng
Vài tiếng chim ngàn thức tỉnh ta.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

*Đông Sơn: một ngôi chùa tại xã Vĩnh Lũ, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.


Đề Bão Phúc Nham*

Bình minh các trạo thượng nham đầu
Thừa hứng liêu vi Ngọc Cục (1) du
Cửu chuyển đơn thành cô hạc khứ (2)
Tam thần cổ đoạn nhất ngao phù (3)
Thạch lan ảnh phụ thương giang nguyệt
Tiên động yên hàm bích thụ thu
Thị xứ chân kham dung ngã ẩn
Sơn trung hoàn hữu cựu sa phù.

Dịch Nghĩa:

Sáng sớm gác mái chèo lên đỉnh núi - Thừa hứng tham quan cảnh Ngọc Cục - Sau chín lần luyện thành linh đơn chim hạc đã đi mất - Ba núi thần bị đứt chân và một con ngao đã nổi lên ở đây - Lan can đá phản chiếu ánh trăng trên dòng sông xanh - Khói ở cửa động tiên nhuốm vẻ mùa thu trên cây lá - Chốn này quả đáng cho ta ở ẩn - Trong núi còn có đơn sa để luyện thuốc trường sinh chăng?

Dịch Thơ:



Đề Núi Bão Phúc

Gác chèo lên núi buổi bình minh
Ngọc Cục tham quan, cảnh hữu tình
Luyện thuốc chín lần, thân hạc biến
Đứt chân ba núi, dáng ngao thành
Động thu tỏa khói, cây vàng úa
Bờ đá chào trăng, nước biến xanh
Quả đáng nơi này ta ẩn dật
Còn chăng trong núi thuốc trường sinh?


Đề Hà Hiệu Úy Bạch Vân* Tư Thân

Đình vi (1) nhất biệt tuế hoa thâm
Ái mộ nhân giai cộng thử tâm
Khách lý khan vân tình dị thiết
Công dư phi quyển ý nan câm
Gia sơn thục bất hoài tang tử (2)
Trung hiếu hà tằng hữu cổ kim
Trì thử tặng quân hoàn tự cảm
Thi thành ngã diệc lệ triêm khâm.

Dịch Nghĩa:

Từ khi xa rời quê hương tuổi đã nhiều thêm - Yêu mến (cha mẹ) thì ai cũng một dạ như nhau - Trong khi ở xa nhìn thấy mây tình cảm dễ tha thiết - Xong việc quan, mở sách đọc ý khôn cầm - Đối với núi nhà ai lại chẳng mang lòng mến cảnh (cây dâu, cây thị)? - Lòng trung hiếu thì xưa nay nào có khác gì nhau - Cầm bài thơ này tặng người ta còn tự cảm - Viết xong nước mắt đã dầm dề (khuy) áo.

Dịch Thơ:

Đề Trang Hà Hiệu Úy Trông Mây Nhớ Cha Mẹ

Xa cách quê, rày tuổi chất cao
Hiếu tâm ai cũng giống lòng nhau
Nhìn mây chốn khách, tình tha thiết
Mở sách khi nhàn, ý dạt dào
Cảnh núi tử phần sao chẳng nhớ
Chữ trung kim cổ khác gì đâu
Tặng người mấy vận, ta còn cảm
Thơ viết, lòng đây lệ đã trào.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

* Bạch vân: nói về danh tướng Địch Nhân Kiệt đời Đường (Trung Quốc) đi đánh giặc xa, thấy mây trắng trên núi Thái Hằng mà nhớ đến cha mẹ.

(1) Đình vi: sân màn, chỉ nơi cha mẹ ở.

(2) Tang tử: cây dâu, cây thị. Kinh Thi có câu:

Duy tang dữ tử tất cung kính chỉ.

(Nghĩ đến cây dâu và cây thị tất phải cung kính).

Ý nói hai cây này do cha mẹ trồng lên , người con có hiếu phải kính trọng. Trong bản dịch chúng tôi để tử phần (cây tử, cây phần) tả nơi quê hương, cũng theo ý nghĩa trên. Tại Trung Quốc ngày xưa có tục trồng hai loại cây này ở cổng làng.



Đề Hoàng Ngự Sử Mai Tuyết Hiên

Trải quan (1a) nga nga diện tự thiết (1b)
Bất độc ái mai kiêm ái tuyết
Ái mai ái tuyết ái duyên hà
Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết
Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kỳ
Cánh thiêm đài bách (2) chân tam tuyệt
La phù tiên tử (3) băng vi hồn
Khoảnh khắc năng linh quỳnh tác tiết
Dạ thâm kỳ thụ toái linh lung
Nguyệt hộ phong song hàn lẫm liệt
Nhược phi phong đệ ám hương lai
Phân phân nhất sắc hà do biệt
Tuần thiềm bất phạ ngọc lâu hàn
Ngân hải dao quang cánh thanh triệt
Cửu trùng (4) chẩn niệm cập hà manh
Vạn lý cẩm y dao trú tiết (5)
Sương phong quyển địa khí hoành thu
Thân tại viêm hoang lâm ngụy khuyết (6)
Giao nam thập nguyệt noãn như xuân
Mộng trung chỉ hữu hoa kham chiết
Tương tâm thác vật cổ hữu chi
Cao trục thâm kỳ đạo tiền triết
Đông Pha (7) vị trúc bất khả vô
Liêm Khê (8) ái liên diệc hữu thuyết
Càn khôn vạn cổ nhất thanh trí
Bá Kiều thi tứ (9) Tây Hồ nguyệt (10)

Dịch Thơ:



Đề Hiên Mai Tuyết Của Hoàng Ngự Sử

Mũ trãi cao cao gương mặt sắt
Yêu luôn tuyết, nào chỉ yêu mai
Vì sao yêu không một mà hai?
Bởi tuyết trắng, còn mai thanh khiết
Trang điểm bách đài quả tam tuyệt
Hai loại trời cho vẻ thanh cao
Tỉnh dưới gốc mai tiên nữ còn đâu?
Trong khoảnh khắc ngọc quỳnh tan tuyệt
Cành ngọc khuya lung linh bách chiết
Gió song, trăng cửa lạnh khôn cùng
Nhờ thoáng hương đưa ấm cõi lòng
Một màu lan man khó phân biệt
Lầu ngọc dạo thềm không ngại rét
Lung linh ánh bạc giải ngân hà
Chín trùng xót cảnh dân phương xa
Cờ mao tiết cẩm bào vạn lý
Nhuốm gió sương lòng tăng tiết khí
Hướng về Ngụy khuyết tự phương Nam
Tháng mười Giao Chỉ ấm như xuân
Trong mộng chỉ mai là đáng chiết
Vật quý lòng trao người cửu biệt
Nền triết xưa quyết học nâng cao
Với Đông Pha trúc khó thiếu nào
Chẳng khác gì sen Liêm Khê thích
Thanh trí nghìn xưa trong trời đất
Như thi cầu Bá, nguyệt Hồ Tây.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1a) - (1b) Trãi quan (mũ trãi): mũ quan ngự sử trên có khắc hình sừng con giải trãi, loài thú chỉ có một sừng, theo truyền thuyết Trung Quốc, biết nhận ra kẻ không chính trực để tấn công. Do đấy mũ này biểu trưng cho chức quan giữ việc đàn hặc các quan trong triều. Diện tự thiết (mặt như sắt, thiết diện) cũng là ngữ thường dùng để chỉ quan ngự sử.

(2) Đài bách: cây bách xưa được trồng nhiều ở đài ngự sử (Trung Quốc).

(3) La Phù tiên tử: người tiên ở hai núi La Sơn và Phù Sơn (Quảng Đông, Trung Quốc). Xưa Triệu Sử Hùng đi chơi núi La Phù gặp người đàn bà áo trắng đón vào quán rượu. Sử Hùng say nằm ngủ, khi tỉnh giấc thấy nằm dưới gốc mai.

(4) Cửu trùng: chỉ nơi cung điện thâm nghiêm, qua chín lớp cửa mới đến được.

(5) Tiết (mao tiết): loại cờ lệnh vua giao cho một quan nhận chức cai trị, cán có đốt (tiết) và có chùm lông (mao) buộc trên đầu.

(6) Ngụy khuyết: chỉ chỗ cao, nơi vua ở, có treo pháp lệnh. Câu thơ này dựa ý sách Trang Tử: Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ ngụy khuyết chi hạ. (Thân dù tại trên sông biển nhưng lòng vẫn ở nơi cung vua).

(7) Tô Đông pha đời Tống có câu thơ:



Ninh khả thực vô nhục
Bất khả cư vô trúc
Vô nhục linh nhân sấu
Vô trúc linh nhân tục.
(Thà ăn không có thịt
Chứ ở không thể không có tre
Ăn không thì người gầy
Ở không có tre thì người tục).



(8) Liêm Khê tức Chu Đôn Di, tự là Mậu Thức đời Tống, có bài "Ái liên thuyết" (thuyết yêu hoa sen), cho hoa sen là hoa quân tử.

(9) Bá Kiều thi tứ: một cây cầu trên sông Bá tại phía đông Tràng An (Trung Quốc), nơi vào thời nhà Đường, thiên hạ dùng làm chỗ tiễn đưa nhau. Còn gọi là Chiết Liễu kiều (cầu bẻ liễu) vì tại đây có nhiều dương liễu, người ta bẻ cành tặng nhau làm roi ngựa.

(10) Tây Hồ nguyệt: trăng trên Hồ Tây. Tây Hồ tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) còn gọi là hồ Tiền Đường vì gần sông Tiền Đường (con sông giữ vai tuồng quan trọng trong Truyệt Kiều của Nguyễn Du. Tô Đông Pha ca ngợi hồ này rất nhiều, ví cảnh đẹp như nhan sắc Tây Thi, nên hồ cũng được mệnh danh là Tây Tử Hồ.



Đề Kiếm

Lam Sơn (1) tự tích ngọa thần long
Thế sự huyền tri tại chưởng trung
Đại nhiệm hữu quy thiên khải thánh
Xương kỳ nhất ngộ hổ sinh phong (2)
Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ
Kim quỹ (3) chung tàng vạn thế công
Chỉnh đốn càn khôn tùng thử liễu
Thế gian na cánh sổ anh hùng.



Dịch Nghĩa:

Rồng thần nằm ở đất Lam Sơn từ xưa - Việc đời đã biết trước như nắm trong tay - Đã chọn người cho trách nhiệm lớn, tức Trời đã rõ ý - Thời thịnh mà gặp dịp (thì y như) hổ được hóa thành gió (sinh ra gió) - Mối sỉ nhục của nước từ nghìn năm trước đã rửa sạch - Công lao muôn thuở cuối cùng đã được cất giữ trong tráp vàng - Việc chỉnh đốn lại trời đất từ đây đã xong - Thế gian kia cuối cùng đếm được mấy kẻ anh hùng?

Dịch Thơ:



Đề Gươm

Lam Sơn đã có thần rồng
Sự thể tay cầm rõ tích tông
Trời khéo chọn vai người đảm trách
Dịp thừa hóa gió cọp hoành tung
Nghìn năm nhục rửa, nguôi thù nước
Một tráp vàng lưu, mãi nhớ công
Từ đấy đất trời đà chỉnh đốn
Thế gian đếm được mấy anh hùng?

Chú thích:

(1) Lam Sơn: Làng Lam Sơn thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cũng là tên núi Lam Sơn, nơi Lê Lợi khởi binh đánh quân Minh. Bài này nói về Lê Lợi.
(2) Hổ sinh phong: Hùm sinh gió.

 Theo Kinh Dịch: Vân tùng long, phong tùng hổ (Mây theo rồng, gió theo cọp) nghĩa là có vua thánh thì có tôi hiền, gặp vua tốt tôi hiền mới hành động được như hổ hóa sinh thành gió.

(3) Kim quỹ: Tráp bằng vàng vua Cao Tổ nhà Hán (Trung Quốc) dùng cất giữ những biểu dương của công thần.



Đề Lư Thị Gia Phổ

Tích khách nguyên lai tự hữu ki (1)
Súc hoành phát cự khả tiên tri
Thi thư tuấn trạch phương du viễn
Trung hiếu truyền gia huấn vĩnh di (2)
Thủy mộc tất tùng nguyên bổn thỉ
Hoàng kim hà dụng tử tôn di
Phần hương nhất độc công gia phổ
Túc túc linh nhân khởi kính ti (3)

Dịch Nghĩa:

Giữ được phước trước nay vẫn có nguồn gốc, nguyên do - Phước dày lớn phát ra có thể đoán trước được - Nền thì thư thấm nhuần, hương thơm vượt xa - Sự trung hiếu gia truyền còn lại mãi mãi - Nước và cây hẳn phải từ cội nguồn đầu tiên - Bạc vàng lưu lại cho con cháu để làm gì? - Khi đốt hương đọc gia phổ của ngài - Khiến lòng cung kính của con người (tôi) khởi dậy.
Dịch Thơ:

Đề Gia Phổ Họ Lư

Giữ phước nề xưa, chuyện rõ thay
Tiên tri đoán trúng đức cao dày
Thi thư nhuần thấm gần xa khắp
Trung hiếu lưu truyền xưa đến nay
Cây, nước, cội nguồn đều hẳn có
Bạc, vàng, di sản thảy đâu hay?
Đốt hương giờ đọc trang gia phổ
Cảm mộ ngài xưa, kính tỏ bày.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1) Cơ đọc là ki (để hiệp vận).

(2) Ức Trai Tập ghi là vĩnh thai, không đúng, nhầm tự dạng.

(3) Tư đọc là ti (để hiệp vận).

Đề Ngọc Thanh Quán*


Tử phủ (1) lâu đài ỷ bích sầm
Thập niên kim tịch nhất đăng lâm
Tùng hoa lạc địa kim đàn (2) tĩnh
Khánh (3) hưởng xuyên vân đạo viện thâm
Kim đỉnh (4) đơn thành nhân dĩ khứ
Hoàng lương mộng giác sự nan tầm
Viên sầu hạc oán vô cùng ý (5)
Hàn nhạc tiêu tiêu trúc cách lâm.

Dịch Nghĩa:

Lâu đài phủ tía dựa trên núi biếc - Mười năm qua, chiều nay mới trở lại thăm - Hoa thông rụng, kim đàn tĩnh mịch - Tiếng khách vang tận mây, đạo viện thẳm sâu - Đĩnh vàng luyện thuốc xong, người tiên đã đi mất - Tỉnh giấc mộng kê vàng, sự việc cũng khó tìm - Vượn sầu hạc oán, ý vô cùng khôn xiết - Ngày lạnh có tiếng lao xao của rừng trúc bên kia.

Dịch Thơ:

Đề Quán Ngọc Thanh

Lâu đài tía dựa non cao
Chiều nay nhớ lại chuyến nào mười năm
Kim đàn đầy rụng hoa thông
Rung mây tiếng khánh viễn thâm đạo tràng
Người tiên rời khỏi đĩnh vàng
Tiếc khi tỉnh mộng hoàng lương khó tìm
Vượn sầu hạc oán bao niềm
Lao xao tiếng trúc rừng bên lạnh lùng.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

* Ngọc Thanh Quán (quán là nơi cư trú của đạo sĩ): tại núi Đạm Thủy, huyện Đông Triều (Quảng Yên, Bắc Việt) là một danh lam thắng cảnh. Xưa đây là nơi Hồ Quý Ly bắt ép vua Trần Nghệ Tông đến tu sau khi buộc phải nhường ngôi cho Thái tử An mới lê 3 (Trần Thiếu Đế), rồi tổ chức giết luôn vua tại đây (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Ngô Sĩ Liên).

(1) Tử phủ: phủ đô sơn mùa tía tức là chỗ ở của các vị quyền quý trong triều đình. Theo cổ chế Việt Nam cũng như Trung quốc, màu vàng dành cho vua, màu tía dành cho các vị đại thần.
(2) Kim đàn (cái nền, bệ vàng): nơi tế tự tôn kính.

(3) Ức Trai Thi Tập ghi là bích hưởng (tiếng ngọc), thiển nghĩ không thích hợp bằng khánh hưởng.
(4) Kim đỉnh: cái vạc vàng dùng để luyện linh đơn.

(5) Viên, hạc: vượn và hạc, hai loại cầm thú tượng trưng cho hạng quân tử. Cho nên những hình tượng này thường được khắc họa tại những nơi tôn kính.



Đề Từ Trọng Phủ Canh Ẩn Đường

Khứ hạ phiền hoa đạp nhuyễn trần
Nhất lê nham bạn khả tàng thân
Thương gia lệnh tá xưng Sằn Dã (1)
Hán thế cao phong ngưỡng Phú Xuân (2)
Tùng cúc do tồn (3) quy vị vãn
Lợi danh bất tiển ẩn phương chân
Ta dư cửu bị nho quan ngộ (4)

Bổn thị canh nhàn điếu tịch nhân.

Dịch Nghĩa:

(Ông) từ bỏ chốn xa hoa đầy bụi bặm - Đến đây tự giấu mình để cày bên núi đá - Sằn Dã (Y Doãn) từng lưu tiếng phục vụ tốt cho nhà Thương - Noi gương đỉnh Phú Xuân (tức Nghiêm Tử Lăng) về vụ vua Hán mời ra phục vụ (mà không nhận) - Lúc trở về tùng cúc đang còn đấy - Lợi danh chẳng tiện gì, ở ẩn là phương sách chân thực - Tự than mình đã lâu bị ngộ nhận vì vẻ nho quan - Vốn chỉ thích cày ruộng, câu cá, sống đời ẩn dật.

Dịch Thơ:

Đề Nhà Canh Ẩn Của Từ Trọng Phủ

Tránh nơi đô hội chất chồng bụi
Lên núi cày riêng, đúng sở cầu
Sằn Dã phò Thương, dù phục nhất
Phú Xuân khước Hán, cũng gương đầu
Cúc tùng đón chủ về chưa muộn
Ẩn dật từ danh, ý đã sâu
Ôi mũ nhà nho từng lắm lụy
Vốn ưa nhàn: lưỡi cuốc, cần câu.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1) Sằn Dã: chỉ Y Doãn, người hiền sĩ cày ruộng đời nhà Thương (Trung Quốc), vua phải vời ba lần mới chịu giữ chức tể tướng, đủ tài bình trị quốc dân.

(2) Phú Xuân: một ngọn núi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) nơi Nghiêm Tử Lăng (tức Nghiêm Quang) ở ẩn. Bạn của ông là Lưu Tú, sau khi diệt Vương Mãng lên ngôi xưng là Quang Vũ, nhiều lần cho người đến núi Phú Xuân rước bạn về giúp, nhưng cao sĩ đời Đông Hán này từ chối.

(3) Tùng cúc do tồn: tác giả lấy từ bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm (đời Đông Tấn, Trung Quốc) trong đó có câu:

Tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn

(Ba lối cũ tuy bỏ hoang nhưng tùng cúc hãy còn, để nói về sự ẩn dật của các quan xưa).

(4) Nho quan ngộ: Đỗ Phủ nói:

Nho quan đa ngộ thân

(Ăn mặc theo lối nhà nho nhiều khi bị lâm lụy).

Ý nói theo đạo Nho không hợp thời bấy giờ. Lý Gia Hựu đời Đường cũng có câu:

Thanh bào kim dĩ ngộ nho sanh.

(Mặc áo xanh làm kẻ nhà nho, nay thấy mình đã lầm).


Đề Thạch Trúc Oa*

Bàng thạch di tài trúc kỷ can
Linh lung sắc ánh bích lang can (1)
Yên sao lộ trích y thường lãnh
Địa cốt vân sinh chẩm điệm hàn
U trí dĩ ưng trần ngoại tưởng
Thanh tiêu hoàn ái tuyết trung khan (2)
Song tiền nguyệt bạch cung giai thưởng

Thối thực liêu tương ngụ tạm hoan.

Dịch Nghĩa:

Dời mấy cây trúc đến trồng bên khóm đá - Ánh sáng long lanh chiếu như ngọc xanh biếc - Giọt sương trên ngọn lá cây khiến xiêm áo lạnh - Xương đất (đá trong đất) bốc hơi trong mây, khiến gối đêm cũng lạnh - Cảnh ý vị tưởng đang ở ngoài trần tục - Tính thanh tao lại khiến ưa nhìn ngắm cảnh trong tuyết - Trước song cửa trăng sáng cho ta thưởng thức vẻ đẹp - Sau bữa ăn, lấy chỗ nghỉ cũng tạm vui.

Dịch Thơ:



Đề Am Thạch Trúc

Trúc dời bên đá mấy cây
Lung linh ánh ngọc đó đây rạng ngời
Đầu cành nhuốm áo sương rơi
Đất chuyền lạnh gối, bốc hơi đá ngầm
Tưởng chừng thoát hẳn bụi trần
Ngắm nhìn tuyết trắng vô ngần thanh tao
Ngoài song trăng sáng rọi vào
Cơm xong, tạm hưởng đây bao thú nhàn.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

* Thạch Trúc Oa: am Thạch Trúc tại Côn Sơn, nơi Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi ở dưỡng già.

(1) Lang can: một thứ đá đẹp như ngọc.

(2) Chữ khán đổi thành vần bằng (khan).


Đề Trình Xử Sĩ Vân Oa Đồ

Giai khách tương phùng nhật bão cầm
Cố sơn quy khứ hứng hà thâm
Hương phù ngõa đỉnh phong sinh thụ
Nguyệt chiếu đài cơ trúc mãn lâm
Tẩy tận trần khâm hoa ngoại mính
Hoán hồi ngọ mộng chẩm biên cầm
Nhật trường ẩn kỷ vong ngôn xứ
Nhân dữ bạch vân (1) thùy hữu tâm.

Dịch Nghĩa:

Khách quý gặp nhau ôm đàn gảy suốt ngày - Trở về núi cũ hứng thú biết bao* - Hương bốc lên ở đỉnh sành, gió rung cây - Trăng chiếu xuống ghềnh rêu, trúc đầy rừng - (Muốn) tẩy sạch lòng trần có (đọt) trà ngoài chỗ hoa viên - Để gọi tỉnh giấc mộng ban trưa, có tiếng chim bên gối - Suốt ngày tựa ghế quên cả nói - (Thử hỏi) giữa người và mây trắng (kia) ai là có tâm tình?
Dịch Thơ:



Đề Tranh Am Mây Của Trình Xử Sĩ

Gặp bạn, ôm đàn vui suốt buổi
Non xưa về lại, thú vô ngần
Đỉnh trầm hương tỏa, cây ngân gió
Ghềnh đá trăng soi, trúc chật rừng
Trà thưởng bên hoa, lòng nhẹ nhõm
Chim kêu kề gối, mộng lâng lâng
Ngày dài tựa ghế hầu quên nói
Ai có lòng, ta hay bạch vân?

Bản dịch của Lê Cao Phan

Chú thích:

(1) Bạch vân: nói về danh tướng Định Nhân Kiệt đời Đường (Trung Quốc) đi đánh giặc xa, thấy mây trắng trên núi Thái Hằng mà nhớ đến cha mẹ.



Đề Vân Oa

Bán liêm hoa ảnh mãn sàng thư
Đình ngoại tiêu tiêu thủy trúc cư
Tận nhật Vân Oa vô cá sự
Hắc điềm (1) nhất chẩm bán song hư
.

Dịch Nghĩa:

Bóng hoa in trên nửa bức rèm, giường đầy những sách - Ngoài sân tĩnh mịch có những thủy trúc - Suốt ngày ở am mây chẳng làm gì cả - Một chiếc gối, ngủ ngon giấc bên song cửa khép hờ.

Dịch Thơ:



Đề Am Mây

Bên rèm, giường sách, bóng hoa đầy
Thủy trúc sân ngoài, tĩnh mịch thay*
Một chốn am mây, ngày tối rỗi
Song hờ, gối tựa, giấc vùi say.

Chú thích:

(1) Hắc điềm: ngủ say. Thơ Tô Thức:

Tam bôi nguyễn bão hậu
Nhất chẩm hắc điềm dư
(Sau khi uống no nhừ ba chén rượu
Kê gối tha hồ ngủ một giấc say)

Đề Yên Tử Sơn* Hoa Yên Tự


Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu (1) đương niên di tích tại
Bạch hào quang (2) lý đổ trùng đồng (3)

Dịch nghĩa:

Trên núi Yên Tử ở chòm cao nhất - Mới vừa canh năm trời đã ửng hồng - Tầm mắt nhìn xa tận biển cả - Có tiếng cười nói trong làn mây biếc - Trúc mọc như giáo dựng um tùm nghìn mẫu ở cửa - Thạch nhũ (ở động đá) lưng chừng - Miếu vua Nhân Tông còn dấu tích - Trong ánh hào quang thấy rõ mắt có đôi con ngươi.

Dịch thơ:

Đề Chùa Hoa Yên Trên Núi Yên Tử

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

Chú thích:

* Yên Tử Sơn: núi Yên Tử tại Đông Triều, tỉnh Quảng Yên (Bắc Việt) còn mang tên là Tượng Đầu Sơn (núi Đầu Voi). Tương truyền Yên Kỳ Sanh người Trung Quốc tu luyện tại núi này nên gọi là núi Yên Tử. Trên ngọn cao nhất có chùa Hoa Yên là nơi vua Trần Nhân Tông (1257 - 1308) lên tu đạo Phật sau khi nhường ngôi cho con (1293). Ngài trở thành Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ và tịch ở đây, miếu thờ còn ghi dấu tích với tháp và tượng đá.



(1) Nhân miếu: miếu thờ vua Trần Nhân Tông.

(2) Bạch hào quang: lông mi trắng phát quang rực rỡ là một trong những tướng lạ của Phật. Đây nói về Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ.

(3) Trùng đồng: hai con ngươi trong mỗi con mắt. Tương truyền vua Trần Nhân Tông có tướng lạ là mắt có hai con ngươi, biểu tượng cho sự tài giỏi, trông xa thấy rộng, như trường hợp của hai vua Thuấn và Hạ Võ trong sử Trung Quốc đều có "trùng đồng" (theo Sử Ký Tư Mã Thiên).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét