Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu. P04

Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu

Tháng 8, Xiêm La khiến Sứ tới báo tang vua thứ hai, Ngài cho vào chầu, hậu đãi cho về; Ngài khiến Lang trung Nguyễn Hữu Thức sung chức Chánh sứ qua điếu; Ngài dạy rằng: "sứ thần có sách chuyên đối, mấy đi chuyến nầy phải hỏi nó về tội tên Sủng Sam, khi luận bàn đem nghĩa lý mà trách, nếu nó biết lỗi nhận cựu, thời cũng đã không nhục
Sứ mạng, không nên hà trách quá, để giữ thể thống trong nước".
Tháng 9, quan Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ, Tuần phủ Thái Nguyên là Trần Thiên Tội hội tâu: "giáp giới địa đầu hai tỉnh là xã Nga Mi (thuộc về huyện Hiệp Hòa) và thôn Ngọc Long (thuộc về huyện Tư Nông) đều nơi quan yếu, xin lập đồn trú phòng, cho tiện tiếp ứng". Ngài nghe theo.

Mới đặt viện Đô sát.

Khiến bộ Binh mật tư cho quan Tổng đốc Sơn Tây là Lê Đại Cương thám hỏi động Phong Thu ở tỉnh Hưng Hóa để xem tình trạng người Tàu gần đây thế nào tâu lên.

Lập đồn Định Biên ở Nghệ An (đồn ở phủ Trấn Ninh xứ Lang Man).Tháng 9 nhuận, quan phủ phủ LâmThao là Phạm Nhữ Quá nhơn coi việc sửa thành phủ, đòi tiền hối lộ và ăn bớt tiền, gạo, kẻ làm thuê; án nghĩ phải tội đồ.
Thự Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ tâu: "Đất Quảng Yên nhiều nơi bỏ hoang, khẩn trị được, đến chừng 100 mẫu, nhưng dân xứ âý chỉ quen nghề đánh cá, đi buôn, không ưng làm ruộng; xin theo phép đồn điền, lượng phái lính thú, quan cấp cho đồ công nhu, khiến khai khẩn cày cấy, chỗ nào nên đắp bờ đê thời tùy nghi mà đắp, đến khi cắt lúa, coi được bao nhiêu, chia làm 3 phần, đem hai phần nạp vào kho, còn 1 phần cho quân cấp, khi thành ruộng rồi, mộ dân lãnh quản, mà theo lệ công điền đánh thuế". Ngài dụ khiến phải đến nơi xem xét. Công Trứ mới hội đồng với Tuần phủ Lê Đạo Quảng lựa được ở làng Lưu Khê, làng Vị Dương (thuộc huyện Yên Hưng), làng Yên Phong (thuộc huyện Ba Cam) có đất cày được cả thảy 3.500 mẫu, nghĩ xin đắp đê ngăn nước mặn, dài hơn 2.740 trượng, đem lính thú Quảng Yên và phái thêm lính coơ Hải Dương hiệp nhau mà làm, khi đê xong rồi, lượng để lính lại khẩn trị. Ngài cho.

Tuần phủ tỉnh Quảng Yên là Lê Đạo Quảng đem binh đóng cửa Tán, khiến Tri châu Phan Văn Vị đem quân Thổ Dõng qua núi Tây Chàng tuần thám, đánh bắt được tên giặc là Nguyễn Đình Thông. Việc ấy tâu lên, Ngài thưởng cho 1.00 quan tiền.

Khiến tỉnh Phú Yên và Bình Hòa sửa sang đàng sá.

Tháng 10, cải phủ Thuận Thành làm phủ Ninh Thuận. Ngài nghĩ rằng: Thị lang Lê Nguyên Trung đã từng làm hiệp trấn Bình Thuận, rõ biết tình trạng, mới khiến qua đó hiệp đồng với quan trấn trù nghĩ sửa sang công việc. Khi Trung đã đến, tùy địa thế chia đặt huyện An Phước, Tuy Phong thuộc về phủ Ninh Thuận; huyện Hòa Đa, Tuy Định thuộc về phủ Hàm Thuận; tại phủ thời đặt một Tri phủ, một Giáo thọ; Tuy Phong, Tuy Định mỗi huyện đặt một Tri huyện, một Huấn đạo, tổng thời đặt Chánh tổng, nơi Hán dùng người Hán, nơi Thổ dùng người Thổ, thuế ruộng đất của dân Thổ thời chờ 3 năm rồi sẽ lấy thuế; và cho chữ họ như chữ: Mai, Trúc, Tùng để cho phân biệt họ hàng.

Mới khiến từ Quảng Nam đến Gia Định mỗi hạt đặt chức: Đốc, Phủ, Bố, Án và Lãnh binh, còn nguyên trước đặt chức Tổng trấn các tào và Trấn thủ, Tham hiệp đều bãi.

Tháng 11, Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (hoặc xưng là Hoa Kỳ, hoặc xưng là Ma Ly Căn) khiến 2 người tôi đưa thơ cầu thông thương, tàu đậu ở Vũng Lấm tỉnh Phú Yên. Ngài khến Viên ngoại Nguyễn Tri Phương, Tự vụ Lý Văn Phức qua hội với quan tỉnh tới tàu khoản đãi; lại cho bọn Tri Phương quyền chức Thương bạc làm tờ thơ đưa về.

Cho nguyên Tổng đốc Sơn Tây là Lê Đại Cương làm Tổng đốc An Hà, kiêm lãnh ấn bảo hộ Chân Lạp.

Tháng 12, đổi phép thi hương, thi hội: trường nhứt kinh nghĩa; trường nhì thơ phú; trường ba văn sách; phúc hạch trường hương dùng tứ lục (các thù phụng).
Năm Quý Tỵ thứ XIV (1833), tháng giêng, có một chiếc thuyền quân tuần dương Quảng Đông bị gió bão vào vũng Sơn Chà tỉnh Quảng Nam, quan tỉnh tâu lên, Ngài ban rằng: "đó là thuyền công sai, không phải như thuyền buôn bị nạn", khiến cấp cho 300 quan tiền, 300 phương gạo trắng, phái quan qua hỏi thăm và hậu đãi trâu rượu; thuyền có hư thời sửa giúp cho, lại đem súng điểu thương, trường thương kiểu cò máy Tàu mỗi thứ 40 khẩu và thuốc đạn qua tuyên cấp cho.

Giảm thuế thuyền buôn tỉnh Phúc Kiến, lấy y theo lệ thuế Triều Châu.

Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự tâu: "Lạc Biên cách xa tỉnh thành, ở gần bờ nam sông Khung, Xiêm thường tới phỉnh dỗ; vả lại thói mọi theo hay không, chỉ ngó ở người Thổ mục nó mà thôi; tên Chuyên Cương già yếu không phòng chế được, tên Phì Mang Chân đã có dị tâm, nên trừ cho sớm; nay đã bắt được Phì Mang Chân, cho ở tỉnh chực hầu. Rồi phái Vệ úy Văn Hữu Xuân qua đánh tiếng trú phòng, mà mật nã em Chuyên Cương là Hạt Xà Bút giải về trừng trị". Ngài dụ rằng: "Chuyên Cương quả thiệt già yến, nên lựa người nào mẫn cán thay làm việc phủ". Ngài lại nghĩ phủ Lạc Biên, Trấn Ninh địa giới giáp sông Khung, đàng đi bộ không tiện bằng đi thuyền, khiến quan tỉnh lựa chỗ nào có sông khe thông với sông Khung, thời chế 6 chiếc thuyền sai để dùng. Quan tỉnh mới xin đòi thợ đóng thuyền tại bến Tiểu Khê bờ Bạc Phiệt (nơi Chuyên Cương ở, thuộc về phủ Trấn Ninh).

Làm đền Thái Hòa và Đại cung môn, Ngọ môn: cửa Nhật Tinh, Nguyệt Anh, lầu Ngũ phụng, cầu Kim Thủy.

Bạn thần nước Chân Lạp là Ốc Nha Cố ở Bắc Tầm Bôn viện binh Xiêm cướp phủ Phủ Lật, Phiên vương bắt được, rồi lại trốn đi; Phiên vương báo Lê Đại Cương, Ngô Bá Nhơn đưa thơ cho Xiêm, trách hỏi cớ sao phủ mục Bắc Tầm Bôn chiêu nạp kẻ bạn thần. Rồi dâng sơ tâu lên, Ngài khen phải.

Thự Tổng đốc tỉnh Hải Dương là Nguyễn Công Trứ tâu: "Bấy lâu người thú cáo lậu đinh, không được thiệt mấy, nay kỳ tuyển gần tới, xin sức bạt hạ có ai cáo lậu đinh, đầu đơn trong hạn tuyển, thời truyền hỏi cho, nếu việc rồi mới cáo, thời không cho, mà lại chiếu Vi luật (1) trị tội. Ngài cho phải.

Ngài nghĩ địa thế đồn Châu Đốc chật hẹp, chưa được tiện lợi, khiến quan Giám thành theo Tuần phủ Ngô Bá Nhơn nhắm lựa chỗ nào sảng khái và đón được hai ngã sông Tiền, sông Hậu mà đang đất vừa cân để làm thành tỉnh; rồi lựa được xứ Long Sơn ở về thượng du, địa thế cao ráo, qua lại tiếp ứng, thiệt là chỗ hình thế hiểm trở; bèn đem việc ấy tâu lên, Ngài khiến bộ Công đưa đồ thức đắp thành An Giang.

Tháng 3, mới đặt đồn Phú Quốc tỉnh Hà Tiên (tại vũng Nam Đội là nơi thú sở, bốn mùa gió hướng nào tàu cũng đậu được).

Dời thành tỉnh Quảng Nam qua làng La Qua huyện Diên Phước.Giặc trốn ở Ninh Bình là Lê Duy Lương cùng thổ ti xã Sơn Âm là anh em Quách Tất Cônghiệp đảng khởi ngụy; Lương làm Minh chúa, tự xưng Đại Lê huyền tôn, tạo ấn ngụy, phong chức ngụy như những chức: Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu, 5 quân và Thống tướng, Thống chế, Thống lãnh, Điều bát, đem dân thổ 3 huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa, An Hóa làm quân, những tù phạm trốn và dân đói ở các hạt gần đó theo nhiều, quân nó đến vài ngàn; quan quân thường bị hại.

Đem biền binh Thanh Hóa và Nghệ An qua Ninh Bình trú phòng.

Tháng 3, Thổ phỉ Ninh Bình là bọn Quách Tất Công đánh vây thành phủ Thiên Quang, Lê Duy Nhiên hiệp đồng người làng Thạch Bi là bọn Đinh Thế Giáp, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh, Quách Công Tiến đem đảng nó 3.000 người xâm nhiễu châu Đà Bắc tỉnh Hưng Hóa, hãm đồn Vạn Pha. Ngài khiến quan Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự thân đốc 2.000 biền binh, 5 con voi, mau đến Ninh Bình đình trú, để làm thanh viện; lại khiến quan Hộ phủ Thanh Hóa là Nguyễn Đăng Giai qua đồn Phố Cát hội tiểu.

Bọn giặc Hưng Hóa đem quân thủy và quân bộ tới sát thành tỉnh, quan tỉnh là Ngô Huy Toản giữ thành cự đánh; quan Hộ đốc Sơn, Hưng, Tuyên là Hồ Hựu tâu lên, Ngài nghiêm dụ quở.

Tỉnh Nghệ An tâu: dân phủ Trấn Ninh là Lạc Biên đói. Ngài khiến phát lúa kho hơn 1.800 hộc, xay gạo chở qua cấp phát.

(1) Vi luật: vi phạm, trái pháp luật.

Lãnh binh Hưng Hóa là Phạm Văn Điển, Phó Lãnh binh Nam Định là Lương Văn Liễu, Thủy sư Hà Nội là Nguyễn Văn Quyền đem quân thủy và quân bộ tới đánh giải vây thành tỉnh Hưng Hóa; tờ báo tiệp tâu về, biền binh đều được thưởng.
Tháng 4, khiến quan Thống chế Nguyễn Văn Trọng lãnh chức Tổng trấn Thanh Hóa, nhưng Thống binh các đạo, từ Nguyễn Khả Bằng trở xuống phải theo điều độ; Phó đô ngự sử Hà Duy Phiên sung tham tán quân vụ.

Thự Bố chánh Nghệ An là Nguyễn Đình Tân và Án sát Võ Đỉnh tâu: "dân Mọi Nam Chưởng tới buôn ở Trấn Ninh, có tên mang súng điểu thương, binh khí, tình hơi nghi". Ngài khiến quan trú phòng là Hoàng Nghĩa Uyển hiểu thị nó, đại lược rằng: "khi trước nó tới có mang binh khí, nên người giữ biên cương cứ phép bắt lại vào tâu; triều đình thương người xa, không nỡ hà trách, nay về sau không được phạm phép như thế nữa".

Tháng 5, tỉnh Nghệ An có quan Tuyên úy đồng Tri phủ Lạc Biên là Chuyên Cương trốn làm phản, chạy qua Xiêm, người Xiêm dung nạp, Thổ mục Chiêu Bông, Phì Xà Nộn không chịu theo, chạy báo với tỉnh, quan tỉnh tâu lên, Bố chánh Nguyễn Đình Tân, Án sát Võ Đỉnh mỗi người phải giáng 2 cấp; cấp bằng cho Chiêu Bông, Phì Xà Nộn quyền coi việc phủ, khiến chiêu dụ dân cho khỏi sợ.
Quyền Tri phủ Lý Nhơn là Phan Đăng Đệ bắt được tướng giặc Lê Văn Lẩn và vợ con nó 4 người đem nạp, đóng củi giải về Kinh.

Nguyên Tả quân Minh nghĩa vệ úy Lê Văn Khôi (nguyên trước Triều đình cho nó theo dòng công tánh Nguyễn Hựu, nay vì nó bạn nghịch phải cải theo họ Lê Văn Duyệt) làm loạn, chiếm giữ thành Phiên An, giết Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và tên thuộc là Nguyễn Trương Hiệu (Hiệu là người tỉnh Thanh Hóa, năm trước phát án Nguyễn Văn Thuyên được thưởng, đến sau lưu ngụ tỉnh Gia Định làm môn khách Bạch Xuân Nguyên).

Bố chánh tỉnh Nghệ An là Nguyễn Đình Tân tâu xin phái thêm binh Thần sách thay trú phủ Trấn Ninh.

Tháng 6, tướng giặc Hải Dương ngụy xưng chức Thống lãnh là Trương Nghiêm, ngụy xưng Tiền quân là Trịnh Bá Diêu họp đảng hơn ngàn người cướp huyện Tứ Kỳ, Thự đốc Nguyễn Công Trứ ủy Phó lãnh binh đem binh đánh, Trứ cũng qua đó sai bát, đánh giặc ở làng Thiết Tranh, giặc thua chạy, đuổi đến làng Nho Lâm, chém được ngụy Nghiêm, ngụy Diệu, và 4 cái đầu giặc, bắt sống được hơn 10 tên. Trứ tâu lên, Ngài ban khen, tướng và quân đều được thưởng, Trứ cũng được thưởng kỷ lục một lần và cho khai phục 2 cấp trước khi bị giáng.

Lê Văn Khôi ủy đảng nó xâm phạm tỉnh Biên Hòa, thự Tuần phủ Võ Quýnh, Án sát Lê Văn Trác, Lãnh binh Hồ Kim Truyền chạy cả, tỉnh lỵ thất thủ. Khôi đã chiếm thành Phiên An, các văn võ trong thành theo nhiều, Khôi mới đúc ấn ngụy, đặt chức ngụy, tự xưng Đại nguyên soái; Thái Công Triều, Lê Đắc Lực làm Trung quân; Nguyễn Văn Đà, Nguyễn Văn Thông (người Bắc Kỳ) làm Tiền quân; Dương Văn Nhã, Hoàng Nghĩa Thơ làm Tả quân; Võ Vĩnh Tiền, Võ Vĩnh Tải làm Hữu quân; Võ Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Bột làm Hậu quân; Lưu Tín, Trần Văn Tha làm Thủy quân; Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Chân, Quách Ngọc Chấn làm Tượng quân; còn thời làm lục bộ Thái khanh và Ngũ đồn, Ngũ khuông, Ngũ dực; làm tờ hịch ngụy, phiến dụ nhơn dân các tỉnh.

Tổng đốc quân vụ đạo Ninh Bình là Tạ Quang Cự, Tham tán Hoàng Đăng Thận bắt sống được thủ nghịch Lê Duy Lương, Lê Duy Nhiên, đóng củi giải về Kinh.

Thự Tuần phủ tỉnh Biên Hòa là Võ Quýnh thâu phục được tỉnh lỵ. Ngài dụ cho Tổng đốc Long Tường là Lê Phúc Bảo, Tổng đốc An Hà là Lê Đại Cương nên chỉnh đốn thuyền binh, đốc quân thẳng đến thành Phiên An hội tiễu. Lại truyền dụ Phiên vương và Phiên Liên nước Chân Lạp biết, để cho yên tâm, đừng lấy sự phong văn việc trước mà đem lòng kinh sợ.

Đảng giặc Phiên An phạm tỉnh Định Tường, tỉnh thành thất thủ. Tổng đốc Long Tường Lê Phúc Bảo, Tổng đốc An Hà Lê Đại Cương đều cách lưu, Tuần phủ Vĩnh Long là Tô Trấn, Án sát Ngô Bá Toàn phải cách làm binh, theo quân hiệu lực.

Cho Trung quân Đô thống chưởng phủ Tống Phúc Lương làm chức Thảo nghịch Tả tướng quân, Thống chế Nguyễn Xuân làm Tham tán Đại thần, Thị lang Trương Phúc Đỉnh làm Tán tương cơ vụ, chế sắc, ấn, cờ, bài, mới cấp cho; phàm những binh thuyèn phái kỳ trước và Đại cương, Phúc Bảo đều phải theo quyền phép mấy ông ấy.

Án sát Cao Bằng là Phạm Đình Trạc bắt được con Lê Văn Khôi là Lê Văn Báo, Lê Văn Hổ; em ruột Khôi là Lê Văn Lư và 14 người thân thuộc; tỉnh Nghệ An cũng bắt được cha con Đặng Vĩnh Ưng 7 người, vợ con Đinh Phiên 5 người; tỉnh Quảng Nam cũng bắt được vợ con Lưu Tín 3 người, đều nghiêm giam đợi án.

Đảng giặc Phiên An là bọn Thái Công Triều đã lấy được tỉnh Định Tường, kéo binh thẳng tới. Tỉnh Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên đều thất thủ, giặc chia đảng nó chiếm cứ lấy, còn những phủ, huyện đều đặt ngụy quan.

Khiến 2 đạo quân ở Ninh Bình và Hưng Hóa lui về, đem tội trạng Lê Duy Lương báo cáo cho trong ngoài biết.

Tháng 7, đảng giặc Phiên An trở lại xâm tỉnh Biên Hòa, quan quân đuổi đánh, chúng nó lui.

Thổ tri châu Báo Lạc tỉnh Tuyên Quang là Nồng Văn Văn (anh vợ tên Khôi) tự xưng Tiết chế thượng tướng quân, bắt người tỉnh phái mà thích vào mặt bốn chữ: "tỉnh quan đa hối" (nghĩa là quan tỉnh hay ăn của hối lộ).
Truy đoạt (1) chức quan Tổng đốc An Biên của Nguyễn Văn Quế, Bố chánh Phiên An của Bạch Xuân Nguyên.

Giặc Phiên An lại xâm tỉnh Biên Hòa, tỉnh lỵ lại thất thủ; Tôn Thất Gia mắng giặc mà bị chết; Ngài cho truy tặng Án sát sứ, thưởng 600 lượng bạc.

Thảo tặc hữu tướng quân Phan Văn Thúy, Tham tán Trương Minh Giảng phá giặc tại trạm Biên Long.

Các bờ đê tại tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây đều vỡ cả. Ngài bảo Nguyễn Khoa Minh rằng: "đê Hưng Yên đã vỡ, thời nước chảy nhiều đàng, làm sao tỉnh Sơn Tây là thượng du đê cũng vỡ, hay là cửa biển nhiều nơi ngăn lấp, nước chảy không kịp mà nên thế chăng?". Bèn khiến Tổng đốc Định An Đặng Văn Thiêm khám xét các cửa biển chỗ nào xoi sâu, chỗ nào bồi cạn, cứ thiệt tâu lên. Rồi Thiêm tâu: "nước lụt lớn quá, xin khiến đắp đê ngăn giữ". Ngài khiến các quan trong ngoài điều trần phương sách về việc sửa đàng sông.

Lại mở cuộc đúc tiền Hà Nội (vì gặp tai thương chẩn cấp, của dùng không đủ). Núi Ngự Bình bị sét đánh, trên núi lửa cháy, liền có mưa xuống, lửa tắt ngay.
Khiến các địa phương từ Quảng Trị trở ra Bắc, lấy việc khuyên dạy dân làm ruộng trồng dâu mà xét phủ huyện, xem siêng hay là nhác, để định truất trắc.


Nguyên Án sát Định Tường là Ngô Bá Toán thâu phục được tỉnh thành. Suất đội Thái Văn Nhiên được thưởng làm Chánh đội; Lý trưởng làng Long Điền là Ngô Văn Chất được thưởng làm Đội trưởng và

70 quan tiền; Toán thời được thưởng Bố chánh sứ.

Tháng 8, đổi tỉnh Phiên An làm tỉnh Gia Định; cải cấp quan phòng, ấn triện cho Đốc, Phủ, Bố, Án, Lãnh binh và phủ, huyện ở các tỉnh Nam Kỳ. Khi trước nhơn có giặc, ấn quan phòng thất lạc nhiều, nay cấp thứ ấn nầy nét chữ khắc khác ấn cũ, phát ra các sở làm việc quan, để cho phân biệt; còn ấu triện Án sát tỉnh Vĩnh Long và Định Tường hãy còn, không phải khắc nữa.

Thự Án sát tỉnh Vĩnh Long là Doãn Uẩn thâu phục được tỉnh thành. Khi ấy ngụy Trung quân là Thái Công Triều đã về bàn với Triều đình rồi, Uẩn liền đem binh dân hơn 300 người thẳng đến tỉnh thành, bắt ngụy Thông, ngụy Doãn, ngụy Phúc xiềng giam lại; con thời chém cả; Uẩn đem việc tâu lên

(1) Truy đoạt: làm quan đã chết rồi mà có tội thời cách chức thâu sắc lại.

và xin mau phái quan viên tới làm việc tỉnh; Ngài nghĩ những tổng, lý, hào mục Vĩnh Long và Định Tường có nghĩa dõng nhiều, mới khiến Ngô Bá Toán và Doãn Uẩn xét những kẻ đầu mục ứng nghĩa đều cấp bằng cho tùng phái, khi nào việc bình rồi, sẽ lượng tài mà bổ.

Thái Công Triều đánh giặc tại sông Đăng (thuộc tỉnh Định Tường) và chợ Đạm (thuộc tỉnh Gia Định) mấy ngày đánh được luôn.

Án sát An Giang là Bùi Văn Lý thâu phục được tỉnh An Giang và Hà Tiên. Khi trước bọn ngụy Tả quân Dương Văn Nhã về Phiên An, một mình Thái Công Triều ở lại An Giang mưu muốn quy thuận với Triều đình, mật dặn quan Trấn phủ giặc là Nguyễn Đăng Luận, Phó trấn Lương Văn Tán hãy giữ gìn tỉnh lỵ, để yên nhơn tâm, còn Triều đem binh dõng đến tỉnh Phiên An đi đánh. Khi bấy giờ Bùi Văn Lý ẩn tại đồn Vĩnh Hùng cùng thủ ngự Nguyễn Văn Bút chiêu tập quân nghĩa dõng được ngàn người đem về tỉnh; bọn Nguyễn Đăng Luận mở cửa thành xin hàng; lại bắt được ngụy sứ thông với thuyền người Xiêm, liền đem quân tiếp tới thâu phục được tỉnh Hà Tiên. Đem việc tâu lên, Ngài khen lắm.

Nam Kỳ thảo nghịch hữu đạo quân Tham tán Trương Minh Giảng và Hoàng Đăng Thuận đánh lấy lại tỉnh Biên Hòa.

Giặc Thổ tỉnh Tuyên Quang là Nồng Văn Vân khiến đảng nó là Nồng Văn Sĩ xâm nhiễu châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên. Ngài khiến Tổng đốc Sơn, Hưng, Tuyên là Lê Văn Đức tới đánh giặc Tuyên Quang, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ tới đánh giặc Thái Nguyên.

Chương nghĩa Hầu Phan Văn Thúy từ nơi quân thứ Biên Hòa bị bệnh, về đến Khánh Hòa liền mất, truy tặng chức Thiếu bảo, thụy Trung tráng. Ngài cho thiết đàn tế ở bên sông Hương, khiến Hoàng tử Vĩnh Tường công Miên Hoành làm lễ tứ tửu (1).

Khiến Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự lại về Nghệ An cung chức.

Binh thủy Trần Văn Năng, Tống Phúc Lương phá giặc ở đồn Giao Khẩu, đem quân đậu thuyền tại sông Ngưu Chữ bắt được ngụy quân Quản lãnh thụy sư Trần Văn Đề; Tri huyện bị cách là Trương Sùng Hy, bắt được ngụy Hữu quân phó tướng Nguyễn Văn Bột giải đến quân thứ; tờ báo tiệp tâu về, Ngài dụ ban khen, tùy bậc gia thưởng.

Khiến Thự đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ đem lãnh binh Hải Dương là Đồng Bá Huyên mau qua tỉnh Tuyên Quang hội với quan Tổng đốc Sơn Tây là Lê Văn Đức đánh giặc.

Gia Định quân thứ Bình khấu tướng quân Trần Văn Năng tâu xin quyền cấp cho quan bị cách là Lê Đại Cương nhưng lãnh binh dõng sở thuộc đánh giặc hiệu lực. Ngài cho.

Tổng đốc Ninh Thái Nguyên Đình Phổ đem binh tượng qua đến thành tỉnh Thái Nguyên. Lê Văn Đức đánh giải vây thành tỉnhTuyên Quang nghịch Vân thua chạy.
Lãnh binh Bắc Ninh là Trần Văn Duy đánh giặc tại đòn Chợ Mới tỉnh Thái Nguyên, bị thua, Nguyễn Đình Phổ chạy giấy về tâu xin nhận cựu.

Đảng giặc Tuyên Quang là Lưu Trọng Chương, Hoàng Trinh hiệp lõa 2.000 người xâm đồn Đại Đồng châu Thu (địa giới tiếp giáp huyện Sơn Quan tỉnh Sơn Tây). Khi bấy giờ nghịch Vân đã thua rồi, đảng nó chưa biết tới đó khuấy nhiễu, để ngăn viện binh Sơn Tây, Đức liền phái lãnh binh là Nguyễn Văn Quyền chia đạo giáp đánh, phá tan giặc ở rừng Hoàng Loan.

Cho Lê Văn Đức làm Tổng đốc Tam tuyên quân vụ, Nguyễn Công Trứ làm Tham tá.

Quân thứ tỉnh Gia Định đánh giặc ở thành Phiên An, chưa lấy được thành (vì hiệu lệnh không tề chỉnh, lính chết nhiều).

Tuần phủ Lạng Bình là Hoàng Văn Quyền đem binh tượng từ Lạng Sơn đến Cao Bằng hội tiễu, xin cấp lương cho những thổ hào và thổ dõng đi theo đánh giặc. Ngài cho; và truyền từ nay về sau có ai

(1) Tứ tửu lễ: dâng rượu vua ban.

theo đánh giặc, thời cứ theo lệ ấy mà cấp; lại khiến quan Cẩm y vệ úy Nguyễn Văn Lễ qua theo giúp việc.

Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ từ thành tỉnh Tuyên Quang chia đạo quân tới đánh nghịch Vân; tâu xin đánh thẳng đến sào huyệt giặc ở xứ Vân Trung.

Toán quân quan Tuần phủ Lạng Bình Hoàng Văn Quyền đóng tại đồn Na Lãnh, đánh nhau với giặc rồi lưu trú tại châu Thất Tuyên; quan Thị chiến là Cấp sự trung Cao Phục Lễ làm mất ấn đồng công, Quyền và Lễ đều bị cách lưu, theo quân hiệu lực.

Lãnh binh Hưng Hóa là Bùi Văn Đạo đánh giặc ở Thập Khê và Trọc Khê, được luôn.
Nguyên Án sát Phiên An là Nguyễn Chương Đạt và Lãnh binh Nguyễn Quế đều phải tội giết (chiếu luật "thất hãm thành trì" làm tội); anh em Đạt là Trọng Vũ, Trọng Ngọc, Minh Khiêm đều phải cách chức, không được bổ lại nữa; con Trọng Vũ là Trọng Lượng vốn cử nhân xuất thân, không phải Ấm thọ, thời cho nhưng lưu lại tỉnh Sơn Tây hậu bổ.

Hai toán quân Lê Văn Đức là Nguyễn Công Trứ đều đến đồn Phúc Nghi.

Tháng 10, Thổ tri châu châu Thất Tuyên tỉnh Lạng Sơn là Nguyễn Khắc Hòa anh em đều theo giặc, lừa đánh Tuần phủ Lạng Bình là Hoàng Văn Quyền ở trạm Lạng Chung, Quyền bị giặc bắt; tỉnh thành nguy cấp; Án sát Trần Huy Phác phi tư tỉnh Bắc Ninh xin cứu viện. Việc tâu lên, Quyền phải cách chức, chờ về rồi sẽ trị tội.

Đội trạm trạm Thanh Khoa ở Thanh Hóa tên là Hoàng Trọng Kiều ngụy xưng Trung võ dinh chánh tổng quản, cùng với người giáo Gia Tô là Nguyễn Văn Xuân nhóm họp ở huyện Ngọc Sơn và Nông Cống, dùng khăn đỏ làm hiệu. Tuần phủ Nguyễn Khả Bằng ủy Lãnh binh nã bắt. Ngài khiến tỉnh Nghệ An phái binh hội tiễu, bắt được tên Kiều giết ngay.

Nguyên Trấn thủ Cao Bằng về hưu trí là Võ Văn Tình xin qua Bắc Kỳ theo đánh giặc. Ngài cho. Tướng giặc Lạng Sơn là Nguyễn Khắc Hòa cùng với tướng giặc Cao Bằng là Bế Văn Đàn đem đánh vây thành tỉnh Lạng Sơn, quân nó đến hơn 10.000 người, Án sát Trần Huy Phác chạy giấy tới quân thứ cáo cấp, xin mau tới cứu viện; và phi báo các tỉnh lớn ứng tiếp.

Đảng giặc Ninh Bình đánh phá trại Quang Lội, đón cướp khách buôn ở đàng quan lộ; lại xâm đồn Lý Nhơn, cướp đồ khí giới. Việc ấy tâu lên, Quảng đồn phải tội trượng, cách làm lính; quan tỉnh phải giáng cấp, khiến đi nã bắt.

Cho Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự làm Tổng thống đại thần đem quân qua tỉnh Lạng Sơn đánh giặc, Nguyễn Văn Xuân quyền lãnh Tổng đốc An Tĩnh. Vệ úy đã về hưu trí là Hồ Bôi tuổi ngoài 70, cố xin đi đánh giặc, Ngài cho, và cho đem con là Hồ Văn Trường qua Lạng Sơn theo Quang Cự sai phái.

Phó Lãnh binh Hà Nội là Hồ Văn Vân đem binh cứu viện Lạng Sơn; vừa tới trạm Lạng Nhơn, giặc thình lình chận đánh, Vân phải đạn chết; được tặng hàm chánh tam phẩm và cấp 50 lượng bạc.

Ban ân chiếu 8 điều cho 6 tỉnh Nam Kỳ, 7 điều cho 16 tỉnh Bắc Kỳ. Tỉnh giảm văn thơ các Bộ, Viện, Nha.

Giặc ở Thái Nguyên hơn 1.000 người tới bức tỉnh thành, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ chạy giấy về tâu, xin phái lính giỏi mau ra hội tiễu.

Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ kéo quân đến đồn Ninh Biền, đem hết tình trạng trong quân tâu rằng: "khi đi trận vừa bắt vừa chém, giặc chạy trốn cả, dân Thổ đến thú nhiều; Thổ tri châu là bọn Ma Trọng Đại, Ma Doãn Dưỡng xin nhóm dân Thổ hiệu lực chuộc tội. Vậy xin cho nó theo quân đánh giặc, thế là dùng mọi mà đánh mọi". Ngài cho nhưng dụ rằng: "chúng nó đánh giặc có công, thời tâu lượng thưởng cho, nếu ngoài thuận theo mà trong lòng trái, thời chém đầu ngay, rao cho chúng biết".

Giặc trốn ở Hưng Hóa là Xa Văn Chấn lại hiệp đánh đảng vây đồn Vạn Pha ở Hà Bắc, quan Thự phủ phái binh tới đánh, giặc chạy, bèn nghiêm sức Thủ bảo Xa Văn Quế tìm bắt.

Tuần phủ Lạng Bình là Lê Đạo Quảng tấn quân đóng ở địa đầu Tiền An, rồi làm sớ tâu rằng: "tôi có thám được giặc ở Lạng Sơn tên là Lê Văn Liệu là em nghịch Khôi, chiêu mộ những người Tàu ở khai mỏ được hơn 3.000 người, bắt dân Thổ chia đảng: một đảng ngăn đàng Bắc Ninh, một đảng vây thành Lạng Sơn và ngăn đàng từ Quảng Yên đi tới; lại ở châu An Bác có tên Thế Đàng tụ đảng đến 600 người, ám dụ dân phía rừng Quảng Yên, làm cho tao động; vì thế chúng tôi chưa dám đem quân đánh vội". Ngài mật dụ cho.

Dời lỵ sở tỉnh Hà Tiên về chỗ trấn cũ. Trấn cũ nguyên ở làng Mỹ Đức, huyện Hà Châu; năm trước quan Tổng trấn tâu nơi ấy chật hẹp, mới cho dời làm tại Giang Thành; đến đây Hộ phủ Trịnh Đàng xem kỹ địa hình hai nơi ấy rồi tâu rằng: "tỉnh hạt giáp giới nước Xiêm, nước Lạp, là nơi địa đầu rất quan yếu, đóng chỗ hiểm để giữ bờ cõi, thiệt là việc trước; nay lập tỉnh lỵ tại Giang Thành có 3 điều không lợi; 1. là phía trước phía sau lỵ sở đều đất Chân Lạp bao bọc, thói mọi hoảng hốt không thường, không tin cậy được; khi trước vừa nhơn có giặc, quan tỉnh là bọn Phạm Xuân Bích, Trần Văn Quán thế cô, không quân cứu viện đến nỗi phải tự tử, đó là minh nghiệm đã rồi, sách binh pháp gọi là vi địa (1) đó; 2. là thế đất nghiêng lệch, mặt trở vào rừng, lưng trở xuống sông, thiệt là không phải nơi đáng làm dinh thự; 3. là tỉnh lỵ ở đây mà pháo đài ở hòn Kim Dự và Trấn phòng ở cửa biển, thế tất phải sai một vài người võ viên tới giữ, nếu ngoài biên xảy ra có việc gì, thời tiếp ứng xa cách. Vả lại, đất ấy xung quanh đều rừng rậm, buôn bán không tiện, từ khi lập lỵ sở đến nay, quân và dân ở đó chỉ vài mươi nhà, ngoài quanh tỉnh không có một nhà nào nữa, trông ra rậm rạp biết chừng nào; thuộc lại trong tỉnh đều nói với tôi rằng: năm trước mỗi khi tiếp sứ Xiêm, thời đều tiếp về ban đêm, vì sợ ban ngày nó thấy sơ sài nó khi dễ mình; xem như thế, thời đóng tỉnh lỵ chỗ này, thiệt không phải bền vững cho nơi biên phòng mà cấm ngăn kẻ ngoài dòm ngó được. Tôi lại xét tỉnh lỵ cũ, dựa núi là thành, lấy biển làm hồ, đàng núi lập đồn bảo được, cửa biển tập quân thủy được, ở trên cao ngó xuống thấp, hình thế rất hùng; mặt tả, mặt hữu và mặt hậu đã có lũy đá cũ, nhơn đó mà đắp cao lên, mặt tiền lại có pháo đài Hòn Kim, ở núi ngó xuống biển; nếu dời tỉnh lỵ về đó, lại lập đồn để giữ những nơi hiểm yếu, thời phỏng có quân mọi rợ, khởi lên như muỗi như ruồi, cũng khó bay qua cửa ấy, mà phòng triệt giặc Đồ Bà ở mặt cửa biển, cũng không khó gì; còn như thế đất rộng, uống nước lành, thời lại có một sự ích lợi ở trong địa lợi nữa. Khi trước tỉnh lỵ còn đóng đó, người ở đông nhiều, là một chỗ đô hội lớn, nhơn bọn cướp giặc lăng loạn, dân cư phải kinh tán, tôi đã nhiều phen thân hành phủ dụ, dân đã lần lần trở về. Nay xin dời tỉnh lỵ về đó, sửa sang lũy cũ, giữ gìn nơi hiểm yếu, yên ủy nhân dân, khiến chúng nó an tập như cũ. Còn lỵ sở hiện tại đây, thời xin đặt một đồn, phái binh giữ lấy". Ngài cho phải.

Truyền dụ giục bọn Tổng thống đạo Lạng Bình là Tạ Quang Cự, Tham tán Võ Văn Từ nếu đã đến Bắc Ninh, thời lập tức đem binh đánh giải vây Lạng Sơn, rồi thẳng đến Cao Bằng đánh cho hết đảng giặc còn sót.

Tỉnh Sơn Tây có toán giặc cướp hạt Vĩnh Tường; quan tỉnh phái Tôn Thất Bật, Nguyễn Văn Sĩ đi đánh. Sĩ chết trận, Bật bị thương, quân lính chết nhiều. Ngài thưởng 30 lượng bạc, mỗi tên lính cấp tiến tuất xấp hai.

Lãnh binh Hải Dương là Nguyễn Thọ Thuyên đến Bắc Ninh, đem binh tượng qua Lạng Sơn; vừa đến địa đầu phủ Lạng Giang, nhơn đem lén đánh hai đồn Kha Hóa, Gia Quan. Quan tỉnh Bắc Ninh tâu lên, Ngài thưởng Thuyên làm chánh tam phẩm, gia thưởng tiền bạc và tiền vàng.

Tháng 11, giặc xâm thành tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Đình Phổ đốc quân binh đánh được.

Tổng thống quân vụ đạo Lạng Bình là Tạ Quang Cự đánh phá giặc ở đồn Quang Lang tỉnh Lạng Sơn; sớ tâu về, Ngài dụ rằng: "nên nhơn được trận ấy, tới đánh giặc ở phía Đơn Sa, An Bài rồi tấn lên giải vây Lạng Sơn cho luôn".

Tha thuế thân cho dân huyện Đại Từ ở Thái Nguyên. Vì huyện Đại Từ chống nhau với giặc, Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ đem sự trạng tâu lên, Ngài cho tha thuế thân.

Tạ Quang Cự giải vây thành Lạng Sơn, Ngài khiến mau quan tỉnh Cao Bằng hội tiễu.
(1) Vi địa: là đất bị vây, nghĩa là mình ở giữa, mà đất người ta bọc chung quanh.

Tổng đốc quân vụ đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ tấn quân thẳng đến sào huyệt giặc ở Vân Trung.

Nước Xiêm đem đại quân tới cướp, 3 đạo quân thủy và quân bộ đều đến; một đạo theo đàng bộ Bắc Tâm Bôn mà tới, một đạo theo đàng Biển Hồ mà tới; sự ấy tâu lên, Ngài dụ quan quân thứ Gia Định điều độ cho kín, đừng động tiếng tăm, mà dân gian lường được hư thiệt mình.

Giặc trốn ở Hà Nội là Hoàng Võ Côn, Đặng Đình Nghiêm lại hiệp đảng hơn 1.000 người thông với tên giặc Mọi sơn âm là Quách Tấn Công, Quách Tất Tế ước kỳ khởi ngụy; quan Quản phủ Ưng Hóa là Nguyễn Đăng Khánh đánh giặc ở làng Thanh Áng chém được hai đầu giặc, bắt được 19 tên, còn Côn và Nghiêm thời chạy thoát vào rừng. Quan Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Văn Trường đem sự trạng tâu lên, Ngài ban khen, gia thưởng tiền vàng và tiền bạc.

Tổng thống đạo Lạng Bình là Tạ Quang Cự thâu phục được tỉnh Cao Bằng, chạy cờ đỏ (1) báo tiệp. Cự nguyên đã phong tước Bá, nay gia thưởng một chức Quận công.

Thuyền binh nước Xiêm hơn 100 chiếc phạm tỉnh Hà Tiên: hoặc từ cửa biển Hòn Kim mà tới, hoặc từ ngạch sông Chi Lý mà lên bộ; quan Tuần phủ Trịnh Đàng chạy giấy về tâu.

Tỉnh Hà Tiên thất thủ, quan phủ là bọn Trịnh Đàng đều bị cách lưu, cho hiệu lực chuộc tội.

Tháng 12, giặc Xiêm xâm thành Nam Vang, Nam Vang thất thủ. Ngài dụ quân thứ Gia Định khiến bọn Trần Văn Năng, Trương Minh Giảng đánh lui binh Xiêm, để chuộc lỗi trước.

Hộ phủ Ninh Bình là Lê Nguyên Hy mật tâu: "trong tỉnh hạt, huyện Lạc Thổ, An Hóa và Phụng Hóa, thói dân giảo trá, địa phận tiếp giáp với Thanh Hóa, rừng rú rộng xa, núi khe hiểm trở; tựu trung họ lớn các xã chỉ có bọn nghịch phạm Đinh Thế Đội, Quách Tất Công, Cao Viết Khoái, mấy họ ấy đời đời kết hôn nhơn với nhau, mà dân đó cứ nghe theo các tên thổ ty, thổ mục, chỉ biết tình hôn nhơn mà không biết phép nước, thường dung ẩn cho nhau, Lê Duy Lương, Lê Duy Nhiên bắt được ở đó, đều là người nơi khác mà tới. Nay nghe bọn Quách Tất Công tụ đảng hơn 300 người; ra vào phía rừng cách làng Sơn Âm, Thượng Lũng, Hiệu Lũng, Trung Hoàng; còn đảng giặc trốn ở Thanh Hóa 4,5 trăm người ra vào ở núi Song Lãnh gần núi Tam Điệp; tôi đã sức Lãnh binh Nguyễn Văn Tương mau qua nã bắt; vậy xin sắc xuống các đạo hội tiễu". Ngài mật dụ: "phải dụ dân thổ ra sức tìm bắt, đừng khiến chúng nó có bụng ngờ sợ, mà hóa ra thất sách".
Giặc Xiêm chia hai đạo đánh đồn Châu Đốc; tỉnh An Giang thất thủ.

Đặt các vệ quân Hương dõng ở Bình Phú cả thảy 2.500 người. Khi trước quan Tổng đốc Bình Phú là Võ Xuân Cẩn tâu: "dân các làng tập thao luyện, đều hăm hở muốn xin đánh giặc lập công". Ngài ban khen.

Đặt quân Hương dõng ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, cả thảy 6.500 người, đòi tới diễn tập và cấp lương tháng, tha thuế thân.

Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức và Tham tán Nguyễn Công Trứ tới Ngọc Mạo, nghe tên nghịch Vân đã chắp tóc đem vợ con trốn qua Tàu rồi. Đức và Trứ chạy giấy về tâu; Ngài truyền dụ rút quân về; lại dụ Tạ Quang Cự cũng kéo quân về luôn, không phải tới Ngọc Mao nữa.

Tham tán đạo quân thứ An Giang là Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đánh được giặc Xiêm tại Thuận Cản (thuộc về huyện Đông Xuyên).

Tướng Xiêm và người Vạn Tượng đem hơn 1.000 quân Mọi xâm các châu về đạo Quảng Trị. Việc ấy tâu lên, Ngài dụ bộ Binh rằng: "đó chẳng qua là chúng nó muốn làm cho ta phân binh lực mà thôi". Liền phái Kinh tượng Vệ úy Lê Văn Thụy ra hội tiễu.

(1) Cờ đỏ: phàm đánh được giặc, thời sai người cầm cờ đỏ chạy về báo tin cho Triều đình biết.

Giặc Xiêm lại xâm địa đầu phủ Trấn Ninh ở Nghệ An, chúng nó lại đưa thơ qua phủ Trấn Ninh đòi trả dân Vạn Tượng lại. Việc ấy tâu lên, Ngài phê rằng: "đó chẳng qua chúng nó làm thanh thế, để chủ mưu khuấy Chân Lạp mà thôi".

Giặc Xiêm xâm phủ Trấn Ninh ở Nghệ An, quân ta lui về động Giăng Màn, giặc lại lui đóng tại khe Nhự Ổi (chỗ ấy có hai con đàng: một đàng qua châu Quy Hợp, một đàng qua châu Trú Cẩm), phân đảng xâm phía bờ sông Hiển Bôn thuộc phủ Trấn Định (sông Hiển Bôn là từ sông Giang phân phái ra, thuộc về địa đầu huyện Cam Cát); huyện Cam Môn và huyện Cam Cát phi báo với quan Tấn thủ Ngàn Phố xin binh chống cự, Bố chánh Nguyễn Đình Tân và Án sát Võ Đĩnh liền phái phòng giữ các nơi.

Năm Giáp Ngọ thứ XV (1834), tháng giêng, bọn Trương Minh Giảng đánh tan giặc Xiêm ở sông Cổ Hỗ, giặc Xiêm chia đảng giữ phủ Ba Cầu Nam thuộc về Chân Lạp. Tuần phủ Gia Định Hà Duy Phiên nghĩ nơi đó có đàng thông với xứ Quang Hóa và thượng du sông Trọc Giang về Biên Hòa, bèn ghi thư cho quan thự Tuần phủ Võ Quýnh phải phòng giữ địa hạt.

Truyền bãi việc trồng gai ở các xứ, bởi vì kẻ thừa hành làm khổ dân, chỗ thời nghiêm hạn đốc trách, chỗ thời phải mua để điền cho đủ số.

Trương Minh Giảng lại đánh giặc Xiêm ở sông Cổ Hỗ. Khi ấy giặc nhơn lúc nước xuống, theo bờ sông phóng hỏa đốt bè, ngăn trở quân thủy ta, rồi chúng nó lại sấn tới đánh; Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh bắn từ giờ Dần tới giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng nhau, giặc liền lui. Ngài xuống dụ ban khen.
Quân thứ thành Gia Định tâu rằng: "Lê Văn Khôi đau bệnh thũng chết đêm 11 tháng trước, đảng giặc tôi con nó là Lê Văn Cú mới 8 tuổi làm Nguyên soái, còn Nguyễn Văn Trắm xưng Điều khiển. Chúng tôi đã tư cho Quân thứ An Giang biết và viết thư bắn vào thành biểu rõ họa phước khiến cho chúng mau hàng".
Các tướng Chân Lạp đánh binh phá Xiêm, chạy cờ đỏ báo tiệp. Ngài truyền Thị thần rằng: "ta liệu quân bộ Xiêm chắc theo đàng Quang Hóa tới, nay quả nhiên, tướng Chân Lạp có ít quân mà đánh được giặc nhiều, thế là Chân Lạp có người giỏi thời giặc Xiêm chẳng làm chi được", bèn thưởng tên Long, tên Vu chức Ốc Nha Trà Tri, Ốc Nha Nhâm Lịch như cũ, còn tên Kê được thưởng chức Chư quân hiệu úy, trật tùng tam phẩm, kiêm lãnh nguyên chức.

Giặc tỉnh Tuyên Quang khởi lên về hạt Thổ Hoàng châu Đại Man. Ngài nghe, xuống dụ khiến tư cho toán quân Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ nhơn khi đại binh khải hoàn phải tiện đàng qua đó hiệp lực dẹp yên cho mau.

Làm dinh Lãnh binh Quảng Ngãi ở chốn Biên Bảo, sai Nguyễn Vĩnh tới tuần phòng, nhơn tập quán lính để nghiêm giữ ngoài biên.

Tướng giặc tỉnh Tuyên Quang là Nồng Văn Vân lại nhóm đảng xâm miền thượng du tỉnh Cao Bằng; quan Tham tán Võ Văn Từ đã dò thám tự đồn Nhượng Bạn đến nơi sào huyệt giặc ở Ngọc Mạo, Vân Trung, có 3 con đàng đi, bèn phân phái phòng triệt; lại tư quan Tổng thống Tạ Quang Cự chạy giấy về tâu.
Quan Tổng đốc quân vụ Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán Nguyễn Công Trứ kéo quân từ Vân Trung về đến tỉnh Tuyên Quang, đem những tình trạng quân giặc cứ hiểm thiết phục, dọc đàng đón lương cướp súng, và quân sĩ nhiễm bệnh lam chướng, lương ăn không đủ, dâng sớ xin nhận cựu. Ngài dụ rằng: "quân đi ngàn dặm quý cho thần tốc, mình chẳng tới mau để giặc trước giữ chỗ hiểm, thừa gian cướp bậy; khi quân mình về, giặc lại phòng bị các nơi, đến nỗi quân mình chết hại, súng ống bỏ mất, uổng công mấy lâu qua lại, tội chẳng đáng hay sao? Nay đã thắng trận, cho về tỉnh cung chức, còn sự xin đi đánh nữa, sẽ có chỉ sau". Bèn để Tô Huệ Vân, Đoàn Văn Cải đem 700 quân và 5 con voi ở lại giữ thành Tuyên Quang.

Quân thứ An Giang thu phục đồn Châu Đốc.

Vệ úy đạo Cam Lộ Lê Văn Thụy đem binh đến Thú Kê đánh giặc Xiêm, kéo thẳng đến châu Tầm

Bồn, Mang Bổng, giặc bỏ đồn trốn trước. Thụy tâu xin đem quân về. Ngài khen, y cho.

Binh đạo Hà Tiên lấy được tỉnh thành. Đem việc quan binh các đạo đánh được Xiêm báo cáo cho trong ngoài đặng biết.

Quân thứ An Giang lấy lại thành Nam Vang chạy cờ đỏ báo tiệp.
Sai quân hộ tống vua Chân Lạp về nước. Binh đạo Trấn Tĩnh ở Nghệ An thâu phục được phủ lỵ. Ngài nghĩ giặc Xiêm đã yên rồi, truyền đình thần bàn việc giữ gìn về sau cho thành Nam Vang và tỉnh An Giang, tỉnh Hà Tiên. Đình thần tâu những việc cần cấp cả thảy 6 điều: 1 thiết lập thành trì đồn bảo; 20 lượng phái công dịch trú phòng; 30 dự trữ quân nhu các đồn; 40 phân biệt công tội bọn tướng Chân Lạp; 50 không cho Chân Lạp đi sứ Xiêm; 60 chỉnh lý đồ khí giới quân Chân Lạp. Ngài dụ Nội các rằng: "đình nghị đều phải cả, nhưng phải tùy việc hoãn việc cấp mà làm; còn việc dùng binh Chân Lạp là cốt vì bảo hộ nước nó việc mới khởi đầu phải hiểu dụ cho rõ ý, để nó an lòng khỏi ngờ".

Tiền quân Chưởng phủ sự Lương Tài hầu Trần Văn Năng ở quân thứ về đến Bến Siêu tỉnh Gia Định bị bệnh mất. Ngài nghe, đình triều 3 ngày. Truy tặng hàm Thái phó, tấn phong Tân thành quận công, thụy là Trung dõng, lại cho truyền lời dụ ban tế.

Nước Xiêm lại đem hơn 5.000 quân xâm đồn Công Nhạc, châu Mang Bổng về đạo Cam Lộ; bọn Lê Văn Thụy đánh phá tan, bắt được tướng Xiêm là Mạn Sác Khôn La Mân và tên Khiếu lại lấy được nhiều súng ống khí giới, chạy cờ đỏ báo tiệp.
Giặc tỉnh Tuyên Quang là Nồng Văn Sĩ lại nhóm đảng hơn 1.000 người kéo từ làng Thông Sơn tới đồn Trung Thảng chống nhau với quan quân đạo Cao Bằng. Tạ Quang Cự, Võ Văn Từ ở đồn Nhượng Bạn dâng sớ tâu lên. Ngài dụ rằng: "giặc Vân ở Vân Trung đã bị binh Tuyên Quang phá tan sào huyệt, nó chạy tan hết, nay thằng Sĩ còn dám thâu quân cự lại, thiệt là đáng ghét. Trước ta đã cho Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ kéo quân tới Bằng thành cổ đạo tiếp giáp đồn Ngọc Mạo, định ngày đánh giặc; nay lại sai Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ đem đại binh đi đàng Tuyên Quang đến Vân Trung; Tạ Quang Cự mầy nên ở lại Cao Bằng, hiệp với Võ Văn Từ xếp đặt mọi việc; nếu mà thừa cơ được, lập tức tư hội với Văn Đức, Công Trứ giáp đánh đến thẳng Ngọc Mạo, Vân Trung, đạp bằng sào huyệt giặc, làm sao bắt chém được thằng Vân, thằng Đản, thằng Cẩn mới cho đem quân về".

Lại sai Tổng đốc Sơn Tây là Lê Văn Đức làm Tổng đốc đạo Tuyên Quang, coi tiễu bổ sự vụ, thự Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ làm Tham tán, tới đánh Vân Trung.

Sai Thần sách thống chế Phạm Văn Điển đem lính Kinh ra Nghệ An cùng quan Chưởng cơ là Lê Thuận Tĩnh đánh giặc Xiêm. Khi trước Vệ úy Nguyễn Đức Long giữ phủ Trấn Tĩnh, sai Suất đội Lê Bảo giữ đồn Nông Lũng, gặp giặc Xiêm, quân mình ít không địch nổi, giặc phân binh đánh phủ Trấn Tĩnh, Đức Long lui quân giữ núi Giăng Màn; Bố chánh sứ Nguyễn Đình Tân, Án sát Võ Đĩnh phi tư cho Lê Thuận Tĩnh phải đến mau đánh giặc. Ngài nghe, truyền xiềng Nguyễn Đức Long mà định tội cho nghiêm, cho Phạm Văn Điển đem binh đánh giặc.

Tháng 2, bọn tướng Chân Lạp đánh được giặc Xiêm ở phủ Cần Thu, bắt sống 6 tên tùy tướng và 300 tên quân, đuổi theo đến bến Trà Lai (thuộc về sông lớn Nam Vang).

Trấn Ninh phòng ngự sứ là Kiều Huống, Đồng tri là Khâm Quyết làm phản; quan phủ Tương Dương phi báo, bọn Nguyễn Đình Tân đem việc tâu lên. Ngài sai Hữu quân Nguyễn Văn Xuân lãnh chức An Tĩnh Tổng đốc, lại sung chức Kinh lược đại sứ, để đi đánh giặc Trấn Ninh. Vì Xuân trước từng làm quan Nghệ An đã thuộc hết biên tình, nên mới sai đi.

Quan Quản vệ đạo Trấn Tĩnh là Nguyễn Văn Thu đánh được giặc Xiêm ở xứ Na Kham và xứ Xán Ca.

Tỉnh Lạng Sơn có đứa giặc trốn tên là Nguyễn Khắc Thước hiệp đồng tên tù trốn là Dương Ba An tụ đảng núp lén ở mạn rừng An Châu. Quan Tuần phủ Lê Đạo Quảng phái tên hiệu lực là Dương Tam đi dụ, lại sai Quản cơ Võ Văn Nguyên hội với quân tỉnh Bắc đi đánh, chém được 3 tên, bắt được hơn 10 tên Tướng hiệu, cùng là khí giới ấn tín đem nạp; dân An Châu theo Dương Tam ra thú cũng nhiều, quan Tuần phủ đều cho về làm ăn, và khiến biểu nhau hết sức bắt giặc. Việc ấy tâu lên, Ngài ban khen, thưởng bọn Võ Văn Nguyên mỗi người một cấp quân công.

Sai Tuần phủ Lạng Bình Lê Đạo Quảng hiệp đồng Tổng thống Tạ Quang Cự thương đồng việc đánh giặc.

Đạo quân Cao Bằng đánh nhau với giặc ở Đinh Lãm, bị thua, Tạ Quang Cự, Võ Văn Từ đều bị cách tước (Cự bị cách tước Bá tước Tử, Từ bị cách tước Nam).
Quân thứ Nam Vang là Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân đem thuyền đi đàng sông thượng du hội đồng với Trương Phúc Đỉnh bàn việc biên vụ.

Tổng thống đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự và Võ Văn Từ lại tấn binh đóng các đồn cũ, phân phái phòng triệt, nhơn đêm đánh lén tại núi Công Lãnh, chém được 3 tên giặc, bắt sống được 4 tên, đốt hơn 20 trại sách; rồi tư qua đạo Thái Nguyên hội binh định ngày tấn tiễu.

Tổng đốc Sơn Tây là Lê Văn Đức tâu: "việc năm ngoái đánh phá đồn Ngọc Mạo, tên Đinh Công Trọng và Quách Công Nhị đều đắc lực, xin đừng nệ cách thường, thưởng thọ chức hàm cho chúng nó". Ngài cho.

Trong đạo Nam Vang, giặc Xiêm đã dẹp yên, Ngài xuống dụ cho Trương Minh Giảng, Thái Công Triều về Gia Định sai phái.

Quân bổ biền Hà Nội đánh phá giặc Ninh Bình ở Chương Đức, bắt sống được Tiền quân giặc là Nguyễn Văn Lượng, Tham tán giặc là Nguyễn Bá Năng và Phó cơ là Bùi Văn Mạch. Ngài khen bổ vụ xuất sắc, đều thưởng gia quân công một cấp và thưởng Nguyễn Đăng Khánh trật tùng nhị phẩm, nhưng lãnh chức Quản phủ.

Bố chánh và Án sát Ninh Bình tâu rằng: "quân giặc tới xứ Phụng Hóa và xứ Bình Đôi khuấy rối. Tuần phủ Nguyễn Khắc Bằng đã tới Tống Sơn hội tiễu; vừa nghe vua nước Nam Chưởng sai con là Chiêu Kiển đem binh tượng tới đồn Ninh Biền ở Hưng Hóa, nó sai người dụ 3 huyện Trình Cố, Sầm Nưa, Man Xuy phải thần thuộc như cũ, không thời giết hết. Chúng tôi xét ra 3 huyện ấy trước thuộc Vạn Tượng, không quan hệ gì đến Nam Chưởng, nay Nam Chưởng bức bách làm vậy, thiệt lấy làm lạ. Vậy xin sức phủ Thọ Xuân đem thổ binh ra phòng triệt tại địa đầu tiếp giới 3 huyện ấy, để xem tình hình thế nào". Ngài y cho.

Tỉnh Lạng Sơn bắt được Thống lãnh giặc là Nguyễn Khắc Thước, giết ngay.

Tham tán đạo Nam Vang là Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng, Tán tương Trương Phúc Đỉnh đem binh thuyền từ biển Đại Hồ đến bến đò Phi Long. Tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri từ khi thua ở Châu Đốc, lui về Phủ Lật, lập 3 cái đồn ở hai bờ sông Tiểu Đà mà đóng giữ; bọn Giảng đem việc ấy tâu lên và tư bộ Binh rằng: "Phủ Lật giáp với Bắc Tầm Bôn, Bông Xuy giáp với Lô Khu Vật nước Xiêm; vậy xin chọn nơi lập đồn ở hai phủ ấy, để giữ lấy toàn hạt nước Chân Lạp". Ngài xuống dụ khiến hết sức đánh giặc đuổi ra khỏi cõi, rồi liền lập đồn ở 2 phủ, để mỗi đồn 300 tên lính Chân Lạp đóng giữ.

Quân Xiêm lại xâm châu Ba Lan ở Cam Lộ; Thự Tuần phủ Quảng Trị là Nguyễn Tú phái Lãnh binh Nguyễn Cửu Đức đánh giặc. Ngài sai Dương Văn Phong hộ lý Tuần phủ Quảng Trị, còn Nguyễn Tú phải tới quân thứ Ba Lan tùy cơ đánh giữ.

Đề đốc đạo Trấn Tĩnh là Lê Thuận Tĩnh đánh nhau với Xiêm ở động Giăng Màn, bị thua. Trang võ vệ úy Phan Văn Sĩ chết trận; Tỉnh lui đóng tại ngã ba sách Trú Cẩm giữ hiểm chống cự.

Bố chánh và Án sát tỉnh Nghệ An là Nguyễn Đình Tân, Võ Đỉnh tâu: "hai tên nghịch Huống, nghịch Quyết dám dẫn binh Xiêm đánh giết quan quân, xứ Trấn Ninh bị đốt phá đều thành đất hoang". Ngài dụ Nguyễn Văn Xuân lập tức tới đánh, rồi mau đem quân về, không được đóng lại; nhưng phải qua chỗ ngã ba thuộc về Trấn Tĩnh hội với Lê Thuận Tĩnh đánh giặc.

Thự Tuần phủ Hưng Hóa là Ngô Huy Toán tâu rằng: "Thổ tri châu Châu Thuận là Bạc Cầm Kế thám báo có giặc Xiêm ước 4.000 đến đồn châu Ninh Biên, tôi đã phái đi phòng giữ và từ Sơn Tây đem binh tượng đến hội tiễu". Ngài dụ rằng: "ở đó gần nước Nam Chưởng, nên nó mượn tiếng giặc Xiêm mưu đồ hách truật dân mọi mà thôi, chờ đến khi Trấn Ninh và Trấn Tĩnh hai nơi dẹp yên giặc rồi, thời một xứ đó chẳng cần đánh mà nó cũng phục ngay".

Án sát Thái Nguyên là Nguyễn Mưu và Phó Lãnh binh Nguyễn Văn Ưng đem binh đóng ở mỏ thiết thám nghe tướng giặc Nồng Văn Hoành, Bế Văn Đản, Bế Văn Cẩn hiệp với Chánh tổng Kim Mã là Lương Quang Phụng và những người Tàu coi việc khai khoáng là bọn Trương Xương Xý tụ đảng đến hơn 1.000 người đóng ở Long Lũng; Mưu và Ưng liền đem quân từ Biều Gaing Thố Lãnh đến mỏ Vụ Nông đóng giữ, nhưng sức tên đội hiệu lực là Đinh Quang Tấn sai người chiêu dụ, bọn Lương Quang Phụng đem súng điểu thương, gươm giáo đến cửa quân đầu thú và nói rằng: "Nghịch Hoành, nghịch Đản, nghịch Cẩn nghe quan binh kéo tới, chúng nó đã trốn vào Vân Trung". Bọn Nguyễn Mưu bèn thương đồng định ngày theo đàng mỏ Tống Tinh đi tắt qua Bằng thành cổ đạo (từ đó đến Long Lũng đi một ngày đàng) đợi khi nào Cao Bằng phúc tư tới, sẽ đem quân thẳng tới Vân Trung hội tiễu và đem việc ấy tâu lên. Lại tâu rằng: "giặc trốn ở Thái Nguyên là Ngụy chánh đốc vận Hà Thiêm Ngân và phó đốc vận Lương Hữu Đức cả thảy 6 tên tới thú, chúng tôi đã cho tùng quân hiệu lực chuộc tội". Ngài phê rằng: "nên gắng sức cho mau thành công, còn tên Đinh Quang Tấn chiêu dụ đắc lực, trước hãy truyền chỉ khen cho, chờ sau có công trạng rõ ràng sẽ hay".

Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ kéo quân đến tỉnh Tuyên Quang, nghe báo rằng: Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền qua Lư Giăng lui về Bộ Phố, liền sai Quản cơ Nguyễn Đức Chung đi trước tiếp ứng, Đức và Trứ thời đốc đại binh tiếp sau; rồi dâng sớ tâu hết tình trạng giặc xâm qua Vị Xuyên đầy đàng chật sá, đón ngăn lương hướng, tải vận khó khăn. Ngài dụ phải tấn quân cho mau thành công, còn Nguyễn Văn Quyền thời cho cách lưu tùng quân hiệu lực.

Tháng 3, tướng giặc ở Nghệ An là Lê Văn Phẩm, hiệp đảng với giặc trốn ở Thanh Hóa là Hoàng Trọng Kiều, Nguyễn Trọng Liên, Phạm Văn Ninh tụ ở Cứ Sơn (tiếp giáp Thanh, Nghệ). Tỉnh phái Vệ úy Nguyễn Đình Phú và Vệ úy phủ Diễn là Nguyên Công Cẩn đem binh hội tiễu; Cẩn gặp phục binh của giặc ở Chỉ Khê (thuộc mạn rừng huyện Quỳnh Lưu) bị thua; quan tỉnh lại phái Diệu võ; Vệ úy Tăng Tháp đi hiệp tiễu.

Tập thỉnh an của quan Thự Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ nói rằng: "tỉnh lỵ Tuyên Quang tiếp huyện Hùng Quan phủ Đoan Hùng về tỉnh Sơn Tây, tự đó đến đồn An Biên đi 8 ngày đàng; tự An Biên qua An Định Bắc Nhự đến Vân Trung 5 ngày; mà theo Đại Miện, Tiểu Miện đến Vân Trung 8 ngày; thống kê từ tỉnh thành đến châu Bảo Lạc đàng đi thường đã hơn nửa tháng; mấy chỗ sơn xuyên hiểm trở đều bọn thổ ty chiếm cứ, gặp việc chờ báo e đã không kịp; huống những việc quan yếu đều từ tỉnh Sơn Tây điều độ, binh lương qua lại phải đến trọn tháng, việc đến nỗi trở ngại, cũng vì tình thế ngăn cách. Vả chăng tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên đất liền nhau, nên hiệp làm một đạo, dời tỉnh thành qua xứ An Biên, kiêm trị tỉnh Thái Nguyên, đặt quan Tổng đốc làm chủ; hạt ấy việc thuế là giản, một quan Tổng đốc kiêm cả việc Bố chánh cũng được. Vả lại An Biên ở về chính giữa Tuyên Quang, trước có con sông ngăn cách, ba mặt đều là núi đá chầu lại, khoảng giữa rộng rãi dung được vài vạn người, nên thiết lập tỉnh thành ở đó. Bên hữu xứ Tùng Tạo, bên tả núi Lạp Lãnh, đều nên xây cửa ải; phía nam sông ấy có núi đất, nên đắp một pháo đài, để nghiêm phòng giữ, thời những chỗ hiểm trở đều ở được cả; còn các nơi quan yếu khác như: Đại Miện, Tiểu Miện, Bách Đích, Châu Khoán, An Định, cũng nên lập đồn bảo để phòng ngự, những chỗ cong chỗ hẹp đều nên khai tạc bình trị cho rộng, để qua lại cho thông; như thế thời phía tây chế ngự được Bảo Lạc, Lục An; phía đông trấn áp được Đại Man, Vị Xuyên; phía nam giữ tỉnh Thanh Hóa; phía bắc thông đạo Thái Nguyên; thành ra hình thế ở chỗ hệ trọng mà giá ngự các chỗ khác, giống như thân người khiến cánh tay mà cánh tay lại khiến ngón; vận động đã mau, hô ứng cũng tiện, có thể dẹp loạn lúc chưa sanh ra, yên dân lúc không êm lặng. Nhưng phải thay đổi kẻ đầu mục, phủ trị cho lâu, khiến nó noi theo khuôn khép, tập nhiễm lần lần chắc rằng chẳng đến 3 năm, có thể thói mọi đổi làm thói mình, sẽ khỏi lo về việc biên cảnh nữa. Nhưng sự đổi đặt tỉnh thành người ta thường lo về hai điều: 10 An Biên lam chướng rất nặng; 20 đàng vận tải khó khăn; tôi đã xét kỹ An Biên đối ngạn với Hà Dương, phố chợ liên lạc, người mình, người Tàu ở đông; và tự An Biên đến Tuyên Quang cũng một nguồn sông, tôi đã cân thử nước sông, thời nặng nhẹ chẳng khác nhau lắm; vậy mà cho là lam chướng nặng quá, chẳng qua là ý kiến của những người ưng nơi gần, ghét nơi xa mà thôi. Còn như việc chi nhu thời đất hạt này tốt lắm, núi đều trồng tỉa được; khi trước tôi kéo quân qua đó, trông thấy lúa thóc chức đầy góc rừng bờ ruộng, binh dõng đi hơn 4.000 người, từ tháng 10 đến tháng 12, chỉ dùng lúa trong một xã Vân Quang mà đã khỏi thiếu, thời chỗ khác cũng đủ biết. Tôi xét ruộng xứ ấy không vào sổ cũng không nạp thuế, mà đất trồng tỉa được bỏ hoang còn nhiều. Vậy thời chỉ chở lương một lần tính đủ ân nửa năm mà thôi, còn về sau xin chiêu mộ dân các xã khai khẩn ruộng đất, thành thuộc bao nhiêu sẽ chước lượng thâu thuế chức để tiêu dùng, có thể thừa thải không đến nỗi lo thiếu. Lại như các sở mỏ vàng, mỗi năm nạp thuế từ 1 lượng đến 4 lượng, giá 1 lượng 80 quan, mà người Tàu khai khoáng mỗi sở tụ hội đến 7,8 trăm người, đều là đồ du đảng tránh xâu trốn thuế, thường thường sanh sự xuyên tạc địa mạch, khuấy nhiễu lương dân; gần đây toán nghịch Vân đến đâu tàn hại đó, đều tự bọn người Tàu làm vây cánh trợ ác. Tôi thiết tưởng thuế khai khoáng nạp vào chẳng được là mấy, xin cấm các sở mỏ vàng, đuổi hết người Tàu về xứ; sau nếu có ai xin trưng, quan địa phương sẽ xét thiệt, chiếu lệ kim hộ tỉnh Quảng Nam mà đánh thuế, nhưng thường phải kiểm xét, không được ẩn giảm như trước; thế thời đã tuyệt được sự biến sanh thình lình, mà tiền của trong nước cũng được rộng rãi. Vả lại số lính trong tỉnh ấy phải đi quân thứ các tỉnh khác đến gần phân nữa, hiện còn ở tỉnh sai phái chắc là không đủ. Tôi xét các thổ mục trong tỉnh hạt và đầy tớ tôi lâu nay sai đi đánh giặc cũng giỏi, xin cho chúng nó mộ hai cơ binh, mỗi cơ 600 người, ai đi mộ được 60 người sẽ cho làm suất đội, mộ được 10 đội cho làm Quản cơ; còn lính mộ thời lấy trong số dân lậu tịch. Vậy thời chẳng những đủ người sai phái, mà những bọn không thống thuộc về đâu, lại có chỗ quản thúc, cũng là một việc đã thêm binh lại cấm được trộm cướp nữa". Ngài dụ: "dời tỉnh thành tới An Biên thống hạt Thái Nguyên, đặt chức Tổng đốc, lời tâu xin vậy cũng có lý; nhưng chỉ có chỗ ấy là đất rừng rú nhơn vật còn ít, chờ khi nào biên cảnh yên rồi sẽ làm cũng chưa chậm gì; còn mấy đứa người Tàu, cũng là dân cùng nước khác, nhờ đó làm ăn, nỡ nào đuổi nó; nếu nó có sanh dị chi, đã có phép luật. Đến như việc mộ thêm lính, thời tốn kém tiền lương, việc ấy nên đình bãi".

Quân thứ đạo Nam Vang là Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Trương Phúc Đính đánh giặc Xiêm được luôn; trận đánh ở Ca Lăng giặc lại bị thua to, đêm bỏ trốn cả, quân ta đuổi ra khỏi giới hạn mới về. Khi trước tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri nghe Xiêm bị thua, kéo hết quân tới, muốn liền quyết thắng phụ một trận; Minh Giảng cầm binh không động, binh Xiêm đến đồn, Giảng mới cho binh túa ra vừa reo vừa đánh, giặc bị chết và bị thương vô số, quân ta chém một Đại tướng giặc, cướp được cây đao vàng nó cầm quân (quân Chân Lạp nói rằng: người cầm đao vàng đó là quan Cửu phẩm Xiêm) và lấy được súng lớn nhỏ rất nhiều; chúng nó đốt trại chạy trốn, quân ta thẳng đến Phủ Lật, bèn sửa sang đồn cũ giao cho bọn tướng Chân Lạp đóng giữ, rồi định ngày lui quân. Việc ấy tâu lên, Ngài cho bọn Trương Minh Giảng tấn tước và hưởng cấp khác nhau.

Tạ Quang Cự tâu: "quan binh đánh giặc từ Đào Ngạn, Tuyên Bố, đến Cống Lãnh, một dãi duyên sơn hơn 30 trại giặc, đều đốt hết cả, chém được vài tên, còn bao nhiêu đều chạy trốn xa".

Thự Tuần phủ tỉnh An Giang là Lê Đại Cương mật tâu trù tính việc ngoài biên: xin làm đồn trại nơi Nhu Viễn Đàng thành Nam Vang, phái quan binh trú thủ, làm kế giữ về sau. Lại từ đàng Quang Hóa trở lên giáp Cự Giang, nhiều chỗ không khoán cày được, nên cho những người Chàm (1) bị tội lưu tại xứ Ân Khu và xứ Sâm Bô tới ở đó khai khẩn. Ngài cho.

Quan tỉnh Nghệ An tâu: "binh Nam Chưởng tới khuấy rối châu Ninh Biên ở Hưng Hóa, đánh tiếng toan tới phủ Trấn Biên, Trấn Tĩnh". Quan Thanh Hóa cũng tâu: "huyện Trình Cố báo rằng: Nam Chưởng lại khiến người tự Ninh Biên tới bắt huyện ấy phải phục tùng nó, nếu không chịu thời bắt hết dân". Ngài phê rằng: "đó chẳng qua là nó nhờ tiếng giặc Xiêm, hư trương thanh thế, để nạt dân ngoài biên, cũng là thói quen mọi rợ mà thôi; nay giặc Xiêm ở các nơi đã bị quân ta đánh thua, thời Nam Chưởng còn làm chi được".

Sai quan Hộ thành binh mã Phó sứ Trương Viết Soái đến Hữu Trạch Nguyên chế ra xe thủy hỏa ký tế (nhờ nước chảy làm cho máy chạy, không cần dùng sức người) và chiếu theo cách mới mà chế thuốc súng (hống phương, hùng phương, hộc phương, mỗi thứ 20.000 cân). Lại phái ty viên các bộ, viện, xứ Thị vệ, và lính pháo thủ, đến đó thí nghiệm.

Ngài bàn chuyện với các quần thần về phép chế luyện hỏa thán, nhơn nói rằng: "ta ở trong cung, thường lúc trước tiết đông, hạ chí, cân đất và than nặng nhẹ bằng nhau, nhơn lấy đó thí nghiệm khí hậu; kịp đến tiết hạ chí thời đất nặng mà than nhẹ; đến tiết đông chí thời than nặng đất nhẹ; là bởi vì đất thuộc âm, hạ chí nhứt âm sanh thời đất nặng; than thuộc dương, đông chí nhứt dương sanh thời

(1) Chàm là người Chiêm Thành.

than nặng, âm dương loài nào nghe theo loài nấy, suy lẽ ấy ra thời lý âm dương lành dữ, cơ quân tử tiểu nhơn bên nào thạnh, bên nào suy,cũng có thể biết được". Ngài lại nói: "ta nghĩ rằng trong cung dùng nước, đài đệ rất phiền, nhơn chế ra thủy xa, tự đó đỡ sức người nhiều lắm, lâu nay những chỗ nhà ở chật hẹp, mùa hè nhiều hỏa hoạn, ta sẽ chế xe cứu hỏa, nếu đem ra dùng, thời sức người không khó nhọc bao nhiêu, mà lửa cũng phải tắt". Bèn truyền đem thể thức xe ấy cho quần thần xem.

Án sát đạo Thái Nguyên là Nguyễn Mưu, phó Lãnh binh Nguyễn Văn Ưng đánh giặc ở phố Bắc Nẩm (thuộc làng Nhạn Môn về châu Bạch Thông, tiếp giáp làng Bằng Thành, cách Vân Trung một đàng) bị thua. Quản cơ Nguyễn Văn Anh và Chánh đội Nguyễn Đình Cát đều tử trận, Mưu bị giặc bắt sống, Vệ úy Võ Văn Sơn bị giặc giết. Ngài nghe, Mưu phải cách chức.

Giặc Thái Nguyên tràn xuống đồn Chợ Rã và Chợ Mới. Lãnh binh Nguyễn Văn Ưng lui đóng tại đồn Chợ Đô báo cho Nguyễn Đình Phổ đem quân phòng triệt và đem việc ấy tâu lên. Ngài sai đem thêm lính và voi tỉnh Hà Nội, tỉnh Nam Định, tiếp thêm đánh giặc.

Quân thứ đạo Tuyên Quang Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ đến địa đầu Vị Xuyên, thám nghe quân giặc từ khi An Biên thất thủ, chúng nó ngày càng kéo tràn ra mãi; 2 ông bèn chia binh làm 2 đạo: Đức đi đàng Vị Xuyên, Trứ qua đàng Đại Man, đem vài ngày lương tới đánh, giặc phục quân trên rừng, quan quân đón đánh chém được vài thằng giặc. Thổ ty Ma Huy Tường bắn giết được một tướng giặc. Vừa tiếp thơ ông Nguyễn Công Trứ báo rằng: "ở bờ sông bên kia về xứ Gia Hương có Phó tướng giặc là Nguyễn Đình Châu tự Thái Nguyên hợp với em Thống chế giặcNguyễn Quang Khải là Nguyễn Quảng Thiêm lập 3 sở đồn, đồn đảng đến hơn 1.000 người; tôi hiện đượng kết bè qua sông đánh phá đảng ấy, thẳng đến đồn Côn Lôn, để phá tan sào huyệt giặc Quang Khải, rồi sẽ kéo quân tới hội cùng nhau". Đức liền đem tình hình tâu trước rằng: "hai đạo quân phải nên lượng đàng đi thông báo lần lần đành phá, rồi hội binh thâu phục đồn An Biên, thẳng đến Vân Trung hội tiễu". Ngài ban khen; tên Ma Huy Tường được thưởng chức Chánh đội tỉnh ấy.

Tạ Quang Cự ở đạo Cao Bằng tâu" "Võ Văn Từ đem quân đạo trung đến núi Mã Hồi, Lê Đạo Quảng đem quân đạo hữu tới đóng Sóc Giăng, Văn Hữu Xuân đem quân đạo tả tới đóng Lương Năng, giặc đều lui cả; chỉ có tự Thông Nông lên giáp xứ Bảo Lạc giặc còn cứ hiểm; vừa nghe báo quân đạo Thái Nguyên thua giặc lại tụ ở Linh Quan ước hơn 3000 người, mưu xâm tỉnh Cao Bang; tôi đã đòi Văm Hữu Xuân tới gia bằng đó giữ và mật tư cho Võ Văn Từ, Lê Đạo Quảng đều biết, nhưng liền trở về đồn Nhượng Bạn để điều độ các nơi gần đó".

Quan Kinh lược đại sứ đạo Trấn Ninh là Nguyễn Văn Xuân, Phó sứ là Phạm Văn Điển dâng sớ tâu: "hạt này dân đã chiêu dụ hồi phục rồi, nhưng phải có trọng binh để trấn áp. Chúng tôi đã giao cho Lãnh binh Võ Văn Thuyên đem 500 quân đóng đó canh giữ; còn chúng tôi thời xin kéo quân Kỳ Sơn, thẳng tới Trấn Tĩnh". Ngài nghĩ Nguyễn Văn Xuân già yếu, cho ở lại làm việc tỉnh, ủy cho Phó sứ Phạm Văn Điển, Xuân dâng sớ xin đi, Ngài khen, sai Thị vệ đem cho nhơn sâm, hồng nhục sâm của Cao Ly mỗi thứ 3 chi, lại cho dầu bạc hà, rượu ngự phong mỗi thứ 20 ve.

Tham tán đạo Nam Vang là Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng cùng thự Tuần phủ An Giang Lê Đại Cương, hội phàm tập tâu: "việc kinh lý Chân Lạp phải có người tướng giỏi để nhờ giúp đỡ, xét tên Thái Công Triều lâu nay theo đi đánh giặc, công việc đã quen và tình thế Chân Lạp lại thuộc tất, xin cho nó lưu lại Nam Vang giúp việc". Ngài chuẩn cho Thái Công Triều sung Lãnh binh đạo An Giang (sau tên Triều công mưu làm phản, giao bộ Hình nghị trảm quyết).

Lãnh binh tỉnh Tuyên Quang Trần Hữu Án chở 5 chiếc thuyền lương đậu ở bờ sông Chương Khê, bị giặc ăn cướp, chỉ có một chiếc thuyền của thuyền hộ Đoàn Văn Giới cắt dây neo chạy thoát được. Lãnh binh với Suất đội đều bị cách chức làm lính. Bố chánh và Án sát đều bị giáng một cấp, rồi cũng bị cách; Đoàn Văn Giới được thưởng 5 đồng Phi long đại hạng ngân tiền.

Truyền dụ Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ rằng: "quân đi ngàn dặm, hình thế mỗi nơi một khác, có đâu việc nào cũng đợi ta chỉ vẽ; vậy cho hai người được phép gặp việc phải cứ làm, vừa đánh vừa phủ dụ; nhưng nên cho hai đạo binh Cao Bằng, Thái Nguyên đều đến, để phá tan đảng giặc, khiến chúng nó phải kiên sợ oai thanh, rõ phép Triều đình. Còn nghịch Vân trốn trong rừng rú, tuy bắt được hay là chưa mặc lòng, cũng chuẩn cho 3 đạo quân khải hoàn một lần, chớ nên ở lâu mắc khí lam chướng".

Bảy họ Mường thuộc về tỉnh Thái Nguyên xin đem súng điểu thương 160 khẩu nạp cho Triều đình. Ngài khiến tỉnh thần xuất tiền kho thưởng cấp, lại khiến các tỉnh Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn đều truyền dụ thổ dân coi đó mà bắt chước. Rồi hạt Lạng Sơn cũng nạp 80 khẩu súng điểu thương, nguyện chẳng lãnh tiền thưởng. Quan tỉnh đem việc tâu lên, Ngài dụ rằng: "đó là ơn của Triều đình cho, để mua ngưu canh, điền khí, cũng như phong tục "bán dao mua trâu (1)" đời xưa, chớ nên từ chối".

Đào các sông con ở Nam Định và Hưng Yên. Dân sở tại đều xin: "kẻ giàu xuất của, kẻ nghèo xuất công"; quan Tổng đốc Đặng Văn Thiêm đem việc ấy tâu lên. Ngài khiến truyền dụ ban khen. Đến sau đàng sông chảy thông, gặp lụt thời nước tiêu ngay, nông công thuận tiện; Thiêm cùng Phủ, Huyện sở tại vì biết cách khuyên dạy dân, được thưởng gia cấp hoặc kỷ lục; còn dân thời kẻ giàu ban cho cơm rượu, hoa hồng, kẻ nghèo lại tùy công khó để chước lượng cấp tiền.

Tỉnh Nam Định bắt được giặc trốn ngụy xưng Hữu quân về đảng Phan Bá Vành tên là Võ Duật, đem giết ngay.

Triều đình thưởng cho kẻ bắt được giặc 100 lượng bạc, kẻ cáo giác 30 lượng. Ngài truyền quan Nội các Hà Quyền rằng: "đó cũng là ý trời "dời cây lập điều tín (2) như vua Tần ngày xưa". Nếu tiếc tiểu phí, thời kẻ biết chẳng chịu cáo tổ, bọn gian đảng ngày càng thêm, đến nỗi Triều đình phiên phải sắp đặt, thời tổn phí lại nhiều thêm nữa.

Tham tán Hồ Văn Khuê từ Hà Tiên về Gia Định, tâu rằng: "việc lập pháo đài, đắp lũy đá ở Hà Tiên đều rỗi cả, chúng tôi còn đương trù nghĩ việc phá thành giặc".

Quân thứ đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức tấn quân đến làng Mạ Lang, đem tình hình ở quân thứ tâu lên, kể hết thiệt trạng đánh giặc và vận lương đàng thủy và đàng bộ đều khó khăn. Ngài dụ Nguyễn Công Trứ cũng đem các tình hình tâu ngay. Rồi Ngài đều khiến phải nên gia tâm tiếp hộ quân hướng cho đủ, hoặc đem nhiều tiền bạc, không cứ giá cao, giá hạ; tùy tiện mua mà chở tới, đừng để lương thiếu.

Tuần phủ Thanh Hóa là Nguyễn Khả Bằng tâu rằng: "trong tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình giặc trốn đều chưa bắt được; Bố chánh Nguyễn Đăng Giai xin nghĩ việc tỉnh để kéo quân đi tới 2 huyện Thạch Thành, Quảng Đại hội tiễu với quân tỉnh Ninh Bình, đánh phá thế nào cho cùng hết gốc rễ đảng giặc, đừng để cho chúng mọc chồi sanh rễ được nữa". Ngài cho.

Tháng 4, quan quân Hải Dương và Bắc Ninh hội nhau đánh giặc ở huyện Văn Giang, bắt chém được hơn 30 đứa. Ngài khen, quan quân đều được thăng thưởng.
Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ kéo quân đến địa đầu Thái Nguyên nghe tướng giặc là Nguyễn Đình Thể tụ đảng ở tổng La Đình (3), lập tức đuổi bắt chém được một quản cơ, bắt sống ngụy Tham mưu và quân giặc 6 người, còn đều chạy trốn. Phổ bèn đến thẳng tỉnh thành đóng quân. Tên Thể lại kéo quân lén đi đến huyện An Thế, quan Quản phủ Lạng Giang là Lê Đức Phú bị hại, chúng nó lại đến cướp huyện nha.

(1) Bán dao mua trâu là điển sử Tàu đời Hán; nghĩa là dân biết bỏ nghề ăn cướp, làm giặc, mà chăm nghề làm ruộng.

(2) Thương Ưởng đời Tần muốn bày phép mới mà sợ dân không tin, trước khi bày phép, có để một cây gỗ vừa sức người vác ở cửa thành bên này, và rao rằng: ai mà dời qua cửa thành bên kia thời thưởng 50 lượng vàng; dân đều lấy làm ngờ không dám dời; có một người dời thử, liền được thưởng 50 lượng vàng, dân mới biết rằng: Triều đình không nói dối.

(3) La Đình thuộc huyện Tư Nông, giáp huyện Hiệp Hòa và Yên Thế, người ta gọi là Đông ba huyện. thời phải tâu riêng, bèn sai khắc ấn Tham tán tiễu phủ quân vụ quan phòng, cho phép Công Trứ được dùng làm việc quan.

Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức thâu phục được đồn An Biên.

Thự Tuần phủ Quảng Trị là Nguyễn Tú, Chưởng cơ Lê Văn Thụy đánh được giặc Xiêm ở phía bắc sông Khung, tấn quân thẳng đến Bôn Xân Bạn (1), voi mình xốc chìm 10 chiếc thuyền Xiêm ở giữa sông, binh Xiêm chết đuối nhiều lắm, bị thua trở về sông Tâm Lục.

Nguyễn Công Trứ ở đạo Tuyên Quang tấn binh đóng tại Vĩnh Khánh, giặc theo đàng làng Bắc Mân mưu cướp lương, Trứ liền sai Nguyễn Quang Diệu kíp theo, chém một tên giặc, bắt sống một tên, giặc phải trốn hết. Diệu được thưởng thọ Đội trưởng và cấp bài bạc thưởng công.

Quân thứ thành Nam Vang và Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương tâu: "đồn An Man ở ngoài thành cũ, làm đã xong rồi, còn chỗ tấn Lô An cũng xin làm thêm một đồn nữa; lại chọn được đất La Kết là chỗ sảng khái mà rộng và giáp với Tiền Giang, Hậu Giang, hình thế vững vàng, thủy bộ đều thông với thành An Giang, đồn Châu Đốc; vua và quan Chân Lạp muốn biết lập thành trì ở đó; vậy xin cho dời". Ngài cho.

Tạ Quang Cự, Võ Văn Từ ở đạo Cao Bằng đánh giặc Thổ được luôn; đem việc tâu lên. Ngài khen và đều cho thăng thưởng.

Ngài ngự ra chơi khe Dinh về Hữu Trạch, xem xe thủy hỏa ký tế, thấy công trình mau mắn, bằng lòng lắm, thưởng cho người Giám tu 3 đồng Phi Long đại hạng ngân tiền.

Bộ biền tỉnh Quảng Đông nước Tàu là Trần Tử Long đi thuyền binh gặp gió bạt vào trấn Y Bích thuộc về tỉnh Thanh Hóa. Ngài sai Lý Văn Phức đưa về Tàu.
Đạo Tuyên Quang Lê Văn Đức đóng binh ở đồn An Biên, đem những tình hình giặc và sự thiếu lương tâu lên.

Quân thứ Gia Định đánh thành Phiên An không được, chết trận hơn 300, bị thương hơn 2.400, Nguyễn Văn Trọng cũng bị thương; Tống Phúc Lương, Lê Đăng Dinh đều phải giải chức. Ngài cho Nguyễn Xuân làm chức Thảo nghịch hữu quân, lãnh ấn triện kỳ bài, hiệp đồng với hữu tướng quân Nguyễn Văn Trọng trù nghĩ việc quân.

(1) Có 28 bạn, Bồn Chân là một, ở gần sông Khung.

Bố chánh, Án sát tỉnh Nghệ là Nguyễn Đình Tân, Võ Đỉnh tâu: "Thổ dân ở Trấn Ninh, trước bị giặc Xiêm đuổi đi, mười phần còn hai, bấy lâu chúng nó đều nương nhờ quân thứ Võ Văn Thuyên; còn mấy huyện Quảng, Cát, Liên, Khương, Khâm chỉ còn hơn 200 người, dân huyện Xuy, huyện Mộc đều chưa về; nghịch Huống, nghịch Khuyết và dân mấy huyện ấy còn theo binh Xiêm trú ở phía Nam sông Khung; chúng tôi có bắt được 11 đứa do thám, đã khiến nghiêm giam rồi". Ngài khiến tha một tên thám tử, cho nó đi hiểu dụ bọn nghịch Huống, nghịch Khuyết và người Trấn Ninh, như đã biết hối ngộ trở đầu về với Triều đình, đều tha tội cả, lại làm một tờ dụ cho nước Nam Chưởng, sai đạo Trấn Ninh đưa qua.

Ngài ban các thứ thuốc cho các đạo binh ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ (thứ thuốc Đại pháp trị chứng nóng rét, thuốc dấu và hai khối thuốc dán).

Nguyễn Công Trứ đóng binh tại sông Côn Lôn, dâng sớ tâu: "binh đi lương thiếu, lại gặp lúc nắng, binh nhiều người mắc bệnh; nay gần hết tiết Tiểu mãn, nước mưa đầy ngập khe sông; xin chờ đến kỳ nước xuống, các đạo quân sẽ hội nhau đánh giặc một lần". Ngài dụ truyền hai đạo Cao, Thái, đều triệt quân về tỉnh thành nghỉ ngơi.

Đặt ngạch giản binh các tỉnh: từ Quảng Bình trở vô Khánh Hòa.

Quan Tổng đốc An Hà là Trương Minh Giảng tự Nam Vang về Châu Đốc, sức bát binh dân sửa đồn bảo lại, lại qua Hà Tiên hội đồng với quan thự Tuần phủ Trần Chấn xem địa thế và bàn việc tỉnh thành, bèn dâng sớ xin dời thành tỉnh quan Giang Thành để giữ chốn hiểm yếu. Ngài cho là phải, nhưng

Nguyễn Công Trứ ở đạo Tuyên Quang đem binh đến làng Vĩnh Ninh, liền đem tình hình tâu lên; trong tờ sớ nói hế phong tục hỗn hào và sơn xuyên hiểm trở hơn xứ Bảo Lạc, lại đàng chở lương đi thủy đi bộ đều khó khăn, đến nỗi quân ăn không đủ, càng đi xa nữa thời lương chở càng chậm. Ngài dụ rằng: "chẳng hạn tháng nào ngày nào, miễn cho thành công thời hơn". Ngài lại nghĩ rằng: Trứ đã đi đạo khác, đổi tên làm đồn Trấn Biên. Giảng về Châu Đốc, nghe thám báo rằng: "Phi Nhã Chất Tri đem binh Xiêm 5.000 người lại xâm Chân Lạp". Giảng lại đi ngay tới Nam Vang hội với Lê Đại Cương và phi tư quân thứ Gia Định phái binh hội tiễu.

Giặc Tuyên Quang là Nồng Văn Vân đưa thơ phản gián cho quan Tổng đốc Ninh Thái, có ý muốn qua thông, trong lời thơ nói nhiều điều bội nghịch. Quan Tổng đốc Nguyễn Đình Phổ được thơ rất sợ hãi, đem thơ ấy tâu ngay. Ngài dụ cứ an tâm làm việc, chớ nên phiền lòng.

Quân thứ Nam Vang Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương tấn binh đóng ở sông Long Tôn, binh Xiêm lui, hai ông lưu binh 300 trú ở vũng Xà Năng để làm thanh thế cho đồn Tịch Biên, rồi trở về Nam Vang. Ngài sai đưa thơ cho nước Xiêm biểu nó nên biết lỗi, ai nấy đều giữ bờ cõi nước mình.

Nguyễn Công Trứ đánh phá đảng giặc ở Lục An, rồi vâng lời chỉ dụ đem binh về Tuyên Quang. Gia thưởng quân công kỷ lục nhứt thứ.

Đem việc giặc Xiêm đã yên rồi, bố cáo trong ngoài biết khắp.

Lấp mỏ diêm tiêu và lưu hoàng ở Bắc Kỳ (Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa mỗi tỉnh hai mỏ diêm tiêu; Lạng Sơn, Thái Nguyên mỗi tỉnh một mỏ; Hưng Hóa một mỏ lưu hoàng), ai lấy trộm bị tội "mãn lưu"; dân gian hàng chợ từ Hà Tĩnh ra Bắc, cấm không được chứa riêng buôn bán từ một cân trở lên; ai mà trái phép thời chiếu tội "vi chế" mà gia thêm một bực nữa làm tội cho nặng.

Bố chánh Thanh Hóa là Nguyễn Đăng Giai đi tuần trấp hai huyện Thạch Thành, Quảng Địa, bắt được Thổ phỉ là bọn Quách Công Thạch hơn 20 tên, xứ ấy đều được yên lặng. Em tên giặc trốn Nguyễn Đình Ban là Nguyễn Đình Lỗ tới cửa quân xin gia hạn cho đi chiêu dụ lục tục đầu thú; Giai đem việc tâu lên, Ngài cho.
Tháng 6, định phép dạy lính tập võ tự Hà Tĩnh trở ra Bắc. Lúc bấy giờ Triều đình nghị ra 8 điều: 10 sát hạch quản suất; 20 đòi những lính đào, 30 huyện tập sĩ tốt; 40 tập voi và tập súng; 50 sửa sang khí giới; 60 chỉnh bị quân nhu; 70 cấm trấp tệ đoan; 80 xét kẻ siêng người nhác; thông lục cho các tỉnh theo làm.
Tướng giặc tỉnh Sơn Tây Lê Văn Bột, Nguyễn Văn Nhờn theo lời nghịch Vân tụ đảng hơn 6,7 người, đặt ra các ngụy hiệu như: Tiền, Hậu, Tả, Hữu, Trung quân, Thống lãnh, Tham mưu, Chánh cơ; thường ra vào địa hạt phủ Vĩnh Tường và Quốc Oai tiếp giáp lâm vận hai tỉnh Hà Nội và Bắc Ninh nhiễu hại dân gian. Tỉnh ấy phái bộ biền Tôn Thất Bật cùng Quản phủ Vĩnh Tường đánh giặc tại An Lãng; rồi giặc tới đốt phá huyện nha Lập Thạch. Tỉnh thần đem việc phi tâu lên. Ngài dụ quan Tổng đốc Hà Ninh là Đoàn Văn Trường, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ, với Lê Văn Đức bốn mặt hội lại đánh giặc.

Ngài khiến thự Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ hiệp đồng với Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ hội đánh giặc Thổ.

Tháng 7, ban Huấn điều khắp cả trong ngoài: 10 giữ luân lý; 20 chánh tâm thuật; 30 chăm bản nghiệp; 40 chuộng tiết kiệm; 50 hậu phong tục; 60 dạy con em; 70 học theo đạo chánh; 80 răn điều gian dâm; 90 giữ phép luật trong nước; 100 làm điều thiện.

Đảng giặc Tuyên Quang là Nồng Văn Sĩ, Nồng Văn Hoành lại nhóm họp ở hạt Cấm Hóa tỉnh Thái Nguyên, đến hơn 1.000 người, chia làm 3 đạo: một đạo xuống đồn Bắc Cạn ở châu Bạch Thông, một đạo xâm qua đồn Gia Bằng tỉnh Cao Bằng, một đạo tới núi Tiêm tỉnh Lạng Sơn toan cướp lương. Cao Bằng, Thái Nguyên đều phái binh chống cự và đem việc tâu lên. Ngài dụ rằng: "giặc đã phân toán ra kiếm ăn, thế chia thời sức yếu, chúng nó đã gần chết, dễ đánh như chơi".

Lãnh binh Sơn Tây là Đoàn Văn Cải đánh phá quân giặc tại chợ Phú Lễ huyệnThạch Thất. Lúc ấy có tên Hoàng Phùng Huy ngụy xưng Ưng nghĩa tướng quân về khuấy rối hạt Vĩnh Tường; quan tỉnh sai người hào mục làng Cổ Hoành là Đặng Văn Phần thiết kế lừa dụ nó đóng lại, mà phái ủy Văn Cải qua đò đón gánh; giặc đánh trống đi đến chợ Phú Lễ, tên Phần sai người đem cơm rượu khoản đãi, phục binh ta lừa lúc quân giặc đã say, túa ra chận đánh, giặc đều tan cả, bắt được Tham mưu, Đốc chiến và quân giặc cả thảy 30 tên, còn thời chết đuối nhiều lắm; việc ấy tâu lên, Ngài khen, đều cho thăng thưởng.

Lại sai Tổng đốc An Tĩnh là Tạ Quang Cự qua Cao Bằng làm Tổng thống tiễu bộ quân vụ; bởi vì Văn Hữu Xuân, Hoàng Văn Tú, Trương Sĩ Hoãn phi tâu cáo cấp, cho nên Ngài sai Cự và Lãnh binh Nguyễn Tấn Lâm phải đi ngay, tùy cơ đánh giặc.

Ngài sai Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đình Phổ qua Thái Nguyên đánh tiếng cứu viện tỉnh Cao Bằng. Lại sai Nguyễn Công Trứ đem binh dõng lên Cao Bằng sung chức Tham tán quân vụ.

Giặc Nồng Văn Vân tấn bức tỉnh Cao Bằng; Bố, Aùn, Lãnh binh và Văn Hữu Xuân bỏ thành chạy lui về đồn Na Lãnh tỉnh Lạng Sơn.

Giặc tỉnh Sơn Tây xâm cướp đồn Đại Đồng thuộc về châu Thu, các đạo quân mình hội đánh phá được, bắt sống tả quân giặc là Nguyễn Văn Mạng, Phó tướng giặc là Nguyễn Văn Cấm và đội quản lính tráng cả thảy hơn 70 tên. Chạy tờ về Kinh báo tiệp, Ngài đều cho thăng thưởng.

Quan Tả quân vệ úy tỉnh Thanh Hóa là Nguyễn Văn Quỳnh đón đánh toán giặc Đại Đồng trốn ở Trấn Tây, bắt được ngụy là Trung dinh đại tướng quân Trần Minh Phụng, ngụy Hữu quân Nguyễn Đình Trọng, và quân giặc cả thảy hơn 80 tên. Ngài khen và đền cho thăng thưởng.

Cho Tri huyện Vĩnh Hòa là Nguyễn Trọng Dũ thăng chức đồng Tri phủ Trấn Ninh quyền coi việc phủ. Từ khi quan binh đi kinh lược trở về, quan tỉnh Nghệ An khiến Dũ đi theo tùy tiện xử trí. Dũ đến sai người chiêu phủ 6 huyện: Quảng, Cát, Liên, Khâm, Xuy, Khương, những dân bỏ đi mấy lâu trở về được hơn 3.300 người; lại dụ được tên Chiêu Xá Lý từ đất Xà Ngọ về. Các Thổ mục đều nói: tổ phụ Dũ thuở xưa vốn làm Quản mục Trấn Ninh, nay Dũ là người mẫn cán, xin cử hiệp quyền nhiếp việc phủ. Quan tỉnh Nghệ An tâu lên, Ngài cho là sắp đặt thỏa đáng, cho Dũ thăng chức ấy, lại thưởng 20 lạng bạc.

Tỉnh Nghệ An bắt được quân giặc trốn là Lê Văn Phẩm, Hoàng Trọng Kiều, Phạm Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Liên. Từ đókhắp trong tỉnh ấy đều đựơc yên lặng, nhưng nghiêm sức cho Bố, Aùn tỉnh Hà Tĩnh, hạng trong một tháng nã bắt được tướng giặc trốn được.

Tham tán Nguyễn Công Trứ tự Bắc Ninh kéo quân lên Cao Bằng đánh giặc.
Quan Tổng thống Lạng Bình quân vụ là Tạ Quang Cự đến Lạc Dương hội đồng với Tham tán Nguyễn Công Trứ dẹp yên giặc Thổ, Trứ lại về Thái Nguyên.

Quản cơ Cao Bằng là Nguyễn Hựu Đính, Chánh đội Ma Ngọc Lý, Chánh đội trưởng Trình Văn Châu chém được Thống chế giặc là Bế Văn Cẩn, thu phục được tỉnh thành. Đỉnh, Châu đều được thưởng thọ chức Vệ úy trật tùng tam phẩm, Lý được thưởng phó Vệ úy trật chánh tứ phẩm, còn thời được gia thưởng cả.
Mới đặt chức Quản phủ Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An. Quan tỉnh nghĩ rằng: "Quỳ Châu là chỗ quan yếu và xa cách tỉnh thành, giặc thường trốn núp, xin đặt chức Quản phủ để kiềm chế". Ngài cho, lại cho chọn người trong tỉnh ai giỏi bổ làm Tri phủ; nhưng vì phong tục chưa đồng, nên chỉ đặt Chánh tổng, Lý trưởng, sửa sổ đinh và khiến dân phải theo lệ cũ mỗi năm phải nạp thuế quế mà thôi; còn sự kén lính thời tha cho.

Quân thứ ở Nam Vang là Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương tâu trù nghĩ các việc phòng giữ về sau cả thảy 8 điều: 10 chia các tướng Chân Lạp phòng giữ những chổ quan trọng; 2 xem hình thế đất Chân Lạp đặt ra đồn bảo; 3 lựa binh Chân ạp; 4 lựa lính Chàm và lính Đồ Bà; 5 sửa sang những đồ binh dụng nước Chân Lạp; 6 Chiêu tập lính cơ xứ An Biên; 7; Khám xét thuyền buôn xứ Quảng Biên; 8Kinh lý những đồ binh tỉnh Hà Tiên. Ngài đều y cho.

Lãnh binh Thái Nguyên là Nguyễn Văn Trị lại thu phục đồng Bắc Cạn.

Tháng 8, cho quan Thần sách dinh Thống chế là Phạm Văn Điển làm Đô đốc quân vụ, cấp cho ấn quan phòng, kéo quân tới Tuyên Quang hiệp với Lê Văn Đức hội tiễu, nhưng cho hãy đóng đó nghỉ quân, chờ cuối mùa thu 3 đạo sẽ kéo thẳng đến Vân Trung đánh giặc.

Truy lục kẻ có công đánh giặc ở Đại Đồng: Võ Đình Quang được phong tước Diên gia Nam, Tôn Thất Bật phong tước Võ khê Nam, lại thưởng thêm một cấp quân công để tỏ người công lao thứ nhứt.

Nguyễn Công Trứ nghe hạt Lương Tài, Tiên Du, Yên Thế thuộc về Bắc Ninh còn có giặc, bèn thương với Nguyễn Đình Phổ ở lại Thái Nguyên mà mình thời trở về Bắc Ninh đàn áp một phía; cuối tháng sẽ tới Thái Nguyên chờ chỉ tấn tiễu. Hai ông hội nhau làm sớ tâu lên và xin phép nghiêm trừng tội Tổng lý ai mà dẫn giặc ra thú thời giặc và người dẫn thú đều được tha tội, giặc không thú thới cho bắt nạp; nếu Tổng lý cố ý dung ẩn, đến khi phát giác ra, thời Lý trưởng và giặc cũng phải tội đồng nhau.

Ngài dụ các quân ở đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển, trước ngày 3 tháng 9 phải từ Sơn Tây khởi binh kéo tới Tuyên Quang, ngày 9 đều phân đạo kéo tới một lần; các quan ở đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự, Nguyễn Tấn Lâm, Hồ Hựu và các quan ở đạo Thái Nguyên là Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ đều trong ngày 20 tháng 9 phải hội binh đánh giặc.

Ngài dụ các quân ở đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển, trước ngày 3 tháng 9 phải từ Sơn Tây khởi binh kéo tới Tuyên Quang, ngày 9 đều phân đạo kéo tới một lần; các quan ở đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự, Nguyễn Tấn Lâm, Hồ Hựu và các quan ở đạo Thái Nguyên là Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ đều trong ngày 20 tháng 9 phải hội binh đánh giặc.

Tháng 9, Lãnh binh Hưng Hóa là Bùi Văn Đạo đánh phá giặc Thổ ở Nhu Khê, thu phục được hai đồn Lô Khê và Bảo Nghĩa. Khi ấy Văn Đạo bị vây 7 ngày, cứ giữ để đợi binh cứu, kịp khi tỉnh phái tên Cầm Nhơn Cẩm, Nguyễn Văn Phụng đem binh dõng tiếp cứu, nhơn lúc đêm lừa mở lũy giáp đánh, giặc tan chạy cả. Văn Đạo thừa thắng đuổi đánh giặc, giặc chết và bị thương nhiều lắm, chém hơn 30 tên, bắt sống tướng giặc là Lý Văn Trung, lấy được pháo giới vô số. Báo tiệp, Văn Đạo được thưởng gia hàm Vệ úy, Nhơn Cẩm được thăng Chánh đội, Văn Phụng được thưởng Chánh đội trưởng, còn bao nhiêu đều được thăng thưởng.
Truy lục công đánh giặc Cam Lộ.

Lý Văn Phúc tự Quảng Đông về, tâu việc thuyền buôn nước Hồng Mao cầu khích với người Tàu.

Tỉnh Thanh Hóa phái người đi công văn qua Nam Chưởng, lại đem diệp thơ (1) Nam Chưởng về; rồi đòi Thông ngôn tỉnh Nghệ là Lê Thái Vỹ tới Kinh dịch ra chữ mình. Ngài nhơn truyền bộ Lễ rằng: "xưa Lý Bạch đời Đàng dịch được chữ Mọi; nếu chưa học dịch làm sao được; ta muốn đặt ra sở Tứ dịch quán ở Kinh, chọn người am hiểu các thứ tiếng, hậu cấp tiền lương, để dạy người trong nước dạy tiếng nói và chữ viết của các nước, để mà dự bị việc thông dịch, chỉ trừ ngoại tiếng nói như chim muông không học mà thôi, còn thời đều nên học cả, để thành ra một nước văn minh lớn, thế thời việc ngoài chẳng sai lầm, mà thể nước càng tôn trọng".

Tên giặc trốn ở tỉnh Quảng Yên là Hoàng Aát An đưa thơ cho tên giặc trốn nước Tàu là Vũ Tiến Hiền, ước tới hội tại phố Na Dương khởi ngụy. Thơ ấy giao cho đảng nó là Hoàng Bảo Kiếm (người tỉnh Lạng Sơn) truyền đệ, bị người thổ ty là Vi Thế Đàng bắt được đem nạp. Quan thự Tuần phủ là Trần Văn Tuân lập tức mật phái người đi tuần nã, liền bắt được Hoàng Aát An, đem việc ấy tâu lên. Thế Đàng được thưởng thọ Đội trưởng, lại cho 20 đồng bạc Phi Long hạng lớn.
Tạ Quang Cự tự Cao Bằng tấn binh, Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ tự Thái Nguyên tấn binh.

(1) Diệp thơ là tục Nam Chưởng viết chữ vào lá.

Lê Văn Đức kéo quân tới Lục An, phá luôn những đồn giặc ở, đuổi mãi đến làng Lịch Hạ là chỗ sào huyệt tướng giặc Hoàng Trinh Tuyên, Trinh Tuyên đã trốn đi, quân đốt các đồn, trại rồi lại tấn binh nữa.

Tháng 10, phong Thống chế Phạm Hữu Tâm tước Tân phúc nam để tỏ công đánh giặc Xiêm ở Thuận Cảng và ở Chiến Sai.

Quân thứ Thái Nguyên là Nguyễn Đình Phổ, Nguyễn Công Trứ tấn binh đến chợ Rã, giặc đã trốn trước, bèn chia đạo đuổi theo.

Phạm Văn Điển kéo quân đến làng Gia Tường, dốt phá hết sào huyện giặc Nga. Quân đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức kéo đến đồn An Biên, hội nhau với đạo binh Đề đốc Phạm Văn Điển.

Tạ Quang Cự đóng binh tại Nẫm Chữ, thám đàng lên núi Na Tình, giặc đến lập trại ở trên núi, xây đá làm thành lũy ha từng, ngoài thành thả chông rất là hiểm cố. Quang Cự lựa quân chiến tâm lừa lúc đêm tối lén đánh lấy đồn, đuổi đến Mật Lũng, chia quân đóng giữ.

Nguyễn Công Trứ tấn binh đến Hồng La Diệp Aũi, giặc bỏ trại chạy, đuổi theo đến Bột Lãnh, rồi nhơn trời tối đóng binh nghỉ lại.

Tháng 11, quân đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự đánh giặc ở Bế Lãnh, chém 4 tên giặc; giặc liền lui giữ xứ Kê Lũng (1).

Quân đạo Thái Nguyên là Nguyễn Đình Phổ đánh giặc làng Bắc Phân, bị thua; Vệ úy Phạm Đức Hạnh, Quản cơ Bạch Văn Dụ đều tử trận, Lãnh binh Lê Phúc Sơn cũng bị đạn chết, viên biền chết đến hơn 8 người, Đình Phổ thâu binh lui về Na Dũ. Việc ấy tâu lên, Đình Phổ bị giáng 4 cấp.

Nguyễn Công Trứ đóng binh ở Hồng La, giặc vây bốn mặt từ trên cao bắn xuống. Công Trứ vây binh đánh 3 mặt, giặc đều bị thua chạy, chỉ có mặt hậu là xứ Điệp Aũi, giặc giữ hiểm chống cự, từ giờ Tỵ đến giờ Thân không chịu lùi, Công Trứ dốc quân hết sức đánh, giặc chết và bị thương nhiều lắm mới chịu chạy tan.

Quân thứ đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển hội binh ở làng Tiển Miện tấn đánh xứ Vân Trung.

(1) Chỗ ấy liên tiếp với Bế Lãnh, hai bên núi đá dựng lên, cây cối rặm rịt, có 1 con đường tắt rất là hiểm yếu.

Nguyên khi trước Đức tấn quân đàng Thuyền giáp, Điển tấn quân đàng Họa giáp, đều leo núi vin vây, lên cao bắn xuống, giặc sợ, tan tác. Có một đạo binh ta đi đàng An Định, 5 lần đánh phục binh giặc, đều phá tan chúng nó, bèn tới hội với hai đạo binh Văn Đức và Văn Điển, hẹn ngày tới Vân Trung.

Tham tán đạo Thái Nguyên Nguyễn Công Trứ tâu rằng: "dân Tuyên Quang, Cao Bằng theo giặc nhiều, là bất đắc dĩ quan quân đến đâu chúng nó đều đem nhau đầu hàng; lính thổ càng ngày càng thêm, đều thiệt lòng hết sức. Còn như ở Thái Nguyên, tự Châu Bạch Thông trở lên, tới đâu giặc đó, chỗ rừng rú vừa tan về, rồi lại khiêu tụ ngay; vậy phải tìm dò cho đến tận nơi, bắt cho đặng người, hiệu dụ những điều họa phước, nếu chúng nó không chịu nghe theo, sẽ dùng hết phép trừng trị, nếu chúng nó không chịu nghe theo, sẽ dùng hết phép trừng trị. Và tôi mới tiếp thơ Nguyễn Đình Phổ nói ở Na Dũ cũng có giặc, quan binh đánh bắn nó chạy tan, nó lại trèo lên tột núi. Thế giặc khó đánh như vậy, xin phái lính thú Hải Dương cùng cả vệ quân Vọng Thành và lính tỉnh vệ Trung, vệ Tả, đều tới đánh cho gấp". Ngài cho.

Nguyễn Công Trứ lại tâu: "binh đóng ở Hồng La ngày ngày thường bị giặc đến đánh vây, chúng nó lên cây giữ hiểm, toan chặn đàng quân mình đi lại; có một bữa, giặc đến sát thẳng chỗ quân thứ 4 mặt reo la bắn súng, có tên tướng giặc đứng trên hang đá chỉ trỏ, bị tên Chánh đội mình là Dương Đình Cẩm bắn một phát súng điểu thương, chết ngay. Tự Hồng La trở lên tiếp giáp Bảo Lạc, đều là thân đảng tên giặc Nồng Văn Sĩ, tôi đã phái đi dò nã, leo núi mấy lớp, chỉ thấy rừng rú một dãy rậm rì xanh ngắt, vợ con đồ đạc nó đều tàng trữ ở trong ấy, trông thấy mà tới không đặng; kịp lúc quân mình về, chúng nó lại đuổi theo bắn súng, phong tục hung dữ như vậy". Ngài dụ rằng: "ngươi phụng mạng đem quân, giữ gìn được toàn vẹn vững vàng, chẳng đến nỗi nao động, là đáng khen lắm; ngươi trước có bị giáng 3 cấp, nay chuẩn cho khai phục một cấp; Dương Đình Cẩm thưởng cho một cái áo Ngũ ti nhung y và một bộ dãy gấm, quản suất đi theo đều thưởng quân công kỹ lục một thứ". Tâu rằng: "bên hữu núi Bế Lãnh một dãy núi cao, quân đi không tiện. Chúng tôi lại tiếp đạo Thái Nguyên tư rằng: đàng núi Bắc Nẫm càng hiểm lắm. Chúng tôi trộm nghĩ Bắc Nẫm chưa lấy được, thời tỉnh Cao, tỉnh Thái tiếp giáp đó đều là chỗ giặc ở, nếu quân mình kéo vào chổ thâm hiểm, thời đàng đem lương trở ngại, nên chi còn phải đóng lại ở Mật Lũng và Du Lũng, chờ đạo binh Thái Nguyên đánh lấy được Bắc Nẫm, sẽ tìm đàng tới đánh Bế Lãnh và thẳng đến Vân Trung hội tiễu".

Phạm Văn Điển, Lê Văn Đức kéo quân tới phá tan ổ giặc ở Vân Trung. Khi binh đến xứ Bách Đích, Bắc Cái, ở đầu hạt Để Định, liềp phái Hoàng Đình Phụng đi băng đàng lên đỉnh núi rất cao, lén trèo lên phía trên đồn giặc, đứng chỗ cao bắn xuống, quân mình nhơn đó súng nhỏ súng lớn bắn luôn, giặc chết nhiều, phải bỏ đồn chạy, lấy được lương gạo và súng đạn, rồi thẳng đến Vân Trung, thời nghịch Vân đã đốt phá chỗ ở, đem vợ con trốn đi rồi; Điển, Đức sai ngay Nguyễn Văn Quyền đem binh hơn 1.000 người thẳng đến Ngọc Mạo.

Quân thứ đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự tiếp đến Vân Trung, hội với đạo Tuyên Quang.
Tháng 12, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Phổ tấn binh đến Bắc Nẫm, giặc đã trốn cả, tấn quân tới đóng Cổ Đạo. Tướng giặc là Ma Đạt Trung và Dương Văn Loan đến cửa quân đầu thú xin hiệu lực và đem lương gạo tới nạp, nhưng xin nghỉ một vài ngày, để tìm bắt giặc trốn, rồi sẽ tới Vân Trung hội tiễu.
Mới đặt ra viện Cơ mật.

Định lại ngạch thuế châu Hướng Hóa ở tỉnh Quảng Trị bởi vì dân châu Hướng Hóa ở Cam Lộ tình nguyện cải theo như lệ dân Hán; vậy nên nhà nước cho chia thành làng, ấp, lập ra sổ bộ, nạp tiền thuế cũng như dân Hán.

Quân Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Phổ đến sơn phận xứ Giai Lạc, bắt sống được Thống lãnh giặc là Triệu Văn Triệu (1) và 7 thằng giặc, lại bắt được con voi kỳ trước bị mất.

Thưởng cho các nghĩa dân các tỉnh trong Nam Kỳ bởi vì khi quan quân đánh giặc Khôi ở Phiên An, dân Nam Kỳ có kẻ xuất của giúp quân nhu, vậy nên bộ Hộ nghĩ tâu xin thưởng.

Đặt thêm 3 huyện ở Thừa Thiên: Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền.

Quân Phạm Văn Điển đến An Đức, có tên Phan Bá Bành dẫn tên Tham tán giặc là Phùng Ngọc Chấn và Chánh đội là Hoàng Văn Nguyên với đồ đảng hơn 20 tên ra đầu thú. Việc ấy tâu lên, Triều đình cho tùng quân hiệu lực để chuộc tội.

Định lại thuế suất trong các địa phương; khi trước nạp sắt cống, nay cho nạp sắt chín; nhưng chước lượng phân số, hoặc thêm hoặc bớt, lập ra ngạch nhứt định.
Trong thành Phiên An có tên tướng giặc là Võ Vĩnh Lộc đứng trên thành, bị quân mình ở ngoài thành đem súng đại bác bắn chết.

Ba đạo quân Tuyên, Cao, Thái hội ở Vân Trung, nghịch Vân đã đem vợ con trốn sang Tàu; dân Tàu ở hai làng Lộng Mãnh, Bác Thán dựng tình ẩn dấu tên Vân. Các quan mình hội hàm tư sang phủ Trấn An (thuộc về nước Tàu) nhờ nã bắt nó giao cho mình, còn quân mình cứ đóng tại chỗ giáp giới để đợi tin Tàu.

Quân thứ đạo Cao Bằng là Tạ Quang Cự thân đốc quân lính đi khắp các mạn núi về Thanh Qua, Biểu Lũng và Hiểm Lũng, tìm được 15 khẩu súng thần công và súng điểu thương, ống phun lửa, thuốc súng, khí giới các hạng.

Vua nước Chân Lạp là Nặc Chân mất. Ngài chuẩn cho quan Chân Lạp là Trà Long và Vệ úy là La Kiên giữ lấy quốc ấn, hiệp theo Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương quyền coi việc nước.

Năm Ất Vị thứ XVI (1835), tháng 3, quan Bảo hộ Chân Lạp ở thành Trấn Tây là Trương Minh Giảng, Lê Đại Cương tâu: "các quan Chân Lạp báo rằng: Nặc Ông Run (2) sai người đem thơ nói nó bị người Xiêm kiềm thúc; như các quan Chân Lạp có bằng lòng cho nó về nước, xin trả lời ngay. Lại tiếp báo rằng: ở phía nam Cầm Bông Trắc Đà trông qua thấy phía bắc có binh Xiêm đi tuần, nghe vua Chân Lạp mất, Xiêm khiến Ông Run đem 300 quân tới vũng Cần Sư đóng với người nước Xiêm. Chúng tôi thiết tưởng người Xiêm chưa dám làm gì, chẳng qua đem tên Nặc Ông Run làm mồi, dò xem ý người Chân Lạp thế nào mà thôi; chúng tôi đã sức tên Thi Kê phải phòng bị cho nghiêm ngặt, lại xét các quan Chân Lạp có tên Nhâm Vu là người siêng giỏi, sai phái đắc lực, xin cho nó qua hiệp với bọn Trà Long và La Kiên quyền giữ quốc ấn hội đồng coi việc Chân Lạp**. Ngài cho.

Quân thứ đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển tâu rằng: "ngụy Thống chế Nguyễn Quang Khải, Ma Sĩ Vinh, ngụy Chánh quảng Lữ Châu Tuyển Lược và bọn Chánh vệ, Chánh cơ cả thảy 9 tên tới đầu thú, lại có tên Chánh đội trưởng Mai Văn Đạo ở An Biên được con giặc Phạm Thế Nga là

1 Triệu là người Tàu, qua ngụ làng Nha Môn châu Bạch Thông, hiệp đảng với tướng giặc Sĩ Khuất rối tỉnh Thái Nguyên.

2 Nặc Ông Run là em vua Chân Lạp.

Phạm Thế Thọ và cha con tên Nguyễn Thế Liễu, Nguyễn Thế Trụ. Chúng tôi đã đem tên Thọ, tên Liễu xử

tử rồi, còn mấy tên đương giam đợi chỉ".

Đắp thành Trấn Tây (trong lòng thành rộng 45 trượng; thân thành thời ngoài trồng tre trồng cây, trong đổ đất cao 9 thước 9 tấc; chân thành dày 1 trượng 8 thước, mặt thành dày 3 thước 6 tấc; hào ở 4 phía ngoài thành rộng 3 trượng 1 thước 5 tấc, hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5 tấc, đều sâu 1 trượng).
Đặt ra quân đồn điền ở Hà Tiên, cấp cho trâu bò cày bừa, khiến vừa cày ruộng vừa tập võ.

Bọn giặc Huống, giặc Khuyết ở Trấn Ninh mượn tướng Xiêm và binh Lào hơn 1.000 xâm huyện Quảng, huyện Khâm; các bọn Thổ mục đều chạy cả, quan đồng phủ là Nguyễn Trọng Dũ bỏ phủ lỵ lui đóng ở xứ Lam Cốt. Bố chánh Nguyễn Đình Tân. Aùn sát Mai Thăng Đàn nghe tin, ủy Lãnh binh Nguyễn Văn Kỳ đi ngay tới đồn Mang Thiên đóng giữ, để làm thanh viện.

Sai vệ lính Hỗ Oai ở tỉnh Ninh Bình qua trú phòng Nghệ An, tha tội tên võ biền Hoàng Đăng Thận cho đi hiệu lực ở Trấn Ninh.

Quân đạo Tuyên Quang kéo tới đánh thủ nghịch Nồng VănVân; Vân bị chết cháy tại trong rừng. Nguyên khi Vân trốn sang nước Tàu, quan Tuần phủ Quảng Tây tiếp tờ thư nước ta, liền dục phủ Trấn An phải bắt tên Vân cho gấp, Vân trốn lén về xã An Quang; thú đinh tỉnh Sơn Tây là Nồng Tính Hòa bắt được tùng đảng nó là Nồng Văn Lô và thằng đầy tớ của nó, đem báo các quan quân thứ. Phạm Văn Điển lập tu81c sai quân đi vây bắt; chỉ vì khe sâu, rừng rậm, thế khó tìm kiếm; khi ấy nhơn trời tối, sợ Vân thoát đi mất, quân mình đem lửa đốt cả bốn mặt núi, trong một giờ đám cỏ bụi gai ra tro hết thảy; Vân bị chết cháy; quân thứ chạy cờ đỏ báo thắng trận, cờ viết bảy chữ và bỏ đầu tên Vân vào thùng phát đệ và Kinh. Ngài khiến 3 đạo quân Cao, Tuyên, Thái đều kéo về, lại truyền đem việc tên Vân đã chết thông đi cả trong ngoài đều biết.

Khiến Bố chánh tỉnh Nghệ An là Nguyễn Đình Tân đem quân qua Trấn Ninh đánh giặc Xiêm. Giặc làm phản ở Trấn Định tên là Lang Vi và Hâm Thả (1) theo tướng Xiêm đem binh Mọi hơn 1.000 xâm mấy huyện Cam Linh, Cam Cát, Cam Môn. Các thổ mục chạy trốn trên núi về xã Tình Diện, những Tri huyện Cam Môn, Cam Cát cũng lui về đóng ở bờ bến Lam Bạn, Hà Bạn. Quan tỉnh nghe tin, thương ủy vệ úy Phan Văn Phái, Trần Đăng Phú đi ngay tới Ngạn Phố đóng đó chống cự; và phi tư qua tỉnh Hà Tĩnh đem binh tiếp ứng.

Mới đặt lưu quan ở hạt Tuyên Quang, Thái, Lạng; chia huyện Vị Xuyên ở Tuyên Quang làm hai huyện; Vị Xuyên và Vĩnh Tuy.

Tạ Quang Cự gặp mẫu tang, tâu xin để cho con là Tiền định quản cơ Tạ Quang Cự Tri thay coi việc tống táng. Ngài truyền chờ khi nào Tạ Quang Cự ở quân thứ về, sẽ cho luôn tiện về làng trị tang, để tỏ Triều đình hậu đãi thần tử. Bà mẹ Quang Cự khi ấy tuổi đã 80, bị đau, quan Phủ doãn, Phủ thừa không đem việc ấy tâu lên, vậy nên Phủ doãn Lê Văn Quý và Phủ thừa Lê Văn Cẩn đều bị giáng một cấp.

Tháng 4, lại khai mỏ diêm tiêu ở các tỉnh ngoài Bắc Hà, còn các mỏ lưu hoàng cứ nghiêm cấm như trước.

Tổng đốc Định An là Đặng Văn Thiêm vào chầu, xin về Lỵ sở. Ngài thương nhà có mẹ già, cho tiện đàng về Bác Vọng tỉnh thám, lại cho em là Y phó Đặng Văn Chức được miễn sư đổi ban vào trực, để ở nhà nuôi mẹ; lại khiến các quan phủ Thừa Thiên phải thường tới nhà thăm viếng.

Chuẩn cho ngày rày phàm quan ngoài bổ chức Ngự sử hay là Tế tửu, Tư nghiệp đều phải do bộ Lại dẫn vào chầu.

Đề đốc Bình Thuận là Bùi Công Huyên, Tán tương là Lê Đức Tiệm đem binh biền đánh giặc mường ở Kha Tốt, Tà Lạp, phá hơn 10 sở đồn, bắt sống tướng giặc là Xạ Căn và chém giết rất nhiều, đốt hết đồn trại và thâu hết tiền lương; quân mọi tới đầu thú hơn 200 đức, chúng nó đều nói: "bị giặc Thổ

1 Lang Vi nguyên làm Thổ tri huyện huyện Cam Linh, Hâm Thả là quân khuyên thừa làm phản theo Xiêm ở đồn Phố Hâm.

hiếp phải theo, xin tha khỏi chết". Bọn Công Huyên phát cho cơm rượu và khăn đỏ, hết lòng hiểu dụ, khiến thông báo các mọi trở về như cũ; rồi đem việc ấy tâu lên. Ngài nghe, ban khen, thưởng Công Huyên gia một cấp, thưởng Đức Tiệm kỷ lục một thứ.

Tháng 5, thưởng nghĩa dân tỉnh Cao Bằng bức biển khắc 4 chữ: "Hiếu nghĩa tri phương" thếp vàng. Khi trước tỉnh ấy có 36 xã thôn, đã không chịu theo giặc, mà hiệp nhau đi bắt giặc, thâu phục tỉnh thành; đến khi giặc yên rồi, lại nạp thuế như các huyện, để cấp quân lương, cho nên được thưởng. Ngài cho các xã thôn ấy được tha thuế thiếu mấy năm trước và thuế thân năm nay.

Đặt ra đồn phủ Trấn Ninh thuộc về tỉnh Nghệ, đổi tên tấn Ngạn Phố là tấn Hà Thanh. Bởi vì Nguyễn Đình Tân tự Trấn Định về, xét thấy một dãi thượng du ở tỉnh hạt giáp giới với Xiêm, còn Trấn Ninh, Trấn Biên, Trấn Tĩnh xa cách tỉnh thành đến 15, 20 ngày đàng, chỉ có phủ Trấn Định đất liền với huyện Hương Sơn, có một đàng từ sông Khung qua tổng Nam Phu, huyện Cam Cát, thẳng tới Ngạn Phố, đàng đi chỉ 8,9 ngày, so với các phủ gần hơn. Đến đây Đình Tân mới dâng sớ tâu rằng: "trong hạt phủ Trấn Định, huyện Cam Cát có đồn Long Mã, là nơi địa thế sảng khái, khe núi bọc quanh, thiệt là một chỗ hình thắng; ở giữa có hai đàng: một đàng từ Cam Linh thông đến Trấn Tĩnh; một đàng từ Cam Môn thông đến Trấn Ninh; nói sự hiểm trở thời vẫn không có tùng sơn điệp chướng gì, nhưng nói sự vận tải thời cũng có lẽ đỡ tốn và bớt công; vậy xin lập phủ thành ở đó, đào hào sâu, đắp lũy cao, chọn người Chánh đội nào giỏi cho làm Quản phủ, phái lính tỉnh 50, lính Thổ 100, chia nhau đi tuần thám, phàm có việc giặc giã gì, đều phải tất do đó. Lại mộ thêm các làng Lạc Phố, Tình Diệm ở huyện Hương Sơn, những người quen biết đàng đất, chừng số 100 người, đặt làm hai đội ở Trấn Định, theo với quan quân ở đó trú phòng, thời hạt dân có chỗ nương cậy, có thể trở nên mạnh bạo được, mà sự phòng bị ở ngoài bờ cõi cũng có thể vững bền. Nhưng có sự không dám chắc, là chức Quản phủ được người giỏi cũng khó; xin gia ân cho ăn thêm nhiều lương bổng, để cho khỏi điều nhiễu tệ mới được. Vả lại tấn Ngạn Phố nguyên trước đặt ở Lạc Phố, xa cách dân cư, nay xin dời về xứ Hà Tân làng Tình Diệm, nhưng đặt tên là tấn Hà Tân. Lại xin đặt thêm một Bát phẩm, một Thơ lại, theo với quan Thủ ngự làm việc quan; và phái thêm biền binh 50 tên đổi nhau phòng giữ, thời khi có việc biên báo mới có thể mau xong". Ngài dụ: "nói có lý, cho chức Quản phủ được gia cấp mỗi tháng 10 quan tiền dưỡng liêm".

Tháng 6, Lê Đại Cương, Trương Minh Giảng ở thành Trấn Tây tuân lời chỉ dụ xét những tài cán, phẩm hạnh các quan Chân Lạp, kê thành sách tâu lên. Ngài truyền cho bọn ấy được thưởng phẩm trật khác nhau.

Dòng dõi Chiêm Thành là Nguyễn Văn Thừa, Nguyễn Văn Nguyên phải tội, bị giết, bởi vì tên Đỗ Văn Hoan xưng hai tên ấy ám thông với giặc Lôi ở thành Phiên An.

Nguyễn Công Trứ xin vào quân thứ Gia Định tham tán việc quân. Ngài phê rằng: "Khanh hết sức về việc quân lữ đã đến 3 năm, nay nỡ nào lại sai đi nữa, Khanh nên an tâm chầu hầu, để phòng khi ta có hỏi han việc gì".

Mới cho công thần làm lễ bảo tất. Ngài tự rót rượu cho Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thụy, Nguyễn Tấn Lâm, Hồ Hựu.

Ngài dụ gia phong tấn tước cho những người có công đáng giặc ngoài Bắc Kỳ.
Đồn Đản Tư ở phủ Trấn Ninh thuộc về tỉnh Nghệ An có tiếp được 300 quân người nước Nam Chưởng đem lại một cái thơ chữ mọi để đó mà đi. Xem ra chữ nước Xiêm. Quan tỉnh Nghệ phát thơ ấy về bộ Lễ, bộ sai dịch ra tấn lãm. Ngài dụ rằng: "xem lời dịch ra đó, chẳng qua tướng Xiêm nói khoe, ý muốn hách truật dân Mọi mà thôi, nên nghĩ làm cái thơ bằng chữ Phì Tạo xứ Trấn Ninh, để trả lời cho tướng Xiêm, tướng Lào. Nhưng phải đưa thơ ấy cho tỉnh Nghệ sức tên Nguyễn Trọng Dũ dịch ra chữ Mọi, đến chỗ giáp giới giao cho người Xiêm Lào nhận về báo cáo trong nước Xiêm khiến phải dẹp việc binh cách. Lại phái người Thông ngôn hiểu tiếng Xiêm là Nguyễn Văn Trang ra tỉnh Nghệ làm thông dịch, đợi khi nào có người trong tỉnh học tập hiểu được chữ Xiêm, rồi lại về Kinh làm việc".
Đào sâu sông Phổ Lợi, từ bến đò Hương Giang theo dòng sông con đến cửa Thuận An. Bởi vì khi ấy sông cạn, nước chảy không thông, thuyền đi lại không tiện.

Lập đền thờ thần Hoàng Sa ở bãi biển tỉnh Quảng Ngãi. Bãi Hoàng Sa ngoài biển có một chỗ cây cối rậm tốt, trong cồn có giếng, phía tây nam có Cổ miếu có bia khắc 4 chữ: "Vạn lý ba bình (1)". Ngài sai lập Miếu dựng bia, đàng trước xây cái bình phong.

Đề đôc Bình Thuận Bùi Công Huyên tâu: "bấy lâu phái binh chia đàng phòng triệt, giặc Mọi chạy tan, hoặc đầu hàng ở Khánh Hòa, hoặc ra thú ở Bình Thuận, việc đã yên rồi, tôi xin về Kinh phục mạng". Ngài thưởng cho Huyền quận công gia một cấp.

Tước trừ các ngạch con cháu nhà Lê, Trịnh.

Tháng 6 nhuận, cấp cho các địa phương thước đồng để đo hình đạn và lòng súng cho kỹ lưỡng, lúc lâm trận bắn cho nhắm, vậy thời đồ súng đạn mới được thiệt dụng.
Giặc Thổ tỉnh Bình Thuận lại tụ ở Bá Bôn, đi lén xuống địa hạt Hòa Thuận, Long Bàn. Aùn sát Lê Đức Tiệm, Quản cơ Tôn Thất Thành đánh phá tan giặc. Triều đình cho Tiệm và Thành thăng trật, còn binh dân các đạo đều được thưởng tiền.
Đặt thêm phủ Hòa An trong tỉnh Cao Bằng, còn các huyện Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên, cứ thuộc về phủ Trùng Khánh; lập lỵ sở phủ huyện và định ngạch lương Lại lệ, mỗi năm cấp tiền công nhu.

Lại cấp 100 mẫu tự điền để thờ Miếu vua Lê và 60 tên phu để coi sóc canh giữ, giao sở tại thuế thời phụng tự, các quan tỉnh thỉnh thoảng đốc sức.

Mới định thuế lệ đinh điền phủ Lạc Hóa ở tỉnh Vĩnh Long. Phàm trang sách nào lớn gọi là xã, nhỏ gọi là thôn, đặt ra phủ huyện lỵ sở.

Khiến soạn biên quyển sách ngự chế nói về những phương lược đánh giặc Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Tháng 7, Ngài khiến các quan Quản lĩnh Kinh phải nghiêm trấp quân lính, không được làm việc nhũng tệ.

Đổi tên phủ Ba Thắc ở Chân Lạp là phủ Ba Xuyên, đặt chức An phủ sứ, cho quan Viên ngoại bộ Lại Nguyễn Gia Nghi bổ lãnh chức ấy.

Quân thứ Gia Định thâu phục được thành Phiên An, quân giặc bị bắt sống và bị chém cả thảy 1.831 đứa, không còn sót đứa nào; quan binh bị thương hơn 400 người, chết trận hơn 60 người; tù phạm thú đinh bị thương hơn 70, chết trận hơn 20. Cờ đỏ chạy về báo tiệp (cờ viết 5 chữ: thu phục Phiên An thành), chỉ có 4 ngày 11 giờ từ Gia Định báo về đến Kinh. Ngài vui lòng lắm, ngự chế bài thơ để ghi nhớ việc ấy.

Đem việc thâu phục thành Phiên An bố cáo trong ngoài đều biết.

Ngài dụ bộ Lễ rằng: "xưa có chức Ký, Đề, Tượng, Dịch (Ký, Đề, Tượng, Dịch đều là chức Thông ngôn, nhưng vì mỗi người thuộc tiếng nói và chữ viết mỗi phương, cho nên tên gọi khác nhau). Triều ta nay giáo thanh ra khắp bốn phương, phần nhiều các nước ở phía Đông, phía Tây đều trèo núi vượt khơi tới chầu; vậy nên cần kẻ tập quen tiếng nói và chữ viết ngoại quốc để phòng khi thông dịch. Nay cho những ấn quan các bộ, Nội các, đều xét trong tứ đệ các thuộc viên, quan Phủ doãn xét dân trong hạt, lựa những kẻ từ 16 tuổi sắp xuống, mà tánh chất lanh lợi, lại hơi thông kinh sử, thời bộ phải kê tên tâu lên. Triều đình sẽ cấp lương cho học tập tiếng nói và chữ viết các nước xa gần, chờ khi học tập đã thành mà lại có tài trí kiến thức, sẽ xét dùng làm việc". Ngài lại truyền Nội các rằng: "chữ Âu châu chỉ có 24 chữ cái, nếu hiểu được 24 chữ ấy, thời chữ khác cũng tự đó mà suy ra, học tập cũng chẳng khó gì".

Quan Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ dâng tập tỉnh an tâu rằng: "trong tỉnh có xã Minh Liễn về huyện Nghi Dương, còn ruộng hoang được hơn 1.000 mẫu, xem thế khai khẩn cũng dễ; xin cho các vệ lính mộ khai khẩn làm ruộng, tên nào khẩn được bao nhiêu, cho nhận mà làm, theo lệ tư điền trưng thuế; còn ngưu canh điền khí xiin cứ theo lệ dinh điền cấp cho nó làm". Ngài cho.

1 Cồn Bạch Sa trước gọi là núi Phật Tự, phía đông, tây, nam đều có đá san hô nổi thành một cồn, chung quanh rộng 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát tên là Bàn Hoài Thạch.

Đặt lại ngạch lưu quan trong các châu huyện ở Quảng Yên. Bởi vì khi trước 3 huyện An Hưng, Ba Phong, Hoành Bồ và 2 châu Quảng Yên, Vạn Ninh, nguyên đặt chức Tri huyện, Tri châu; Vân Đồn đặt thổ Lại mục; nay quan Hộ vũ là Lê Dục Đức tâu xin đặt lưu quan, Ngài cho, nhưng Vân Đồn chỉ có 2 xã, đinh điền không mấy, cho cận tiện thuộc châu Vạn Ninh kiêm lý.

Đặt thêm phủ An Ninh ở Tuyên Quang; đổi tên châu Đại Man làm châu Chiêm Hóa.
Giặc mọi Bình Thuận đã dẹp yên cả, ông Dương Văn Phong được thăng Tham tri bộ Binh, kiêm Đô sát, nhưng lãnh Bố chánh Bình Thuận, lại thưởng gia quân công một cấp.

Tháng 9, đặt thêm phủ Trường Định ở Lạng Sơn, trích 4 châu huyện Thoát Lãng, Văn Uyên, Văn Quang, Thất Tuyền làm phủ ấy; còn 3 châu huyện Oân Châu, Lộc Bình, An Bác thời làm phủ Trường Khánh.

Đổi sở công quán Thừa Thiên làm quán Tứ Dịch, cho ti Hành Nhơn và những người Thông ngôn các bộ đều phải tới đó ở luôn, trách cứ các nha phải lựa tử đệ những thuộc viên và sĩ dân làm học trò trong sở ấy; sửa định chương trình, khiến cho học tập tiếng nói và chữ các nước ngoại quốc.

Sắc xuống bộ Binh rằng: "bộ phải tư ra các tỉnh miền biển về phía Nam, hễ thấy có tàu lớn ghé lại ở địa hải phận tấn nào, thời người Tấn thủ phải đem theo một người Thông ngôn hay là người Tàu hiểu tiếng Tây, đến nơi xét hỏi tàu ở từ đâu mà tới, ấy là tàu trận hay là tàu buôn cho rõ ràng, rồi báo lập tức; nếu là tàu trận thời nhứt diện phi tâu, nhứt diện phái quân nghiêm giữ và tư qua các lân tỉnh phòng bị, ngày nào tàu đi, hoặc đóng lại làm sự trạng gì, cũng phải tâu luôn".

Mới lập Võ miếu. "Chính giữa thờ ông Khương Thái Công; phía Đông thờ tướng Tề là Quản Trọng, tướng Ngô là Tôn Võ Tử, tướng Hán là Hàn Tín, tướng Đàng là Lý Tĩnh, Lý Thạnh, tướng Minh là Từ Đạt; phía Tây thờ quan Tư mã Tề là Nhương Thư, tướng Hán là Trương Lương và Gia Cát Lượng, tướng Đàng là Quách Tử Nghi, tướng Tống là Nhạc Phi; Tả vu tùng tự; tướng Trần là Hưng Đạo, tướng Bổn triều là Nguyễn Hữu Tấn và Tôn Thất Hội; Hữu vu tùng tự; tướng Lê là Lê Khôi, tướng Bổn triều là Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Trương".
Tháng 10, tỉnh Hà Tiên có người khách buôn đi chiếc tàu bọc đồng đậu ở hòn Na Dự, trong tàu có người Hồng Mao chở đồ hóa hạng và sáu súng điểu thương, súng đoãn mã cò máy đá, xin vào buôn bán chịu thuế. Việc ấy tâu lên, Ngài dụ Quan tỉnh tới hiểu thị người chủ tàu ấy rằng: "lệ tàu tây đậu tại cửa Hàn (Đà Nẵng), còn các cửa biển khác không được tới buôn, phép nước rất nghiêm chẳng nên trái; biểu chiếc tàu ấy nên ra cửa biển lập tức, không cho vào cửa. Từ nay về sau người Tàu phải đi tàu buôn nước Tàu, mới cho vào cửa biển buôn bán; người Tây phải đi tàu nước Tây vào cửa Hàn thông thương, không được ghé vào cửa khác có lỗi". Rồi có toán giặc biển người xứ Đồ Bà lén vô Tam Giang thuộc về tỉnh hạt ấy, cướp hai vị súng quá sơn mà đi. Quan tỉnh là Đoàn Khiêm Quang, Hồ Công Hi, Hoàng Công Lý đều bị giáng một cấp.

Đổi những quy chế dinh thự Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Aùn sát, trong các địa phương. Bởi vì Ngài ngự ra chơi Quảng Trị, thấy dinh Tuần phủ chật hẹp, cho nên truyền chỉ đều làm rộng thêm.

Mới làm lễ Thọ phù (1). Ngài ngự ngoài Ngọ Môn, tướng quân là Nguyễn Xuân và Phạm Hữu Tâm mặc đồ nhung phục lạy nạp ấn thọ, kỳ bái; và dẫn trình những tướng giặcc bắt được tại thành Phiên An.

Cho Thự Đông các Trương Minh Giảng làm Tướng quân thành Trấn Tây, ban cho ấn "

Trấn Tây tướng quân", nhưng lãnh Tổng đốc An Hà; cho quan Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương làm Tham tán đại thần, nhưng lãnh Tuần phủ; cho Thần sách hậu dinh Thống chế Bùi Công Huyên cải bổ Đề đốc thành Trấn Tây, chuyên coi quân lính ở thành ấy và kiêm quản quân Chân Lạp, hiệp theo quan Tướng quân bàn việc binh, đúc ấn quan phòng bằng đồng phát cho Công Huyên dùng làm việc quan; lại cho Tướng quân, Tham tán, Đề đốc, mỗi người mỗi cây cờ.
Cho quan Tướng quân đánh giặc Nam Kỳ về được phép vào làm lễ Bảo tất.

(1) Thọ phù là lễ Ngài ngự triều để cho các quan đem tướng giặc vào trình.

Truyền dụ thưởng công đánh giặc Nam Kỳ; Tướng quân, Tham tán, Lãnh binh đều được theo bậc phong tước.

Mới đúc 9 cái đỉnh, khắc những hình núi, sông, vật, tượng. Các đỉnh ấy để trước Thế miếu (chánh giữa là Cao Đỉnh; thứ nhứt phía tả là Nhơn Đỉnh; thứ nhứt phía hữu là Chương Đỉnh; Tả nhì là Anh Đỉnh; Hữu nhì là Nghị Đỉnh; Tả tam là Thuần Đỉnh; Hữu tam là Tuyền Đỉnh; Tả tứ là Dũ Đỉnh; Hữu tứ là Huyền Đỉnh).
Truy tặng chức Chánh đội cho người Đầu mục sách La Uyển ở tỉnh Bình Thuận tên là Kỳ Hoạch Bát. Khi trước quan binh đi đánh giặc Mọi, tên Kỳ Hoạch Bát trước hết theo Triều đình ra sức do thám bắt giặc, khi quân Triều trở về, tên giặc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét