Đại Việt Sử Ký Toàn Thư .P19

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên
Ban bố thể thức văn khế đã được chuẩn y.
Ngày mồng 10, sai Thái bảo hộ bộ thượng thư kiêm thái tử thái bảo Lê Cảnh Huy mang kim sách lập hoàng tử thứ 5 là Tân làm Kiến Vương.
Tháng 8, định chức trách của quan Đề hình1913 .

Các Đề hình ngự sử khi đứng trong ban triều tham phải như Ngự sử của các đạo. Còn việc soát xét hình bộ và Đại lý tự, việc kiểm tra hình án của Ngũ hình [66a] là theo quy định của các năm Thuận Thiên và Đại Bảo, không phải là mới đặt. Từ Hình bộ thượng thư trở xuống, tới Đại lý tự và các ngục quan, người nào tha tội hay buộc tội cho người không đúng luật pháp thì phải tâu hặc. Người có tội oan uổng cũng phải xét lại và minh oan cho họ. Vệ Cẩm y xét kiện và ty Điện tiền xét án, nếu có trường hợp nào oan khuất, thê thảm thì phải tâu lên, hằng ngày phải thân hành tới xét hỏi.

Thánh 9, ra sắc chỉ rằng:

Những người nguyên nô tỳ của nhà nước, những quan lại ngụy, thổ quan chống đối mà ra thành đầu hàng, những kẻ cha là ngyời Ngô mẹ là người Việt, bọn gian ác phản nghịch, và người Ai Lao, Cẩu Hiểm, Chiêm Thành hết thảy là nô tỳ của nhà nước, đã bổ đi làm các loại công việc mà phải tội, con cái còn bé thay đổi họ tên làm dân thường và lấy vợ lấy chồng ở các huyện xã khác, thì con trai, con gái, cháu ruột, cháu gọi bằng chú bác của bọn ấy, họ tên là gì, chính bản thân phải tới Châu Lâm viện để duyệt tuyển.

Ngày 26, hiệu định Hoàng triều quan chế 1914 . Vua dụ các quan viên văn võ và [66b] trăm họ rằng:

"Đất đai bờ cõi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm, không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông".

Ở trong, quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. cấm binh coi giữ ba ty1915 để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc. Thông chính ty sứ ty để tuyên đức hóa của vua và đề bạt nguyện vọng của dân. Ngự sử án để hặc tâu các quan làm bậy, soi xét ẩn khuất cho dân.

Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương, đô ty thủ ngự thì chống giữ các nơi xung yếu, phủ, châu, huyện là để gần dân; bảo, sở, quan là để chống giặc; tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau.

Do đó, gọi lính, lấy quân, là việc của đốc phủ mà Binh bộ phải nắm chung; chi ra, thu vào là chức của Hộ bộ mà Hộ khoa phải giúp đỡ. Lại bộ thăng bổ lầm người thì Lại khoa được phép [67a] bác bỏ. Lễ bộ nghi chế không hợp lệ thì Lễ khoa có quyền hặc tâu. hình khoa xem xét công việc xử án của Hình bộ phải trái như thế nào; Công khoa kiểm điểm quá trình làm việc của Công bộ siêng năng hay lười biếng.

Đến như việc xét duyệt sổ sách quân nhu hàng đống, hay phân biệt chọn lựa tướng súy, thiên tỳ, trong các quân của thủ phủ thì các quan kinh lịch, thủ lĩnh đều được phép tra xét, đàn hặc cả. Quy chế trước kia, đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao. Chế độ ngày nay, đặt quan đều là lương ít trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều, nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng thế. Đã không có người nào ăn hại, mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau; chức trọng chức khinh cùng kiểm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụngm thế nước vậy là khó lay. Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội lỗi khinh nhân nghĩa, phạm ngục hình. Để hoàn thành chí hướng của đức thánh tổ thần tông ta, và giữ mãi bình yên thịnh trị tới vô cùng, chứ không phải là ta cố ra vẻ thông minh biến đổi phép cũ mà buộc miệng thiên hạ [67b] đâu! Kể từ nay, kẻ nào là con cháu ta, phải biết rằng ban hành quy chế này là điều bất đắc dĩ, một khi phép tắc đã định ra, phải kính cẩn duy trì và thực hiện, không được cậy mình là thông minh, rồi đem so với triều trước mà sửa đổi lại, làm đảo lộn mọi điển chương chế độ, để mắc tội bất hiếu. Kẻ nào là bề tôi cũng

kính cẩn giữ phép thường, mãi mãi giúp đỡ vua các ngươi, để kế tục công liệt của người xưa, để vĩnh viễn không còn lầm lỗi. Kẻ nào dám dẫn bừa quy chế cũ mà bàn càn một quan nào, thay đổi một chức nào, chính là kẻ bề tôi gian nghịch, làm loạn phép nước, phải xử tử vứt xác ra chợ không thương xót; còn gia thuộc nó phải đày đi nơi xa để tỏ rõ tội kẻ làm tôi bất trung; ngõ hầu muôn đời sau này hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc sáng lập điển chương chế độ".

Quan chế này bắt đầu bằng các tước của tông phái nhà vua. Thân vương thì hoàng tử được phong, lấy tên phủ làm hiệu (như phủ Kiến Hưng gọi là Kiến Hưng Vương). Tự thân vương1916 thì con cả của thân vương được phong, lấy tên huyện làm hiệu [68a] (như huyện Hải Lăng thì gọi là Hải Lăng Vương...). Tước công thì các con của hoàng thái tử và thân vương được phong, lấy mỹ tự làm tên hiệu như Triệu Khang công...). Tước hầu thì con trưởng của tự thân vương hay thân công được phong, lấy mỹ tự làm tên hiệu (như Vĩnh Kiến hầu...). Tước bá thì hoàng thái tôn, các con của tự thân vương, tự thân công, con trưởng của thân công chúa, được phong, lấy mỹ tự làm tên hiệu (như Tĩnh Cung bá...). Tước tử thì xem như chánh nhất phẩm, các con thứ của thân công chúa, con trưởng tước hầu, tước bá được phong lấy mỹ tự làm tên hiệu (như Kiến Xương tử...). Tước nam thì xem như tông nhất phẩm, con trưởng của thân công chúa được truy tặng, các con thứ của tước hầu, tước bá được phong, lấy mỹ tự làm tên hiệu (như Quảng trạch nam...). Song lệ của tông phái nhà vua có 8 bậc1917 từ Tá quốc sứ đế Tự ân sứ. Thứ đến các tước của công thần. Nếu không phải là người có uy đức lớn, công lao to với nước từ trước, thì không được lạm phong. Như quốc ông, quận công thì lấy phủ, huyện làm tên hiệu, [68b] chỉ dùng một chữ, tước hầu, bá, thì lấy xã làm tên hiệu, dùng cả hai chữ.

Về cấp bậc của người có công lao thì bên văn từ Thượng trụ quốc đến Tu thận thiếu doãn gồm 5 phẩm, đều có chánh, tòng. Bên võ từ Thượng trụ quốc đến Thiết kỵ úy gồm 5 phẩm cũng có chánh, tòng. Tản quan bên văn, từ chánh nhất phẩm, sơ thụ Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, cho đến chánh cửu phẩm sơ thụ Tướng sĩthứ lang, gồm 9 phẩm, đều có chánh, tòng. Tản quan bên võ từ chánh nhất phẩm sơ thụ Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân đến tònh luịc phẩm, sơ thụ Quả cảm tướng quân gồm 6 phẩm, đều có chánh tòng. Nội quan tản từ Thị trung lệnh chánh tam phẩm đến Phó lịch sứ tòng cửu phẩm gồm 7 bậc, cũng có chánh, phó. Về thông tư1918 thỉ thượng trật 24 tư đến hạ liệt 1 tư gồm 19 bậc. về công thần được vinh phong [69a] thì từ chữ "suy trung" đến chữ "tuyên lực", gồm 24 chữ. Đại để các quan văn võ có công thì ban đầu được phong từ 2 chữ đến 8 chữ. Người nào đáng được phong chữ nào thì tới lúc đó sẽ đặc xét gia phong.

Lại lấy các chức Thái sư, Thái úy, Thái phó, Thái bảo, Thiếu sư, Thiếu úy, Thiếu phó, thiếu bảo làm hạng đại thần trọng chức. Lấy Lại, hộ, lễ, Binh, Hình, Công làm sáu bộ. Ngoài sáu bộ lại có 6 khoa. Đại lý, Thái thường, Quang lộc, Thái bộc, Hồng lô, Thượng bảo là 6 tự.

Lại đặt Giám sát ngự sử 13 đạo, Đô đốc phủ năm phủ quân. Kim ngô, Cẩm y, gọi là hai vệ; tiền, hậu, tả, hữu vệ gọi là bốn vệ Hiệu lực; tiền, hậu, tả, hữu vệ gọi là bốn vệ Thần vũ. Vũ lâm, Tuyên trung, thiên uy, thủy quân, Thần sách, Ứng thiên gọi là 6 vệ Điện tiền. Các trấn bên ngoài cùng đặt phủ vệ, đô ty. Các xứ sông, biển cũng đặt [69b] tuần kiểm, giang quan. Các nha môn coi việc ở các thừa, ty, phủ, huyện, châu bên ngoài không chỗ nào không đặt quan để cai trị.

Ngày 21, sai sứ sang Minh: Bọn Bùi Viết Lương, Nguyễn Lãm, lê Nhân đi tuế cống. Bọn Nguyễn Đức Trinh, Phạm Mục tâu việc Chiêm Thành quấy nhiễu biên giới.

Định lệ thuế bãi dâu, tính theo mẫu thuộc các hạng nhất nhì ba mà nộp tiền.

Ra sắc chỉ rằng:

"Các chức quan văn, võ trong kinh (trung quan cũng thế), người nào mới được bổ thí chức1919 thì Lại bộ tâu lên để ban cấp cho giấy khám hợp, chu mũ, đai và cấp cho một phần ba tiền lương, con cháu vẫn như dân thường. Sau ba năm mà xứng chức và không phạm lỗi gì thì được thăng cấp cho thực thụ1920 . Người nào không xứng chức thì đuổi về làm các hạng quân sắc cũ. Nếu là người có tài năng lỗi lạc được bổ dụng theo đặc ân, thì không phải theo lệ này. Người vị nhập lưu1921 dẫu được thực thụ cũng chỉ cấp giấy khám hợp, [70a] không có cấp sắc mệnh. Từ nay về sau, khi có sắc chỉ hay các thể lệ lớn nhỏ, thì bộ, sứ ty và các nha môn phủ, huyện, châu đều phải viết ra bảng treo dán lên để dân chúng theo đó mà thi hành.

Tháng 9 nhuận, định chế độ y phục và bổ tử1922 của các vua quan. Vua dụ rằng:

"Triều đình là nơi lễ nhạc, y phục là vẻ điểm tô, danh phận đã rạch ròi, không nên lấn lướt. Cho nên vua Thuấn xem người xưa mà dùng năm sắc vào triều phục, vua Vũ hay dùng y phục xấu nhưng triều phục lại rấy hay. Vua Thuấn vua Vũ đều là thánh nhân, còn không coi y phục là tiểu tiết mà phải để tâm tới. Những người làm vua làm tôi đời sau lại không kính cẩn lo việc ấy hay sao?

Nhà nước ta vỗ yên khắp cõi, theo lể văn xưa. Triều phục người trên kẻ dưới, quan văn thêu chim, quan võ vẽ thú, từ xưa đã có chế độ rồi. Nghi thức kẻ quý người hèn, không được tiếm vượt, trước đây cũng đã ngăn cấm, cớ sao các quan không chịu phân biệt, coi [7ab] chế độ của nhà nước là mớ hư văn? Dân chúng thì phạm pháp, đem tơ gai dệt kim tuyến may áo thường. Quan viên và dân chúng các ngươi phải nghe lời trẫm, triều phục các quan văn võ thế nào, trước ngực sau lưng thêu gì, phải theo đúng quy chế đã ban hành. Trong hạn năm ngày, người nào không theo đúng quy chế sẽ phải giáng cấp, trị tội.

Đặt nữ đinh khiệng kiệu.

Mùa đông, tháng 10, ban ra bản vẽ các kiểu bổ tử, đều là các loài cầm thú. Công, hầu, bá và phò mã đều vẽ một loại con; các quan văn võ: phẩm chánh vẽ 1 loại con, phẩm tòng vẽ 2 loại con, ngự sử1923 và đường thượng quan 1924 vẽ 1 loại con, phân ty vẽ 2 con. Còn như các hình mây, nước, sông, núi, cây, hoa thì nhiều hay ít, phức tạp hay đơn giản đều thêu vẽ tùy ý, không phải câu nệ; các kiểu màu xanh, vàng, đỏ, trắng, biếc, lục, cho được tự chọn mà thêu, cũng không cần phải cứ là kim tuyến, còn như thêu hình mây, núi, sông, nước cầm thú mà dùng kim tuyến cũng cho.

Đổi lại phủ, huyện, châu.

Cấm bản tâu không được nói mập mờ.

[71a] Tháng 11, sắc dụ các quan thừa tuyên, phủ, huyện ở Sơn Nam rằng:

"Bọn các ngươi giữ trọng trách ở một phương, thân yêu dân là trách nhiệm. [Thế mà] không biết thể theo lòng nhân của triều đình yêu nuôi dân chúng, chỉ chăm làm những việc nhỏ mọn như roi vọt, sổ sách. Nay sứ ty và phủ huyện các ngươi phải mau mau đi xem xét những nơi núi chằm bờ biển trong hạt, chỗ nào hình thế có thể khơi đắp ngòi cừ đê đập để làm ruộng, chỗ nào có hùm sòi làm hại, cường hào thao túng, phong tục kiêu bạc, sinh dân đau khổ..., tóm lại, mọi việc lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ, trong hạn trăm ngày, phải lần lược trình tâu cẩn thận. Nếu chây lười để quá hạn, ta sẽ sai vệ sĩ vệ Cẩm y đi điều tra, nếu thấy vẫn còn việc lợi nên làm, mối hại nên bỏ mà các ngươi chưa nói tới thì quan phủ, huyện phải bãi chức, sung quân ở Quảng Nam, quan thừa ty bị giáng chức".

Ra sắc chỉ rằng: Nếu ông cha phải tội mất chức, thì con cháu phải sung làm lính ở phủ đó.

Ra sắc chỉ rằng: Những ngày sóc, vọng1925 và đại lễ mà các quan văn võ không mặc triều phục [71b] chỉ mặc áo thường trốn tránh ngoài cửa, khi điểm danh không có, thì phải sung quân.

Cấm để chậm kỳ khảo khóa. Vua dụ rằng:

"Phép khảo khóa cốt để phân biệt người hay kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước. Đời Đường Ngu, ba năm một kỳ xét công để thăng giáng. Nhà Thành Chu ba năm một lần xét công để định thưởng phạt. Nay nha môn trong ngoài các ngươi, người nào nhậm chức đã đủ 3 năm, phải báo ngay lên quan trên không được để chậm. Nếu quá một trăm ngày mà không kê danh sách gởi đi, thì tính số người chậm mỗi người phải phạt 1 quan tiền, kẻ nào theo tình riêng mà dung túng đều phải trị tội cả".

Tháng ấy, vua ra sắc lệnh về việc khớp lại binh phù1926 khi tuyên gọi Tổng binh và dụ các quan tổng binh các vệ rằng:

"Bọn các ngươi theo quy chế và giữ trọng trách cầm quân, được ký thác phên giậu biên thùy, nếu triều đình có những việc quan trọng như tuyên triệu, bắt hỏi ra quân, ắt phải ban cho sắc thư và nội phù. [Khi ấy các ngươi] phải cận thận khớp phù, nếu quả không sai mới được theo mệnh lệnh. Nếu chỉ có sắc thư mà không có nội phù, hoặc chỉ có nộp phù mà không có sắc thư, [72a] cả đến những văn thư đòi gửi, điều động của các nha môn từ công hầu trở xuống đều là gian trá cả, các ngươi phải giữ ngay lại, làm bản tâu cho chạy trạm trình lên. Người nào tự tiện rời bỏ nhiệm sở, tội nặng thì xử tử, tội nhẹ thì xử đi đày".

Ngày mồng 8, lại đi đánh Chiêm Thành. Bắt được chúa nó là Trà Toại và bè lũ đem về kinh.

Năm ấy, lấy Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo làm Đông các hiệu thư, Ngô Sĩ Liên làm Sử quan tu soạn.

Lấy Thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy trông coi sáu khoaj.

Nhâm Thìn, [Hồng Đức] năm thứ 3 [1472], (Minh Thành Hóa năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, ra sắc chỉ rằng: Nếu có bản tâu dán kín thì cho người tâu ký rõ tên vào bản tâu.

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan.

Gác cửa Tây bị cháy.

Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người.

Phép thi: Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ thư, người thi tự [72b] chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề 1927 . Ngũ kinh: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Kỳ thứ hai thi chế, chiếu, biểu; mổi loại 3 đề. Kỳ thứ ba, thơ, phú, mỗi loại 2 đề; phú dùng thể Lý Bạch. Kỳ thứ tư, 1 bài văn sách, hỏi về chỗ dị đồng trong nghĩa lý của kinh truyện, điều hay dở trong chính sự của các đời.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 7, vua ngự ra biên, tự mình ra đề văn sách hỏi về đế vương trị thiên hạ.

Vua sai Thái bảo Binh bộ thượng thư kiêm thái tử thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy và Thông chương đại phu tả xuân phường tả thứ tử kiêm Lại bộ thượng thư Trần Xác làm hai viên đề hiệu; 2 viên (không chép tên) làm giám thí; bọn Đinh Thúc Thông, Quách Đình Bảo 5 viên làm độc quyển.

Cho bọn Vụ Kiệt, Nguyễn Toàn [73a] An, Vương Khắc Thuật đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ; bọn Vũ Đức Khang 7 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; bọn Chử Phong 16 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.

Định lệ tư cánh của tiến sĩ: Đệ nhất giáp, người đỗ thứ nhất cho chánh lục phẩm, 8 tự; người đỗ thứ nhì cho tòng lục phẫm, 7 tư; người đỗ thứ ba cho chánh thất phẫm, 6 tư, đều được ban chữ "Tiến sĩ cập đệ". Đệ nhị giáp, cho tòng thất phẩm 5 tư; được ban chữ "Tiến sĩ xuất thân". Đệ tam giáp cho chánh bát phẩm, 5 tư; được ban chữ "Đồng tiến sĩ xuất thân". Nếu vào Hàn lâm viện thì được gia 1 cấp; nếu bổ làm Giám sát ngự sử hay Tri huyện thì giữ nguyên phẩm cũ mà bổ.

Tháng 5, ra sắc chỉ rằng những điển lại nào thanh liêm, cần mẫn thì được thăng bổ chức phó nhị.

Tháng 6, lấy Nguyễn Mậu làm Ngự sử đài đô ngự sử tru từ tụng.

Mùa thu, tháng 8, định lệ tế Đinh1928 . Hằng năm các phủ làm lễ tế vào các ngày đinh thượng tuần của hai tháng trọng1929 mùa xuân và mùa thu.

[73b] Ra sắc chỉ cho các quan thừa ty sứ ty và các quan phủ, huyện các xứ thừa tuyên đắp đê, làm đường.

Tháng 9, ra sắc chỉ răn bảo các quan Đô đốc năm phủ và Thượng thư sáu bộ rằng: Sau buổi chầu, đều phải đến nha môn của mình, coi xét hết thảy việc công; các liêu thuôc dưới quyền phải đến đủ để hầu bẩm trưởng quan, không được tự tiện bỏ về. Nếu cấp dưới đến chậm hay vắng thiếu thì trưởng quan phải nêu tên tâu lên.

Ra sắc chỉ cho Thái bộc tự khanh xét họ tên của bọn người Chiêm, người Man. Họ của người Chiêm thì mới cũ theo đúng quy chế, họ của người Man thì dồn lại làm một; nếu tên trùng lặp thì chỉ để ba chữ thôi như là Tô Môn - Tô Sa Môn, Sa Qua - Sa Oa Qua...

Mùa đông, tháng 10, định triều nghi hộ vệ. Các tướng sĩ hằng ngày vào chầu, phải đứng sắp hàng trước ở hai bên đông tây ngoài cửa Đoan Môn; những ngày sóc, vọng phải đến đợi ở ngoài cửa Văn Minh Sùng Vũ, sau ba hồi trống thì tiến vào Đan Trì dàn bày nghi trượng, [74a] ban thú chỉnh tề. Người nào dám cố ý vi phạm, làm mất hàng ngũ, sau ba hồi trống vẫn chưa chỉnh tề thì các vệ Cẫm y và Kim ngô bắt giữ xin trị tội.

Đặt mức sào, thước. Hạ lệnh rằng ruộng đất mỗi mẫu 10 sào, mỗi sào 16 thước 5 tấc.

Cấm quan viên và dân chúng không được lén lút chứa giấu người Chiêm Thành.

Tháng 11, ban hành 19 điều lệnh đi đánh người Man.

Lấy Đào Cử Làm Hàn lâm tri chế cáo.

Tháng 12, sắc dụ bọn Thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:

"Nhận được tờ tâu của trấn An Bang nói là người Minh sai quân lính đi theo quan hội khám của Quảng Tây sao đông thế. Người phải hỏa tốc sai người đi thăm dò tình hình. Nếu thấy sự thế khác nhiều thì phải lập tức gửi công văn cho các xứ tập hợp binh mã phòng giữ".

Ra sắc chỉ cho các quan văn võ rằng: Kể từ nay, khi vào chầu nếu gặp ngày mưa thì mang bổ tử đi, đi hia giày, mặc áo vải, áo gai cũng cho tùy [74b] nghi. Còn khi trời tạnh hắng, đường khô ráo thì phục sức phải theo lệ cũ.

Lấy Đào Tuấn làm Binh bộ thượng thư, Phạm Nhân Khiêm làm Công khoa cấp sự trung, Vương Sư Bá làm tử giám giáo thụ.

1750 Sao Xuy Vưu: tục gọi là sao Cờ, giống như Sao Chổi, có đuôi cong như lá cờ (chú của CMCB 19, 2A).

1751 Tức phủ đệ của Gia Vương, tước hiệu của Thánh Tông lúc ấy.

1752 Chỉ việc phế Nghi Dân, rước Thánh Tông lên ngôi.

1753 Bọn Lê Bí, Lê Ê, Lê Thụ bàn mưu giết hại Nghi Dân bị bại lộ, tất cả đều bị chém.

1754 Triệu Thuẫn là khách khanh nước Tần đời Xuân Thu ở Trung Quốc. Vua nước Tần là Linh Công định hại Thuẫn, Thuẫn bỏ trốn. Sau Triệu Xuyên giết Linh Công, đón Thuẫn về phục chức. Tuy Thuẫn không giết vua, nhưng sử quan nước Tần viên chép là Thuẫn giết vua, vì cho Thuẫn cùng một chí với Xuyên.

1755 Nguyên bản in là Dương nhưng hẳn là có lầm từ chữ Mục. Toàn thư BK 12, 59a và 96b đều chép là Mục Lăng.

1756 Nguyên văn là Dương Lăng, sửa là Mục Lăng. Toàn thư BK12, 98b cũng chép là Nguyễn Bá Kỳ soạn bài văn bia ở Mục Lăng.

1757 Tức họ Lư Cầm, tù trưởng Bồn Man.

1758 Phong hiến: là chức ngự sử giữ việc đàn hặc.

1759 Lễ bái bài: tức là lễ bái vọng vào các dịp sinh nhật vua hoặc ngày chính đán.

1760 Viện nhi: người hầu hạ và sai phái trong các viện.

1761 Đại bô: tiệc cho thần dân vào các dịp lễ lớn

1762 Ngô: danh từ để chỉ người Trung Quốc hồi ấy.

1763 Chỉ cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi lập ra nhà Lê.

1764 Vi phi: làmnhững điều phi pháp.

1765 Nguyên văn là "bảo kết:", nghĩa là bảo đảm, cam kết.

1766 Khổng Tử nói: "Tăng Văn Trọng chẳng phải là kẻ trộm cướp ngôi vị đó ư? Biết Liễu Hạ Huệ là người hiền mà không cho cùng làm quan với mình" (Xem Luận ngữ, thiên Vệ Linh Công).

1767 Nên sửa lại là tháng 11 như bản dịch cũ có lẽ đúng hơn.

1768 Lê Niệm là con Lê Lâm, cháu Lê Lai, Lê Lâm đi đánh Ai Lao, bị chông sắt mà chết.

1769 Tức là vào hàng tế thần tham dự triều chính.

1770 Như Hối: tức Đỗ Như Hối, Huyền Linh: là Phòng Huyền Linh, đều là bề tôi giỏi của Đường Thái Tông.

1771 Đái Trụ: là người minh mẫn, cư8ng trực, rất giỏi xử việc rối rắm phức tạp làm đến Kiểm hiệu Lại bộ thượng thư cho Đường Thai Tông.

1772 Ngạn Bắc: tức là Ôn Ngạn Bác,giỏi việc tâu bày, làm Thượng thư hữu bộ xạ đời Đường Thái Tông.

1773 Đổng Tuyên: là quan lệnh ở Lạc Dương, tính cứng cỏi, thẳng thắn, khi xử vụ án giết người đầu bếp của Hồ Dương công chúa,Hán Vũ Đế bắt tuyên phải lạy tạ công chúa, tuyên chống hai tay xuống đất, nhất định kh6ng chịu lạy.

1774 Tô Uy: là trọng thần của nhà Tùy mất, Uy sống tùy thời, triều này lên cũng xin thờ phụng và đều được trọng dụng. Đến khi Đường Thái Tông đương nước, Uy xin yết kiến, không được Thái Tông chấp nhận

1775 Họ Thạch: là Thạch Thủ Tín, họ Cao: là Cao Hoài Đức, hai công thần nhà Tống đều cố nắm binh quyền không chịu bỏ. Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ bảo hai người nên bỏ binh quyền mà vui thú với con hát, gái múa cho thỏa thích.

1776 Họ Phòng, họ Đỗ: tức Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối đời Đường Thái Tông.

1777 Họ Vương họ Ngụy: tức Vương Khêu và Ngụy Trưng đời Đường Thái Tông đều nổi tiếng về thẳng thắn can ngăn vua.

1778 Chức này sau đổi thành tri huyện.

1779Chỉ 10 vị học trò nổi tiếng của Khổng Tử được thờ ở Văn miếu. Đầu tiên thì có: Nhan Uyên, Mẫu Tử khiên, Nhiệm Bá Ngưu, Trọng Cung, Tể Ngã, Tử Cống, Nhiễm Hữu, Quý Lộ, Tử Dụ, Tử Hạ. Sau Nhan Uyên được thăng phối, lấy Tăng Từ thêm vào. Khi Tăng Tử được thăng phối, lại lấy Tử Trương thêm vào.

1780 Sáu viện là Nghi lễ viện , Tư hình viện, Khâm hình viện, còn 3 viện nữa chưa rõ ( chú của CMCB 19, 31B ).

1781 Nguyên văn "Cương trường nhiễu chỉ phu" lấy ý từ hai câu thơ: "Hà ý bách luyện kim, hóa tác nhiễu chỉ phu "(ngờ đâu loại kim cứng trăm lần tôi lại hoá thành chất mềm vòng vào ngón tay được) của Lưu Công. Câu này dịch ý.

1782 Phàn Cơ: là bà phi của Sở Trang Vương. Trang Vương hay đi săn, Phàn Cơ can không được, bèn nhất định không ăn thịt những con vật Trang Vương săn được.

1783 Trưởng tôn hoàng hậu: là bà hậu của Đường Thái Tông, tính khiêm nhường kiệm ước, làm gương cho phi tần trong cung, có tài văn học, thường bàn việc với Thái Tông.

1784 Đuờng Thái Tông muốn lập Tần Vương Trị làm thái tử. Một hôm, sau khi tan chầu, chỉ còn Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyền Linh ngồi lại. Thái Tông nói với hai người: "Ta có hai con và một em, không biết lập ai, lòng ta buồn lắm", rồi nằm lăn ra sập, lấy con dao tự dí vào cổ. Bọn Vô Kỵ sợ hãi chạy tới ôm lấy Thái Tông, giằng láy con dao đưa cho Tần Vương và hỏi Thái Tông muốn lập ai. Thái Tông nói: Muốn lập Tần Vương. Bọn Vô Kỵ nói: "Chúng tôi xin vâng mệnh, ai bàn cách khác thì chém. Thái Tông quay sang bảo Tần Vương: "Cậu đã bằng lòng lập con rồi đấy, phải tạ cậu đi".

1785 Vệ Quán: là bề tôi của Tần Vũ Đế, biết Huệ Đế tư chất kém không làm vua được, nhưng chưa dám nói với Vũ Đế. Sau nhân khi dự yến, giả say, vỗ vào sập của Vũ Đế ngồi mà nói: "Chổ ngồi này thực đáng tiếc".

1786 Tiết Cư Châu: là thiện sĩ người nước Tống thời Chiến Quốc.

1787 Thơ dịch của bản cũ, có sửa một đôi chữ.

1788 "Trung hư": có nghĩa là trống giữa.

1789 Thường sơn xà: rắn Thường sơn.

1790 Mãn thiên tinh: sao đầy trời.

1791 Nhạn hàng: chim nhạn bay sóng hàng.

1792 Liên châu: chuỗi hạt châu.

1793 Ngư đội: đàn cá.

1794 Tam tài hành: trời, đất, người là tam tài.

1795 Thất môn: bảy cửa.

1796 Yển nguyệt: trăng khuyết.

1797 Trước đã ân xá các thuế đinh, điền. Nay cần chi tiêu lại bắt dân phải nộp trả lại.

1798 Chỉ thời kỳ thuộc Minh.

1799 Tường tự: đều là nhà hương học đời xưa của Trung Quốc. Nhà Thương gọi là tự, nhà Chu gọi là tường.

1800 Đăng khoa lục: sách ghi chép tên những người thi đỗ, cùng quê quán và thứ bậc của họ.

1801 Đề danh bị: bia đá khắc tên tuỗi, quê quán các vị tiến sĩ.

1802 Năm phủ (Ngũ phủ): gồm Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ.

1803 Sáu bộ (Lục bộ): gồm Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Binh bộ, Công bộ.

1804 Sáu tự (Lục tự): gồm Đại Lý, Thái thường, Quang Lộc, Thái bộc, Hồng lô, Thượng bảo.

1805 Khúc sông Đáy chảy qua huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà ngày nay.

1806 Nguyên văn là "lương cân", một loại mũ tết bằng lông đuôi ngựa.

1807 Trấn sóc: có nghĩa là trấn giữ phương Bắc. Đây là vệ quân đóng giử ở biên giới phía bắc.

1808 Bác N ẫm, Vĩnh Bồng: đều nằm trên biên giới phía Bắc.

1809 Nguyên văn là "Cần Chính đường", sửa lại cho phù hợp với đoạn trên.

1810 Trúng trường: là những người đỗ từ 1 đến 3 kỳ trong kỳ thi hội (nếu đủ 4 kỳ thì mới được thi đình).

1811 Tam xá sinh là sinh viên ba xá: thượng xá, trung xá, hạ xá.

1812 Lỗ Giang: khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.

1813 Ninh Sóc: tên một thừa tuyên thời Lê trong khoảng 1469 - 1490 sau đổi lại là Thái Nguyên.

1814 Sông Vi: tức sông Ông Vi, tại huyện Vũ Tiên, nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

1815 Thường sơn: tức là trận đồ Thường Sơn xà (rắn núi Thường Sơn).

1816 Đạo Đồng: tức là phu đạo Cầm Đồng ở Thuận Châu.

1817 Việt: tức là Mường Việt, sau đổi thành Yên Châu. Mỗi: tức Mường Muỗi, còn gọi là Thuận Châu.

1818 Ngũ kinh bác sĩ: chức học quan, chuyên nghiên cứu về năm bộ sách kinh điển của nho gia (Kinh thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu), để dạy học trò ở Quốc tử giám.

1819 Tô Vấn Đáp Lạt:: hay Tô Môn Đáp Lạt, tức Sumatra, nay thuộc nước In-đô-nê-xi-a.

1820 Phủ Bắc Bình: sau đổi là phủ Cao Bình, là đất tỉnh Cao Bằng ngày nay (trừ huyện Bảo Lộc). Phủ Thông Hóa: phần đất tỉnh Bắc Cạn cũ.

1821 Âm Động: thuộc phủ Trấn An, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

1822 Tức bố chính ty Quảng Tây thời Minh.

1823 Phủ An Tây: thời Lê gồm đất tỉnh Lai Châu ngày nay và một số đất đã mất vào Trung Quốc.

1824 Toả Thoát: Theo CMCB 2, 24a, sau là ải Quả Khoái, ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Huyện Quảng Uyên nay là huyện Quang Hòa.

1825 Cửu khanh: chín chức quan của nhà Chu: Chủng tể, Tư đồ, Tăng bá, Tư mã, Tư khấu, Tư không, Thiếu tư, Thiếu phó, Thiếu bảo. Tam công: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Ngũ thần: năm người bề tôi của vua Thuấn xưa: Vũ, Tắc, Tiết, Cao Dao, Bá Ích. Thập loạn: mười bề tôi dẹp loạn trị nước của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán, Thiệu Công Thích. Thái Công Vọng, Tất Công, Ninh Công, Thái Điền, Hoàng Yên, Tản Nghi Sinh, Nam Cung Quát và Ấp Khương.

1826 Hán Cao Tổ họ Lưu (Lưu Bang).

1827 Đường Cao Tổ họ Lý (Lý Uyên).

1828 Khoa lệnh: điều luật về hình pháp.

1829 Cương mục chép là: "Đế dĩ Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo Đẳng tự, thị tế thần": Nghĩa là vua đưa các chữ "Thiên Nam Hoàng Đế chi bảo" để tế thần bàn bạc (CMCB 21, 9B)...

1830 Văn hiến thông khảo, 348 quyền, Mã Đoan Lâm đời Nguyễn soạn là bộ sách chép điển chương, chế độ của nhiều triều đại ở Trung Quốc.

1831 Thực lục: một thể loại sử thời trước, chuyên ghi chép công việc của vua.

1832 Đường Thái Tông giết Kiến Thành và Nguyên Cát ở cửa Nguyên Cát ở cửa Huyền Vũ,Phòng Huyền Linh chỉ chép mập mờ là sự kiện ngày mồng 4 tháng 6 thôi Thái Tông xem thực lục, bắt phải chép lại cho rõ ràng.

1833 Cửa Tư Dung: sau là cửa Tư Hiền ở huyện Phú Lộc, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1834 Cửa Eo: Sau là cửa Thuận An, huyện Phú Vang, ngày nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1835 Kênh Sen: tức là Liên Cừ hay Liên Cảng ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.

1836 Vạn Ninh: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.

1837 Tân Yên: tên châu thời Lê, nay là đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

1838 Nghĩa là "ấn hoàng để nhận mệnh".

1839 Nguyên văn: "Tạo quân quán".

1840 Nguyên văn thiếu chữ "văn" (quan văn), chúng tôi theo mạ ch văn thêm vào.

1841 Nguyên văn là "chức vị tây phương", chưa rõ nghĩa, tạm dịch như trên.

1842 Nam Sách: tên phủ, thuộc trấn Hải Dương, nay là vùng đất gồm các huyện Nam Thanh, Chí Linh thuộc Hải Hưng và tiên Lăng thuộc Hải Phòng.

1843 Hạ Lang: sau là huyện Hạ Lang, thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay.

1844 Nguyên văn là "thổ thử trấn thủ". Bản dịch cũ theo CMCB 21, 3a sửa là "Thái Nguyên trấn thủ".

1845 Bát Nghị: nghị xét tội trạng của 8 người đáng được miễn giảm, gồm: thân thích, cố cựu, hiền thần, người tài cán, bậc sang trọng, kẻ siêng năng, tân khách. Xét theo luật bát nghị tức là đưa vào diện "chiếu cố" mà xét..

1846 Du thuyết: dùng tài ăn nói để biện bác, mê hoặc người nghe.

1847 Nguyên văn: "Cam lâm tuế hạn, chu tiếp, tế xuyên", lấy điển trong Kinh thư, vua Thương bảo Phó Duyệt: "Ta sai ngươi làm mưa ngọt khi nắng hạn, làm mái chèo lúc qua sông".

1848 Tức là vua Nghiêu, nhân ban đầu được phong ở đất Đường nên gọi là Đường Ngu.

1849 "Cần": là siêng năng, "thành" là chắc chắn, "đôn" là thành thực, "ý" là tốt đẹp.

1850 Ngọc tịch: là sổ hộ khẩu của họ nhà vua

1851 Nguyên văn không có chữ "ty", căn cứ vào mạch văn và tham khảo cương mục thêm vào.

1852 Kình: là tội phải thích chữ vào trán.

1853 Vĩnh An: tên châu, là vùng đất sát biên giới của tỉnh Quảng Ninh.

1854Nguyên văn là "Nguyễn Vũ": nhưng căn cứ vào đoạn trên thì phải là Nguyễn Thư CMCB 21, 14a cũng chữa là Nguyễn Thư.

1855 Long tiên: giấy vàng vẨy ngân nhũ và vẽ rồng. Hắc lạn: giấy vàng quanh rìa vẽ mực đen. Khám hợp: giấy trắng viết chữ mực (chú của CMCB, 21, 15B)

1856 Các vệ Ngũ uy là 5 vệ: Phấn uy, Chấn uy, Hùng uy, Lôi uy, Tuyên uy.

1857 Trước là Nam Sách.

1858 Trước là Thiên Trường.

1859 Trước là Quốc Oai..

1860 Trước là Bắc Giang.

1861 Trước là Thái Nguyên.

1862 Trước là phủ Trung Đô.

1863 Huy nhân: là tên quan hàm của mệnh phụ trong cung, trật tòng tam phẩm.

1864 Phúc Quang đường: Tại xã Động Bàng huyện Yên Định, nay thuộc tỉnh Thanh Hoá, do Lê Thánh Tông dựng vào năm Quang Thuận, tức là điện để Hoàng thái hậu thay áo( CMCB 21, 27b)

1865 Nhâm: tức là Thái Nhâm là mẹ của Chu Văn Vương, Khương: tức Khương Hậu là vợ của Chu Tuyên Vương được các nhà nho coi là phụ nữ mẫu mực, hiền và có đức. Ở đây theo bản dịch cũ.

1866 Phủ Bình Nguyên: là phủ đệ của Bình Nguyên Vương. Bình Nguyên Vương tức là Lê Thánh Tông khi còn là phiên vương..

1867 Thi Nại: ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay.

1868 Tức là thời gian 3 năm để tang Lê Thái Tông, bỏ hẳn mọi trò vui âm nhạc, múa hát.

1869 Tức Lê Nhân Tông, nối ngôi Lê Thái Tông, sau bị Nghi Dân giết.

1870 Yên Kinh: chỉ kinh đô nhà Minh thời đó. Trà Toàn sai sứ sang Yên Kinh xiểm nịnh vua Minh, gièm pha Đại Việt.

1871 Ở đây nói Chiêm Thành định lấn ra vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay.

1872 Ý nói Chiêm Thành muốn dựng mốc biên giới ở Hoành Sơn, tức phía Bắc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

1873 Bặc Đạo: là tên huyện, ở phía tây namTrung Quốc. Hán Vũ Đế sai Đường Mông đào núi, đến Nam Trung đặt huyện Bặc Đạo. Cây này ý nói Trà Toàn lấn chiếm, buộc quân ta phải đánh lại.

1874 Sứ Chiêm Thành tâu với vua Minh là vua Lê tự xưng là Hoàng đế, ngang với Thiên tử nhà Minh, chuẩn bị binh mã để tiến công nhà Minh.

1875 Nhà Minh đòi Chiêm Thành cống voi cái trắng, ChiêmThành bảo là ta tranh mất..

1876 Chế Bồng Nga: là vua Chiêm, xâm lược Đại Việt, bị chết tại trận, không mang được xác về.

1877 Vua cũ Chiêm Thành: Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh tới đuợc.

1878 Nguyên văn "lưu dân", ở đây chỉ người Việt ở vùng đất mới là châu Thuận, châu Hóa để khai phá, sinh sống.

1879 Câu này lấy điển ở hào: Cửa tam,quê Lữ trong Kinh dịch. Ý nói kẻ trú ngụ mà lấn quyền tất bị đốt nhà mà bản thân bị hại. Vì Trà Duyệt là người ở Thi Nại nên nói là "đứa ngủ trọ".

1880 Cáo kêu nơi đế lý: nghĩ a là đế đô thành nơi hoang tàn. Câu này ý nói phải đánh tan kinh đô nước Chiêm thì mới cam lòng.

1881 Thần Châu: chỉ đất nước nói chung. Câu này ý nói: Giặc họp quân vào cướp nước ta.

1882 Ý hai câu này là: Chiêm Thành cho là ta ở xa, ta đã yếu, không đánh tới được.

1883 Tề Tương công diệt nước Kỷ, trả thù cho ông tổ 9 đời của mình là Tể Ai công, được sách Xuân Thu khen ngợi.

1884 Cửu Lê: tên tộc người cổ ở phía đông Trung Quốc có tù trưởng là Xuy Vưu.

1885 Tam Miêu: tên tộc người cổ ở phía nam Trung Quốc. Đại Vũ: là ông vua đầu tiên của nhà Hạ. Nguyên văn: "Đại Vũ thệ chúng", tức là làm lễ tuyên thệ khi bắt đầu ra quân.

1886 Ý nói thuận lợi, không gặp trở ngại gì.

1887 Hán Vũ Đế nổi tiếng "cùng binh độc vũ", hiếu chiến tham công.

1888 Chu Văn Vương: ông vua khai sáng nhà Chu ở Trung Quốc, có nhiều vũ công.

1889 Lấy ý của hào Thượng lục, quẻ Quy muội Kinh Dịch, những kẻ cô độc không ai theo, như người mổ thịt dê không có máu.

1890 Rợ Hiểm Doãn xâm lược, Chu tuyên vương phải đem quân đi đánh vàolúc tháng 6, trời đang nắng gắt. ý nói phải mau chóng kịp thời hành quân.

1891 Lấy ý của hào Thượng cửu, quẻ Khuê trong Kinh Dịch. Nguyên văn: "Kiến thỉ phụ đồ" (thấy lợn đội bùn) chỉ bọn giặc Chiêm Thành hôi tanh, bẩn thỉu.

1892 Vua Thuấn chinh phục nước Tam Miêu, chưa tới 7 tuần, nước này tới quy phục.

1893 Ngày xưa, sau trận đánh, người ta thu xác chết của quân thù thành từng đống lớn, lấp đất lên, gọi là "Kinh nghê quán" hay "Kinh nghê kinh quán".

1894 Tức là Thái miếu. "Thanh" có nghĩa là trong sạch, tôn nghiêm.

1895 Theo bản dịch cũ.

1896 Nhị thập bát tú: 28 chòm sao. Thiên văn học cổ Trung Quốc chia sao trên trời thành 28 chòm gọi là "tú"; 4 phương, mỗi phương có 7 chòm: "Phương Đông có các chòm: "Dốc, Cương, Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; Phương Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy,Thất, Bích; Phương Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tát, Chủy, Sâm; Phương Nam: Tinh, Quỷ, Liễu, Tinh,Trương, Dực, Chẩn.

1897 Ngũ tinh: là năm hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

1898 Thiết Sơn: theo Cương mục, núi này ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (CMCB 21, 40).

1899 Sa Bôi và Thuận Bình là hai châu thuộc nguồn Cam Lộ, nay là tỉnh Quảng Trị.

1900 Gạo cả vỏ: tức là thóc đem luộc chín, làm lương ăn cho quân.

1901 Thi Nại: vốn là tên đất. Có thể tên em Trà Toàn cũng trùng với tên này, hoặc được phong ở đó.

1902 Cửa Áp: tức là cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ, nay thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

1903 Cửa Toạ: tức là cửa Cựu Toạ, sau là cửa Tiểu Áp, cách cửa Tân Áp (tức Đại Áp) hơn 7 dặm (Chú của CMCB 22, 3).

1904 Sa Kỳ: là một cửa biển ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

1905 Dịch theo nguyên văn, con số này có lẽ chưa chính xác.

1906 Núi Mộ Nô: ở phía tây cửa biển Sa Kỳ (Chú của CMCB22, 3).

1907 Mễ Cần: chưa rõ ở đâu, bản dịch cũ có ghi là Thái Cần và chú là huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

1908 Phi kiều: một loại chiến cụ đánh thành ngày xưa, làm bằng gỗ hoặc tre, dùng để bắc lên thành cho quân sĩ vào.

1909 Phiên Lung: là Phan Rang, nay thuộc tỉnh Thuận Hải.

1910 Nam Bàn: theo Cương mục sau là đất của Thủy xã, Hỏa Xá, nay là vùng đất thuộc tỉnh Gia Lai- Công Tum và Đắc Lắc. Còn Hoa Anh có lẽ là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

1911 Sông Phi Lai: sông ở xã Phi Lai, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1912 Thuyền Thiên thu: là thuyền của Hoàng thái hậu.

1913 Đề hình: là chu91c quan soát xét việc xử án có đúng hay sai.

1914 Hoàng triều quan chế: nghĩa là quan chế của triều vua đang trị vì (đây là triều Lê).

1915 Ba ty: tức là Điện tiền, Hiệu lực, Thần võ, là tổ chức quân sự.

1916 Tự thân vương: con cả của thân vương được tập ấm tước của người cha.

1917 Theo Cương mục, thì 8 bậc đó là: Tá quốc sứ, Phụng quốc sứ, Dực quốc sứ, Lương quốc sứ, Sùng ân sứ, Dụ ân sứ, Mậu ân sứ, Tư ân sứ (CMCB 22, 14a).

1918 Tư: Cũng là đơn vị phẩm trật, mỗi phẩm thường gồm nhiều tư.

1919 Thí chức: là chức vụ khong chính thức. Đối lập với "thực chức" là chức vụ chính thức.

1920 Thực thụ: là được nhận chức chính thức.

1921 Nguyên văn "vị nhập lưu" là những người chưa được liệt vào bậc nào chín bậc quan tước (cửu phẩm) của nhà nước.

1922 Bổ tử: những hình cầm thú thêu vẽ tên triều phục của các quan phía trước ngực và sau lưng theo phẩm cấp của từng người.

1923 Nguyên văn là "phong hiến". Chỉ những quan ở Ngự sử đài.

1924 Đườn g thượng quan: hay đường quan là quan chức cao cấp của triều đình.

1925 Sóc: là ngày mồng 1, vọng là ngày 15 hàng tháng (Âm lịch).

1926 Binh phù: hay nội phù là vật làm tin, có hai phần rời có thể khớp với nhau. Khi vua trao lệnh cho tướng sái, ngoài sắc lệnh, còn có binh phù.Vua giữ một nửa phù để trong cung, viên quan sai đi giữ một nửa. Mỗi khi sai gọi, hay làm việc gì đều phải khớp lại làm tin.

1927 Dịch theo nguyên văn. Đoạn này nên sắp xếp như sau: Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ thư: Luận ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề; người thi tự chọn lấy 4 đề, làm bài văn.

1928 Tế Đinh: tức là lễ tế Văn miếu. Vì quy định tế Văn miếu vào các ngày đinh, nên gọi là tế Đinh.

1929 Tháng trọng: là tháng thứ hai của mỗi mùa, hai tháng trọng của mùa xuân và mùa thu là tháng 2 và tháng 8.

Quyển XII

[1a]

Kỷ Nhà Lê

Thánh Tông Thuần Hoàng Đế

Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông. Ở ngôi 38 năm, thọ 56 tuổi, băng táng ở Chiêu Lăng.

Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.

Mẹ vua là Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô thị, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Trước kia, khi còn là Tiệp dư, Thái hậu đi cầu tự, mơ thấy thượng đế ban cho một tiên đồng, thế rồi có thai. (Tục truyền rằng Thái hậu khi sắp ở cữ, nhân thử thả chợp mắt, mơ thấy mình đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một tiên đồng xuống làm con Thái hậu, tiên đồng chần chừ mãi không chịu đi, thượng đế giận, lấy cái hốt ngọc đánh vào trán chảy máu ra, sau tỉnh dậy, rồi sinh ra vua, trên trán vẫn còn dấu vết lờ mờ [1b] như thấy trong giấc mơ, mãi đến khi chết, vết ấy vẫn không mất).

Năm Nhâm Tuất, Đại Bảo thứ 3 (1442), tháng 7, ngày 20, sinh ra vua.

Vua sinh ra thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước. Năm Thái Hòa thứ 3, được phong làm Bình Nguyên Vương, vâng mệnh làm phiên vuơng vào ở kinh sư, hằng ngày cùng học ở Kinh diên với các vương khác. Bấy giờ, quan ở Kinh diên là bọn Trần Phong thấy vua dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, trong bụng cho là bậc khác thường. Vua lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền. Bẩm sinh ra đã biết, mà sớm khuya không lúc nào rời sách vở, tài năng lỗi lạc trời cho, mà chế tác lại càng đặc biệt lưu tâm, [2a] ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chắm không hề biết mỏi, Tuyên từ thái hậu yêu vua như con mình đẻ ra, Nhân Tông coi vua là người em hiếm có. Đến khoảng năm Diên Ninh, Nghi Dân tiếm ngôi, đổi phong vua là Gia Vương và xây phủ đệ ở bên hữu nội điện cho vua ở. Không bao lâu, các đại thần là bọn Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng nhau đem cấm binh đánh bọn Đồn, Ban, rồi phế Nghi Dân, đón vua lên ngôi. Bấy giờ vua 18 tuổi, vào nối đại thống, tự xưng là thiên Nam động chủ, miếu hiệu là Thánh Tông.

Canh Thìn, [Quang Thuần] năm thứ 1 [1460], (tháng 6 trở về trước, Nghi Dan tiếm xưng là Thiên Hưng năm thứ 2, Minh Thiên Thuận nam thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, Nghi Dân bàn đặt phủ huyện.

Có sao Chổi hiện ra ở vùng sao Dực.

Mùa hạ, tháng năm, sao Xuy Vưu1750 như lá cờ trắng tỏa sáng ngang trời, từ đông sang tây.

[2b] Tháng 6, ngày mồng 6, các đại thần là bọn Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa diệt bọn phản nghịch Đồn, Ban. Giáng Nghi Dân xuống trước hầu. Đón Gia Vương lên ngôi Hoàng đế.

Khi ấy, Nghi Dân cướp ngôi mới được 8 tháng, tin dùng bọn gian nịnh, giết hại bề tôi cũ, pháp chế của tổ tông đổi thay hết thảy, người oán trời giận.

Bấy giờ các huân hựu đại thần là Khai phủ nghi đồng tam ty nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nhập nội kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự Á thượng hầu Lê Lăng, tư mã tham dự triều chính Đình thượng hầu Lê Niệm, Tổng tri ngự tiền hậu quân Á hầu Lê Nhân Thuận, Tổng tri ngự tiền trung quân Quan nội hầu Lê Nhân Khoái, tổng tri ngự tiền thiện trạo doanh quân Quan phục hầu Trịnh Văn Sái, Thiêm tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Trịnh Đạc, Điện tiền ty đô chỉ huy Nguyễn Đức Trung, thiết đột tả quân đại đội trưởng Nguyễn Yên. Nhập nội đại hành khiển Lê Vĩnh Trường, Điện tiền [3a] ty chỉ huy Lê Yên, Lê Giải, cùng bàn với nhau:

"Nay Lạng Sơn Vương Nghi Dân rất là vô đạo, đem bọn vô lại Phạm Đồn, Phan Ban, lợi dụng ban đêm, bắc thang trèo thành vào trong cung cấm giết vua và Quốc mẫu hoàng thái hậu, tội ác không gì lớn bằng. Bọn chúng ta là bề tôi huân cựu, mắt thấy việc đó, đáng lẽ phải chết cho xã tắc, mà lại ở dưới kẻ bội nghịch, đứng trong triều của kẻ cướp ngôi giết vua, là tội nhân của muôn đời, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế dưới suối vàng nữa?".

Sau buổi chầu, mọi người đều vào ngồi ở Nghị sự đường ngoài cửa Sùng Vũ. Bọn Nguyễn Xí xướng nghĩa giết chết hai tên phản nghịch đầu sỏ là Đồn, Ban trước Nghị sự đường, rôi sai đóng các cửa thành, mỗi người đem cấm binh đi dẹp nội loạn, giết hết bè đảng phản nghịch là bọn Trần Lăng hơn trăm tên. Giết xong bọn phản nghịch, các đại thần cùng bàn với nhau rằng:

"Ngôi trời khó khăn, thần khí rất trọng, nếu không phải [3b] là bậc đại đức, thì sao có thể kham nổi. Nay Gia Vương thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược, hơn hẳn mọi người, các vương không ai so được, lòng người đều theo, đã biết ý trời đã quyết".

Ngay ngày hôm ấy đem xe kiệu đến đón vua ở Gia Để1751 (có sách chép là Tây Để). Quyết định giáng Nghi Dân làm Lệ Đức hầu.

(Xét: Có sách nói là sau khi giết bọn phản nghịch Trần Lăng, Lê Lăng lấy lụa đưa cho Nghi Dân, bắt phải tự tử. Giết Nghi Dân xong, liền đi đón Cung Vương Khắc Xương. Cung Vương cố tình từ chối, mới đón vua ở Tây Để về lên ngôi. Sau vua nghe lời gièm, Cung Vương phải chết).

Ngày mồng 8, vua lên ngôi ở điện Tường Quang, đổi niên hiệu là Quang Thuận năm thứ 1, đạixá thiên hạ.

Truy tặng Nội quan Đào Biểu tước 1 tư và ban cho 5 mẫu ruộng công để thờ cúng. Trả lại vợ con, điền sản để nêu gương tử tiết.

Định tội của Lê Đắc Ninh, vì Đắc Ninh giữ cấm binh không biết bảo vệ xã tắc, lại đem giúp kẻ phản nghịch, làm vậy là để răn đe kẻ bất trung.

Vua lên ngôi xong, liền làm lễ phát tang cho Nhân Tông và Thái hậu.

Ngày Tân Mùi, làm lễ cáo miếu, rước bài vị Nhân Tông vào Thái miếu.

Ngày Quý Dậu [4a] rước kim sách dâng tôn hiệu cho Nhân Tông là Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Hoàng Đế, miếu hiệu là Nhân Tông, dâng tên thụy cho Nguyễn thái hậu là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc Hoàng thái hậu.

Đêm hôm ấy, trời mưa to. Từ mùa xuân đến đây không mưa. Sau khi rước bài vị Nhân Tông lên thờ ở Thái miếu, trời mới mưa.

Mùa thu, tháng 7, lấy ngày sinh làm Sùng Thiên thánh tiết.

Ra sắc chỉ cho các quan ở nội mật, đàn bà ở nội mật và các cung tỳ, nội nhân rằng: Từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc cung thì không được lén lút tiết lộ ra trước cho người ngoài và con thân thích.

Ra sắc chỉ cho các vệ quân năm đạo, các phủ trấn, các tổng quản và tổng tri rằng:

Có quốc gia là phải có võ bị. Nay phải tuân theo trận đồ nhà nước đã ban, trong địa phận của vệ mình, phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính phép đi, đứng, đâm, đánh, hiểu được hiểu lệnh, tiếng chuông, tiếng trống khiến cho binh lính tập quen cung tên, [4b] không quên võ bị.

Tháng 8, ra lệnh yết bảng cho những người nguyên là họ Trần phải kiêng húy đổi thành họ Trình.

Ra lệnh cho các sắc quân, dân ở các phủ, lộ, trấn, châu, huyện, động, sách, trang rằng:

"Người nào có nhiều thóc tình nguyện dâng lên, thì tới trình báo với các quan sở tại làm danh sách tâu trình lên, tùy theo số thóc dâng nhiều hay ít mà trao cho quan tước: từ 200 hộc thì cho chức quan nhàn tản chánh thất phẩm, 150 hộc thì cho chức quan nhàn tản tòng thất phẩm, 100 hộc thì cho cho chức quan nhàn tản tòng bát phẩm, con cái họ đều được miễn tuyển, nếu là 60 hộc thì thưởng 1 tư, chỉ được miễn bản thân thôi.

Tháng 9, ngày 21, sai bồi thần là bọn Đinh Lan, Nguyễn Phục, Nguyễn Phục, Nguyễn Đức Du sang nhà Minh tâu việc.

Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, sai bồi thần là bọn Nguyễn Nhật Thăng, Phan Duy Trình, Nguyễn Tự sang nhà Minh cầu phong.

Tâu trình những người có công hồi tháng 61752 .

Tổng đốc Nguyễn Xí, Đông đốc [5a] Đinh Liệt tâu trình tên họ các quan trong các phiên, các quan ngự doanh và những người trước sau xướng nghĩa chém bọn nghịch thần Đồn, Ban:

- Xướng nghĩa trước và hạ thủ đầu tiên là Lê Nhân Thuận, đã chém giặc Lăng.

- Xướng nghĩa là bọn Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Lê Nhân Quý đế Lê Lật gồm 49 người.

- Lại tâu trình thêm bọn Nguyễn Trợ, Nguyễn Ngô, Lê Sư Lộ... gồm 6 người.

Phong công thần Nguyễn Xí làm Quỳ quận công, Đinh Liệt làm Lân quận công; Thái bảo Lỗ Sơn hầu Lê Niệm làm Thái phó; Kỳ quận công Lê Thọ Vực làm Tả đô đốc tham nghị triều chính chưởng Điện tiền ty; Nguyễn Lỗi làm Đại đô đốc chưởng hình bộ (Lỗi là con của Nhữ Lãm); Lê Khang làm Văn Chấn hầu.

Ra sắc chỉ cho các quan trong ngoài rằng: Viên nào con đáng được tập ấm mà không có con trai [5b] thì cho nuôi con người thân thích cùng họ, chỉ được 1 người tập ấm.

Ngày 11, ban biển ngạch cho người hiếu đễ là Nguyễn Liêm ở xã Mụ Xá, huyện Ứng Thiên, tha phú dịch cho bản thân. Sai quan huyện sở tại làm cổng lầu để treo bằng vàng.

Ra sắc chỉ cho quan các phủ, lộ, trấn, châu, huyện rằng: Ai ở cõi biên giới thì phải giữ quan ải cẩn thận, không được thông đồng với người nước ngoài.

Cấp ruộng thế nghiệp cho 30 viên công thần, số mẫu có thứ bậc khác nhau: Lê Lăng 300 mẫu, Lê Niệm 200 mẫu, Lê Nhân Thuận 130 mẫu, Lê Thọ Vực, Lê Sư Hồi, Lê Nhân Khoái 150 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống, đều được cấp ruộng theo thứ bậc khác nhau.

Sắc cho bọn tể thần Lê Xí tâu thăng các quan công thần tại chức hay đã chết, được ban quốc tính hay không được ban, cùng số con trai của họ chưa được thăng bổ. Loại được ban quốc tính thì từ bọn Lê Quán Chi con trai của Thái phó [6a] Lê Liệt, Lê Văn Lão con trai của Lê Bí trở xuống đến Lê Ký

con trai của Lê Luyện. Loại chưa được ban quốc tính thì từ Nguyễn Sư Hồi con trai của Nguyễn Xí, đến Lê Lộng con trai của Lê Đa Mỹ. Loại đã chết, được ban quốc tính thì từ Lê Muộn con trai Lê Vấn, Lê Dư con trai Lê Bôi, cho đến Lê Văn Lương con trai Lê Nhữ Soạn, chưa được ban quốc tính thì từ Lê Văn Thiết con trai Lê Chuẩn, đến Lê Văn Lâm con trai Lê Thiết.

Đến khi bọn Xí dâng tờ tâu lên, vua dụ rằng:

"Đã xem hết tờ tâu, trong ấy có xin cho bọn Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang theo như lệ công thần đã mất, nhưng câu ấy còn có thể bẻ lại được, là vì khoảng năm Diên Ninh, Đỗ Bí, Lê Ê ở chức cao nhất vào hàng tể thần; Lê Ngang, Lê Thụ tay cầm cấm quân, giữ việc an nguy, đáng lẽ phải dẹp yên giặc loạn, chuyển nguy thành an mới phải, thế mà chỉ biết sắp gà vào trong nồi mà để [6b] cá kình lọt ra ngoài lưới. Đến sau mưu việc không kín, đến nỗi phải phơi thây ở bên đường1753 . Đó lại thêm một tội khác trong các tội của bọn Bí, Ngang, có khác gì tội giết vua của Triệu Thuẫn ngày xưa1754 , sau được để cùng với những công thần đã mất?".

Ngày 24, làm lễ chiêu hồn, chôn Nhân Tông ở bên hữu Vĩnh Lăng gọi là Mục Lăng1755 .

Lại sai Trung thư sảnh thủ Trung thư lệnh tri tam quán sự nhưng tri học sinh ngự tiền nhị cục khinh xa úy Nguyễn Trực và Trung thư sảnh Trung thư lệnh thị lang nhập thị kinh diên kiêm quản cận thị chi hậu các cục thượng kỵ đô úy Nguyễn Bá Ký cùng soạn bài văn bia ở Mục Lăng1756 .

Ngày 27, ra sắc chỉ cho hình quan rằng: Từ nay về sau, xét việc kiện tụng, phải mỗi tháng ba lần trình lên để quyết định, coi đó là địn chế lâu dài.

Tháng 12, sai Thái phó Lê Liệt, Thái phó Lê Lựu, thái bảo Lê Lăng dẫn các quân chia đường đi đánh họ Cầm1757 .

Tuyển đinh tráng có tên trong sổ bổ vào [7a] quân ngũ.

Làm sổ hộ tịch.

Lấy Nguyễn Như Đỗ làm Lại bộ thượng thư.

Sắc cho Trung thư sảnh Trung thư lệnh thị lang nhập thị kinh điên kiêm quản cận thị chi hậu các cục thượng kỵ đô úy Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng môn thị lang kiêm Quốc sử viện đồng tu quốc sử Hoàng Sằn Phu hiệu định miếu húy và ngự danh.

Tân Tỵ, [Quang Thuận] năm thứ 2 [1461], (Minh Thiên Thuận năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ban miếu húy và ngự danh. Miếu có 9 chữ: Hiển Tổ là Đinh, Hiển Từ là Quách, Tuyên Tổ là Khoáng, Trinh Từ là Thương, Thái Tổ là Lợi, Cung Từ là Trần, Nhân Tông là Long, Tuyên Từ là Anh, Nhân Tông là Cơ, ngự danh của kim thượng húy là Thành, Quang Thục hoàng thái hậu, húy là Giao.

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.

Tháng 3, ngày 11, ban đêm, sét đánh ở cửa điện Thừa Thiên.

Ngày 19, vua [7b] và các quan bỏ áo triều làm lễ tạ ở điện Thừa Thiên.

Ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã rằng:

Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thục. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội.

Mùa thu, tháng 7, ngày 11, động đất.

Ra sắc chỉ cho các xứ, phủ, lộ rằng: Chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới.

Cấm không được xưng hô lộn bậy trên dưới.

Sắc dụ quan Lại bộ là Nguyễn Như Đỗ và Nguyễn Thiện rằng:

"Năm ngoái các ngươi nhận lời thỉnh thác của Đỗ Bất Một, tâu xin cho hắn làm Tổng tri vệ Bắc Bình, rồi lời bàn tán trong triều ầm ỷ, các ngươi lại tâu xin cho Bất Một lấy làm hàm Tổng binh vệ về nghỉ, như vậy thực là gian ngoan quá lắm".

Tháng 8, ngày mồng 1, Hoàng trưởng tử Trang sinh (sau này là [8a] Hiến Tông). Bà mẹ là con gái thứ hai của Nguyễn Đức Trung, năm trước tuyển vào làm Sung nghi ở cung Vĩnh Ninh, sau này được tôn làm Trường Lạc hoàng thái hậu.

Mùa đông, tháng 10, ngày 21, có sắcdụ Thái bảo Lê Lăng.

Trước đó, vua đã sai Chánh chưởng Nguyễn Lỗi đem bạc lạng đến thưởng cho Lê Lăng và dụ rằng: "Ngươi nên thận trọng từ đầu đến cuối, phải thanh liêm công bằng".

Đến đây lại dụ rằng:

"Tính khí của ngươi cứng rắn quá, ngoài mặt thì nghiêm khắc mà trong lòng thì yếu mềm. Vì thế, người nào mình không bằng lòng thì đẩy xuống đất đen, người nào chiều ý mình thì nâng niu trên gối, mọi người không ưa chẳng vì thế ư?".

Vua dụ bảo Đô ngự sử đài là bọn Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng:

"Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo!. [8b] Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức hầu cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến1758 đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Nay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước!".

Tháng 11, đại xá thiên hạ, vì tháng 8 mới rồi sinh Thái tử.

Mùa đông, tháng 12, ban các điều đại cáo, từ phủ đến các châu, huyện, trang, mỗi nơi 1 bản. Cấm các thuộc lại không được bóc trộm những điệp sớ dán kín, không được chia nhau cầm giữ mang về nhà,hoặc cho người ngoài truyền nhau sao chép.

Lấy Lê Lộng làm Đô đốc bình chương sự; Lê Chấp Trung làm Đô đốc, Trịnh Văn Sái làm Đô đốc tham dự triều chính chưởng [9a] điện tiền ty; Vũ Lãm làm Hàn lâm viện trực họa sĩ; Hàn lâm viện học sĩ Nguyễn Đình Mỹ làm quyền Lễ nghi viện thượng thư.

Nhâm Ngọ, [Quang Thuận] năm thứ 3 [1462], (Minh Thiên Thuận năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, hiệu định nghi chú lễ dâng biểu và lễ bái bài1759 , theo lời tâu của quyền Lễ nghi viện thượng thư Nguyễn Đình Mỹ.

Đổi viện nhi1758 thành ứng sai.

Tháng 2, tăng 2 lần số tiền đại bô1761 .

Ngày 11, nhà Minh sai chánh sứ là Hành nhân ty hành nhân Lưu Trật sang tế Nhân Tông.

Ra lệnh chỉ cho các quan văn võ biết: Các nhà quân, dân ở các lộ, huyện, phủ Trung Đô, nhà nào có nô tỳ là người Ngô1762 , không được cho ra ngoài thông đồng với sứ nhà Minh.

Nghiêm cấm việc loại bỏ tiền đồng.

Tháng 3, tha tội chết cho Nguyễn Sư Hồi.

Vua dụ các quan trong triều rằng:

"Sư Hồi vì có công trung hưng cùng với cha là Xí có [9b] công lao lớn trong buổi khai quốc1763 , nên tha tội chết. Còn bọn Trịnh Lý thì triều thần các ngươi cùng bàn xử".

Sắc dụ Tả đô đốc Lê Thọ Vực rằng:

"Bài thơ yêu ma đó chưa chắc là do Sư Hồi làm, trong chỗ còn ngờ cũng có thể vu oan được. Những câu về Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái thì có ngờ cho nó còn được, chứ Thọ Vực thì chỉ nói là hung bạo, thực ra chưa đến mức phản nghịch thì sao lại đổ cho Sư Hồi làm? Nếu nó đáng chết nữa, thì cũng là trời hại nó, sao nhà ngươi lại manh tâm báo thù nó?".

Bấy giờ Sư Hồi muốn hại bọn Lê Niệm, làm một bài thơ vứt ra đường, khiến người lưu truyền đến tai vua. Bài thơ viết:

Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi, Tự lai chung cánh hiếu vi phi. Thổ biên hữu hoặc chân dung bạo, Thủy tại tây bàng xã tắc nguy. (Người có hai lòng rất đáng nghi, Giống chữ "lai" đó thích vi phi1764 . Bên "thổ" có "hoặc" thực hung bạo, "Thủy" sát bên "tây" xã tắc nguy). (Người có hai lòng là chữ Niệm tức là Lê Niệm. Giống chữ lai là chữ lỗi, tức là Nguyễn Lỗi. Bên chữ Thổ có chữ hoặc là chữ Vực tức Lê Thọ Vực. Bộ Thủy ở cạnh chữ tây là chữ Sái tức Trịnh Văn Sái).

Sư Hồi làm bài thơ này chưa kịp lưu truyền thì tình gian bị bại lộ. Cả bọn đều xin trị tội Sư Hồi, nên vua có dụ này để răn bọn Thọ Vực.

Mùa hạ, tháng 4, định lệ bảo kết1765 trong thi hương.

Ra lệnh chỉ cho các thí sinh trong nước, không cứ là dân hay lính, hạn tới thượng tuần năm nay đến nhà giám hay đạo sở tại khai tên và căn cước đợi thi hương. Ai đỗ thì gửi danh sách lên Lễ nghi viện để đến trung tuần tháng giêng năm sau thi hội. Cho quan sở tại và xã trưởng xã mình làm giấy bảo đảm rằng người ấy thực là có đức hạnh thì mới được vào danh sách dự thi. Kẻ nào vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa... thì dẫu học giỏi, văn thơ hay, cũng không cho vào thi. Phép thi như sau:

- Thí sinh phải nộp căn cước, khai rõ phủ, huyện, xã, tuổi tác cùng là chuyên học kinh nào, lý lịch ông cho ra sao, không được gian dối, giả mạo.

- [10b] Nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu đều không được dự thi. Nếu mang sách hay mượn người làm hộ bài thì bị trị tội theo luật.

- Phép thi hương trước hết thi ám tả để loại bớt.

- Đề mục thi: Kỳ thứ nhất thì Tứ thư, kinh nghĩa gồm 5 bài. Kỳ thứ hai thi chiếu, chế, biểu dùng cổ thế hay tứ lục. Kỳ thứ ba thi thơ, dùng Đường luật, phú dùng cổ thế hay Ly Tao, văn tuyển, từ 300 chữ trở lên. Kỳ thứ tư thi một bài văn sách, đầu đề hỏi về kinh, sử hay việc đương thời, hạn 1.000 chữ.

- Chữ húy của quốc triều, nếu hai chữ liền nhau thì đều không được dùng, nếu rời ra chữ một thì cũng cho dùng thay chữ khác, khuyên ở bên ngoài...

Lấy Hoàng Thanh làm Môn hạ sảnh hữu ty lang trung tham tri Hải Tây đạo quân dân bạ tịch ky đô úy.

Bấy giờ nhân có tai biến về mưa đá và sấm gió, xuống chiếu cầu lời nói thắng. Thanh bèn dâng sớ [11a] trình bày 7 việc:

1- Thuận âm dương để đón khí hòa.

2- Gần Kinh diên để tôn chánh học.

3- Chọn con nối để vững gốc nước.

4- Tiết kiệm của dùng để thi cho kinh phí.

5- Thận trọng chức thú lệnh để chăn dân.

6- Thường xuyên huấn luyện để nghiêm võ bị.

7- Đặt đồn điền để chứa lương cho biên giới.

Vua tiếp nhận cả.

Tháng 5, ra sắc chỉ cho các quan ở 5 đạo: Tan buổi chầu, đến giờ Mùi phải ở đạo mình để coi việc, nếu thiếu vắng ở nha môn thì xử giáng hoặc bãi chức.

Tháng 6, sắc dụ bọn Thái bảo Nguyễn Xí rằng:

"Các ngươi vốn là quan võ làm trấn phủ. Nghĩa chữ "trấn phủ", bọn vũ phu các ngươi có biết được không? Đến như Tăng Văn Trọng còn bị Khổng Tử chê là "trộm cắp ngôi vị"1766 , huống chi các ngươi là bọn bịt đường của bậc hiền tài, khơi nguồn cho kẻ cầu may!".

Mùa thu, tháng 8, giết Thái úy Lê Lăng vì Lăng ngầm mưu làm phản.

Tháng 9, nhà Minh sai chánh [11b] sứ là Hàn lâm viện thị độc học sĩ Tiền Phổ, Phó sứ là Lễ khoa cấp sự trung Vương Dự mang sắc phong vua làm An Nam Quốc Vương. Sai Tư lễ giám thái giám Sài Thăng, Chỉ huy thiêm sự Trương Tuấn, Phụng ngự Trương Vinh sang thu mua hương liệu.

Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 6, sứ thần nhà Minh là bọn Tiền Phổ trú ở sứ quán. Khi về, vua sai đem lễ vật đến, bọn Phổ cố từ chối không nhận.

Ra sắc chỉ cho cả nước rằng:

Kể từ nay, các quan viên văn võ làm việc đến 65 tuổi muốn nghỉ việc, các lại điển, giám sinh, nho sinh, sinh đồ tuổi từ 60 trở lên muốn về làm dân, thì đều cho người đó nộp đơn ở Lại bộ rồi xếp loại tâu lên để thi hành.

Ra lệnh cho các nha môn trong ngoài cả nước rằng: ở các bản tâu đề thì chính viên quan nha môn đó phải ký tên không được nhờ lại dịch ký tên hộ.

Tháng 121767 , sai sứ sang nhà Minh: Lê Công Lộ [12a] tạ ơn việc phúng tế, Trần Bàn sang tâu việc Bùi Hựu tạ ơn sách phong.

Tháng 12, sai bồi thần là bọn Lê Văn Hiển, Hoàng Văn Ngọ, Tạ Tử Điền sang tuế cống nhà Minh và xin ban mũ áo.

Ngày mồng 4, lập Hoàng trưởng tử Tranh làm Hoàng thái tử. Đại xá thiên hạ.

Năm ấy thăng Thái phó Nguyễn Xí làm Nhập nội hữu tướng quốc.

Quý Mùi, [Quang Thuận] năm thứ 4 [1463], (Minh Thiên Thuận năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, miễn kỳ hội duyệt các quân vì năm trước có đại xá.

Bắt đầu định lệ ba năm một lần thi hội.

Tháng2, tổ chức thi hội cho các sĩ nhân trong nước. Bấy giờ người dự thi có tới 4.400 người, lấy đỗ 44 người.

Ngày 16, thi điện cho các tiến sĩ.

Sai Nhập nội kiểm hiệu tư đồ bình chương sự Nguyễn Lỗi và Nhập nội đô đốc đồng bình chương sự tri Đông đạo chư vệ quân dân Quốc tử giám tế tửu Lê Niệm làm đề điệu. Chính sự viện [12b] tham nghị chính sự Nguyễn Phục làm giám thí, Môn hạ sảnh ty tả gián nghị đại phu tri Bắc đạo quân dân bạ tịch kiêm Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Như Đổ; Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ tri Đông đạo quân dân Nguyễn Vĩnh Tích; Quốc tử giám tế tửu Nguyễn Bá Ký làm độc quyền.

Vua ra hiên, thân hành ra đề văn sách hỏi về đạ xuất thân theo thứ bậc khác nhau.

Xuống chỉ rằng làm lễ cầu mưa thì dùng tiền thuế.

Ban biển ngạch cho người phụ nữ trinh tiết là Nguyễn Thị Bồ ở xã Đại Hữu Lệ, huyện Thanh Trì để nêu khen với xóm làng, cho một người con hay cháu được miễn phu dịch để nuôi nấng.

Ngày 22, truyền loa xướng danh các tiến sĩ là bọn Lương Thế Vinh và ban ân mệnh cho từng người. Sai các quan Lễ bộ đem bảng vàng treo ngoài cửa Đông Hoa cho các sĩ nhân biết.

Tháng 3, ngày mồng 3, Hoàng Thanh chết, thọ 53 tuổi.

[13a] Thanh tên tự là Trực Khanh. Bấy giờ Lương Như Hộc người Hồng Châu có bài tán đề vào bức chân dung của Thanh rằng:

Thiếu kết tri ư Thái Tổ, Trưởng tín nhiệm ư Thánh Tông. Thể cụ nhi dụng chu, Tử hiếu nhi trần trung, Tứ triều lịch sự, Nhất tiết thủy chung. (Hồi trẻ được Thái Tổ biết, Trưởng thành được Thánh Tông tin. Thể toàn mà dụng đủ, Con hiếu lại tôi trung. Trải thờ bốn đời, Trước sau một tiết). Ra lệnh chỉ rằng: các việc kiện tụng tranh nhau đã xét xử đúng lẽ rồi thì không được cưỡng tranh nữa.

Mùa hạ, tháng 4, cấm nội quan và con gái trong cung không được kết bạn với người ngoài, không được trao đổi trò chuyện và đùa bỡn với nhau.

Tháng 5, cấm cưỡng tranh ruộng đất khi đuối lý đem bán cho nhà thế gia.

Ra sắc chỉ rằng: Kẻ nào dùng gươm, nón trái quy định để vào trong Hoàng thành đều bị xử tử.

Mùa thu, tháng 7, hạn. Vua lánh chính điện, giảm món ăn, triệt bỏ đồ nhạc.

Động đất.

Mùa đông, tháng 10, sắc dụ các quan trong triều rằng:

"Mới rồi Nguyễn Phục thấy mùa xuân đại hạn 3 tháng, cho là nhất định sẽ có chuyện gì, khuyên trẫm bình tĩnh để chờ xem biến cố, sẳn sàng vũ khí để phòng thân. Trẫm khôn nghe [13b] quả nhiên vô sự. Thánh nhân xưa quan sát thiên văn để xét sự đổi thay của thời tiết, xem xét nhân văn để giáo hóa thiên hạ, không thể không cảnh giác đề phòng, nhưng sao lại nên chứa chất ngờ vực để cho hỏng việc?".

Tháng 12, dụ bọn Thái phó Nguyễn Xí rằng:

"Tông miếu xã tắc an hay nguy là ở mấy người các khanh thôi. Các khanh nên nghĩ cho kỹ, tính cho chín, tâu việc trị nước cho trẫm biết. Trẩm sẽ cố gắng quyết đoán ở bên trong, các khanh sẽ thừa hành ở bên ngoài".

Ra sắc chỉ rằng:

" Những người bói toán, đạo thích ở trong nước từ nay về sau không được trò chuyện trao đổi với người trong cung và hậu đình".

Sắc dụ cho bọn Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đổ, Hình bộ thượng thư Trần Phong, Binh bộ thượng thư Nguyễn Vĩnh Tích, Hộ bộ thượng thư Nguyễn Cư Pháp, Binh bộ thượng thư Nguyễn Đình Mỹ rằng:

"Ta nghe Tư Mã Quang có nói: "Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẽ tiểu nhân là thềm bậc để đi đến họa loạn". Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng ngươi quân tử, bỏ kẽ tiểu [14a] nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi, các ngươi chớ có quên đấy!".

Lại dụ các quan tể thần và kinh diên rằng:

"Nay bọn Lê Cảnh Huy, Nguyễn Như Đổ, Phạm Du, khi bàn luận ở triều đình, hay lúc quyết định việc chính trị đều chỉ a dua lấy lòng hoặc ngậm miệng không nói, thì dù có lỗi nhỏ mà khép vào pháp luật cũng đáng; còn như bọn Nguyễn Mậu, Nguyễn Vĩnh Tích, Nguyễn Trạc, Nguễn Trạc biết lo vua yêu nước, gặp việc nói hết, thì dù có lầm lỗi mà được khoan thứ cũng là phải. Mới rồi, Nguyễn Mậu nói việc không mà không bị buộc tội, đó là trẫm báo đền cái đức hay nói của Nguyễn Mậu".

Sắc dụ Lễ bộ tả thị lang Lương Như Hộc rằng:

"Mới rồi, Nguyễn Vĩnh Trinh không học thể thơ quốc ngữ, làm thơ không đúng phép. Ta tưởng là ngươi biết, nên mới hỏi thử ngươi, nhưng ngươi cũng không biết nốt. Vả ta xem Hồng Châu quốc ngữ thi tập của ngươi còn nhiều chỗ thất luật, ta chắc là ngươi chưa biết nên mới nói ra. Vũ Lãm thường[14b] không muốn ta nói cho ngươi biết đâu".

Sắc dụ Đô đốc Nguyễn Sư Hồi rằng:

"Dương Quốc Minh bảo là Ngô Tây lấy 30 lạng bạc trao cho Nguyễn Hồ đến đút lọt bọn ngươi. Ngươi sai vợ lẽ ngươi nhận lấy. Vả khi trước nó đút lót cho cha ngươi là Xí 50 lạng, nay chuyển sang đút lót cho ngươi, tất cả là 80 lạng, hiện còn ở nhà ngươi, ngươi lại không biết hay sao? Nay đặc sai Tư lễ giám Nguyễn Áng đem sắc chỉ tới bảo ngươi và đòi lấy số 80 lạng đút lót ấy mang về. Ngươi có tội mà không ngại sửa bỏ tội lỗi thì sau này chắc chắn không bị tai họa".

Lại dụ Nguyễn Sư Hồi rằng:

"Ta thể theo lòng người lên nhận ngôi báu, vẵn nhờ các bậc huân hiền đòng lòng giúp đỡ, đến nay đã 4 năm rồi. Cha con ngươi, đầy nhà lớp lớp ngọc khuê giải ấn có thể gọi là thịnh lắm rồi. Ta vẫn tin ngươi. Dẫu có hư đó, cũng không hề suy giảm. Sau khi được thư ấy, hẳn ngươi có chổ không yên lòng. Ngươi há không nên nghĩ cho kỹ để làm kế giữ mình ư?".

Bấy giờ [15a] bắt được trên nóc nhà có thư nặc danh, nói Sư Hồi sắp làm phản, cho nên vua dụ Hồi.

Dụ Thái bảo Lê Niệm rằng:

"Ngày xưa, Thái Tổ ta khai sáng cơ nghiệp lớn, cha ngươi rong ruổi từ đông sang tây, nhiều lần vì nước quên mình1768 . Đến khi Thái Tông nối chí kế nghiệp, nhớ tới công của cha ngươi, nhưng ngươi đang còn nhỏ, chưa làm quan được. Nhân Tông trao cho ngươi nơi Hựu phủ1769 , ra coi giữ phiên trấn lớn. Đến khi tai biến xảy ra sắt nách, ngươi hết lòng mưu việc khôi phục, gươm sắt vung lên là kẻ gian tà phải nộp đầu, ngôi tôn về chính vị mà tông miếu xã tắc vững yên. Tuy nhiên, khanh đã lập nên công lao không gì lớn hơn, cũng nên giữ mãi sự nghiệp không ai sánh kịp. Trên thì cơ đồ của tổ tông ta càng thêm huy hoàng, dưới thì công đức của cha con ngươi ngày một rạng rỡ, há chẳng vui sao!".

Giáp Thân [Quang Thuận] năm thứ 5 [1464], (Minh Thiên Thuận năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, [15b] Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.

Định lễ tế âm hồn, gồm con vật cúng và rượu.

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.

Sắc dụ chưởng Hình bộ Lê Cảnh Huy rằng:

"Ngươi nhiều lần giữ chức then máy của triều đình, công tích đáng ghi, đã hết lòng can ngăn nói thẳng, chỉ ra lỗi lầm của trẫm, dẫu nửa được nữa hỏng,nhưng phương cứu tệ, giúp đời xuất phát từ lòng trung quân ái quốc, đã liền dòng liền trang rồi. Từ nay về sau, ngươi hãy xét kỹ những việc oan uổng, dẹp bớt những kẻ giang ngoan, bàn luận ở triều đình cho trắng đen sáng tỏ, phải đối chiếu với nghĩa lý, chớ có làm điều khôi hài. Trao cho chức lớn, ký thác việc nặng, trẫm chỉ còn trông đợi ở một khanh thôi".

Mùa hạ, tháng 6, ban cho các quan văn võ trong ngoài môn một quả ấn.Ra lệnh chỉ cho các phủ, lộ, trấn, châu, huyện, xã:Từ nay về sau,không được tự thiến càn bậy.

Mùa thu, tháng 7, ban cho Anh Vũ, con Nguyễn Đình Mỹ. Vua dụ rằng:

"Đồ dùng thì chuộng thứ mới, dùng người thì nên dùng người cũ. Nho thần tuổi già như bọn các ngươi còn mấy nguời đâu, mà ngươi đâu, mà ngươi phạm tội cũng là sau vụ phạm tội của Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Thiện thôi. Pháp ty giữ công bằng, theo luật, phải giáng bãi, nhưng ta thì tiếc tài ngươi, sai đổi thành lệnh biếm chức. Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải theo,ngươi nên nhớ lấy".

Tháng 8, có thánh chỉ rằng: kẽ nào phạm tội mò trộm ngọc trai và đúc trộm tiền đồng, thì chia ra loại thủ phạm và tòng phạm mà xử tội khác nhau.

Sắc dụ Hình bộ tả thị lang Nguyễn Mậu rằng:

"Ngươi chăm lo việc nước, điều gì hay thì quy về cho vua, không kém gì Như Hối, Huyền Linh1770 . Đến như Đái Trụ xử việc phức tạp khó khăn1771 , Ngạn Bác tâu bày rõ ràng, tường tận 1772 , so với hai người đó cũng có khá hơn một chút. Lâm bầy tôi như vậy thực đáng khen ngợi lắm, nên ban cho bạc lạng. Khi nào

bạc ban đến nơi, ngươi càng nên mãi giũa thêm lòng son vốn có mong cho ta [16b] tới cõi trị bình. Ta có lỗi lầm gì hãy thẳng thắn chỉ ra, hãy cứng như Đổng Tuyên 1773 , chớ như Tô Uy 1774 quen thói giâu giếm".

Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai chánh sứ là Thượng bảo tự khanh Tô Lâng Tín, phó sứ là bọn Hành nhân ty hành nhân Thiệu Chấn sang báo việ Hiến Tông lên ngôi và ban cho mũ áo, vóc lụa cùng sắc dụ.

Tháng 11, sai sứ sang nhà Minh: Phạm Bá Khuê dâng hương; Lê Hữu Trực, Dương Tông Hải, Phạm Khánh Dung mừng lên ngôi.

Lê Tông Vinh, Phạm Cừ, Trần Văn Chân tạ ơn ban vóc lụa.

Tháng 12, cấm các quan nhậm chức bên ngoài vô cớ về kinh đệ trình bản tâu.

Có thánh chỉ rằng những tội nào còn ngờ thì xử giảm mức.

Sắc dụ đại thần và các quan rằng:

" Xưa Thái Tổ ta dãi gió dầm mưa để bình định thiên hạ, bấy giờ các bề tôi có công ra sức giúp dân, cùng chịu gian lao khổ ải, tình nhgĩa đều vẹn toàn. Vì thế, đặc ân ban quốc tính để tỏ lòng yêu qúi khác thường. Nhưng con cháu các ngươi truyền nối lâu dài[17a] e rằng họ cũ của tổ tiên, trái với đạo dạy người ta hiếu thảo. Từ nay về sau, công thần được đặc ân ban quốc tính thì chỉ một đời người ấy thôi, còn con cháu thì đều theo họ cũ".

Thái úy Nguyễn Xí ốm. Vua dụ rằng:

" Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, không có ý lên ngôi báu. Vì bọn khanh đồng lòng suy tôn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu, đến nay đã năm 5. Thú vui con hát, vũ nữ thì khanh không bằng lòng họ Thạch họ Cao nhà Tống1775 , mà lo lắng đến héo ruột khô tim thì khanh hơn hẳn họ Phòng, họ Đỗ đời Đường1776 . Công lao đó trẫm chưa báo đền, bệnh khanh sao đã trẫm trọng thế? Nếu khanh nghĩ đến nước, thì cơm cháo phải cố mà ăn, nếu khanh lo cho trẫm thì thuốc thang phải cố mà uống. Đối với Sư Hồi, khanh chẳng phải là thân phụ đó sao? Hãy nên dốc lòng hết lòng thành kính của mình. Người xưa cúng trời tế quỷ để trừ tai ách, khanh thử nghĩ xem!".

Dụ Thiêm [17b] đô ngự sử Nguyễn Thiện rằng:

"Khoảng năm Thái Hòa, Diên Ninh, trên thì Tể tướng, dưới đến trăm quan, tranh nhau bòn lợi, hối lộ bừa bãi. Ngươi bảo Nguyễn Đình Mỹ là kẻ tiểu nhân, không thể tin dùng. Ta lên ngôi báu đến nay đã năm năm, Đinh Mỹ bôn tẩu phục vụ rất chăm, dốc lòng hết sức, trước thì xiềm nịnh là thế, sau lại lương thiện là thế, thực có gì là hại đâu? Hồi Lệ Đức hầu ưa thích của quý vật lạ, Nguyễn Như Đổ và Trần Phong đi sứ sang Bắc mua sắm kể hàng ngàn, xoay xở đủ trăm cách. Còn như lòng trung của hai người đó thì ai biết? Ngươi hãy nghĩ cách học tập họ".

Lại dụ Nguyễn Thiện rằng:

"Ngươi làm bề tôi của ta, hết lòng trung thành lo việc nước, kính cẩn chăm nom chức nhiệm, nhiều lần dâng lời hay. Trẫm có lúc dùng quyền oai, ngươi chưa thấy bao giờ chịu nhục bớt. Tuy công việc chưa có gì nổi bật, kẻ xấu chưa đàn hặc hết được, nhưng đại khái cũng đáng khen thưởng. Đặc sai tư lễ giám đem [18a] sắc đến dụ ban thưởng cho bạc lạng. Ngươi hãy cố gắng hơn nữa".

Sắc dụ Binh bộ thượng thư Nguyễn Vĩnh Tích rằng:

"Nay Dương Quốc Minh nói năm xưa có đem 34 lạng bạc đến đút lót cho mẹ ngươi, dẫu không chứng cớ, nhưng chả lẽ lại nói vu? Tuy có dụ này, nhưng ta cũng che giấu cho để ngươi tự sửa lổi"?.

Lại dụ rằng: "Xem sớ của ngươi tâu bày, rất là thiết thực, xác đáng, dù họ Vương, họ Ngụy đời Đường1777 cũng khônghơn được. Đáng ban cho 10 lạng bạc để đáp lại lòng trung thành của ngươi. Vả lại, lời bàn của ngươi rất hợp với ý của tiên nho, trẫm đã khen ngợi và tiếp thu cả".

Ất Dậu, [Quang Thuận] năm thứ 6 [1465], (Minh Hiến Tông Kiến Nhu Thành Hóa năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, sắc dụ Đô đốc Nguyễn Sư Hồi rằng:

"Án lớn xảy ra luôn, bắt nhiều con em nhà quyền quý, sao ngươi không nghhĩ kỹ điều đó? Chúng nó nói dến cả Cung Vương và Lê Niệm, nhưng cẩn thận, chớ nói cho họ biết".

Ra lệnh chỉ cho các quan nắm việc kiện tụng rằng:

[18b] "Nên xét định ngay các đại phu ở Ngũ hình viện, người nào xử kiện không có oan uổng thì ghi thành một hạng, người nào bình thường ghi thành một hạng, người nào hèn kém thì ghi thành một hạng, tâu trình lên. Hạng không có oan uổng thì khen thưởng, hạng bình thường thi giữ lại làm việc, hạng hèn kém thì bổ chức Chuyển vận1778 ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét