Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. P03

Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu
Quyển thứ III
Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế
Niên Hiệu Minh Mạng

Hai tên húy Ngài viết bằng chữ Hán:
1. Bên tả chữ, bên hữu chữ.
2. Bên tả chữ, bên hữu chữ.
Ngài là con thứ tư đức Thế tổ; đức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu họ Trần sanh Ngài
trong năm Tân Hợi. Khi trước đức Cao Hoàng hậu chiêm bao thấy thần dân cho một cái ấn ngọc, đỏ như mặt trời, rồi sanh ra Ngài. Năm Gia Long thứ 15, đức Thế tổ lập Ngài làm Hoàng thái tử, ở điện Thanh Hòa; đến khi 30 tuổi nối ngôi, trị vì được 21 năm, hưởng thọ được 51 tuổi; lăng Ngài là Hiếu lăng.
Năm Canh Thìn thứ 1 (1820), tháng giêng, Ngài lên nối ngôi ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu Minh Mạng, ra ơn đại xá, ban ân chiếu cả thảy 16 điều.


Cho nước Chân Lạp tờ sắc thơ và hàng lụa; lại khiến chế đồ y phục trắng đem ban cấp tại nhà Nhu Viễn.

Ngài minh thận việc chánh trị: phàm những chương sớ trong ngoài, Ngài đều xem hết, việc thường thời diện dụ cho các nha, nghị chỉ phê phát; còn việc quan trọng thời phần nhiều tự Ngài nghị soạn lời chỉ, hoặc giao bản thảo, hoặc châu phê. Những tờ chỉ dụ Triều đình mới chó châu bản (1) từ đây là đầu.

Truyền bộ Hộ làm sách tổng cộng tiền lương, xét sổ tiêu lúa thâu và lúa phát, còn lại được bao nhiêu, làm ra hai bản sổ: một bản dâng lên sở Kinh diên, một bản dâng để Ngài xem rồi ban ra.

Quan Thống quản đồn Oai Viễn Nguyễn Văn Tồn mất, Ngài truyền dụ bộ Lễ rằng: "Nguyễn Văn Tồn tuy là người nước khác, nhưng hết sức làm tôi, thờ đức Tiên đế đã lâu, một lòng trung nghĩa, thiệt nên thương tiếc!". Truyền quan tuyên lời dụ, Ngài cho ân tế một lần; và cho hai cây gấm Tàu, 20 cây vải,
200 quan tiền (sau đến năm Minh Mạng thứ 9, Tồn lại được tặng hàm Thống chế. Đức Thánh tổ bảo bộ Lễ rằng: "ngươi Tồn tánh vốn trung dõng, như người Kim Mật Đê nhà Hán bên Tàu, khi trận đánh ở tỉnh Bình Định bị Tây Sơn bắt, thế mà đem quân về hết, thiệt là mạnh và khôn").

Khiến Bùi Đức Mân qua nước Xiêm báo việc Quốc tang; vua Xiêm hỏi rằng: "Tục nước tôi điếu tang, lấy bố thí làm hậu; nay muốn sai Sứ đem vàng làm phước, có nên không? - Đức Mân tâu rằng: cũng chẳng hại gì". Khi trở về, Ngài ban quở, giao cho bộ Hình định tội. Trịnh Hoài Đức và Phạm Đăng Hưng tâu xin, Mân mới được tha.

Tháng 2, tha thuế điền, thổ cho lưu dân làng Nga My về huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Từ đó về sau, ruộng đất của lưu dân bỏ hoang, mà quan sở tại làm sớ dâng lên, đều tha thuế cả. Dân làng

(1) Châu bản: là bản chữ son, bởi vì Hoàng Đế viết bằng son.

An Vân và làng Đốc Sơ về huyện Hương Trà dinh Quảng Đức (Huế) xin tha việc quan 2 tháng, để đào mương lấy nước tưới ruộng. Ngài khiến quan sở tại khám thiệt sẽ cho.

Khiến các cửa biển dự chứa tiền gạo để cấp cho kẻ bị nạn gió bão, nhưng phải xét kẻ bị nạn đó đi việc công hay việc tư, mà tùy cấp nhiều hay ít; nếu đi việc công, thời từ Đội trưởng trở lên gia cấp tiền gạo xấp hai.

Khiến quan Thiêm sự Hoàng Quốc Bảo, quan Thị hàn Hoàng Sư Đính và quan Nội hàn Lê Bá Tú đến Quảng Trị phát lúa kho ra bán. Nguyên trước dân Quảng Trị điêu háo lắm, bọn Quốc Bảo phụng phái đi xét hỏi, rồi đem tình dân khổ sở tâu lên, Ngài mới khiến phát lúa kho giảm giá mà bán (mỗi hộc lúa giá 8 tiền; binh dân thời bán cho mỗi tên một hộc, còn kẻ quan, quả, cô độc thời bán cho nửa hộc); và đòi quan Ký lục (tức là quan Án sát bây giờ) Lê Đồng Lý quở rằng: "bọn mầy làm quan trị dân, mà để cho dân đến như thế, là mầy vỗ nuôi trái đạo; nhưng mầy làm việc quan chưa được mấy ngày, nay hãy tha cho, phải về hội đồng với Lưu thủ Bùi Văn Thái phái viên làm cho thỏa đáng, khiến dân được đội ơn cả, để chuộc điều lỗi mầy trước. Còn Cai bộ Nguyễn Cư Toán không tài trị dân, phải giải chức ngay về Kinh chờ chỉ". Lại giao cho Đình thần bàn, phàm những dân trong dinh hạt lưu tán, thời tha việc quan, hoãn nạp thuế, để thư việc gấp cho dân.

Ngày Tân Sửu tế Trời, Đất ở đàn Nam Giao; xong rồi, mưa như đổ nước. Khi trước trong Kinh kỳ ít mưa, Ngài định tế giao rồi thời cầu mưa, mà bây giờ mưa liền, người ta cho là tinh thành Ngài cảm động đến trời.

Mới đúc tiền đồng và tiền kẽm nặng 6 phân, hiệu Minh Mạng thông bửu; khiến đưa kiểu tiền tra cuộc Bửu tuyền ngoài Bắc thành theo kiểu ấy mà đúc và lệ định lệ tiền công thợ với giá vật liệu.

Tháng 3, bãi thuế điểu đình (là theo thuế đánh chim) trong tỉnh Hà Tiên. Ngài dạy rằng: "Tiểu dân theo lợi, chăm nghề đánh bẫy chim, hại sanh vật nhiều, ta thiệt không nỡ, vậy cho bãi thuế ấy".

Định lệ cho kẻ phạm tội cướp ra thú: hạng cho tới cuối tháng 6 năm nay, tên nào xin ra thú thời tha; nếu quá hạn thời cứ luật phân biệt làm hai hạng: 10 nên cho thú; 20 không nên cho thú; để co chúng biết sợ.

Tháng 4, khiến bộ Hộ mỗi tháng cấp tiền gạo cho các thợ; thợ nào chế khí dụng tinh xảo thời thưởng hậu hơn.

Tháng 5, đòi các Hương cống khoa Kỷ Mão tới Kinh, bổ làm Hành tẩu 6 Bộ để học tập việc chánh, mỗi người mỗi tháng cấp tiền 2 quan, gạo 2 lương; khiến Nguyễn Hữu Thận lựa người nào học hạnh thuần cẩn, sung chức Trực học để dạy Hoàng tử; Thận đem Trương Đăng Quế, Doãn Văn Xuân và Ngô Hữu Vĩ cử lên. Ngài cho.

Xuống chiếu cầu sách cũ. Trịnh Hoài Đức dâng 3 quyển Gia Định thông chí và Bột di ngư văn thảo của nhà Minh; Hoàng Công Quảng Đức là Cung Văn Hy dâng 7 quyển Khai quốc công nghiệp diễn chí; người trấn Thanh Hóa là Nguyễn Đình Chính dâng 34 quyển Minh lương khải cáo lục; người dinh Quảng Nghĩa là Võ Văn Biều dâng 1 quyển Cố sự biên lục. Ngài tùy bậc thưởng cho bạc và lụa.
Mới định lệ thuế đinh trấn Thanh Hóa, Nghệ An và Thanh Bình (là Ninh Bình). Khi trước 3 trấn ấy chỉ cứ số người trong sổ thường hành mà nạp thuế; đến đây sổ đinh xong rồi, mới định lệ thuế cũng như các trấn ngoài Bắc thành (thiệt nạp dân hạng tráng từ 20 tuổi trở lên, mỗi năm nạp tiền dung 1 quan tiền, tiền mân 1 tiền, cước mễ 2 bát; còn 18 tuổi thời một năm nạp tiền dung 5 tiền 30 đồng, tiền mân
30 đồng, cước mễ 1 bát, còn dân biệt nạp cũng thế; con các quan viên từ chánh tứ đến lục phẩm và các hạng người lâu nay được nạp thuế nhẹ, thời bây giờ cũng nạp như tráng hạng vậy; chức sắc, con các quan từ tùng tam phẩm trở lên, Hương cống, Sanh đồ, Cai hạp, Thủ hạp, tại gia nhiêu thân, nhiêu ấm, tấn thân khoa mục nhà Lê, lính giản các quân, dinh, vệ, đội, lính giáo phường các quân cơ vệ đội, nội gián, lính kho, lính trạm, đều là hạng tiêu sai cho tha thuế).

Bộ Hộ tâu các án lậu đinh điền ngoài Bắc thành, xin thôi thâu thuế lệ. Ngài giao cho Đình thần bàn, phàm tứ sáng mồng một tháng giêng năm thứ 1 hiệu Minh Mạng về trước mà phát giác ra thời không kể; còn từ tháng giêng về sau phát giác ra mới cho thôi thâu; lưu dân và tù phạm tha về, đem vào sổ đinh, thời tha thuế thân năm ấy.

Tháng 6, lập Quốc sử quán.

Tha thuế điền, thổ bị lở cho làng An Lãng về huyện Nam Xang trấn Sơn Nam (là tỉnh Nam Hà). Về sau hễ địa phương nào có tâu ruộng đất bị lở, thời tha thuế cả.
Cấm những người coi quân không được xâm khắc quân sĩ, phàm mỗi tháng cấp lương lính và khi được ơn vua cho mà giám khắc giảm đi, với lại nhơn việc để dùng dằng, đều phải tội nặng.

Tháng 7, lập miếu Khai quốc công thần và miếu Trung tiết công thần bên tả miếu Trung hưng công thần.

Các trấn phía Nam và phía Bắc đều tâu có bệnh dịch. Ngài xuống chiếu cầu lời nói trực, quan Thiêm sự bộ Lễ là Nguyễn Đăng Tuân tâu 6 điều: (10 lập viện ngự sử, 20 đặt quan Thái phỏng sứ; 30 bớt những quan dư; 40 lập nhà học các châu, huyện; 50 mở ân khoa; 60 ban ân lập đàn tế cô hồn).

Lại định điều cấm thuốc nha phiến.

Nước Chân Lạp có thầy tu tên là Kế làm loạn, xâm cướp đạo Quang Hóa, Quang Phong và Thuận Thành (thuộc trấn Phiên An). Quan trấn Phiên An là Đào Quang Lý đánh không được, giặc càng hung dữ, cướp phá khắp nơi; khi Lê Văn Duyệt đến, sai Hoàng Công Lý đem quân đi đánh và tư cho nước Chân Lạp thêm binh giúp sức, giặc thua chạy, Lý đem quân về.

Tháng 9, giặc Kế nước Chân Lạp tức bức thành Nam Vang (thành Chân Lạp), nước ấy đưa thơ cáo cấp. Lê Văn Duyệt sai quân Thống chế là Nguyễn Văn Trí đem quân cứu viện.

Định lệ quan viên được thuyên thăng phải có người dẫn vào yết kiến.

Tháng 10, Nguyễn Văn Trí đánh giết giặc Kế ở đất Ba Tầm Lai (về phủ Thần Thu); báo tiệp, Ngài mừng, bảo các quan rằng: "thầy tu làm loạn gần đến thành Nam Vang, may có Lê Văn Duyệt vừa đến, sai tướng phá tan; không thế thời thành Nam Vang mất, như làm hư hại rào dậu taa, thời thành Gia Định e có sự nguy hiểm". Lê Chất tâu rằng: "thầy tu ấy cũng là giặc mạnh, khi trước Lê Văn Duyệt sợ phiền lượng Thánh nghĩ, nên không dám nói sự giặc to lớn đó thôi".
Vua Chân Lạp là Nặc Chân lấy vì cớ tên Kế làm loạn, tự đến thành Gia Định tạ tội. Ngài sai sứ đem tờ chiếu ủy dụ rằng: "Nước nhà ngươi mới yên, lòng ngườo còn đang trông mong, không nài sao được, ta cũng xét tình cho, không trách gì; trong các quan nước nhà người, trừ ra những tên: Tham, Đích, Tây, Kế, Luyện, Na, và Côn (mấy tên ấy theo giặc) phén không nên tha, còn đều là tôi con thuộc quốc của Triều đình cả, nên dung cho, đừng ngờ sợ gì, phải thêm dốc lòng kính thuận, vỗ yên nhân dân, sửa chức cống của nhà ngươi cho thỏa ý ta thương yêu bảo hộ".

Tháng 11, quanTrấn thủ Phiên An là Đào Quang Lý làm quan trái phép, quan Tổng trấn Gia Định tra ra tình trạng tâu lên; Ngài nghĩ Lý là tôi cũ theo ở thành Vọng Các, tha khỏi chết, nhưng phải giam cấm truy tang; rồi sau lại bị giết và tịch biên gia sản trả lại cho binh dân; lại truyền dụ cho các Võ ban đều biết để mà kiêng sợ.

Tháng 12, bộ Binh tâu rằng: "trong khoảng mùa hạ, thu, khí trời không hòa, Hoàng thượng suốt biết tình dân, khoan đòi lính thiếu; nay lệ đã yên rồi, xin y như cũ đòi mà điền vào cho đủ ngạch lính". Ngài dụ rằng: "tật bệnh mới khỏi, kẻ đi trốn chưa về hết, nếu đòi gấp, thế e làm rối dân chăng". Không cho.
Xuống chiếu mở Ân khoa thi Hương, thi Hội, định mùa thu năm nay Tân Tỵ thi Hương, mùa xuân năm Nhâm Ngọ thi Hội.

Bọn giặc nước Chân Lạp bình cả rồi, khiến triệt binh ở thành Gia Định về.
Lê Văn Duyệt xin tâu triệt lính, nhưng để Nguyễn VănThụy đem 700 quân ở lại bảo hộ Chân Lạp, chờ nước ấy hơi yên, sẽ trở về Châu Đốc, kiêm giữ Hà Tiên, để bớt lính thú. Ngài cho.

Bắc thành tâu: bệnh dịch đã bớt. Năm ấy bệnh dịch từ mùa Thu qua mùa Đông, khởi đầu từ Hà

Tiên suốt đến Bắc thành, số dân chết đến 206.835 người, đó là không kể trai, gái, già, trẻ ở ngoại tịch; trước sau những tiêu chẩn cấp tất cả là hơn 730.000 quan (đồn rằng bệnh dịch ấy từ bên Thái tây lây qua).

Năm TânTỵ thứ II (1821) trấn Biên Hòa bị lụt, dân đói; Ngài khiến đem tiền gạo chẩn cấp.

Lính Thị trung đào được 10.000 cân đồng, dâng lên; Ngài khiến đem đúc 3 cái súng lớn, đều đặt tên là: "Bảo quốc an dân Đại tướng quân". Ngài ngự chế bài văn khắc vào súng.

Quan Giám thành Đỗ Phúc Thạnh dâng địa đồ núi sông dinh Quảng Đức (từ sông Lương Điền đến nửa núi Hải Vân, dài 24.000 trượng, thành ra 170 dặm; từ cửa biển Thuận An đến xứ Mọi thấp ở đầu rừng, bề ngang 10.000 trượng, thành ra 74 dặm dư 10 trượng). Ngài xem địa đồ ấy rồi nhơn bàn đến địa thế ở trấn Nghệ An rằng: "khi trước đức Tiên đế vẫn muốn đóng đô ở Nghệ An, nhưng thành Phú Xuân là chánh giữ nước, trong Nam ngoài Bắc, đàng đất cân nhau; còn Nghệ An nên lựa kẻ trọng thần giữ đó".

Tháng 2, đặt tên sông An Cựu là sông Lợi Nông, phía trên phía dưới đều dựng đá mốc ghi lấy; sông bốn phía Kinh thành thời đặt tên sông là sông Hộ thành, cầu Bạch Yến đổi tên là cầu Kim Long.

Xóa tên Nguyễn Xuân Hải trong sổ Hương cống. Hải là người làng Đông Ngạc, tỉnh Sơn Tây, mạo vào sổ dinh Quảng Nam, thi đậu Hương cống, Hàn lâm biên tu Hoàng Quýnh phát giác, vì thế phải xóa tên trong sổ Hương cống.

Lê Văn Duyệt trấn Gia Định, ủy quan Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh vào chầu. Ngài hỏi: "nước Chân Lạp có sợ oai mến đức không? - Vĩnh tâu rằng: nó có sợ oai, còn mến đức e chưa dám chắc".

Khiến quan văn quan võ xét trong thuộc viên mình ai có tài nghệ gì thời cho cử lên.
Tháng 3, nước Vạn Tượng khiến Sứ qua cống, Ngài ủy lạo hậu thưởng mà cho về. Nó lại nói đàng Nghệ An ngạng trở, Ngài dụ cho quan trấn ấy đem quân đưa về.
Lại khiến quan đem ấn qua bảo hộ Chân Lạp. Vì Nặc Chân có dâng biểu tâu: "nước tôi nhỏ yếu, khi trước nhờ ơn đức Thái tổ cao hoàng đế tài bồi, sai quan bảo hộ, nước tôi nhờ mà yên được; vì tôi trẻ thơ chưa biết gì, tin lời nói dèm, nên quan binh bảo hộ rút về Gia Định; trong nước lại có nghịch Kế, nghịch Tây làm loạn, nhờ quan binh tới đánh, bình được cả; vậy thời tôi giữ được nhà nước tôi, đều là ơn Triều đình gầy dựng lại; nay xin đặt quan bảo hộ như trước". Ngài thương tình, mới khiến Nguyễn Văn Thụy giữ thành Châu Đốc, lại cho ấn bảo hộ nước Chân Lạp, kiêm coi việc Hà Tiên. Ngài dụ rằng: "thành Châu Đốc là nơi xung yếu, ngươi nên khéo trị, mộ dân buôn, lập thôn ấp, cho số hộ ngày càng thêm, ruộng vườn ngày càng mở, mà việc phòng bị nơi biên thùy càng thêm cẩn thận; phàm tờ biểu văn, công văn Chân Lạp, thời xem xét trước rối sẽ phát đệ; còn công việc trong nước nó, đều giao cho vua và quan phiên cứ theo tục nước nó mà làm; lại nên nghiêm trấp quân sĩ không được mưu lợi riêng, để cho trong thể thống nước mình".

Dùng Hàn lâm tu soạn Nguyễn Đăng Sở làm Đốc học Gia Định, người học trò trấn Nghệ An là Nguyễn Trọng Võ làm Phó đốc học, đó là theo đình thần cử lên. Ngài thường bảo quan thượng thơ bộ Hộ Nguyễn Hữu Thận rằng: "người Gia Định tánh vốn trung nghĩa, nhưng ít học, nên hay ưa khích khí, nếu được kẻ học giỏi làm thầy, đem lễ nhượng mà dạy, thời dễ hóa là thiện, mà thành tài được nhiều".
Đúc ấn Quan phòng bằng đồng phát cho ty Thương thuyền, ty Tào chánh và Tào Hộ, Binh, Hình, Công ở Gia Định, Bắc thành; đúc ấn đồng phát cho các dinh, trấn, đạo, phủ, huyện.

Tha thuế thân cho thợ mộc, thợ cưa, thợ đóng thuyền các làng ở Bắc thành và Nghệ An.

Tháng 4, Ngài duyệt xem Kinh thành, thấy tên lính đâu nằm bờ hồ, hỏi ra mới biết lính Ban trực tiền vệ, mới bắt tội, quản vệ bị đánh 40 roi, Chánh đội bị đánh 80 trượng. Ngài dụ bộ Binh rằng: "nay về sau cứ theo lệ ấy mà định tội. Còn trong Kinh thành thời cứ giám thành, ngoại thành thời cứ dinh Quảng Đức phải giữ địa phận mà tuần xét, phàm ở đàng sá có kẻ đau yếu, như lính thời giao cho quản suất, dân thời giao cho Lý trưởng hay là thân nhơn nuôi, nếu trái phép ấy thời coi số người đau nhiều hay ít, ngày tháng lâu hay mới mà định tội".

Định lệ thuế sâm núi Sa Kỳ ở Quảng Nghĩa (số hộ lấy sâm là 30 người, mỗi năm một người nạp 3 cân sâm, không có thời theo lệ biệt nạp mà thế nạp tiền 8 quan).

Nguyễn Văn Thắng từ bên Thái tây qua dâng Hàn thử xích, Ngài hỏi: "muốn về nước không?- tâu rằng: tuổi đã già, xin ở trọn đời làm tôi". Lúc ấy có người qua với Thắng một lần, dâng Quốc thơ và đồ thổ sản, xin thông thương; Ngài hậu đãi phẩm vật cho về.

Tháng 5, Ngài nghĩ trong trấn Nghệ An dân biệt nạp gỗ lim lưu tán mới về, dụ cho quan trấn xét thuế gỗ nạp đó như không nhằm thức và có tỳ, đều cho thâu cả; có thiếu thời hoãn cho.

Quan thành Gia Định tâu: "học trò các trấn ngoài, ở đây học tập, có kẻ đã đậu nhất nhị trường, tới trú ngụ đã lâu ngày, bây giờ thành ra người trong xứ, xin cho chúng nó phụ thí". Ngài cho. Lại dụ rằng: "nay về sau từ Phú Yên trở về Nam cho tùy tiện phụ thí, từ Bình Định trở về Bắc phải theo nguyên tịch, như lời Bộ nghị". Quan trấn lại tư Bộ rằng: "bệnh dịch mới rồi, nhiều có trọng tang, phép trường không được đi thi; nên số học trò thi không được mấy, xin Bộ tâu lên". Ngài ban rằng: "đem hiếu làm trung, là bản lĩnh người ta lập thân, quên tang cha mẹ mà gấp đàng vinh tấn, không phải là hiếu, đã bất hiếu còn thờ vua sao đặng; chờ đến khoa sau cũng chẳng muộn gì".

Quan thành Gia Định tâu: "quân Thần sách ở Thanh, Nghệ, và lính thú các dinh ở Bắc thành lệ có tiền phụ dưỡng quần áo, mỗi năm cứ địa phương đòi quan sở tại vận cấp". Ngài dụ rằng: "thuế chánh cung (1) nhà nước, dân còn chưa sẵn, tiền chi phí nuôi lính, bắt nữa sao đành; phàm lính giữ thành, trừ lương hướng ngoại, cứ mỗi tên cấp thêm cho 5 quan tiền; còn quần áo thời quan phải cấp, mà tha tiền phụ dưỡng cho dân".

Tháng 6, sông Ngưu Chữ ở Gia Định nước trong hơn 50 dặm, từ ngày Canh Thìn đến ngày Tân Mão cả thảy 12 ngày.

Trong hạt Gia Định nhiều trộm cướp. Ngài bảo Thị thần rằng: "Đất Gia Định vốn sợ Lê Văn Duyệt, sao mà trộm cướp ngày càng nhiều thế?, quan Hữu quân Nguyễn Văn Nhơn tâu rằng: "đất ấy nhiều nơi bụi rậm, đầm lầy, trộm cướp dễ nhóm họp; huống chi dân ấy không biết chứa để, ngoài việc cấy lúa, không trồn

trỉa gì, ngộ năm mất mùa, thời không giữ lòng thường được".

Tháng 7, nước sông Ngưu Chữ lại trong 6 ngày. Khiến quan trấn Phiên Yên đem lễ kinh tế, để đáp phúc tốt quỷ thần.

Trấn Thanh Hóa và Thanh Bình bị gió bão mưa to, lúa ruộng ngâm nước mất, Ngài khiến quan địa phương tới khám rồi tâu lên.

Ngài định tháng 9 ngự giá Bắc tuần. Khi trước Sứ ta là bọn Trần Bá Kiên tháng 4 đến Yên Kinh, vua Thanh (2) sai quan Án sát tỉnh Quảng Tây là Phan Cung Thần sung chức Khâm sứ. Ngài khiến Chưởng thủy quân Tống Phúc Lương lãnh thuyền binh đi trước; khiến Thanh, Nghệ và Bắc thành dự chỉnh thuyền binh rước ngự giá.

Truyền phàm nơi phát tích miếu Lịch Đại Đế Vương mà gần đàng đi, thời khiến các quan kính tế; còn thần Sơn, Xuyên thời cứ địa phương mỗi trấn lập một đàn hiệp tế.

Ngày Nhâm Tuất ngự giá từ Kinh sư ra đi, ngày Mậu Thìn đến Hành cung Quảng Bình, Ngài lên thành xem lũy xưa, lại ngự xem cửa Nhật Lệ một hồi lâu.
Cho lập hai đàn tế các tướng sĩ Nam, Bắc tử trận (nhưng tế nam tướng sĩ thời hễ phẩm trọng hơn). Ngày Canh Ngọ qua sông Gianh; ngày Tân Vị qua núi Hoàng Sơn; ngày Bính Tý đến Hành cung Nghệ An, tha thuế điền năm ấy. Ngài thấy Hành cung làm rộng lớn quá, quở các quan trấn; liền khiến gia thưởng cho quân dân 6.000 quan tiền.

Tháng 10, ngày Nhâm Ngọ, đến Hành cung Thanh Hóa, các phụ lão chiêm bái, Ngài thưởng 300 lạng bạc, tha cho nửa thuế ruộng mùa đông và nửa thuế thân năm ấy; Ngài thấy Hành cung giản tiện

(1) Thuế chánh cung là thuế đinh điền.

(2) Vua Dạo Quang nhà Thanh.

chất phác, ban khen, thưởng 4.200 quan tiền; còn con cháu nhà Lê, Trịnh đều thưởng cho cả. Ngày Mậu Tý yết Nguyên miếu, thưởng cho Quý huyện, Quý hương vàng, lụa, trâu, rượu. Ngày Canh Dần đến Hành cung Thanh Bình, hạ nửa thuế mùa đông. Ngày Ất Vị đến Hành cung Bắc thành; ngày ấy trời lạnh, kẻ già kẻ trẻ hoan nghinh đầy đàng, Ngài cho kỳ lão thành 3.000 quan tiền, người 90 tuổi thời cho thêm một cây lụa, tha thuế thân cho các trấn Bắc thành; sai Trung sứ đem đồ thổ sản Bắc thành về dâng Từ Thọ, Ngài tay viết tờ biểu thỉnh an, đại lược trong tờ biểu nói: "Con từ khi ra đi đến nay, qua địa phương nào cũng đều gia ơn cả; từ Quảng Trị, Quảng Bình cho đến Nghệ An, Thạnh Hóa, Thanh Bình và 11 trấn Bắc thành chỗ nào cũng tha thuế đinh điền, thưởng cho quan lại, binh dinh ở Kinh và ở ngoài, sở phí tiền bạc đến hơn vài mươi vạn; đó là con muốn hiệp vui thiên hạ để vui lòng trên, nhóm phước thiên hạ để dâng quả phước".
Lại cầu các sách sót.

Cầu người giỏi còn sót lại của Bắc thành, Thanh Hóa và Nghệ An.

Thân cấm các quan tân (1) ở Bắc thành không được lấy thuế trái phép.

Nghị viện duyệt tuyển-Các quan Bắc thành và Thanh Nghệ tâu: "Có thân thời phải có thuế, có hộ thời phải có sổ, để cho biết số nhiều ít và phân biệt kẻ nào lão người tráng; nhà nước duyệt tuyển đã có phép sẵn rồi, từ sông Gianh trở về Nam đều theo phép cũ; nay bốn biển lặng yên, xin Hoàng thượng trước hết nên nối chí noi việc đức Tiên Hoàng, vậy xin 5 trấn trong xứ Bắc thành cứ 5 năm một lần tuyển, từ năm Nhâm Ngọ thứ 3 hiệu Minh Mạng là đầu; rồi Thanh, Nghệ cũng theo thứ tự như vậy mà làm; vậy thời nam bắc, đồng phong, xa gần một thể, lợi nước lợi dân đều được tiện cả". Ngài khen phải.

Sứ Tàu là Án sát Quảng Tây Phan Cung Thần đến Nam Quan, Ngài sai sứ Hậu mạng là Phan Văn Túy bàn với sứ Tàu định ngày 18 tuyên phong, ngày 19 dụ tế; Thần thuận theo, bội đạo tới, Ngài bằng lòng lắm, bảo Thị thần gần: "ngày 19 vừa gặp lễ tường, có lẽ Thần linh đức Hoàng khảo ta ở trên trời giúp hộ đó". Ngày Giáp Ngọ lễ sách phong xong, ngày Ất Vị dụ tế, Ngài mặc áo lễ tới trước thần ngự dâng rượu, rồi khiến quan tiếp Sứ, Phan Cung Thần theo kiệu long đình mà đến, làm lễ tế dụ, xong rồi, đãi tiệc và tặng hảo; Phan Cung Thần chỉ xin nhận quế Thanh mà thôi, liền ngày ấy về nước. Ngài mới định ngày hồi loan.
Năm Nhâm Ngọ thứ III (1822), tháng giêng, ngày 1 là ngày Đinh Vị, Ngài về đến Kinh sư.

Khiến quan Phó sứ Giám thành là Đỗ Phúc Thịnh qua đạo Cam Lộ xem đo từ sông làng Điếu Ngao đến Ai Lao, vẽ hình thế núi sông dâng lên. Ngài dụ cho Sà trưởng (2) trong 7 xứ Mọi biết, nhưng cấm không được cung đốn.

Nghị cho các Trung hưng công thần được tùng tự nhà Thế miếu. Khiến Sứ qua Xiêm.
Khiến Quảng Bình và Thanh Hóa cho mộ dân lập Yến hộ (mỗi người một năm nạp thuế yến sào 8 lượng) tha thuế thân; nhơn định lệ thuế Yến hộ.

Mới duyệt tuyển 5 trấn Bắc thành (Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc; lập mỗi nơi một sổ duyệt). Kịp khi Ngài xem sổ tổng cộng, thấy số đinh tăng nhiều, bọn Lê Chất đều được gia thưởng.

Quan thành Gia Định tâu: "gần đây những án cướp trộm ở thành hạt phần nhiều là dân cùng lậu sổ, chúng tôi khiến các trấn phàm các làng có đơn tục dân đinh, tuy phần nhiều đem vào hạng cùng cố, cũng phê cho cả, không nệ lệ (cứ 10 đinh thời một đứa cùng); vậy nên năm ngoái từ tháng 8 đến tháng 12, dân mới tục vào tất cả được 16.155 người, xin tha thuế thân năm ấy". Ngài cho phải. Lại sắc từ năm nay về sau đứa cùng cố có sản nghiệp rồi, thời đem vào hạng tráng; nếu nó làm ăn chưa ra gì, thời hãy tha thuế cho.

(1) Quan là cửa ải; tân là bến tàu.

(2) Sà trưởng là người đầu mục xứ Mọi.

Dinh Quảng Nam, Quảng Trị đã lâu không mưa, lúa bị hại nhiều; Ngài khiến quan dinh khám mà tâu, sẽ lượng tha thuế cho.

Tháng 3, quan Chưởng hữu quận công Nguyễn Văn Nhơn mất, tặng chức Thái bảo, thụy là Trung cẩn.

Định lệ các nha đóng ấn (Bửu vua đóng trên chữ niên; ấn đại tiểu nha môn đóng trên chữ nguyệt; để phân biệt kẻ tôn người ti và phòng cạo tẩy; ấn tam nha hội đồng theo thứ đóng hai bên chữ nguyệt).

Mới mở Ân khoa thi Hội, định phép thi (kẻ Hương cống nhà Lê cũ chưa ra làm quan cũng cho thi; quyển đằng lục thời in đỏ, đậu cả bốn trường thời yết bản ở lầu Phu Văn; quan trọng có bà con đi thi thời cho hồi tị).

Nguyễn Cư Toán phạm tội tham tang, nhưng phạm tội ở trước khi ân xá, gia ân giảm tội chết, mà bị đồ 6 năm, truy tang trả cho dân. Con là Cư Sĩ mới 14 tuổi, xin thay tội cho cha, xét ra thời tên Sĩ mang xiềng mà không có sắc hối hận, Ngài khen rằng: "Toán là con công thần Nguyễn Cư Trinh, vậy thời Cư Trinh có cháu khá, ta nghĩ đến tôi có công mà thương con có hiếu; tha cho".

Tháng 4, định phép thi Đình; đúc ấn lớn khắc 4 chữ: "Điện thí chi ấn" và tiểu kiềm vuông khắc 4 chữ triện: "Luân tài thạnh điển" đều bằng bạc.

Tháng 5, đặt chứ Học chánh Quốc tử giám (trật tùng lục phẩm) chuyên dạy Tôn sanh; khiến quan Tế tửu, Tư nghiệp lựa hai ba người nào có học hạnh sung bổ chức ấy.

Tháng 6, nước Chân Lạp khiến Sứ dâng đồ lễ phẩm, mừng Ngài ngự Bắc tuần về; Ngài khiến cho đem lễ ấy khấu trừ lễ cống năm Quý Vị. Khi trước thần dân nước Chân Lạp oán vua nó lắm, Lê Văn Duyệt sợ nước nó có biến, sai Trần Nhật Vĩnh tới Kinh tâu thay; Ngài ban sắc thơ, dụ vua Chân Lạp phải gắng mà tu tĩnh tự cường, lại dụ quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thụy phải ở lại đó.

Khiến quan địa phương xét những người dân sống 100 tuổi và nghĩa phu, hiếu tử dâng lên.

Tháng 7, quan Tổng đốc xứ Mạnh Nha Hố nước Anh Cát Lợi là Hà Sĩ Định sai Cá La Khoa Thắc đem thơ tới dâng đồ phẩm vật (súng điểu thương 500 khẩu, đèn pha-lê một đôi); tàu đến cửa Đà Nẵng, xin thông thương như các ngoại quốc, nhưng không dám lập phố ở. Ngài khước không cho.

Tháng 9, đổi danh hiệu đồn điền 4 phủ ở Gia Định cho theo ngạch lính.
Cấp tiền công bản cho dân nấu đường ở Quảng Nam, Quảng Nghĩa; đến bây giờ Quảng Nghĩa gạo cao, xin lãnh lúa; Ngài cho.

Kinh sư lụt lớn, nhà cửa dân gian hư nát nhiều; Quảng Trị, Quảng Bình cũng mưa lụt, Ngài truyền chẩn cấp cho dân cả.

Tháng 10, định lễ hễ đến tiết Đông chí thời đình việc hình (trước tiết Đông chí 3 ngày, sau tế Giao 10 ngày, đều đình việc hình).

Vua Chân Lạp là Nặc Chân đưa thơ đến thành Gia Định xin hiệp lực đào sông Vĩnh Tế. Ngài khiến

Duyệt dự sắp đặt trước, Duyệt xin đem binh dân ở thành và đồn Vĩnh Thanh, Định Tường, Oai Viễn hơn

39.000 người; binh dân nước Chân Lạp hơn 16.000 người, chia làm 3 phiên, định đầu mùa Xuân năm sau khởi làm, đầu mùa Hạ sẽ xong. Ngài cho và dụ rằng: "Đằng sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại tiện lợi lắm; đức Hoàng khảo thế tổ Cao Hoàng đế ta mưu sâu nghĩ xa, chú ý việc ngoài biên, vừa mới mở đào, công việc chưa xong; nay ta theo chí Tiên hoàng, chỉ nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài; các ngươi phải trù nghĩ thế nào cho mau xong, để xứng đáng ý ta. Vả lại sông ấy không lợi gì cho Chân Lạp, mà vua nó xin thế, chưa chắc thiệt tình, khi nào lời dụ ta tới, chắc nói có điều ngăn trở, nhưng làm phàm làm việc có quả quyết mới nên, mà dùng dằng thời hư, chí ta đã định, chúng nó nói gì cũng không sá".

Tháng 11, dinh Quảng Đức, Quảng Trị gạo cao. Ngài khiến Kinh phải hiệp với quan 2 dinh ấy phát lúa kho bán cho dân. Lúc bấy giờ có tên lính Kinh thương là Đặng Văn Khuê đong lương: cứ 2 hộc lúa bớt đi vài cáp; Ngài sắc đem tên ấy chém ngay; dụ Đình thần rằng: "gần ở đây còn có đứa dám làm tệ như thế, thời biết rằng bọn tham đô chỗ nào cũng có, phải truyền dụ ra nghiêm cấm".

Mới đặt chức Tri phủ 4 phủ: Tân Bình, Định Viễn, Phước Long và Kiến An ở trấn Gia Định; cho Biên tu Hà Quyền, Phan Hữu Tánh, Võ Đức Khuê, Phan Bá Đạt thăng bổ chức ấy. Bọn Hà Quyền vào trước bệ từ tạ xin đi. Ngài dụ rằng: " Tấn sĩ triều ta từ bọn mầy là đầu, mà dân Gia Định biết nghĩa để dạy, phải nghĩ tuyên đức hóa khuyên phong tục, cho xứng ý ta".

Khi trước dân Thổ trấn Hưng Hóa là tên Lý Khai Ba làm giặc, tự xưng Lý Hoàng, dân Mọi theo nhiều; quan Tổng trấn sai Chưởng cơ thống quân Nguyễn Khắc Toản đi theo bờ phía bắc sông Thao, Nguyễn Đức Niên đi theo bờ phía nam, đều tấu quân lên; tư tờ cho quan Trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đem binh ứng tiếp; giặc giữ nơi hiểm yếu, thường chống với quân ta, ta phải thêm quan Quản thủ Quốc Oai là Phan Bá Hùng, Phấn võ vệ úy Lê Văn Túc đóng quân giữ, mà dục Nguyễn Khắc Toản tấn quân đánh. Đến khi Khắc Toản đến Điêm Khê, Thành đem quân tới hội, tấn quân đến động Cam Đàng đánh lấy được đồn giặc, chia quân đuổi theo phá luôn, bắt được Quốc lão giặc là Lý Văn Nhị và quân tiên phong hơn 10 người, lấy được giấy tờ, ấn tín và súng ống, khí giớ của giặc nhiều lắm. Báo tiệp lên, Ngài phát kho: hoa hồng, mộc hồng, tố sô sa, mỗi thứ 5 cây, giao cho quan Tổng trấn thưởng cấp Lý Khai Ba sau bị người Tàu là Vi Trung Tú bắt được giải nạp giặc Hưng Hóa đều yên.

Tháng 12, đổi dinh Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên, Thanh Bình làm Ninh Bình, Sơn Nam Thượng làm Sơn Nam, Sơn Nam Hạ làm Nam Định, Kinh Bắc làm Bắc Ninh, Yên Quảng làm Quảng Yên; 3 phủ: Đức Thọ, Anh Sơn, Lý Nhân; 3 huyện: Phong Danh, Phúc Thọ, Hàm Yên đều đặt tên mới.

Năm Quý Vị thứ IV (1823), tháng giêng, mới định lệ thưởng các thọ quan, thọ dân.
Duyệt tuyển 4 trấn: Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận (Phú Yên, Bình Hòa được số nhiều mà Phú Yên nhiều hơn; những quan duyệt tuyển trấn Phú Yên được thưởng ký lục 2 thứ, quan duyệt tuyển trấn Bình Hòa một thứ).

Tháng 2, lại đào sông Vĩnh Tế, khiến Lê Văn Duyệt đổng lý việc ấy. Khi trước Duyệt nghe Hưng Hóa có giặc, mật tâu xin hoãn việc đào sông; đến nay thì giặc bình rồi, lại bắt binh dân đào nữa; chưa được bao lâu, Duyệt đau, Ngài khiến quan Phó tổng trấn Trương Tấn Bửu thay việc cho Duyệt.

Lê Văn Duyệt tâu: "các chánh đội, Đội trưởng ở đồn Oai Viễn đều người Mọi cả, xin đặt tên họ cho chúng nó, để biến đổi thói Mọi". Ngài chuẩn y, lại cho áo mão để khuyên chúng nó.

Tháng 3, sách Ngự chế đế hệ kim sách làm xong. Từ khi tháng giêng, Ngài thân định bộ chữ nhật 20 chữ để truyền làm huy hiệu cho các vua nối sau; và Mỹ tự về hệ Hoàng thân, mỗi hệ 20 chữ, để phân biệt kẻ thân người sơ; ấy là bắt chước nhà Châu xưa, bói xem coi thử làm vua được mấy đời và mấy trăm năm.

Tháng 4, hoãn việc đào sông Vĩnh Tế. Vì nhơn đến tiết mùa Hạ, mà việc đào sông chỉ còn hơn 1.700 trượng, Ngài bèn truyền cho thôi đào, và thưởng hàng lụa cho Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu cùng bọn Giám tu và vua Chân Lạp còn bọn Phiên liêu đốc làm đó cũng cho quần áo; lại cho Duyệt một cái đai ngọc.
Cấm bọn Thị vệ khi phụng mạng sai ra việc gì, không được yêu sách.

Tháng 5, định quy trình dưỡng mông trong nhà Tập thiện (trường học các ông Hoàng Tử) cả thảy 12 điều; đều là Ngô Đình Giới nghĩ ra.

Tháng 6, tha thuế ruộng Thanh Hóa, Ninh Bình vì bị tai nạn.

Tháng 7, định trình hạn lệ hạch trường Quốc tử giám thượng tuần 4 tháng trọng (1) thời xét hạch, trung tuần tháng làm sổ tâu, chậm thời phải tham xử, lại sắc cho các địa phương phàm những cống cử Học sanh mà đã cho làm hạng Giám sanh thời tha thuế thân, lại cấp cho áo mão.

(1) Bốn tháng trọng là: tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11.

Trấn Nghệ An tâu xin trù tể. Ngài dụ bộ Hộ rằng: "trấn ấy đất xấu, dân nghèo, bị mất mùa luôn, thuế lúa mùa trước đã cho nạp tiền, nhưng ta còn nghĩ dân cùng cũng như người đau lâu chưa khá, ta thương lắm, thuế thân năm nay 10 phần tha cho 5, tiền lúa còn thiếu, hoãn cho sang năm sẽ thâu".

Định lệ các địa phương tâu báo hỏa tai. Khi trước huyện Nghi Xuân, La Sơn, Chân Lộc ở trấn Nghệ An mà dân bị cháy cả thảy hết 682 nóc nhà, quan trấn tâu lên, Ngài khiến cấp cho mỗi nhà 2 quan tiền và 1 hộc lúa. Dụ cho quan địa phương rằng: "từ nay dân gian trong một ngày mà bị cháy lây từ 100 nhà trở lên, lệ nên chẩn cấp, thời phải tâu ngay; còn cháy tầm thườn, thời thôi".

Sửa viên tẩm của ông Anh duệ Hoàng Thái tử.

Tháng 8, quan Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt dâng biểu xin ra chầu, Ngài cho, khiến quan Thự tiền quân Trần Văn Năng làm Phó tổng trấn coi thay việc.
Khiến quan Tổng trấn Gia Định lựa những sanh đồ ở trấn hạt ai có thể làm việc quan được, thời sung bổ làm thơ lại 6 phòng.

Cho Thanh Hóa, Ninh Bình hoãn thuế thân mùa hạ 10 phần hoãn 5. Ngày lời dụ đến nơi, thời dân đã nạp gần xong, quan địa phương tâu lên. Ngài ban rằng: "ta nghĩ 2 hạt ấy không may bị tai hạn, nên gia ơn hoãn thuế; nay dân gấp việc lại sợ phép nước, mà đem nạp như thế, có lẽ nào không cho dân nhuần thấm ơn ta? Vậy thời thuế mùa đông này cho đóng như số ấy".

Kinh sư gió lớn mưa dữ, cột cờ trên kỳ đài gãy, Ngài khiến dựng lại, nhơn gió lại gãy; lại khiến làm cái khác và sắc cho lính thủ hộ rằng: "ba từng đài ấy ai không có cớ gì thời cấm không được lên".

Tháng 9, cho quan Phó đốc học là Nguyễn Đăng Sở làm Tư nghiệp trường Quốc tử giám. Đăng Sở vào bệ kiến, Ngài hỏi: "học trò trấn Gia Định thế nào? -Tâu rằng: học trò xứ ấy nhiều kẻ toán tú, dễ dạy. - Ngài ban rằng: năm ngoái truyền cho Cống cử Học sanh, sao không thấy cử tên nào: - Tâu rằng: tờ sắc xuống không thấy hỏi đến học thần, nên tôi không dám việt chức mà cử". Ngài liền khiến quan Tổng trấn hỏi quan Đốc học lựa người nào nên sung cống thời tâu lên.
Định lệ thu thẩm: mỗi năm đến mùa thu xét việc hình, thời bộ Hình lục những tội trọng đứa tù đáng chết, chia làm 3 sổ: 10 Tình chân; 20 Hoãn quyết; 30 Căng nghi, giao cho các quan Đình thần duyệt cho kỹ, bàn lại tâu lên; cho quan Thiêm sự sáu bộ cũng được dự bàn việc ấy.

Tháng 10, năm ấy hạn và lụt, hoãn thuế cho phủ Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nghĩa, Quảng Nam, và Bình Định.

Định phẩm trật Tri phủ và Tri huyện (Tri phủ tùng ngũ phẩm, Đồng tri chánh lục, Tri huyện tùng lục).

Tháng 12, Đinh Phiên có tội phải cách chức (vì trấn thuộc là Hoàng Nghĩa Hựu, Nguyễn Văn Lược làm sắc thần mà còn để làm chữ hiệu của Ngụy Tây); con làm Tri phủ Bình Thuận là Đinh Văn Phác xin giải chức theo nuôi cha. Ngài cho.
Ngài cùng Thị trần bàn việc học, nhơn dạy rằng: "có một ngày ta chợt nhớ việc nhà Minh, mà quên tên người, hỏi các ngươi cũng không ai biết cả, hay chưa học sử Minh chăng?". Phan Huy Thực tâu rằng: "từ đời nhà Lê đến nay, học cử nghiệp chỉ đọc sử Hán, Đàng, Tống để mau đi thi mà thôi". Ngài ban rằng: "từ nhà Nguyên, nhà Minh đến nhà Thanh sáu bảy trăm năm, mà từ nhà Tống trở lên đã thành ra xưa lắm, bỏ gần cầu xa làm gì?". Hỏi quan Thiêm sự Lê Văn Đức, Đức tâu rằng: "chúng tôi cũng học cử nghiệp mà thôi". Ngài ban rằng: "đã lâu nay văn cử nghiệp làm cho người ta lầm như thế, ta nghĩ rằng văn chương vốn không nhất định, nay văn cử nghiệp chỉ câu nệ lối hủ lậu mà khoe với nhau, mỗi nhà lập riêng mỗi cách học, nhơn phẩm cao hay thấp, khoa trường lấy hay bỏ, đều theo nề nếp ấy. Lối học như thế, nên nhơn tài kém lần đi, nhưng thói quen đã lâu, đổi ngay cũng khó, vài năm sau sẽ lần lân bàn mà đổi lại".

Vua nước Diến Điện khiến Sứ qua thông hảo. Khi trước quan trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt khiến thuộc là Nguyễn Văn Độ đi thuyền buôn qua nước Hồng Mao mua đồ binh khí, nhơn gió trôi vào trấn Đào Oai nước Diến Điện, Diến Điện biết là người nước ta, hậu đã đưa về, khiến Bồi thần đem quốc thơ và phẩm vật qua dâng: (1 tấn vàng, 40 cái nhẫn, 1 hộp trầu sơn son, 1 chuỗi châu bất nhiên, 1 bức mền

Dinh Quảng Nam, Quảng Trị đã lâu không mưa, lúa bị hại nhiều; Ngài khiến quan dinh khám mà tâu, sẽ lượng tha thuế cho.

Tháng 3, quan Chưởng hữu quận công Nguyễn Văn Nhơn mất, tặng chức Thái bảo, thụy là Trung cẩn.

Định lệ các nha đóng ấn (Bửu vua đóng trên chữ niên; ấn đại tiểu nha môn đóng trên chữ nguyệt; để phân biệt kẻ tôn người ti và phòng cạo tẩy; ấn tam nha hội đồng theo thứ đóng hai bên chữ nguyệt).

Mới mở Ân khoa thi Hội, định phép thi (kẻ Hương cống nhà Lê cũ chưa ra làm quan cũng cho thi; quyển đằng lục thời in đỏ, đậu cả bốn trường thời yết bản ở lầu Phu Văn; quan trọng có bà con đi thi thời cho hồi tị).

Nguyễn Cư Toán phạm tội tham tang, nhưng phạm tội ở trước khi ân xá, gia ân giảm tội chết, mà bị đồ 6 năm, truy tang trả cho dân. Con là Cư Sĩ mới 14 tuổi, xin thay tội cho cha, xét ra thời tên Sĩ mang xiềng mà không có sắc hối hận, Ngài khen rằng: "Toán là con công thần Nguyễn Cư Trinh, vậy thời Cư Trinh có cháu khá, ta nghĩ đến tôi có công mà thương con có hiếu; tha cho".

Tháng 4, định phép thi Đình; đúc ấn lớn khắc 4 chữ: "Điện thí chi ấn" và tiểu kiềm vuông khắc 4 chữ triện: "Luân tài thạnh điển" đều bằng bạc.

Tháng 5, đặt chứ Học chánh Quốc tử giám (trật tùng lục phẩm) chuyên dạy Tôn sanh; khiến quan Tế tửu, Tư nghiệp lựa hai ba người nào có học hạnh sung bổ chức ấy.

Tháng 6, nước Chân Lạp khiến Sứ dâng đồ lễ phẩm, mừng Ngài ngự Bắc tuần về; Ngài khiến cho đem lễ ấy khấu trừ lễ cống năm Quý Vị. Khi trước thần dân nước Chân Lạp oán vua nó lắm, Lê Văn Duyệt sợ nước nó có biến, sai Trần Nhật Vĩnh tới Kinh tâu thay; Ngài ban sắc thơ, dụ vua Chân Lạp phải gắng mà tu tĩnh tự cường, lại dụ quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thụy phải ở lại đó.

Khiến quan địa phương xét những người dân sống 100 tuổi và nghĩa phu, hiếu tử dâng lên.

Tháng 7, quan Tổng đốc xứ Mạnh Nha Hố nước Anh Cát Lợi là Hà Sĩ Định sai Cá La Khoa Thắc đem thơ tới dâng đồ phẩm vật (súng điểu thương 500 khẩu, đèn pha-lê một đôi); tàu đến cửa Đà Nẵng, xin thông thương như các ngoại quốc, nhưng không dám lập phố ở. Ngài khước không cho.

Tháng 9, đổi danh hiệu đồn điền 4 phủ ở Gia Định cho theo ngạch lính.

Cấp tiền công bản cho dân nấu đường ở Quảng Nam, Quảng Nghĩa; đến bây giờ Quảng Nghĩa gạo cao, xin lãnh lúa; Ngài cho.

Kinh sư lụt lớn, nhà cửa dân gian hư nát nhiều; Quảng Trị, Quảng Bình cũng mưa lụt, Ngài truyền chẩn cấp cho dân cả.

Tháng 10, định lễ hễ đến tiết Đông chí thời đình việc hình (trước tiết Đông chí 3 ngày, sau tế Giao 10 ngày, đều đình việc hình).

Vua Chân Lạp là Nặc Chân đưa thơ đến thành Gia Định xin hiệp lực đào sông Vĩnh Tế. Ngài khiến Duyệt dự sắp đặt trước, Duyệt xin đem binh dân ở thành và đồn Vĩnh Thanh, Định Tường, Oai Viễn hơn 39.000 người; binh dân nước Chân Lạp hơn 16.000 người, chia làm 3 phiên, định đầu mùa Xuân năm sau khởi làm, đầu mùa Hạ sẽ xong. Ngài cho và dụ rằng: "Đằng sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại tiện lợi lắm; đức Hoàng khảo thế tổ Cao Hoàng đế ta mưu sâu nghĩ xa, chú ý việc ngoài biên, vừa mới mở đào, công việc chưa xong; nay ta theo chí Tiên hoàng, chỉ nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài; các ngươi phải trù nghĩ thế nào cho mau xong, để xứng đáng ý ta. Vả lại sông ấy không lợi gì cho Chân Lạp, mà vua nó xin thế, chưa chắc thiệt tình, khi nào lời dụ ta tới, chắc nói có điều ngăn trở, nhưng làm phàm làm việc có quả quyết mới nên, mà dùng dằng thời hư, chí ta đã định, chúng nó nói gì cũng không sá".

Tháng 11, dinh Quảng Đức, Quảng Trị gạo cao. Ngài khiến Kinh phải hiệp với quan 2 dinh ấy phát lúa kho bán cho dân. Lúc bấy giờ có tên lính Kinh thương là Đặng Văn Khuê đong lương: cứ 2 hộc lúa bớt đi vài cáp; Ngài sắc đem tên ấy chém ngay; dụ Đình thần rằng: "gần ở đây còn có đứa dám làm tệ như thế, thời biết rằng bọn tham đô chỗ nào cũng có, phải truyền dụ ra nghiêm cấm".

Mới đặt chức Tri phủ 4 phủ: Tân Bình, Định Viễn, Phước Long và Kiến An ở trấn Gia Định; cho Biên tu Hà Quyền, Phan Hữu Tánh, Võ Đức Khuê, Phan Bá Đạt thăng bổ chức ấy. Bọn Hà Quyền vào trước bệ từ tạ xin đi. Ngài dụ rằng: " Tấn sĩ triều ta từ bọn mầy là đầu, mà dân Gia Định biết nghĩa để dạy, phải nghĩ tuyên đức hóa khuyên phong tục, cho xứng ý ta".

Khi trước dân Thổ trấn Hưng Hóa là tên Lý Khai Ba làm giặc, tự xưng Lý Hoàng, dân Mọi theo nhiều; quan Tổng trấn sai Chưởng cơ thống quân Nguyễn Khắc Toản đi theo bờ phía bắc sông Thao, Nguyễn Đức Niên đi theo bờ phía nam, đều tấu quân lên; tư tờ cho quan Trấn thủ Tuyên Quang là Đào Văn Thành đem binh ứng tiếp; giặc giữ nơi hiểm yếu, thường chống với quân ta, ta phải thêm quan Quản thủ Quốc Oai là Phan Bá Hùng, Phấn võ vệ úy Lê Văn Túc đóng quân giữ, mà dục Nguyễn Khắc Toản tấn quân đánh. Đến khi Khắc Toản đến Điêm Khê, Thành đem quân tới hội, tấn quân đến động Cam Đàng đánh lấy được đồn giặc, chia quân đuổi theo phá luôn, bắt được Quốc lão giặc là Lý Văn Nhị và quân tiên phong hơn 10 người, lấy được giấy tờ, ấn tín và súng ống, khí giớ của giặc nhiều lắm. Báo tiệp lên, Ngài phát kho: hoa hồng, mộc hồng, tố sô sa, mỗi thứ 5 cây, giao cho quan Tổng trấn thưởng cấp Lý Khai Ba sau bị người Tàu là Vi Trung Tú bắt được giải nạp giặc Hưng Hóa đều yên.

Tháng 12, đổi dinh Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên, Thanh Bình làm Ninh Bình, Sơn Nam Thượng làm Sơn Nam, Sơn Nam Hạ làm Nam Định, Kinh Bắc làm Bắc Ninh, Yên Quảng làm Quảng Yên; 3 phủ: Đức Thọ, Anh Sơn, Lý Nhân; 3 huyện: Phong Danh, Phúc Thọ, Hàm Yên đều đặt tên mới.

Năm Quý Vị thứ IV (1823), tháng giêng, mới định lệ thưởng các thọ quan, thọ dân.
Duyệt tuyển 4 trấn: Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận (Phú Yên, Bình Hòa được số nhiều mà Phú Yên nhiều hơn; những quan duyệt tuyển trấn Phú Yên được thưởng ký lục 2 thứ, quan duyệt tuyển trấn Bình Hòa một thứ).
Tháng 2, lại đào sông Vĩnh Tế, khiến Lê Văn Duyệt đổng lý việc ấy. Khi trước Duyệt nghe Hưng Hóa có giặc, mật tâu xin hoãn việc đào sông; đến nay thì giặc bình rồi, lại bắt binh dân đào nữa; chưa được bao lâu, Duyệt đau, Ngài khiến quan Phó tổng trấn Trương Tấn Bửu thay việc cho Duyệt.

Lê Văn Duyệt tâu: "các chánh đội, Đội trưởng ở đồn Oai Viễn đều người Mọi cả, xin đặt tên họ cho chúng nó, để biến đổi thói Mọi". Ngài chuẩn y, lại cho áo mão để khuyên chúng nó.

Tháng 3, sách Ngự chế đế hệ kim sách làm xong. Từ khi tháng giêng, Ngài thân định bộ chữ nhật 20 chữ để truyền làm huy hiệu cho các vua nối sau; và Mỹ tự về hệ Hoàng thân, mỗi hệ 20 chữ, để phân biệt kẻ thân người sơ; ấy là bắt chước nhà Châu xưa, bói xem coi thử làm vua được mấy đời và mấy trăm năm.

Tháng 4, hoãn việc đào sông Vĩnh Tế. Vì nhơn đến tiết mùa Hạ, mà việc đào sông chỉ còn hơn 1.700 trượng, Ngài bèn truyền cho thôi đào, và thưởng hàng lụa cho Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu cùng bọn Giám tu và vua Chân Lạp còn bọn Phiên liêu đốc làm đó cũng cho quần áo; lại cho Duyệt một cái đai ngọc.
Cấm bọn Thị vệ khi phụng mạng sai ra việc gì, không được yêu sách.

Tháng 5, định quy trình dưỡng mông trong nhà Tập thiện (trường học các ông Hoàng Tử) cả thảy 12 điều; đều là Ngô Đình Giới nghĩ ra.

Tháng 6, tha thuế ruộng Thanh Hóa, Ninh Bình vì bị tai nạn.

Tháng 7, định trình hạn lệ hạch trường Quốc tử giám thượng tuần 4 tháng trọng (1) thời xét hạch, trung tuần tháng làm sổ tâu, chậm thời phải tham xử, lại sắc cho các địa phương phàm những cống cử Học sanh mà đã cho làm hạng Giám sanh thời tha thuế thân, lại cấp cho áo mão.

(1) Bốn tháng trọng là: tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11.

Trấn Nghệ An tâu xin trù tể. Ngài dụ bộ Hộ rằng: "trấn ấy đất xấu, dân nghèo, bị mất mùa luôn, thuế lúa mùa trước đã cho nạp tiền, nhưng ta còn nghĩ dân cùng cũng như người đau lâu chưa khá, ta thương lắm, thuế thân năm nay 10 phần tha cho 5, tiền lúa còn thiếu, hoãn cho sang năm sẽ thâu".

Định lệ các địa phương tâu báo hỏa tai. Khi trước huyện Nghi Xuân, La Sơn, Chân Lộc ở trấn Nghệ An mà dân bị cháy cả thảy hết 682 nóc nhà, quan trấn tâu lên, Ngài khiến cấp cho mỗi nhà 2 quan tiền và 1 hộc lúa. Dụ cho quan địa phương rằng: "từ nay dân gian trong một ngày mà bị cháy lây từ 100 nhà trở lên, lệ nên chẩn cấp, thời phải tâu ngay; còn cháy tầm thườn, thời thôi".

Sửa viên tẩm của ông Anh duệ Hoàng Thái tử.

Tháng 8, quan Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt dâng biểu xin ra chầu, Ngài cho, khiến quan Thự tiền quân Trần Văn Năng làm Phó tổng trấn coi thay việc.

Khiến quan Tổng trấn Gia Định lựa những sanh đồ ở trấn hạt ai có thể làm việc quan được, thời sung bổ làm thơ lại 6 phòng.

Cho Thanh Hóa, Ninh Bình hoãn thuế thân mùa hạ 10 phần hoãn 5. Ngày lời dụ đến nơi, thời dân đã nạp gần xong, quan địa phương tâu lên. Ngài ban rằng: "ta nghĩ 2 hạt ấy không may bị tai hạn, nên gia ơn hoãn thuế; nay dân gấp việc lại sợ phép nước, mà đem nạp như thế, có lẽ nào không cho dân nhuần thấm ơn ta? Vậy thời thuế mùa đông này cho đóng như số ấy".

Kinh sư gió lớn mưa dữ, cột cờ trên kỳ đài gãy, Ngài khiến dựng lại, nhơn gió lại gãy; lại khiến làm cái khác và sắc cho lính thủ hộ rằng: "ba từng đài ấy ai không có cớ gì thời cấm không được lên".

Tháng 9, cho quan Phó đốc học là Nguyễn Đăng Sở làm Tư nghiệp trường Quốc tử giám. Đăng Sở vào bệ kiến, Ngài hỏi: "học trò trấn Gia Định thế nào? -Tâu rằng: học trò xứ ấy nhiều kẻ toán tú, dễ dạy. - Ngài ban rằng: năm ngoái truyền cho Cống cử Học sanh, sao không thấy cử tên nào: - Tâu rằng: tờ sắc xuống không thấy hỏi đến học thần, nên tôi không dám việt chức mà cử". Ngài liền khiến quan Tổng trấn hỏi quan Đốc học lựa người nào nên sung cống thời tâu lên.

Định lệ thu thẩm: mỗi năm đến mùa thu xét việc hình, thời bộ Hình lục những tội trọng đứa tù đáng chết, chia làm 3 sổ: 10 Tình chân; 20 Hoãn quyết; 30 Căng nghi, giao cho các quan Đình thần duyệt cho kỹ, bàn lại tâu lên; cho quan Thiêm sự sáu bộ cũng được dự bàn việc ấy.

Tháng 10, năm ấy hạn và lụt, hoãn thuế cho phủ Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nghĩa, Quảng Nam, và Bình Định.

Định phẩm trật Tri phủ và Tri huyện (Tri phủ tùng ngũ phẩm, Đồng tri chánh lục, Tri huyện tùng lục).

Tháng 12, Đinh Phiên có tội phải cách chức (vì trấn thuộc là Hoàng Nghĩa Hựu, Nguyễn Văn Lược làm sắc thần mà còn để làm chữ hiệu của Ngụy Tây); con làm Tri phủ Bình Thuận là Đinh Văn Phác xin giải chức theo nuôi cha. Ngài cho.

Ngài cùng Thị trần bàn việc học, nhơn dạy rằng: "có một ngày ta chợt nhớ việc nhà Minh, mà quên tên người, hỏi các ngươi cũng không ai biết cả, hay chưa học sử Minh chăng?". Phan Huy Thực tâu rằng: "từ đời nhà Lê đến nay, học cử nghiệp chỉ đọc sử Hán, Đàng, Tống để mau đi thi mà thôi". Ngài ban rằng: "từ nhà Nguyên, nhà Minh đến nhà Thanh sáu bảy trăm năm, mà từ nhà Tống trở lên đã thành ra xưa lắm, bỏ gần cầu xa làm gì?". Hỏi quan Thiêm sự Lê Văn Đức, Đức tâu rằng: "chúng tôi cũng học cử nghiệp mà thôi". Ngài ban rằng: "đã lâu nay văn cử nghiệp làm cho người ta lầm như thế, ta nghĩ rằng văn chương vốn không nhất định, nay văn cử nghiệp chỉ câu nệ lối hủ lậu mà khoe với nhau, mỗi nhà lập riêng mỗi cách học, nhơn phẩm cao hay thấp, khoa trường lấy hay bỏ, đều theo nề nếp ấy. Lối học như thế, nên nhơn tài kém lần đi, nhưng thói quen đã lâu, đổi ngay cũng khó, vài năm sau sẽ lần lân bàn mà đổi lại".

Vua nước Diến Điện khiến Sứ qua thông hảo. Khi trước quan trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt khiến thuộc là Nguyễn Văn Độ đi thuyền buôn qua nước Hồng Mao mua đồ binh khí, nhơn gió trôi vào trấn Đào Oai nước Diến Điện, Diến Điện biết là người nước ta, hậu đã đưa về, khiến Bồi thần đem quốc thơ và phẩm vật qua dâng: (1 tấn vàng, 40 cái nhẫn, 1 hộp trầu sơn son, 1 chuỗi châu bất nhiên, 1 bức mền tơ đỏ, đại hồng ti trừu, tố hông ti trừu mỗi thứ 2 bức), xin ta đừng giao hiếu với Xiêm nữa. Ngài nghĩ rằng: không nên bỏ tình giao hiếu mà gây sự cừu thù, không cho. Ngài lại nghĩ Sứ thần từ xa vượt biển mà tới, bèn trả đồ cống lại mà tặng hảo quốc vương và thưởng Sứ thần (tặng hảo quốc vương 32 cân quế, sa, lụa, hàng, trừu, mỗi thứ 100 cây, đàng cát 1.000 cân; thưởng Chánh sứ 100 lượng bạc, Phó sứ

80 lượng bạc, mỗi người một cái áo bào song khai bằng đoạn thêu hình mảng và một cái quần; cho Bồi sứ 5 người, mỗi người 60 lượng bạc, một cái áo nhung trung khai, và một cái quần; cho tùng quân 40 tên, mỗi tên 4 lượng bạc, một cái áo đoạn bỏ trung khai và một cái quần), làm tờ thơ đáp lại; chỉ lấy một cái nhẫn khảm bằng bửu thạch đó, để cho bằng lòng người Diến Điện mà thôi, khiến Quản cơ Nguyễn Văn Uẩn, Chánh tuần hải quận dinh Hoàng Trung Đông đem thuyền binh đưa Sứ đến giáp giới Diến Điện rồi về; lại đem việc ấy báo cho Xiêm biết, Xiêm đưa thơ qua tạ.

Năm Giáp Thân thứ V (1824), tháng giêng, khiến quan Tham tri bộ Hình là Võ Xuân Cẩn, Thủy quân là Hồ Tấn Hiệu, Thiêm sự là Nguyễn Công Đàm chia đi phát chẩn cho dân đói ở Nghệ An.

Tháng 2, trấn Thanh Hóa bị hạn, đất động, quan trấn không tâu; Ngài nghe, ban quở. Trấn ấy lại bị mất mùa, gạo kém, Ngài khiến phát lúa kho bán cho dân.
Lại đào sông Vĩnh Tế (năm ngoái còn lại 1.700 trượng, nay lại đào, đến tháng 5 mới xong, dựng bia làm ghi).

Lại định cấm thuế Nha phiến.

Tháng 4, tha thuế điền mùa hạ bị tai cho Thanh, Nghệ và Ninh Bình; Thanh Hóa thời tha cả; huyện Đông Thành ở Nghệ An cũng tha cả; còn huyện Quỳnh Lưu không có ruộng hạ, mà ruộng hạ Đông Thành thời bị hại lắm, truyền cho mượn lúa giống hơn 6.000 hộc.

Khiến Tổng trấn Bắc thành là Lê Chất thống lãnh 4 vệ lính Kinh, đi kinh lược các địa phương ở Thanh, Nghệ (hai trấn ấy đói, trộm cướp nổi lên).

Ban An dụ khắp trong ngoài, cho tha thuế khác nhau.

Vua nước Chân Lạp là Nặc Chân đưa thơ cho quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thụy xin cắt đất 3 phủ: Lợi Kha Bát, Chân Sum, Mật Luật để trả ơn ôngThụy, cũng như việc trả ơn ông Mạc Thiên Tứ đời xưa. Thụy đem thơ ấy báo thành Gia Định, quan thành ấy tâu lên, Ngài khiến Đình thần bàn; Lê Văn Duyệt tâu rằng: "vua Chân Lạp không phải bản tâm báo ơn Thụy, chẳng qua vì người Xiêm nuôi em nó, nên nó muốn cho ta bảo hộ được bền vững đó thôi; ta mà nhận cả, thời giống như tham, mà người Xiêm có điều nói được; ta mà khước cả, thời e không phải ý đức Thế tổ Cao Hoàng đế ta trù nghĩ việc ngoài biên; vả lại đất 3 phủ ấy thời đất Lợi Ý Bát hơi xa, khước đi cũng phải, còn đất Chân Sum, Mật Luật thời ở chính giữa đất Châu Đốc và Giang Thành ta, xin nhận lấy đất mà đừng thâu thuế, khiến cho nó biết Triều đình ta chỉ lo việc ngoài biên, không phải vì tham lợi, nhơn đó mà thương yêu dân, khiến chúng nó dầm thấm ơn ta, vui lòng thần phục, ngày sau cũng có thể dùng được; nay mà không lấy, ngoài biên nếu có việc gì, thời Châu Đốc, Hà Tiên ta chưa chắc giữ được, mà phiên lỵ thành Gia Định phải yếu". Trịnh Hoài Đức bàn rằng: "Duyệt bấy lâu nay giữ nơi trọng khốn, đã biết tình thế ngoài biên, xin châm chước mà dùng lời tâu ấy". Ngài cho phải, khiến Thụy nhận lấy dân phủ Chân Sum và Mật Luật, coi ngó dạy bảo, còn thuế thời cứ giao cho vua nước nó; nhưng phải làm tờ thơ mà đáp lại cho Chân Lạp.
Tháng 5, khiến quan Tổng trấn Bắc thành Lê Chất về lỵ sở (khi trước ông Chất phụng mạng đi Kinh lược Thanh, Nghệ).

Trấn Sơn Nam, Nam Định, Sơn Tây và Bắc Ninh từ mùa xuân đến mùa hạ không mưa; lúa, khoai, đậu khô héo nhiều, mà dân không báo tai, trấn không có án khám, quan Tổng trấn đem tình trạng dân cực khổ tâu lên, Ngài truyền tùy bậc tha thuế.

Cho thân huân công thần lúc trung hưng cả thảy 10 người được tùng tự trong nhà Thế miếu.

Cho quan Lang trung bộ Lại là Nguyễn Công Trứ, quan Lang trung bộ Lễ là Thân Văn Quyên đều thọ chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám. Vì Hoàng Kim Hoán tâu: "hai ông ấy, một ông là khoa mục giỏi, một ông là cống cử có tiếng, có thể làm khuôn phép được". Nên Ngài mới bổ cho chức ấy.

Tháng 6, sông Gia Định 6 ngày nước trong suốt hơn 10 dặm, quan Tổng trấn tâu lên, Ngài nghĩ sông trong hai lần, ấy là trời cho điềm tốt, càng kính sợ thêm; khiến quan lập một đàn kính tế.

Mới đánh thuế đinh đất Hà Tiên, dân Hán, dân Minh Hương khác nhau; còn sản nghiệp thời người Chân Lạp không so với dân Hán được, chỉ mỗi năm thâu tiền suất đinh mà thôi.

Tháng 7 nhuận, cho dân đói trấn Hải Dương mượn lúa.

Tháng 8, nước Xiêm khiến Sứ tới cáo tang vua Phật vương, quanTổng trấn Gia Định tâu lên, Ngài khiến bãi triều 3 ngày. Sứ Xiêm đến Kinh, Ngài cho lên điện, ban hỏi rằng: "Xiêm với Diến Điện thù oán đời đời, nay Hồng Mao đánh Diến Điện, nếu được thời chắc sẽ đánh luôn đến Xiêm, vậy thời Xiêm có thể lo, không thể mừng đâu". Bèn hậu đãi cho về, liền khiến Sứ đem đồ tới điếu.

Chưởng cơ Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Thắng dâng sớ xin về nước; Ngài cho.

Lại định thuế kim hộ Quảng Nam: Định thuế vàng mỗi năm một người nạp 3 đông 3 phân, tha khỏi thuế thân.

Tháng 10, tha thuế ruộng mùa thu bị tai cho huyện Đông Thành ở Nghệ An, lại hoãn đòi lúa giống cho mượn khi trước.

Tháng 11, quan Thị đốc học sĩ hưu trí là Trần Văn Tuân có tội phải giảo giam hậu. Tuân khi trước bảo hộ nước Chân Lạp, người Chân Lạp tin yêu; đến khi về Gia Định, người Chân Lạp thường qua lại đưa đồ và hỏi thăm; gặp khi ấy có tên Thông ngôn Lê Văn Chân riêng qua đất Chân Lạp. Lê Văn Duyệt bắt được, nhơn lấy được thơ vua Chân Lạp đưa cho Văn Tuân, mới đem việc ấy tâu tham, xin cứ luật "Giao thông ngoại cảnh" mà nghĩ trị.

Tháng 12, nước Đại Pháp khiến người đem Quốc thơ và phẩm vật tới xin thông hiếu, tàu đến cửa Đà Nẵng, quan dinh Quảng Nam tâu lên, Ngài ban rằng: "nước Pháp với Anh Cát Lợi thù nhau, năm truớc nước Anh thường cầu nạp khoản, ta khước không chịu, nay có lẽ nào cho nước Pháp thông hiếu nhưng ta nghĩ đức Hoàng khảo ta khi mới khai quôc, có khiến ông Anh Duệ thái tử qua nước Pháp, vẫn có ơn cũ, nếu khước ngay đi, e không phải ý đãi người xa". Bèn khiến làm tờ thơ sở Thương bạc trả lời và thưởng cấp cho về; còn quốc thơ và phẩm vật không cho dâng lên.

Quan thành Gia Định tâu: "Đạo Quang Hóa giáp với Chân Lạp, ngoài tiếp Thuận Thành, trên thông Ai Lao, thành ấy rất là quan yếu, nhơn nay yên lặng, nên phải giữ phòng; xin lượng trích dân phụ cận 50 người lựa bổ vào lính Phiên bình hậu cơ, thúc làm đội nhì Phiên võ, để cho người quen thủy thổ và tiện phòng giữ". Ngài theo lời tâu.

Ưng hòa công là Mỹ Đàng có tội, truất làm thứ nhơn (Mỹ Đàng là con ông Anh Duệ). Năm Ất Dậu thứ VI (1825), tháng giêng, tha thuế thân năm ấy cho trong ngoài các trấn.

Khiến quan Quốc tử giám lựa cử Giám sanh tùy tài mà dùng. Quan tế tửu Trần Trọng Tuân, Tư nghiệp Thân Văn Quyền vì dạy bảo không chăm, tuyển cử không tinh, phải truất; khiến các quan xét hạch sanh viên, phân biệt kẻ hay người dở, hạng ưu là bọn Nguyễn Quốc Tá 7 người, cho thọ làm Khiển thảo; hạng bình ở lại học; hạng thứ đình một tháng bổng; còn hạng liệt thời thải về.

Tháng 2, mới đặt chức Tri huyện huyện Long Xuyên và Kiên Giang.

Hiệp tá đại học sĩ Trịnh Hoài Đức mất. Trịnh Hoài Đức là trọng thần trong nước, khi mới trung hưng, được yêu dùng nhiều; đi sứ nước Đại Thanh, cầm quyền thành Gia Định, công nghiệp rỡ ràng; kịp khi mất, Ngài thương tiếc lắm, tặng cho chức Thiếu bảo Cần chánh đại học sĩ, tên Thụy là Văn Khắc, cho tế và cấp tuất hậu lắm.

Tháng 3, đào sông Vĩnh Định ở Quảng Trị. Vì bấy giờ các trấn lâu không mưa, giá gạo hơi cao, Triều đình bàn khởi việc công dịch để lấy tiền nuôi dân. Sông đào xong, tùy bậc thưởng cấp.

Tháng 4, trấn Thanh, Nghệ giá gạo hạ mau lắm, quan trấn chưa tâu báo, Ngài ban dụ quở. Cách vài ngày tờ tâu đến, Ngài xem mừng lắm; nhơn sắc cho các địa phương cứ giá gạo nơi lỵ sở, một tháng tâu một lần; gặp có gió, mưa, hạn, lụt khác thường, phải cứ biệt tập tâu ngay, do tòa Khâm thiên giám chuyển tâu lên.

Ngài ngự tuần thú dinh Quảng Nam. Ngày Ất Vị từ Kinh sư ra đi, ngày Đinh Dậu qua núi Hải Vân, rồi đi biển đến cửa Đà Nẵng. Bấy giờ có tàu buôn Thái Tây nghe thuyền Ngài đến, phát 21 tiếng súng mừng, là theo quốc tục lễ mừng vua. Ngài khiến đem trâu và ngựa ra cho. Ngày Mậu Tuất thuyền Ngài đến bến Hóa Quê, ngự lên núi Ngũ Hành; ngày Canh Tí đến dinh Quảng Nam, tha thuế thân toàn hạt ấy 10 phần cho 3 phần; ngày Quý Mão trở về; tùy bậc thưởng tiền cho lính hầu ngự.

Lại đào sông Vĩnh Điện. Ngài đi nam tuần xem thấy đàng sông hẹp, nên khiến đào cho sâu.

Mới chế tiền đồng nặng 9 phân; vì nghĩ chất tiền mỏng thời hay hư, mới ban thức cho trường đúc tiền ở Kinh và cuộc Bảo tuyền (1) ở Bắc thành đúc lại; còn thứ tiền đồng cũ nặng sáu phân thời không dùng nữa, chỉ có tiền kẽm nặng sáu phân thời cứ tiêu dùng như cũ.

Đồn Oai Viễn tại Gia Định xin cải đồ y phục theo như tục Hán; Lê Văn Duyệt tâu lên, Ngài cho. Tháng 7, có năm huyện ở Hải Dương, Nam Định thuộc về Bắc thành, nhơn trời hạn, nước mặn lên, có nơi không cấy được, có nơi cấy mà bị hạn, quan Tổng trấn tâu lên, Ngài khiến khám xét nơi nào không cấy được thời tha thuế, nơi nào tổn hại thời cứ lệ mà tha cho.

Trấn Nghệ An, Nam Định bị gió bão, thuyền chìm, nhà hư, người chết đuối nhiều, Ngài khiến phát tiền chẩn cấp.

Ngày Giáp Tuất, sao Chổi mọc phương đông nam, về phần sao Mão, chỉ qua Tây Bắc, sau lần lần nhỏ lại, đến đầu tháng 11 mới lặn.

Tháng 9, lại định phép dạy, phép khảo, phép hạch, phép thi học trò và phân biệt các học thần kẻ hay người dở. Các phép ấy kể từ năm thứ 7 hiệu Minh Mạng thi hành là đầu.

Tháng 10, trấn Nghệ An có trộm cướp, Ngài cho Trương Văn Minh làm Trấn thủ, Nguyễn Đức Nhuận làm Tham hiệp. Nhuận đến trấn rồi, trộm càng nhiều, Nhuận tự xin đem binh trong trấn tùy cơ nã bắt. Ngài cho.

Định lệ quan văn quan võ các trấn xin ý kiến nhau (vì bấy giờ quan văn quan võ lấy phẩm hàm chống nhau, vậy nên mới định từ nay phàm quan Hiệp trấn và Tham hiệp tới lỵ sở, mà thuộc biền đến yết kiến, nếu thuộc biền hàm cao, thời làm lễ hai ấp, quan văn đáp lại 4 ấp; hàm ngang nhau, thời làm lễ 4 lạy, quan văn cũng 4 ấp; hàm thấp thua phải 4 lạy; quan văn cứ ngồi chấp tay giơ lên).

Tháng 11, quan thành Gia Định tâu: "Sổ đinh biệt nạp trong hạt chỉ có dân hạng tráng, hạng lão và hạng tàn tật mà thôi; mà Minh Hương lại có hạng cùng khỏi thuế; vả chăng trong 10 đinh thời được kể một tên cùng, là lệ dân thiệt nạp, nay Minh Hương cũng biệt nạp như dân khác, thời giống như bên khinh bên trọng; xin phàm trong sổ những hạng cùng đem làm hạng tráng cả, cứ lệ mà lấy thuế". Ngài theo lời tâu.

Quan Tế tửu Quốc tử giám là Phan Bảo Định điều trần 5 việc: 1. là mở kinh diên; 2. là trừ trộm cướp; 3. là nghiêm răn việc tang hối; 4. là cấm cờ bạc; 5. là định lệ tuần ty thâu thuế (xin sai thuộc viên biền binh thâu thuế chánh cung, nếu có kẻ cướp thời hiệp với lính đồn nã bắt, vậy thời làm một việc mà được hai). Ngài ban khen.

Năm Bính Tuất thứ VII (1826), tháng giêng, đòi hiệp trấn Nghệ An Võ Xuân Cẩn về Kinh để thăng chức khác, đem Tham tri Nguyễn Khoa Hào thay chức.
Quan Bắc thành tâu: "Trong 13 huyện trấn Hải Dương nhơn đói lưu tán hết 108 làng, ruộng bỏ hoang hết 12.700 mẫu, thuế mùa đông năm ngoái không lấy gì nạp được". Ngài khiến tha thuế cả.

Khiến Trấn thủ Bình Hòa Nguyên Văn Quế, Trấn thủ Phú Yên Trương Văn Chánh, Trấn thủ Thuận Thành Nguyễn Văn Vĩnh chia 3 đạo quân tới đánh giặc Mọi.
(1) Bảo tuyền là cuộc đúc tiền.

Tháng 2, ngự Thổ trấn Nam Định là Võ Đức Cát (nguyên nó làm Thủ ngự ở đồn Ba Thắc, vì con nó giết người nên phải cách) củ tập bọn Phan Bá Vành, Nguyễn Hạnh mưu khởi ngụy, cướp phủ Trà Lý và Lân Hải; Thủ ngự Đặng Đình Miễn, Nguyễn Trung Diễn bị hại; Trấn thủ Lê Mậu Cúc đánh với nó bị chết; quan quân chết vài mươi người, còn thời tan chạy cả; súng, khí giới, thuyền mất hết. Quan Tổng trấn nghe báo, liền khiến Thống chế Trương Phúc Đặng theo đánh giặc tan, làng Đông Hào (về huyện Giao Thủy) bắt được Võ Đức Cát đem nạp, giết ngay.
Hữu Tham tri bộ Hình Nguyễn Hựu Nghi và Thượng bảo khanh Hoàng Quýnh bị truất: vì mùa thu năm ngoái đi chấm trường Nghệ An trái phép, phái quan trấn là Võ Xuân Cẩn tâu tham.

Tháng 3, mới đặt lính Giáo dưỡng: cho từ con Suất đội trở lên tình nguyện thời cấp cho lương tháng, khiến quan Đại thần chuyên quản, cho học võ nghệ.

Tháng 4, Ngài ngự tới dinh Quảng Bình, tha thuế thân năm ấy cho dinh Quảng Bình, Quảng Trị, 10 phần cho 3. Lại nghĩ hai hạt ấy tiết thứ báo tai, tha khỏi khám và tha thuế điền 10 phần cho 5.

Tháng 5, đặt vệ quân Kiên hùng ở Hà Tiên. Hà Tiên có dân Chân Lạp biệt nạp, hơn 500 người, quan thành Gia Định xin thúc làm 10 đội; đặt một Chánh đội, một phó đội, một Trưởng chi, theo như lệ đồn Oai Viễn; phàm những họ, tên đều đổi tiếng Mọi mà dùng chữ Hán. Ngài cho.

Tháng 6, giặc Thổ ở Thanh, Nghệ đều yên, tướng giặc Ninh Đăng Tạo trốn xa; Ngài khiến triệt binh về. Sau tên Tạo đến Bắc thành đầu thú, đem giết ngay.

Tháng 7, Gia Định có bệnh dịch, binh và dân chết đến 18.000 người; từ Bình Thuận đến Quảng Bình báo tai. Ngài khiến lập đàn tế cầu tại Kinh, các trấn đều lập đàn tế cả; lại tha thuế năm ấy cho Gia Định.

Chưởng hậu quân Quận công Lê Chất mất. Ngài thương xót, đình triều 3 ngày, tặng chức Thiếu phó thụy là Đõng Nghị.

Nước Xiêm khiến Sứ qua tạ ơn và báo tang Tổ mẫu trong nước. Khi Sứ tới Kinh, Ngài thong thả hỏi rằng: "Hồng Mao với Diến Điện sắp đánh nhau, ta nghĩ như để hai nước nó giữ nhau, thời Xiêm tính việc trong nước được; nếu có một bên được, thời Xiêm có thể không yên". Rồi hậu tặng cho về.

Ngài mở địa đồ chỉ bảo các quan rằng: "Ta nghe Xiêm La với Hồng Mao cấu kích nhau; nếu đánh nhau, thời đất Hà Tiên là nơi hai nước xung đột, ta nên trù tính thế nào mà phòng bị; huống Xiêm là lân hiếu với ta, như nó cấn nạp, nên cứu hay không, thiệt là khó xử".

Thuyền chủ nước Đại Pháp là Cốt Tu My tới buôn ở cửa Đà Nẵng, đem dâng đồ hóa vật của Nguyễn Văn Chấn gởi qua; Ngài khiến đem để vào kho, mà trả giá 7.680 lượng bạc; lại tha thuế thuyền nhập cảng 10 phần cho 5; phát phẩm vật trong kho gởi cho ông Chấn, ông Thắng và gởi sắc dụ hỏi thăm.

Định lại lệ thuế xã Minh Hương biệt nạp ở các xứ: nỗi người nạp một năm hai lượng bạc, dân đinh già yếu cho nạp một nữa, dungg dịch thời tha cả.

Định điền thuế người Tàu ở Gia Định. Đất Gia Định núi chầm nhiều lợi, người tỉnh Mân, Quảng đến ở ngày càng đông, làm nghề buôn, nghề ruộng, mỗi năm nạp tiền dung dịch mỗi người 6 quan 6 tiền, hạng cùng làm thuê thời tha thuế; nhưng thường năm xét người nào có tư cơ thời mới lấy thuế.

Thuộc hạt trấn Hải Dương thường năm mất mùa luôn, giặc phá, dân lưu tán; quan Tổng trấn không tâu. Ngài dụ ban quở. Nguyễn Hữu Thận mới trích những sự cực khổ 37 làng tâu lên. Ngài khiến những thuế phải nạp năm ấy và tiền lúa năm trước còn thiếu đều tha cả.

Tháng 8, cấp cho Khâm thiên giám một cái Phong vũ xích và một cái Hàn thử xích; lại cấp cho thành Gia Định mỗi thứ hai cái và cho xứ Cực bắc là trấn Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cực nam là 3 trấn Hà Tiên mỗi trấn một cái Hàn thử xích để trắc nghiệm, cuối năm hội biên đưa về Bộ để tâu.

Cho Lễ Chung tập phong tước Ứng Hòa hầu, ban sách mạng để chủ việc tế ông Anh Duệ hoàng thái tử.

Thuyền buôn nước Anh Cát Lợi bị nạn đậu tại BìnhThuận, Ngài khiến quan trấn đem tiền gạo cấp cho; rồi bọn nó có 7 người thiện tiện qua thành Gia Định, Ngài khiến đưa vào Gia Định cả, chờ gió thuận đưa về.

Tháng 9, trong Kinh kỳ bị lụt, bão, nước tràn; Nam, Nghĩa cũng báo tai; Ngài khiến chẩn cấp. Tháng 10, phân phái những Cống giám đậu Khiêu hơn 60 người ra hậu bổ Tri huyện các thành, dinh, trấn, để học tập chánh sự, huyện nào khuyết thời cho đi quyền, làm việc giỏi thời cho thiệt thọ ngay. Ngài cho bọn ấy bái kiến tại Đông Các, đinh ninh cáo dụ: trước dạy nghĩa vua tôi, cha con, sau dạy đạo làm quan tận chức; rồi mỗi người 20 lượng bạc và cho đi trạm; những Hương cống hậu bổ ấy số người Nghệ An nhiều hơn, Ngài mới ban hỏi quan Tham tri Phan Huy Thực, Thực tâu rằng: "học trò Nghệ An chăm học nhiều hơn". Ngài ban rằng: "ta xem người Nghệ An khí phách hào mại, trừ Phú Xuân, Gia Định ra, còn các trấn đều tha cả, nên Liệt thánh xưa lựa thân binh người Nghệ An phần nhiều".

Khiến dân châu Bố Chánh ở Quảng Bình đổi cách ăn mặc.

Tháng 11, mới định lệ thưởng phạt về việc hình án hơn kém, kể từ tháng giêng hiệu Minh Mạng thứ 8 làm đầu (như những kiện: mạng, trộm, địa giới, trộm trâm, giảo, thời trong 3 tháng kết án cho xong).

Tặng cho Tri huyện Phù Ninh ở Sơn Tây là Nguyễn Thế Cát hàm đồng Tri phủ. Bấy giờ tướng giặc ở Sơn Tây là Lê Trọng Liên ăn cướp làng Viên Lãng, hạt Phù Ninh, dân làng bắt được đảng ấy 6 tên; Thế Cát qua khám giải về, đi qua đàng Tử Đà, giặc xông ra đánh, cướp lấy tù, Cát bị hại; việc tâu lên, Ngài ban gia ơn truy tặng và cho tiền 50 quan. Sau quan dinh bắt được tên Liên, đem giết (Thế Cát sau được liệt tự vào miếu trung nghĩa).

Tháng 12, giặc Thổ ở Nam Định là Phan Bá Vành với Nguyễn Hạnh (ngụy xưng Hữu quân) đem hơn 5.000 quân xâm cướp các huyện Nghi Dương và Tiên Minh ở Hải Dương; lại liên kết với đảng Tàu Ô cướp ngoài biển, chống với quan quân, quan Trấn thủ là Nguyễn Đăng Huyên đánh không được, quan Tổng trấn Bắc thành tâu lên, Ngài thăng cho Trương Văn Minh hàm Tiền phong đô Thống chế chuyên quản lính Bắc thành, hiệp đồng với Nguyễn Hữu Thận coi việc quân.

Chuẩn cho quan Tham hiệp Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ, Tham hiệp Nghệ An là Nguyễn Hữu Thận, Trương Văn Minh tham tán việc quân; binh Nghệ An thời giao cho Đức Nhuận đem qua sai phái; khiến Quản cơ Thanh Hóa là Võ Văn Bảo coi 4 chiếc thuyền quân; Quản cơ Nghệ An là Trương VănTín coi 14 chiếc, mau tới Hải Dương hội hiệu.

Năm Đinh Hợi thứ VIII (1827), tháng giêng, Hoàng hậu lục tuần đại khánh tiết, ban 13 điều ân chiếu ra trong ngoài.

Khiến quan trấn Nam Định xét thiệt trạng quan, lại, binh, dân tâu lên.

Phan Bá Vành lại tụ chúng ở phủ Thiên Trường và Kiến Xương, quan Bắc thành xin phái thêm lính Kinh với thuyền và súng cho mạnh thêm thế quân. Ngài khiến quan Hậu quân phó tướng Ngô Văn Vĩnh đem quân Hậu bảo Vệ nhì qua Bắc thành hội tiễu, lại phái Trung dinh Tả dinh vệ quân Thần sách ở Nghệ An mỗi dinh một viên Vệ úy theo sai phái ngoài Bắc thành.

Tháng 2, cho Thân Văn Duy quyền coi tào binh Bắc thành, nhưng cho tham tá việc quân. Duy thấy giặc lâu chưa yên, dâng sớ xin đi, Ngài khen mà cho.

Tên Vành đem quân vây Phạm Đình Bửu ở chợ Quán. Phạm Văn Lý, Nguyễn Công Trứ chia 3 đạo quân tới cứu, trong ngoài giáp đánh, giặc tan, Vành chạy vào làng Trà Lũ, đắp thành, đào hào, làm mưu cố giữ.

Giặc Thổ ở Gia Định yên. Vành ở làng Trà Lũ, quan quân vây giữ thế nó cùng, toan nhơn đêm chạy ra biển, phái Phan Bá Hùng đón giữ, quan quân thẳng vào đến nơi, bắt được tên Vành và đảng nó hơn 760 người, thuyền và súng lấy được hết, tờ báo tiệp tâu lên, Ngài tùy bậc ban thưởng.

Tháng 3, khiến quan Thống chế lãnh Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Hiếu, Hình bộ Thượng thơ là Hoàng Kim Xán kinh lược trấn Sơn Nam và Nam Định,Thân Văn Duy tham tá việc kinh lược; khiến đình thần bàn mấy điều khoản: "thương yêu dân điêu tàn, chỉnh đốn các quan lại"; chuẩn cho thi hành.

Vạn Tượng với Xiêm đánh nhau, Ngài nghĩ thượng đạo Cam Lộ thông với Xiêm, bèn khiến Quản đạo Tống Văn Uyển dò xét việc ấy.

Ứng Hòa hầu Lệ Chung đổi phong làm Thái Bình hầu.

Tháng 4, các quan Kinh lược đến Nam Định, xét hỏi những điều cực khổ dân, nơi nào bị giặc phá đốt thời cấp tiền lúa, nơi nào bị hại thời cho tiền tuất; xét việc kiện cáo và việc gian tham, quan lại ai cũng sợ hãi. Chánh án ở Nam Định là Phạm Thanh, thơ ký Bùi Khắc Kham tham nhũng lắm, khiến giải đến chợ chém ngang lưng, tịch gia sản phát cho dân cùng; Tri phủ Nguyễn Công Tuy tham tàng, tội phải chết; lại xét Đồng tri phủ Ưng Hòa là Phạm Thọ Vực, Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm để nha lại làm những điều tệ, phải cách chức cả; còn những người nào không xứng chức cũng phải bãi về hết thảy.
Đúc lại tiền đồng lớn hiệu Gia Long thông bửu, cứ nặng một đồng cân làm chừng (là muốn tỏ rõ mỹ hiệu Hoàng Khảo Cao Hoàng Đế cho lâu dài).
Tháng 5, mới đúc tiền đồng lớn hiệu Minh Mạng thông bửu, cứ nặng một đồng cân làm chừng. Quốc trưởng Vạn Tượng là A Nổ đánh với Xiêm bị thua, con là Chiêu Ba Thắc bị Xiêm bắt, A Nổ chạy ra Tam Động xin phụ làm dân ngoài biên, dâng chức cống, để cầu cứu. Ngài khiến đem lính Thanh, Nghệ giữ bờ cõi nước mình.

Khiến quan Thống chế dinh Long Võ là Phan Văn Thúy sung chức Kinh lược biên vụ đại thần, khiến lãnh chức Trấn thủ Nghệ An; Phó tướng Nguyễn Văn Xuân sung chức Bang tá đại thần; Đoàn Văn Trường, Lê Văn Xuân sung chức Bang tá đại thần; Đoàn Văn Trường, Lê Văn Quyền đều sung chức Bang tá; Thượng thơ Trần Lợi Trinh sung chức Tham tán, đem 2.000 lính Kinh, 30 con voi; lại khiến quan Thái y đi theo quân điều hộ, tới cứu Vạn Tượng và phòng giữ Xiêm.
Tháng 5 nhuận, người Xiêm đánh tiếng: trước lấy Vạn Tượng rồi sau lấy Lạc Hoàn. Ngài dục bọn Phan Văn Thúy tấn quân và đưa thơ cho A Nỗ, nói rằng: "quan binh đã tới đó, thêm quân đóng giữ, ngươi nên chọn nơi đóng vững, đừng sợ gì".

Khi trước Nguyễn Văn Chấn có dâng hai cái thước đồng Thái Tây tên là Đồng Nhật Khuy, Ngài để một cái trong cung, một cái cho Khâm thiên giám, chưa ai biết phép dùng thế nào. Ngài thường thong thả xem, biết được phép, mới bảo Phan Huy Thực, Nguyễn Danh Bi rằng: "thước đồng nầy bằng, nghiêng, cao, thấp, phân biệt độ số, gần thời đo được núi non, xa thời xem được trời đất, phép tài lắm". Nhơn chỉ bảo rõ ràng, khiến tự suy nghiệm.

Cho giảm thuế ruộng trấn Định Trường, Sơn Nam, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương; vì mùa đông năm ngoái phải tai hạn, sắc cho các trấn dâng án khám rồi sẽ nghĩ cho giảm, mà trấn Định Tường đã khiến dân nạp xong rồi, Ngài cho chiếu theo số được giảm, để khấu thuế năm sau, mà phạt bổng quan trấn.

Phan Văn Thúy đến Nghệ An, ủy cho Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Quyền tấn quân đóng ở đất Kỳ Sơn, Đoàn Văn Trường đóng quân ở đất Quy Hợp, Nguyễn Công Tiệp tá lý việc quân; Thúy đem quân tiếp đến, khiến người đi mật thám, thời lính Xiêm đã đi rồi, người mật thám đến thành Vạn Tượng đưa thơ rồi trở về.
Đoàn Văn Trường từ Quy Hợp tấn quân đóng Tam Động, A Nỗ nghe quan binh đến, lại về ở Tam Động.

Kinh lược sứ Nguyễn Văn Hiếu tâu xin trù tể trấn Sơn Nam và Nam Định, Ngài khiến tha thuế năm nay và thuế còn thiếu năm trước, binh diêu tạp dịch cũng đều hoãn cho cả.

Tháng 6, tù trưởng Trấn Ninh là Chiêu Nội xin theo ngạch dân mình. Trấn Ninh nguyên thuộc về nước ta, đời Gia Long mới đem đất ấy cho Vạn Tượng; đến đây Nam Chưởng nhờ thanh thế Xiêm tới xâm Trấn Ninh, vừa người mật thám ta đến, Chiêu Nội lại mưu theo về nước ta và xin tân binh để ngăn Nam Chưởng. Ngài dụ cho bọn Nguyễn Văn Xuân qua Trấn Ninh đóng quân giữ'; bọn Văn Xuân khiến Vệ úy Tạ Quang Cự, Nguyễn Văn Linh đem 600 lính đi trước; nhơn tâu rằng: "từ Kỳ Sơn đến Trấn Ninh, khe núi hiểm mà cao, vận chở không được". Ngài dụ rằng: "Trấn Ninh trả về ta, ta nhơn mà chịu lấy, danh nghĩa rất đáng, huống chi rộng được bờ cõi cho ta, mạnh được phiên hàn cho ta, cơ hội ấy không nên bỏ mất. Nay đồn Lãn Điền hiện chứa muối gạo hơn 3.000 phương, vận qua cũng tiếp được, nên trước khiến người truyền bảo cho Chiêu Nội, phải chứa lương cho nhiều; Lê Văn Quyền đóng lại Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Trinh lập tức lựa tinh binh tấn phát, mỗi người mang lương và bạc mà qua; hễ ngày nào đến nơi thời trù lương hướng, sửa thành đồn, yêu ủy cho dân Mọi sở tại, hỏi cho rõ những các ngạch thuế đất đai và dân đinh, mà nhứt thiết những công việc sắp đặt ngày về sau, thời tùy việc tâu lên".

Ngài cùng các quan bàn việc ngoài biên rằng: "đất Trấn Ninh hiểm yếu, khi trước Lê Duy Mật giữ đó được hơn 30 năm hình thế rất hiểm; chỉ có việc Vạn Tượng thiệt khó xử mà thôi; nay nên đưa thơ cho Xiêm, rồi sẽ liệu lý mới phải". Thống chế Trần Văn Long tâu rằng: "Xiêm là lân quốc ta, nay dùng binh mà không nói với ta, ấy là giấu ta, thời ta giả như không biết, đưa A Nỗ về nước, còn phải đưa thơ làm gì". Tống Phúc Lương tâu rằng: "Xiêm cùng ta giao hiếu đã lâu, ta giúp Vạn Tượng mà không đưa thơ cho Xiêm, thời được bên này mất bên kia, không phải kế vẹn toàn, xin nghĩ cho kỹ".

Định lệ mỗi năm cấp tiền công nhu cho lục Bộ các nha (năm ấy tiền đầu đèn tốn hết 1.000 quan).

Tháng 7, nước Xiêm nghe quân ta đến gần cõi, mới để lại vài trăm lính cùng với em A Nỗ là Ấp

Ma Hạt đóng ở thành Vạn Tượng; còn bao nhiêu đem về cả. Ngài nghe từng việc ấy, dụ cho Đoàn Văn Trường lựa 1.000 lính tinh tráng ở lại giữ Quy Hợp, Phan Văn Thúy đem đại đội binh tượng về thành Nghệ An nghỉ ngơi.

Nguyễn Văn Xuân, Trần Lợi Trinh đem quân đến Trấn Ninh, quan Nam Chưởng nghe tiếng bỏ đi rồi quân ta lượng để lónh khỏe mạnh 300 đóng lại giữ, bọn Văn Xuân đều triệt quân về Nghệ An, cho Quốc trượng Vạn Tượng là A Nỗ trú ở công quán Nghệ An, khiến A Nỗ cho đứa con Ấp Ma Hạt về, để xem tình thế thế nào (nguyên mẹ con Ma Hạt 4 người theo A Nỗ chạy về mình).

Bắc thành lụt lớn, Sơn Tây, Sơn Nam và Nam Định vỡ đê, ruộng ngập, người chết đuối nhiều; quan Bắc thành phái người đi phát chẩn và đem việc ấy tâu lên, Ngài dụ cho quan trấn cấp thêm.

Tù trưởng Trấn Ninh là Chiêu Nội biên những số dân và đất đai trong hạt đem dâng (đinh 3.000 người, ruộng 28 sở) xin định lệ cống. Ngài cho Chiêu Nội làm chức Phòng ngự sứ, quản lý việc phủ Trấn Ninh; còn Thổ mục 7 huyện thời đều cho làm chức Thổ tri huyện, huyện thừa, đều dụ khiến cho giữ đất trị dân, kính tuân triều cống, cấm không được theo làm việc với Vạn Tượng nữa.

Tháng 9, khiến quan Giám thành Lê Đức Lộc, Nguyễn Công Tấn đem binh trấn Nghệ An, một đàng theo Quy Hợp qua Lạc Hoàn, một đàng theo Lãng Điền qua Trấn Ninh, đều thẳng đến thành Vạn Tượng; phàm đi qua núi sông nào hình thế hiểm yếu hay là bình dị và dân cư xa hay gần, nhà ở nhiều hay ít, đều phải vẽ đồ dâng lên.

Tháng 10, lại truyền dụ khuyên răn những tệ cũ của quan lại ngoài Bắc thành.
Tháng 11, mới định lệ cấp tiền công nhu cho địa phương, chiếu theo nơi nhiều việc, ít việc mà cấp (lệ cũ: lấy tiền mân trong thuế đinh, tiền thập vật trong thuế điền mà dùng, nay nạp về kho cả).

Có 3 tên Tù trưởng Mọi huyện Cam Cát, Cam Môn, Cam Linh về châu Trịnh Cao phủ Ngọc Ma trấn Nghệ An tới dâng đồn thổ sản, xin nội thuộc và chức cống. Ngài đều cấp cho dấu kiềm bằng gỗ, đồ ký bằng đồng, phong chức Thổ tri huyện, Huyện thừa, lại thưởng cho bạc; còn lễ cống cho sang năm sẽ hay.

Hoàng thái hậu lục tuần đạo khánh tiết, nước Chân Lạp khiến Sứ dâng lễ khánh hạ (đậu khấu, sa nhơn, cánh kiến, mỗi thứ 5 cân, 2 cái ngà voi, 2 cái sừng tê ngu, 2 đôi lộc nhung. Lạc Hoàn, Tam Động mỗi châu dâng 4 cái ngà voi, 1 cái sừng tê ngu).

Tháng 12, đặt 9 châu, 15 tổng về đạo Cam Lộ. Lúc bấy giờ các Mọi dâng sổ đinh, điền; dân đinh được 10.790 người, ruộng được 922 xứ. Ngài cho Sà trưởng đều làm Tri châu; Thổ đầu mục đều làm Chánh tổng.

Mới cấp tiền công nhu cho phủ; huyện; còn tiền lệ lấy của dân nhất thiết bãi hết. Khi trước tính lệ không có lương, nay cũng cho phân ban mà chi cấp.

Năm Mậu Tý thứ IX (1828), tháng giêng, trấn Hưng Hóa thám nghe nước Nam Chưởng chứa lương nơi biên địa, mưu phạm phủ Trấn Ninh, bèn đem việc ấy vào tâu; Ngài nghĩ Trấn Ninh mới phụ, làm thế nào để yên cho nó, mới cho quan Tư vụ Nguyễn Văn Lễ cải làm chức Cẩm y vệ hiệu úy, qua đó trú phòng; khởi phục Nguyễn Văn Hưng, Đinh Pbiên làm chức Chủ bộ, bang tá việc trú phòng; lại khiến phái 100 lính thần sách ở Nghệ An theo đi thú, bổng lương thời cứ quan Phòng ngự sử là Chiêu Nội cung cấp.

Tháng 2, mới mở ruộng tịch điền (1).

Tháng 3, châu Mang Vinh về phủ Cam Lộ dinh Quảng Trị có tên phạm trốn là A Điền Cáo họp 600 người Mọi phá dân châu ấy. Quan trấn khiến Nguyễn Văn Thạch đem quân đánh và dâng sớ về tâu. Ngài khiến Phó vệ úy Tôn Thất Chư đem quan Hiệp trấn Nguyễn Công Đàm qua Cam Lộ trấn áp. Thị lang bộ Lễ là Hà Quyền nghĩ mình từng coi việc nơi biên khổn, giữ gìn không cẩn thận, để cho tên Cáo vượt ngục trốn, làm hại dân ngoài biên, bèn dâng sớ nhận tội, xin đi. Ngài khen mà cho. Quyền đến Mang Vinh, Cáo nghe tiếng trốn trước, Quyền chiêu yên dân Thổ, khiến cho trở về làm ăn, rồi Quyền về Kinh.

Cho Thị lang Nguyễn Công Trứ làm chứ Dinh điền sứ. Khi trước Công Trứ dâng tờ sớ xin 3 điều: 10 nghiêm phép cấm để tuyệt bọn trộm cướp; 20 rõ thưởng phạt để khuyên răn quan lại; 30 mở ruộng hoang để giúp cho dân nghèo. Ngài cho, vì thế cho làm chức ấy.

Tháng 4, lại phái đội quân Tùng Thiện Nghệ An qua Tân Cương phủ Trấn Ninh, khiến Trú phòng là Nguyễn Văn Lễ quản lãnh kiểm thúc, đặt ra thập, ngũ, cấp cho lương tháng; lại lựa nơi hoang mảng, sức cho Chiêu Nội lượng cấp trâu cày, đồ làm ruộng, khiến đội quân ấy khai khẩn thành ruộng, để làm của riêng.
Khiến quan đi Kinh lược phủ Trấn Ninh. Nguyên A Nỗ nói rằng: "đã khiến người chiêu dụ bộ lạc ứng theo đượng gần vạn người; xin nhờ quan binh đưa đến giáp giới đánh tiếng cứu viện, để tôi đem binh thẳng đến thành cũ; nếu gặp binh Xiêm ngăn trở, tôi xin tự đương; việc xong rồi nếu Xiêm có lại khuấy nữa, thời tôi xin liều giữ thành trì, không dám như lối trước nữa". Ngài ban tờ sắc khuyên bảo A Nỗ và khiến Phan Văn Thúy sung chức Kinh lược đại thần, Nguyễn Văn Xuân làm phó, Nguyễn Khoa Hào sung chức Tham tán, đem 3.000 quân, 20 con voi qua Trấn Ninh đóng giữ; phái biền binh đưa A Nỗ về nước, khiến sứ kết hòa hiếu với Xiêm, để cho bỏ hiềm cũ với Vạn Tượng (tặng vua Xiêm 2 cân kỳ nam, sa, địa mộc, sa bông, vải nhỏ, mỗi thứ 100 cây; cho vua thứ 2 một cân kỳ nam, 1 cân quế, sa, địa mộc, sa bông, vải nhỏ, mỗi thứ 50 cây).
Mới đặt phủ Trấn biên ở Nghệ An, những huyện Sa Hổ, Sầm Tộ, Man Soạn, Mang Lan, Trình Cố, Sầm Na, và Man Xuy đều đem thuộc phủ ấy.

Người huyện Đăng Xương, Quảng Trị là Nguyễn Đăng Khoa dâng ấn ngọc, khắc 4 chữ triện: "Vạn thọ vô cương". Vừa gặp tiết Vạn Thọ, Ngài dụ từ nay trở về sau gặp tiết Vạn Thọ ban ân chiếu, thời dùng ấn này để ghi lấy việc tốt.
Phát thuốc chữa bệnh trong kho ra cho tướng sĩ sở Kinh lược; khiến quan Phòng ngự sứ Chiêu Nội chứa lương ở Lạc Điền để quân dùng; lại khiến quan trấn chở 3.000 lượng bạc trong kho đến nơi quân thứ.

(1) Tịch điền là ruộng vua cày, để lấy gạo tế nhà tôn miếu và khuyên dân làm ruộng; vua chỉ đứng bờ ruộng đẩy cày 3 lần để làm gương.

Tháng 5, mới đặt Thổ Tri huyện và Huyện thừa cho 7 huyện phủ Trấn Ninh, đều cấp sắc mạng, đồ ký; nhưng theo phủ Trấn Ninh thông nhiếp.

Bọn Phan Văn Thúy đến Trấn Ninh, đóng binh ở Lạc Điền; A Nỗ tự xin đem quân dân nơi Phì tạo về thành Viên Chiên; Thúy khiến Chánh đội Nguyễn Trọng Hiệp đem đội quân Thần sách đưa A Nỗ, còn Thúy đem quân đại đội trở về.

Đặt sở đồn điền tại phủ Trấn Ninh. Ngài bảo bộ Binh rằng: "Trấn Ninh đất rộng người ít, địa lợi chưa mở hết, mà sĩ tốt không việc, chỉ ăn nhờ người ta, sao cho được lâu?". Bèn khiến Hiệu úy Nguyễn Văn Lễ đem binh đinh và tù phạm đóng đồn làm ruộng, để chứa cho nhiều lương.

Truyền cho binh trú phòng ở Trấn Ninh về, còn những tù phạm phát qua làm binh làm nô, thời giao cho Phòng ngự sứ Chiêu Nội quản thúc.

Tháng 6, A Nỗ đến thành Viên Chiên, binh Xiêm lui về đồn Phiên Bác đóng giữ, rồi trở lại chiếm lấy kho Vạn Tượng; A Nỗ cùng với tướng Xiêm đánh nhau, quân chết và bị thương nhiều lắm. Ngài dạy rằng tại A Nỗ gây hiềm, liền sai Phan Văn Thống thiết trách nó và khiến nó tạ lỗi với Xiêm, trả súng ống, khí giớ cho Xiêm, để khỏi giận nhau; lại khiến bộ Lễ làm thơ ủy Chánh đội Hà Tiên là Mạc Công Tài đệ qua Xiêm; kịp khi bọn Phan Văn Thống đến bờ sông Khung Giang bị tướng Xiêm là Thung Vi Xây chận đánh, Thống với tùy binh bị hại cả, chỉ có Lê Đình Duật bị bắt qua Xiêm; có tên lính Mọi chạy thoát được về báo Nghệ An, quan trấn đem việc tâu lên; Ngài khiến quan trấn phái người qua thám thính, nhưng truyền cho các tù trưởng Tam Động, Lạc Hoàn nhóm các bộ lạc cứ địa hạt mà phòng giữ.

Tháng 7, mới đặt phủ Lạc Trấn và phủ Tĩnh Biên ở Nghệ An. Khi trước các Tù trưởng Tam Động, Lạc Hoàn đến trấn dâng đồ thổ sản, xin cho sắc ấn và chức hàm, cũng như 3 phủ Trấn Ninh, Trấn Biên và Trấn Định đều thuộc về bờ cõi nước ta, đời đời dâng chức cống. Quan trấn tâu lên: Ngài cho y.

Tháng 9, vua Vạn Tượng sai người đến Nghệ An xin cứu viện. Ngài khiến trấn ấy phúc thơ cho A Nỗ rằng: "Triều đình thương người hoạn nạn, cứu kẻ cô đơn, lo cho Phiên quốc cũng đã hết sức; gần đây người Xiêm sanh việc, chưa biết có phải chủ ý vua Xiêm hay tại biên tướng cầu công? Nhưng Triều đình lấy nghĩa hòa với lân quốc, lẽ nào tự mình động việc binh? Nghe nói quân ngươi còn đến vạn người, lương hướng không thiếu, chừng cũng đủ giữ được; ngươi nên thu phủ thần dân, giữ yên bờ cõi, Xiêm lại thời cự, Xiêm đi đừng theo, không nên chăm đánh người ta, phải gắng tự cường mà chờ cơ hội. Triều đình đang xét kỹ tình hình người Xiêm thế nào, sẽ có cách xử trí lớn lao". Lại khiến đòi 2.000 lính hạ ban quân thần sách ngày ngày thao luyện và phi sức cho phủ Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên, phủ nào phải tuần phòng địa phận phủ ấy.
Mới đặt nha Đề chánh (1) (cho một ông nhứt phẩm văn sung chức Quản lý, một ông tam phẩm võ sung chức Tham tá; việc thường cho chuyên tâu, việc trọng thời thương đồng với quan Tổng trấn hội hàm sẽ tâu).

Nam Chưởng sai Sứ tới cống, Ngài cho chiêm bái trước điện, rồi đòi vào yên ủy (Định năm Thìn, Tuất, Sửu, Vị, 3 năm một lần cống).

Tháng 10, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc.

Mới đặt huyện Tiền Hải thuộc về phủ Kiến Xương ở trấn Nam Định. Nguyên trước ở gần biển có một dãi bãi Tiền Châu bỏ hoang, giặc thường trốn núp tại đó, khi quan Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đến, chiêu dụ dạy bảo dân, nhắm đo đất hoang ở Tiền Châu và hai bên bờ, chia cấp cho dân cùng, cả thảy được 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, sổ đinh, 2.350 người, ruộng hơn 18.90 mẫu, chia làm 7 tổng, tâu xin biệt lập một huyện, đặt tên là huyện Tiền Hải. Lại ở làng Ninh Cường, Hải Cát mở được 4 lý, 4 ấp,

1 trại, xin lập một tổng thuộc về huyện Nam Chân; ở tổng Hoàng Nha mở được 5 ấp, 1 trại, 3 giáp, cũng làm một tổng, thuộc về huyện Giao Thủy; còn bao nhiêu tùy gần tổng nào thuộc tổng ấy; đến như nhà cửa và ngưu canh điền khí lượng lấy tiền công chi cấp cho. Ngài ban khen, mới cho Tri huyện Quỳnh Lưu là Võ Danh Dương (người trấn Sơn Nam) làm Tri huyện Tiền Hải. Công Trứ lại tâu: "những người dân

(1) Đề chánh là nha coi việc đàng đê nghèo muốn xin lãnh ruộng hoang mà khẩn còn đến hơn 1.000 người, tôi xét huyện An Khánh, Yên Mô thuộc về Ninh Bình đối ngang với huyện Nam Chân trấn Nam Định, theo một dãi bờ biển, còn nhiêu nơi bỏ hoang cày được, cũng chẳng kém gì huyện Tiền Hải; tôi xin qua đó nhắm đo, lập thành ấp lý". Ngài khiến hội với quan đạo Ninh Bình mà làm.

Mới đặt phủ trấn Man, đem huyệnTrình Cố, Sầm Nưa, Man Xuy ở Trấn Biên lập ra phủ ấy mà đổi thuộc về trấn Thanh Hóa.

Vạn Tượng đánh Xiêm bị thua, A Nỗ bỏ thành chạy. Ngài dụ quan trấn Nghệ An chia binh thần sách quan trú phòng phủ Trấn Ninh và Trấn Tĩnh mỗi phủ 300 người, phủ Trấn Định 150 người, để giữ địa giới; và phái 300 lính trú đồn Quy Hợp làm tiếp ứng. Lại dụ Bắc thành, Thanh Hóa và Ninh Bình đòi lính luyện tập, để phòng khi sai phái.

Tháng 11, bọn Lê Nguyên Hy từ Xiêm về. Nguyên trước bọn Hy vâng mạng qua Xiêm, vua Xiêm hậu đãi, nói hết cớ Vạn Tượng gây oán; rồi đưa quốc thơ và phẩm vật đáp tạ, nhờ bọn Hy đem về dâng.

Sứ Xiêm qua Tàu bị gió bão, Ngài khiến đưa về nước.

Phủ Diễn Châu (Nghệ An) có tai sâu keo, Tri phủ Đỗ Huy Cảnh làm lễ nhương, trời mưa to, có bầy quạ tới mổ ăn, một chặp thời hết. Quan trấn tâu lên, Ngài khiến đem hương và lụa trong kho ra làm lễ tạ thần.

Lê Văn Duyệt khiên Nguyễn Đăng Giai về Kinh mật tâu việc biên cảnh.

Quan trấn Quảng Trị tâu: "tướng Xiêm đem quân tới xâm châu Tâm Bồn, giả nói đánh Vạn Tượng, nhơn cướp các dân Thổ va đòi hỏi công thuế các châu". Ngài khiến Tượng quân thống chế Phạm Văn Điển kinh lý việc biên đạo Cam Lộ, Lê Đăng Dinh làm Tham tán; lại khiến Tả dinh thống chế Nguyễn Văn Phụng đem lính Kinh, Quản đạo Cam Lộ Nguyễn Văn Thạch đem lính cơ Định Man và lính Thổ 9 châu đi tuần tiễu; Nguyễn Danh Bi tấn binh đóng ở Ai Lao, đánh tiếng cứu viện cho Nguyễn Văn Thạch.

Tháng 12, cho hậu cơ Phan Bá Hùng làm Chưởng cơ thống lĩnh 10 cơ lính Oai Thắng, vì Hùng có công bắt giặc, nên cử dùng.

Mới đặt lưu quan (1) các huyện ở phủ Tương Dương và chức Trấn thủ Lang Điền, Ngạn Phố.

Bọn Phan Văn Điển, Lê Đăng Đinh tấn quân đóng ở châu Lang Thần, tư cho Nguyễn Văn Phụng đem binh thẳng đến Ai Lao. Nguyễn Danh Bi tấn quân đến châu Ba Lan, đưa thơ cho Xiêm, trách điều gây oán; tướng Xiêm Lý Khuất dẫn quân đi. Ngài khiến triệt quân về.

Bọn Phạm Văn Điển về Kinh, đem dâng bức địa đồ từ sông Khung tới Ai Lao. Ngài hỏi tình trạng người Xiêm và phong vật 9 châu. Điển tâu rằng: "người Xiêm khi mới đến thường cướp phá; từ khi quân ta tới, nó trông chừng chạy trốn; còn bộ lạc 9 châu bấy lâu cảm oai đức Triều đình, vừa nghe đòi, thời ứng mạng liền; nhưng tựu trung châu Mang Vinh ứng trước, như nơi Cương Tường có việc, thời châu ấy giỏi hơn". Ngài ban rằng: "từ Ai Lao đến Quảng Trị đi không đầy 10 ngày, thiệt là nơi quan yếu, phải nên mở mang, nhơn chỗ hiểm lập đồn, để làm rào dậu ngoài cho nước ta; chừng 10 năm thời người 9 châu ấy đều làm quân ngũ cho Triều đình được".

Năm Kỷ Sửu thứ X (1829), tháng giêng, tha thuế thân năm nay cho phủ Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam, và Quảng Bình 10 phần cho 3; Nghệ An trở ra Bắc; Quảng Nghĩa trở vào Nam, 10 phần cho 2.

Mới làm lễ Nghinh Xuân, Tấn Xuân, chế ra 3 vị Mang thần và 3 con trâu đất, 2 cái núi Xuân sơn bảo tọa.

Cho con A Nỗ nước Vạn Tượng là Chiêu Sơ, Chiêu Tiễn trú ở phủ Trấn Tĩnh, khiến quan trấn mật sức cho quan phủ phải phòng vệ một cách kín đáo, nếu chúng nó thiếu thốn thời châu cấp cho.

(1) Lưu quan: quan chức do Triều đình cử đến để cai trị lâu năm các vùng dân tộc thiểu số.

Ngoài thành trấn Cao Bằng phố Lương Mã bị cháy hơn 100 nhà, mà người Tàu nhiều hơn; quan Băc thành tâu lên, Ngài ban rằng: "người Tàu và người ta cũng là con, thương yêu như một, có phân biệt gì". Khiến cho chẩn cấp cả.

Tháng 2, khiến sứ đưa thơ qua Xiêm, cho Lang trung bộ Hộ Bạch Xuân Nguyên sung Chánh sứ, Trương Văn Phụng, Nguyễn Hữu Thức giáp ất Phó sứ. Ngài nghĩ chuyến đi này đi sứ không phải là việc tu hiếu tầm thường, vậy nên Ngài đinh ninh dạy bảo sứ thần, lại khiến mấy quan nghĩ trước mấy điều vấn đáp giao cho sứ thần ghi nhớ.

Đào sông Trà Cũ ở trấn Phiên An (thuộc về huyện Thuận An), từ cửa sông Thủ Đoàn đến cồn Dừa làng Bình Anh, dài 1.220 trượng, rộng 9 trượng, sâu 1 trượng. Quan tỉnh Gia Định xin đào, Ngài thấy đàng sông chảy thông, mới đặt là sông Lợi Tế.

Bãi lệ đấu giá chằm, đầm, hồ, ao, ở các địa phương.

Tháng 3, lại định phép thi hương, thi hội. Khoa ấy đậu trúng cách 9 người, Phó bảng 5 người. thi hội Phó bảng từ đó là đầu.

Nước Hỏa Xá khiến Sứ xin thông khoản. Sứ thần nói rằng: "nước tôi là Hỏa Xá, vua tôi là Hỏa vương, chưa hề nghe có nước Thủy Xá". Từ đó nó tới cống mới xưng là Hỏa Xá.

Xiêm La khiến Sứ là Sá Hà Nô Lạc Phu tới tạ hòa hiếu. Ngài cho vào yết kiến, đem 3 việc: (10 là lập vua Vạn Tượng; 20 trừng trị tướng Xiêm khai hấn; 30 mùa đông năm ngoại tướng Xiêm là Sủn Sam thiện tiện xâm các châu Cam Lộ cũng nên trừng trị, cho hai nước khỏi oán nhau). Bắt nó về nói với Phật vương liệu lý cho mau, không thế thời tình giao hiếu ba bốn đời nầy e không trọn được.
Thổ mục 9 châu ở Cam Lộ vào cống, đều dâng đồ thổ sản tạ ơn (9 con voi đực). Ngài thưởng cho 3 người Thổ tri châu đồ thường triều áo mão thất phẩm. Khi chúng nó vào bái yết, nghi tiết cũng nhằm; Ngài bảo bộ Lễ rằng: "năm ngoái ngoài biên có việc, chúng nó vừa nghe giấy đòi, thời ứng mạng ngay; nay mới mặc áo triều, mà biết xu bái chốn điện đình, không thất nghi, thiệt là chúng nó noi theo đức hóa, bởi tự lòng thành, ta khen lắm". Bèn cho kẻ đi thay và Thổ lại mục mỗi người một bộ áo sa; đầu mục mỗi người một cái áo sa; lại đặt họ cho các Thổ tri châu.

Mới đặt huyện Kim Sơn thuộc về phủ Yên Khánh đạo Ninh Bình, lựa người đặt làm Tri huyện để khuyên dạy dân; nhà cửa, lương tháng, ngưu canh điền khí thời đều cấp cho dân, y như lệ huyện Tiền Hải; còn ruộng thiệt trưng và ruộng đã thành thuộc thời lấy thuế từ năm nay, ruộng lưu hoang thời đến năm Minh Mạng thứ 12 sẽ đánh thuế; đó là theo lời Nguyễn Công Trứ xin. Công Trứ lại dâng sớ xin lập ra Quy ước, khiến cho dân biết kiểm thúc, lâu cũng nên thói hay được: 10 lập nhà học (đặt ruộng học tha thuế, khiến dân cày ruộng để làm học bổng; học trò 8 tuổi phải vào học); 20 đặt xã thương; chăm dạy bảo dân làm ăn; 30 cẩn việc phòng giữ, 40 nghiêm việc khuyên răn. Ngài khen phải.

Tháng 5, lập lỵ sở phủ Tương Dương và huyện Vĩnh Hòa, Hội Nguyên, Kỳ Sơn thuộc về Nghệ An; dời đồn bảo ở dọc ngoài biên đem về phía tây phủ lỵ, đề làm nơi đày tù phạm; lại lập kho tạm ở tấn phủ Lang Điền, thâu thuế 6 tổng huyện Nam Đàn và Thanh Chương chứa vào đó.

Thự Tham tri lãnh Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ về Kinh phục mạng, nhơn tâu: "làng Bồng Hải ruộng đất bỏ hoang, trước phái đo dư được hơn 700 mẫu, dân không chịu ký nhận; sau khiến khám lại chỉ dư 300 mẫu, xin sắc xuống cho quan đạo đo lại". Ngài giao Đình thần bàn. Rồi sau dân chịu thú nhận ruộng lậu hơn 630 và ruộng hoang đã khai khẩn mà lậu thuế hơn 400 mẫu. Quan đạo tâu lên, Ngài khiến trước vào sổ thuế, mà tha tội cho dân.

Bộ Hộ tâu dâng tổng sách số hộ trong nước, cộng 719.510 người. Ngài ngự chế bài "Hộ khẩu ký sự" mà ghi việc ấy (so với năm Gia Long thứ 18 thiệt tăng 106.598 người).Tháng 6, Thống chế lãnh chức bảo hộ Chân Lạp Nguyễn Văn Thụy mất, cho quan Thống chế Nguyễn Văn Tuyên lãnh ấn bảo hộ Chân Lạp.

Tháng 7, Bạch Xuân Nguyên từ Xiêm về, Ngài khiến qua Quảng Trị hội đồng với quan Tham hiệp Hà Duy Phiên làm giúp việc tỉnh.

Định lệ thuế các phủ, huyện mới mở tại Thanh, Nghệ: mỗi đinh mỗi năm nạp bạc 2 đồng cân, Phòng ngự sứ và Thổ tri huyện, huyện thừa, theo ngạch thuế mà thâu, đem nạp nơi sở tại; ruộng cày mỗi năm thay đổi khác chỗ, thuế chánh chung không biên vào sổ thuế, có khi nào điều bát việc quan thời tùy nơi lượng lấy lúa gạo, cũng đủ quân nhu các sở biên phòng; như gặp tiết khánh điển, cho đem vật thổ sản tới Kinh chúc hộ.

Tháng 8, định lệ thuế quế Thanh và thuế quế Nghệ, hạng nhứt nạp vào công cả, còn các hạng đều chia hai (1).

Ngày Bính Tuất, bà Nguyên phi Phạm Thị vợ đức Hoàng trưởng tử sanh Hoàng tôn (là đức Dực tôn). Khi trước bà Phi chiêm bao thấy ông thần đầu bạc mày trắng, đem cho một bức giấy vàng chữ son dấu ấn ngọc, và một xâu ngọc châu; rồi sanh đức Hoàng tôn.

Tháng 10, định lương học sanh Quốc tử giám và quy trình giảng tập.

Khiến Long võ vệ úy Tạ Quang Cự quyền lãnh Phòng ngự sứ phủ Trấn Ninh. Khi trước Phòng ngự sứ phủ Trấn Ninh là Chiêu Nội bắt vua Vạn Tượng là A Nỗ dâng cho Xiêm, mà lấy hết của quý; Ngài nghe, nhưng còn dung cho; bây giờ tới kỳ cống, không thấy nó tới; Ngài quở trái hạn, truyền đòi, Chiêu Nội thác bệnh không đi; Ngài mới khiến Quang Cự đem binh đến phủ mà tuyên lời dụ, như nó vâng mạng, thời ngày ấy phải đi ngay, mình sẽ phái quân hộ tống; nếu nó thác cớ dùng dằng, thời bắt xiềng lại mà giải về trấn; có toan mưu chống cự, thời chém ngay trước quân cho chúng biết sợ.

Thuyền quan Công sai nhà Thanh là Hoàng Đạo Thái chở lúa đến Đài Loan, nhơn gió trôi vào biển Hà Tiên, Ngài khiến chiếu lệ "phong nạn" chẩn cấp.
Định biền binh ở Kinh và ở ngoài làm 3 bậc: 1. thân binh; 2. cấm binh; 3. tinh binh.

Tạ Quang Cự bắt được Phòng ngự sứ Chiêu Nội giải về Kinh sư; Ngài giao cho Đình thần hội tra, nó chịu thú cả, đem giết và đem tội nó báo cáo cho các thổ phủ mới lập đều biết.

Tháng 12, cho Tạ Quang Cự làm Cẩm y vệ Chưởng vệ sự, nhưng quyền lãnh phủ Trấn Ninh. Cự tâu cử Thổ mục huyện Quảng là Chiêu Huống, Khâm Quét, đều là người quen việc, cho làm Bang tá việc phủ. Ngài cho

Năm Canh Dần thứ Xi (1830), tháng giêng, đặt chức Ấn quan Nội các.

Đào cửa sông Thiên Đức ở Bắc thành.

Thưởng phẩm vật cho quan binh trú phòng ở phủ Trấn Ninh, Ngài dụ bọn Tạ Quang Cự đem việc tướng sĩ yên lành, thổ dân yên lặng tâu lên, mỗi tháng tư cho Nghệ An hai lần. Ngài lại lấy thổ mục làm việc giỏi, mới cho Chiêu Huống làm Thổ tri huyện, Khâm Quét làm Thổ huyện thừa, sung chức Chánh phó Bang tá, chế ấn quan phòng ban cấp. Ngài lại lấy 3 viên ngọc trắng của Chiêu Nội dâng khi trước thưởng cho tên Huống 2 viên, tên Quét 1 viên.

Tháng 2, Ninh Bình tâu: "trong huyện Kin Sơn mấy ấp mới lập, nhiều nơi bị nước mặn, phải chờ nước ngọt nhuần thấm mới thành ruộng được; xin tha 3 năm thuế". Ngài cho.

Tháng 3, truy phong Chánh đội Nguyễn Ngọc Huyền tước An ninh bá, lập đền thờ, con cháu đời

đời tập chức Thiên hộ (nhơn tiết Than minh, Ngài yết lăng Cơ thánh; nhớ công Huyền, vậy nên hậu báo).

Tháng 4, Tạ Quang Cự tâu: "dân xứ Mường Cài trong phủ Trấn Ninh hơn 100 người xiêu lưu qua Nam Chưởng chưa về". Ngài khiến bộ Lễ truyền dụ Sứ thần Nam Chưởng khi về nước phải nói với Quốc vương cho lưu dân Mường Cài trở về đất cũ, không được dung lưu; lại đem lời ấy viết vào tờ sắc thơ, để vua Nam Chưởng tuân hành.

Tháng 4 nhuận, lại cho Thống chế Nguyễn Văn Hiếu lãnh trấn thủ Nghệ An, đòi Tạ Quang Cự về. Cự ở Trấn Ninh nghiêm ước thúc, cấm cướp phá, những tù phạm khi trước Chiêu Nội giam cầm thời tha cả. Từ đó trong cõi yên lặng. Ngài ban khen; lại nhớ đến năm trước Phan Văn Thúy cử được người giỏi,

1 Chia hai cho quế bộ một phần, người tìm được một phần. thưởng cho 3 cây sa đoạn trong kho, khiến con là Chánh đội Phan Văn Cửu đem qua ban cấp, để khuyên kẻ cử người hiền.

Khiến Bắc thành xét ngạch thuế chánh nạp và biệt nạp (có thổ sản thời nhưng cựu chịu thuế biệt nạp, tha khỏi binh diêu; không thổ sản mà chịu khống, thời tước ngạch biệt nạp, cho chịu binh diêu như dân).

Tháng 5, khiến các trấn Bắc thành xét hạch kẻ thuộc viên trong trấn và lại dịch tại phủ, huyện (hạng ưu thời lượng cho thăng, hạng bình nhưng tại chức, bì nhuyến thời phải về, hạng liệt thời nghiêm trừng).

Tháng 6, khiến các địa phương đem địa bộ đóng kiềm lại (kiềm chỗ nào tẩy bỏ và chỗ số mục ruộng; bản Giáp để lại Bộ thời kiềm ấn Bộ, bản Ất để lại địa phương thời kiềm ấn sở tại).

Xiêm La khiến Sứ đem quốc thơ và đồ thổ sản qua tạ. Khi đến Kinh, Ngài đòi lên điện, cật hỏi việc tên Sủng Sam sanh sự, khiến về nói với vua Xiêm, nên giết tên ấy cho toàn nghĩa hòa hiếu lân quốc. Kịp khi về, Ngài khiến đình thần lại soạn tờ thơ giao cho.

Định lệ thuế người Tàu ở các địa phương. Khi ấy Gia Định tâu: khi trước đã tâu chuẩn cho người Tàu hễ có tư cơ thời toàn thâu, kẻ cùng cố thời khỏi thuế, cùng với lời Bộ bàn hơi sai (vô lực thời 3 năm một lần tư báo, đã có sản nghiệp thời đem vào hạng toàn thâu), nay Ngài khiến đình thần nghĩ lại, vô lực thời cho nạp nửa thuế, hạn cho 3 năm theo lệ toàn thâu, không phải xét báo nữa; như có kẻ mới phụ mà cùng cố thời tha 3 năm thuế, hết hạn mà cũng vô lực, lại cho nạp nửa thuế, sau 3 năm sẽ theo lệ toàn thâu.

Quan Tổng trấn Gia Định tâu: "đồn Châu Đốc mới lập được 41 xã, thôn, phường, dân đinh chỉ được hơn 800 người, địa lợi chưa khai khẩn hết, xin hoãn niên hạn, đợi khi nào thành sổ, rồi sẽ chịu thuế". Ngài cho, lại gia ơn tha diêu dịch 3 năm

Tháng 8, định lại nhật kỳ. Bắc thành tâu bao việc yên lan (1) (tháng 9 giáp tiết Sương giang, mới được tâu báo Yên Lan, trước một hôm cũng phải phòng giữ cho khỏi lo).

Tháng 10, ngày 1, trấn Nghệ An tâu: "Xiêm đưa thơ cho phủ Trấn Ninh dụ nó cống Xiêm, xin khiến Phòng ngự sứ Chiêu Huống phúc thơ đem nghĩa lý mà cự". Ngài cho. Lại phái người qua Vạn Tượng xét hỏi tình trạng ngoài biên mà tâu lên.

Tháng 11, tàu binh nước Pháp qua đậu cửa Đà Nẵng, nói muốn thông hiếu với ta và nói Hồng Mao mưu xâm tỉnh Quảng Đông, thế tất liên đến nước ta, dặn ta đừng giúp Quảng Đông. Người Đại Pháp lại tiện thiện lên núi Tam Thai đứng trông; nhơn nói muốn có một người hướng đạo dẫn qua các hạt Bắc thành vẽ đồ; rồi chạy tàu đi. Ngài nghe, cách chức cả Thành phủ và Thủy ngự ở Đài An Hải, Điện Hải.

Khiến từ Nghệ An đến Bắc thành khuyên dạy việc trồng cây (bên đàng trong thành trồng cây nam mai (mù u) ba la mật (mít); bờ đê trồng cây liễu).
Năm Tân Mão thứ XII (1831), Tham tri Nguyễn CôngTrứ, Hiệp trấn Nam Định Nguyễn Nhược Sơn bị cách. Khi trước làm quan Dinh điền, có tên quyền sai đội trưởng Phi Quy Trại tùng theo sai dịch. Trứ cùng Nhược Sơn bảo cử tên ấy làm huyện thừa huyện Tiền Hải; Thị lang bộ Hộ là Hoàng Quýnh nghĩ nhà tên Trại giàu mà không có khoa mục, mới tham hạch; Trứ và Sơn đều phải cách, Trứ giáng bổ Kinh huyện; Sơn giáng làm Tri huyện Tiền Hải; tên Trại phải trượng 100, cách về dân.

Khiến Lý Văn Phức đi thuyền hiệu Thụy Long đưa mấy người Tàu bị phong nạn là Giám sanh Trần Khải, Tri huyện Lý Chấn Thanh và hơn 40 người về Quảng Đông.
Tháng 2, phủ Trấn Tĩnh, Lạc Biên thuộc về Nghệ An tình nguyện nạp thuế, Ngài cho mỗi người mỗi năm nạp 2 đồng cân, như lệ phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Biên; chỉ dân Lạc Biên chưa được no đủ, gia ơn triển hoãn.

(1) Yên lan là không nước lụt, hay là có nước lụt mà cũng không vỡ đê.

Tháng 3, xây thành Nghệ An.

Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt tâu: "thám nghe nước Xiêm đánh tiếng đem binh phòng ngự con A Nỗ nước Vạn Tượng là Hạt Xà Bông, kỳ thiệt muốn lén tới xâm nước ta. Vả lại bạn thần nước Chân Lạp tên là Ốc Nha Chiết Ma ở Chàng Kê Súc lén dụ người Lạp trốn làm phản, phải nên dự phòng; tôi đã phái thuyền binh qua đồn Châu Đốc, đánh tiếng đi lấy gỗ, mà mật sức cho quan bảo hộ tùy cơ ứng biến".

Khiến quan trấn Nghệ An phái người giỏi lén qua thám thành Vạn Tượng coi có binh Xiêm đóng không? và tin tức Hạt Xà Bông, tình trạng Xiêm động tĩnh thế nào? chạy giấy mau vào tâu. Rồi tâu rằng: "thành Vạn Tượng bỏ hoang, cũng không có binh Xiêm đóng, Hạt Xà Bông trốn vào rừng không biết còn hay mất". Ngài khiến lục lời tâu ấy giao cho Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Quế xem kỹ, cho tỏ hết tình ngoài biên; rồi khiến triệt quân phòng biên về Gia Định.

Tháng 4, định lệ đo các cửa biển. Khiến các địa phương trồng cây gai.

Tháng 5, định lệ xét phủ, huyện khuyên dân trồng cây. Suốt trong nước bên đàng, bờ sông, bờ khe, rừng rú, phàm nơi bỏ hoang, cho phép ai mà khẩn trước, hạn trong 3 năn coi số nhiều hay ít, xét công siêng hay nhác, tâu lên sẽ nghĩ; nếu đã đến 3 năm mà đất còn bỏ hoang nhiều, thời hạch tham nghĩ phạt, để phân biệt kẻ siêng người nhác.

Tháng 6, khiến quan Trấn thủ Hưng Hóa Võ VănTín đem binh và voi qua Chiêu Tấn kinh lý việc biên. Lúc ấy nước Tàu phái binh Mục Luyện hơn 600 người tới đòi đồn Phong Thu. Ngài khiến đưa thơ coh quân thứ nước Tàu, đại lược nói: "tùy chỗ lập đồn giữ, bờ cõi đã rõ ràng, không nên nghe lời tên Điêu Doãn An mà sanh việc ngoài biên". Rồi hai bên triệt binh đem về cả. Sau Tín dụ bắt được Điêu Doãn An đưa về Kinh đem chém.

Tháng 7, lại lựa cơ binh Bắc thành: cứ số đinh năm Minh Mạng thứ 11, tham chiếu ngạch binh năm nay, chiếu lệ 7 đinh lấy 1, nhiều hay ít, thêm hay bớt, cốt cho vừa phải

Tháng 8, mới định phủ, huyện, châu ở các địa phương làm 4 hạng khuyết: 10 tối yếu khuyết; 20 yếu khuyết, 30 trung khuyết; 40 giản khuyết.

Tháng 10, xây đài súng ở hòn Kim Dự trấn Hà Tiên. Ngài nghĩ nơi ấy gần Xiêm và Lạp, phải làm sao cho vững việc ngoài biên, mới lựa nơi quan yếu, xây đài sắc đặt súng.

Chuẩn định lệ thuế mỏ sắt các địa phương và thuế thiệt bộ biệt nạp: khi trước đánh thuế sắt sống, bây giờ định lại nạp sắt nấu rồi, nhưng cho chước giảm phân số.
Định lệ thuế diêm tiêu ở Bắc thành, cho đem tiền nạp thay.

Tháng 11, gia tặng chức tước cho các công thần thân huân lúc khai quốc và lúc trung hưng. Tháng 12, định lệ lựa cử phủ, huyện (khiến Đình thần xét các phủ, huyện nào khuyết hoặc nên do Đình thần cử, hoặc nên do Bộ lựa, hoặc nên do địa phương xét bổ; còn như người hậu thăng, hậu bổ, xét có khuyết thời bổ, do bộ Lại cứ chiếu lệ mà làm).

Năm Nhâm Thìn thứ XIII (1832), tháng giêng, định lệ thuế 9 châu phủ Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Bọn Thổ tri châu tình nguyện mỗi năm nạp ngạch thuế như các phủ Thổ mới lập ở Thanh, Nghệ mà tha chức cống. Ngài cho (mỗi năm một người nạp bạc 2 đồng cân, chỉ Tầm Bôn, Ba Lan, Mang Bổng, 3 châu ấy cho nạp thay tiền mỗi người một quan).

Cho Phòng ngự Đồng tri phủ Trấn Ninh là Chiêu Huống làm Phòng ngự sứ, Ngài cho họ là Kiểu, tên là Huống, Thổ tri huyện Khâm Quét làm phòng ngự Đồng tri, cho họ là Khâm, tên là Khuyết, nhưng hiệp đồng quản lý việc phủ. Vì các phủ, huyện mới lập ở Trấn Ninh mấy năm nay được yên lặng, Ngài khen bọn Huống biết chăm chức sự, hòa nhân dân, cho nên thăng. Ngài lại thấy các phủ, huyện mới lập ở Thanh, Nghệ đã đặt chức quan, mà danh xưng còn theo thói Thổ, vậy nên cũng cho họ và tên như người Hán.

Cho Tham tri lãnh Hộ Tào Gia Định Ngô Ban Nhơn bảo hộ Chân Lạp, giữ đồn Châu Đốc, kiêm lãnh việc biên trấn Hà Tiên.

Tháng 2, binh Ninh Thiện ở Nghệ An làm phản. Lúc ấy trú ở phủ Trấn Ninh có tên Trần Tứ, Đỗ Bảo theo tờ ngụy thơ của tướng giặc là Lê Duy Lương (con Lê Duy Hoán), Quách Tất Tế mưu làm phản, xướng suất cho binh các đội giết Chánh đội giết Chánh đội Đỗ Trọng Thai và 8 người lính, cướp khí giới, theo đàng sơn phận Kỳ Sơn, Hội Nguyên mà đi ra Bắc. Tạ Quang Cự chia quân đón bắt và đem việc tâu lên. Ngài khiến các địa phương Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội và Sơn Tây phòng triệt cho nghiêm, lần lần bắt được hết thảy; tên Tứ và tên Bảo đều phải tội lăng trì.

Sửa thành tỉnh Lạng Sơn. Tuần phủ Hoàng Văn Quyền tâu: "bài chỉ thành Lạng Sơn có ghi rằng: "Triều Lê, năm thứ 26 đời Thánh Tôn sửa lại, năm thứ 17 hiệu Cảnh Hưng đắp thêm" cách thức so với các hạt rộng rãi hơn, nề nếp đã thành rồi, thiệt là chắc chắn, nhơn đó sửa sang thêm, thời cũng bền vững chốn biên thùy mà khoa trương hình hiểm trở được". Ngài nghe theo.

Tháng 2, sửa lại viên tẩm ông Anh Duệ Hoàng thái tử. Khi ấy tang Thái Bình công hết rồi, đã đem vào đó phối tự; Ngài khiến dời phủ đệ làm lại ở phía sau, cho Thái Bình hầu là Lệ Chung ở đó để coi việc tế.

Sửa bia địa giới ở sông Đỗ Chú tỉnh Tuyên Quang đời Bảo Thái nhà Lê, biên lại phủ Khai Hóa nước Tàu chiếm đất ngoài biên nước ta, vua Lê đưa thơ cho Tàu, Tàu khiến quan qua hội khám, trả đất cho ta, chia địa giới ở sông Đỗ Chú, bờ nam và bờ bắc sông ấy đều dựng bia làm ghi (bờ nam, bia nước ta khắc chữ: "An Nam quốc Tuyên Quang trấn, Vị Xuyên giới chỉ, di Đỗ Chú hà vi cứ", nghĩa là: địa giới nước An Nam lấy từ sông Đỗ Chú là cuối huyện vị Xuyên, trấn Tuyên Quang làm giới hạn. Bờ bắc bia nước Tàu khắc rằng: "Khai Dương viễn xứ thiên mạt, dữ Giao Chỉ tiếp nhượng chi xứ", nghĩa là: đất Khai Dương ở cuối cùng nước Tàu là nơi giáp giới địa phận nước Giao Chỉ. Khi ấy nước ta niên hiệu Bảo Thái năm thú9 9; nước Tàu niên hiệu Ung Chánh năm thứ 6). Đến đây bia bờ nam đỗ gãy, quan tỉnh Tuyên Quang tâu lên, Ngài truyền cho sửa lại.

Tháng 4, định phép học ở Gia Định. Ngài nghĩ Gia Định nhiều người anh tú, nhưng nhác học, có kẻ đã hạch đậu 8 lần mà chưa đủ văn thể 4 trường; khiến bộ Lễ bàn định điều lệ, coi số học trò nhiều hay ít mà định truất, trắc.

Tháng 5, lại mở mỏ vàng ở tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để thâu thuế (khi trước gia thuế không ai lãnh trưng, phải lấp lại, đến đây mới thuê người Tàu lấy).

Mới đặt huyện Liêm ở Nghệ An, thuộc về phủ Trấn Ninh (dân số được 130 người, mỗi năm một người nạp bạc 2 đồng cân).

Tháng 6, khiến các địa phương làm địa bộ tiếp theo (vì những dân phiêu lưu mới về, lâu nay chưa làm sô).

Xây thành tỉnh Hưng Yên (không có đá ong, toàn dùng gạch).

Tháng 7, định lại số bạc chứa thường trong kho Hà Nội (nguyên trước thường trữ 30.000 lượng, nay định lại cho chữ 10.000 lượng, dư thời đem về Kinh).

Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, tặng chức Tá vận công thần đặc tấn tráng võ tướng quân Tá quân đô thống phủ chưởng sự thái bảo quận công, thụy là Oai Nghị, tứ tế một đàn; ngày chôn, lại ban tế nữa. Rồi sắc cho hai vệ Tả quân đi thú ở Gia Định triệt về Kinh; vệ quân Minh Nghĩa triệt về nguyên tịch tỉnh Quảng Nghĩa, còn cơ An Thuận chờ khi nào chôn cất ông Duyệt rồi sẽ về Kinh.

Cho Nguyễn Công Trứ làm Bố chánh sứ tỉnh Hải Dương, lần thăng chức Tuần phủ, thự Tổng đốc Hải An.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét