Việt Nam Sử Lược
CHƯƠNG XVI
Công Việc Của Người Pháp Tại Việt Nam
1. Đà-nẵng, Hà-nội, Hải-phòng thành đất nhượng-địa
2. Việc kinh-doanh ở các xứ bảo-hộ
1. Đà-nẵng, Hà-nội, Hải-phòng thành đất nhượng-địa.
Từ khi sự đánh-dẹp các nơi đã yên rồi, các viên Tổng-đốc toàn-quyền lần lượt sang kinh-doanh việc Đông-pháp và lo mở mang về đường chính-trị, kinh-tế và xã-hội theo chính-sách của nước Pháp.
Tháng 3 năm mậu-tí (1888) tức là năm Thành-thái nguyên-niên, ông Richaud sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Tháng tám năm ấy, Triều-đình ở Huế ký giấy nhượng hải-cảng Đà-nẵng, thành-thị Hà-nội và Hải-phòng cho nước Pháp để làm đất nhượng địa nghĩa từ đó là việc cai-trị và pháp-luật ở ba thành-thị ấy thuộc về nước Pháp, chứ không thuộc về nước Nam nữa. Trừ ba thành-thị ấy ra, thì việc cai-trị ở các tỉnh trong toàn hạt Bảo-hộ vẫn để quan-lại làm việc như cũ, nhưng phải do người Pháp điều-khiển và kiểm- duyệt.
2. Việc kinh doanh ở các xứ bảo hộ.
Cuộc Bảo-hộ đã lập xong, người Việt-nam vì thế bất-đắc-dĩ phải chịu, nhưng phần nhiều người trong lòng còn mong khôi-phục nước nhà, cho nên chính-phủ Bảo-hộ một mặt thì lo việc phòng giữ, một mặt lo mở-mang các công-cuộc kiến-thiết để gây thêm mối lợi. Về đường phòng-giữ, thì chính-phủ lập ra những đội binh bảo-an, lấy người bản-sứ làm lính. Những lính ấy đội một thứ nón dẹt có giải xanh và múi thắt lưng xanh, cho nên tục gọi là lính khố-xanh. Lính ấy do người Pháp cai-quản ở dưới quyền quan cai-trị người Pháp, cho đi canh giữ các dinh-thự, các công-sở, và cho đi đóng đồn ở các nơi trong vùng thôn-quê, để phòng-giữ trộm cướp. ở những nơi hiểm-yếu thì có lính Pháp và lính khố đỏ đóng. Lính khố đỏ là một thứ bộ binh người bản-xứ, cách ăn- mặc cũng như lính khố xanh, chỉ khác là quai nón đỏ mà múi thắt lưng đỏ. Những lính ấy có cơ, có đội do sĩ-quan Pháp cai-quản ở dưới quyền nhà binh Pháp. Khi có việc gì quan-hệ thì đem lính Pháp và lính ấy ra đánh-dẹp.
Về việc hành binh và việc thương-mại, thì chính-phủ Bảo-hộ trước hết phải lo sửa-sang và mở-mang thêm đường-sá cho tiện sự giao-thông. Vì rằng có đường thì khi hữu sự, việc đánh-dẹp mới tiện-lợi và việc buôn-bán cũng nhân đó mà được dễ-dàng. Bởi vậy thoạt đầu tiên chính-phủ mở thương-cục, lập xưởng làm tầu thủy chở hàng-hóa và hành-khách đi trong các sông ở trong xứ.
Năm tân-mão (1891), ông De Lanessan sang làm Tổng-đốc toàn- quyền, mở đường xe lửa từ Phủ-lạng-thương lên đến Lõng-sơn, đến năm giáp-ngo (1894), con đường ấy mới xong. Chủ-đích là để cho tiện sự phòng- giữ ở chỗ biên-thùy.
Chính-phủ Bảo-hộ lại lo mở-mang thêm bờ-cõi về phía Lào. Nguyên đất Lào ngày trước vẫn thần-phục nước Nam. Những nơi như Trấn-ninh, Cam-môn, Cam-cát, v.v. về đời vua Minh-mệnh đã lập thành phủ huyện và đặt quan cai-trị cả. Nhưng về sau nước ta suy-nhược lại có việc chiến-tranh với nước Pháp, cho nên nước Tiêm-la mới nhân dịp mà sang chiến-giữ lấy. Sau có người Pháp tên là Pavie sang dự nước Lào nhận sự bảo-hộ của nước Pháp, rồi đến đầu năm quí-tị (1893), quân Pháp sang lấy lại những đất cũ thuộc về nước Nam ta trước. Bấy giờ quân Tiêm-la ở mạn Cam-môn giết mất một người quan binh Pháp, người Pháp bèn sai hải-quân đem hai chiếc tầu chiến vào sông Mê-nam, lên đậu ở gần thành Băng-cốc (Bangkok). Ngày 24 tháng 8 năm ấy, nước Tiêm-la phải ký, hòa-ước, nhường những đất Lào cho nước Pháp bảo-hộ, hạn trong một tháng phải rút quân đóng ở bên tả-ngạn sông Mékong về, lại phải bồi thường 2 triệu phật-lăng, và phải trị tội những người dám chống-cự với người Pháp.
Người Pháp lập phủ Thống-sứ ở Vientiane để cai-trị các địa hạt bên Lào.
Năm ất-mùi (1895), viên Tổng-đốc toàn-quyền Rousseau sang thay ông De Lanessan, thấy còn nhiều nơi chưa yên bèn vay nước Pháp cho Bắc- kỳ 80 triệu phập-lăng , để chi-tiêu về việc đánh-dẹp và mở-mang.
Năm đinh-dậu (1897), ông Daumer sang làm Tổng-đốc toàn-quyền, chỉnh-đốn lại việc tài-chánh và việc chính-trị. Lập ra sổ chi-thu chung cả toàn cảnh Đông-pháp, định các thứ thuế: thuế đinh, thuế điền, thuế thổ, thuế xuất-cảng, nhập-cảng, v.v., và cho người được độc-quyền lĩnh trưng thuế rượu, thuế muối, thuế nha-phiến. Bỏ nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, giao quyền lại cho viên Thống-sứ (tháng 6 năm đinh-dậu 1897) 188 , vay nước Pháp 200 triệu phập-lăng, để mở đường hỏa-xa trong xứ Đông-pháp và mở-mang thêm việc canh-nông và việc công-nghệ.
Năm nhâm-dần (1902) ông Doumer về Pháp, ông Beau sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Ông Beau chủ việc khai-hóa dân-trí, lo mở-mang sự học-hành và đặt ra Y-tế-cục, làm nhà bệnh-viện, để cứu-giúp những kẻ yếu- đau nghèo-khổ. Ấy là những công-việc làm của chính-phủ bảo-hộ vậy.
TỔNG KẾT
Sách Việt Nam Sử-Lược này chép đến đây hãy tạm ngừng, để sau có tài-liệu đầy-đủ và các việc biến-đổi ở nước Việt-Nam này được rõ-rệt hơn, sẽ làm tiếp thêm 189 .
Việc chép lịch-sử cũng như việc dệt vải dệt lụa, dệt xong tấm nào mới biết tấm ấy tốt hay xấu, còn tấm đang dệt, chưa biết thế nào mà nói được.
Ta chỉ biết rằng các dây sợi dệt tấm Nam-sử này còn dài, người dệt tuy phải lúc đau yếu, bỏ ngừng công-việc, nhưng còn mong có ngày khỏe- mạnh lại dệt thêm, có lẽ lại dệt được tốt đẹp hơn, cũng chưa biết chừng.
Mặc dù nước Việt-nam hiện nay được hoàn toàn độc-lập nhưng sự hay-dở tương-lai chưa biết ra thế nào? Song người bản-quốc phải biết rằng phàm sự sinh-tồn tiến-hóa của một nước, là ở cái chí-nguyện, sự nhẫn-nại và sự cố-gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức mà học-tập, mà giữ cái tâm-trí cho bền-vững thì chắc tương-lai còn nhiều hi-vọng. Nước Việt-nam ta đã có cái văn-hóa chẳng thua-kém gì ai, và lại có một lịch-sử vẻ- vang, nếu ta biết lợi-dụng cái tiềm-lực cố hữu và cái tính thông-minh hiếu học của ta để theo thời mà tiến-hóa, thì sao ta lại không có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch-sử mỹ-lệ hơn trươc?
Có một điều thiết-tưởng nên nhắc lại là ta nên giữ lấy những điều hay của ta đã có, bỏ những điều hủ-bại đi, và bắt-chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân-cách đặt-biệt của dân-tộc ta và cùng tiến với người mà không lẫn với người. Muốn được như thế, ta phải biết phân-biệt cái hay cái dở, không ham muốn những cái huyền-hão bề ngoài, rồi đồng tân hiệp lực với nhau mà làm mọi việc cho thành cái hiệu-qủa mỹ-mãn.
Nước nào cũng có lúc bĩ lúc thái, đó là cái công-lệ tuần-hoàn của tạo-hóa trong thế-gian. Tự xưa chưa thấy có nước nào cứ thịnh mãi hay cứ suy mãi. Khi lâm vào cảnh bĩ mà người trong nước cứ vững lòng giữ được cái nghi-lực để sinh-tồn và tiến-hóa, thì rồi thế nào cũng có ngày chấn-khởi lên được. Vậy chúng ta đây đều là một dòng-dõi nhà Hồng-Lạc, nếu ta biết kiên tâm bền chí, thì há lại không có một ngày ta có cái địa-vị vẻ-vang với
Những Sách Soạn Giả Dùng Để Kê Cứu
A. Sách Chữ Nho Và Chữ Quốc Ngữ:
1. Đại-Việt sử-ký, của Ngô Sĩ-Liên
2. Khâm-định Việt-sử Thông-giám cương-mục
3. Trần-triều thế-phổ hành trạng
4. Bình Nguyên công-thần thực lục
5. Hoàng Lê nhất thống chí
6. Lịch-triều hiến-chương, của Phan huy Chú
7. Đại Nam thực lục tiền biên
8. Đại Nam thực lục chính biên
9. Đại Nam thống chí
10. Đại Nam chính biên liệt truyện
11. Đại Nam điển lễ toát-yếu, của Đỗ văn Tâm
12. Minh-mệnh chính yếu
13. Quốc-triều sử toát-yếu, của Cao xuân Dục
14. Thanh-triều sử-ký
15. Trung-quốc lịch-sử
16. Hạnh-Thục ca, của bà Nguyễn nhược Thị
B. Sách Chữ Pháp :
1. Cours d'Histoire Annamite, par Trương vĩnh Ký
2. Notion d'Histoire d'Annam, par Maybon et Ruissier
3. Pays d'Annam, par E. Luro
4. L'Empire d'Annam, par Gosselin
5. Abrégé de l'Histoire d'Annam, par Shreiner
6. Histoire de la Cochinchine, par P.Cultru
7. Les Origines du Tonkin, par J. Dupuis
8. Le Tonkin de 1872 à 1886, par J. Dupuis
9. La Vie de Monseigneur Puginier, par E. Louvet
10. L'insurrection de Gia-định, par J. Silvestre
(Revue Indochinoise - Juillet-Aout 1915)
163 Hải Dương và Quảng An
164 Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang rồi cho binh thuyền đi cướp phá khắp nơi. Quan quân đi đánh, nhiều người bị hại.
165 Có sách chép là Hoàng Tá Viêm.
166 Sách "L'Empire d'Annam" của capitaine Ch. Gosselin.
167 Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) có làm quyển sách "Le Tonkin de 1872 à 1886) kể những công việc của ông ấy ở Bắc Việt, và nói rõ tình ý của các quan coi việc Súy Phủ ở Sài Gòn lúc bấy giờ là thế nào. Ta cũng nhờ có sách ấy mà kê cứu ra được nhiều việc rất là tường tận
168 Tờ hòa ước năm giáp tuất 1874
169 Độc giả hiểu cho rằng những ngày tháng chép trong sách này là theo ngày tháng Việt Nam chứ không phải là theo ngày tháng Tây.
170 Về sau có bài Chính Khí Ca nói về việc quan ta giữ thành Hà Nội lúc bấy giờ, và ai hay ai dở cũng chép rõ ràng. Bài ca ấy không biết ai làm.
171 Những chuyện ở trong Triều lúc bấy giờ, phần nhiều là lấy ở quyển "Hạnh Thục Ca", của Lễ Tân Nguyễn Nhược thị. Bà ấy là một người cung phi của vua Dực Tông sau lại làm thư ký cho bà Từ Dụ, cho nên những việc trong triều bà ấy biết rõ được rõ.
172 Dục Đức, Chánh Mông, Dưỡng Thiện là tên nhà học của những ông Hoàng con nuôi vua Dực Tông gọi là Dục Đức đường, Chánh Mông đường, v.v.... Lúc các ông Hoàng ấy chưa được phong thì người ta cứ lấy tên nhà học mà gọi.
173 Résident tức là lưu trú quan, nhưng lúc bấy giờ ta chưa quen dùng chữ ấy, và nhân có chữ consul cho nên mới dùng chữ công sứ.
174 Mỗi một lữ đoàn (brigade) có hai vệ quân, độ chừng bảy tám nghìn người, có chức thiếu tướng coi. Hai lữ đoàn là một sư đoàn (division), có chức trung tướng coi.
175 Có chuyện nói rằng: Khi vua Kiến Phúc se mình, nằm trong điện, đêm thấy Nguyễn Văn Tường vào trong cung, ngài có quở mắng. Đến ngày hôm sau, thì ngài ngộ thuốc mà mất.
176 Tức là ải Chi Lăng ngày trước.
177 Việc Tôn Thất Thuyết đánh quân Pháp ở Huế, sử ta không nói rõ số quân ta là bao nhiêu. Mà sách Tây có nơi chép là 2 vạn, có nơi chép là 3 vạn. Nhưng cứ những người biết việc ở Huế lúc bấy giờ, thì quân ta cả thảy độ chừng non 2 vạn trở lại, chứ không hơn.
178 Khiêm Lăng là lăng của vua Dực Tông, có khi gọi là Khiêm Cung cũng là đấy.
179 Trường Thi thủa ấy bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số.
180 Trương Quang Đản trước làm tổng đốc Bắc Ninh, chống nhau với quân Pháp, sau về Kinh phải giáng xuống tuần phủ ra giữ thành Quảng Trị.
181 Người ở La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, con quan nguyên bố chính Lê Kiên.
182 Tôn Thất Thuyết đi đường thượng đạo ra vùng Hưng Hóa rồi theo thượng lưu sông Đà lên Lai Châu nương tựa vào họ Điêu. Đến lúc nghe tiếng quân Pháp lên đánh, liền bỏ họ Điêu mà trốn sang Tàu. Con cháu họ Điêu nói chuyện lại rằng: Khi Tôn Thất Thuyết lên đến Lai Châu còn có mấy chục người đi theo. Lên đấy ở một đô, chém giết gần hết. Xem như thế ông Thuyết là một người cuồng dại mà lại nhát gan. Một người như thế mà làm đại tướng để giữ nước, thì tài gì mà nước không nguy được Về sau chết già ở Thiều Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông.
183 Sách ông Gosselin chép là Phạm Thuận. Nhưng xét trong sử nước thì không có ai làm Phạm Thuận, chỉ có Nguyễn Phạm Tuân trước làm tri phủ, sau theo vua Hàm Nghi chống cự với quân Phá, rồi bị đạng phải bắt. Vậy Phạm Thuận tức là Nguyễn Phạm Tuân. nhiều việc, vả lại nay đi kinh lược chỗ này, mai đi kinh lược chỗ nọ, thành ra khí lược suy nhược đi, cho nên mới cảm bệnh nặng, đến ngày rằm tháng 10 năm Bính Tuất (11 tháng 11 năm 1886) thì mất. Nhà nước đem linh cữu về Pháp mai táng.
184 Những chuyện nói về việc bắt vua Hàm Nghi là phần nhiều lấy ở trong sách "Empire d'Annam" của đại úy Gosselin, cho nên những tên làng tên đất nói ở đoạn này viết không được đúng dấu. Nhưng đại để là những làng mường ở vùng sông Giai, thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
185 Hiện nay vua Hàm Nghi còn ở Algérie, và đã lấy một người nước Pháp, được mấy đứa con.
186 Hai bức thư ấy dịch ra chữ Pháp in ở trong sách "Empire d'Annam" của đại úy Gosselin. Lời lẽ thì thật là cương nghị đáng bậc thiếu niên anh hùng. Nhưng vì thư đã dịch ra chữ Pháp nếu nay lại theo chữ Pháp mà dịch ra chữ ta thì sợ không đúng với bản chính, cho nên không đem vào đây.
187 Việt Minh là tên gọi tắt một đảng cách mệnh gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh do đảng Cộng sản lập ra khi còn ở bên Quảng Tây, bên Tàu, để tránh hai chữ Cộng sản cho người ta khỏi ngờ
188 Có một điều rất kỳ, là viên thống sứ Bắc Kỳ là người đại biểu chính phủ Bảo hộ mà lại kiêm chức Kinh Lược Sứ là một chức quan của Triều Đình ở Huế.
189 Trước tôi đã dự bị viết một quyển sách nối theo sách này. Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Chẳng may đến cuối năm bính tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hà Nội, nhà tôi bị đốt cháy, sách vỡ mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy mà không làm được nữa. thiên-hạ hay sao? Sự ước-ao mong-mỏi như thế là cái nghĩa vụ chung cả chủng-loại Việt-nam ta vậy.
CHƯƠNG VIII
Giặc giã ở trong nước
1. Việc rối-loạn trong nước
2. Giặc Tam-đường
3. Giặc châu-chấu
4. Giặc tên Phụng
5. Sự phản-nghịch ở Kinh-thành
6. Giặc Khách ở Bắc-kỳ
1. Việc rối-loạn trong nước.
Vua Dực-tông vốn là ông vua có lòng chăm-chỉ về việc trị dân, ngay từ năm canh-tuất (1850), là năm Tự-đức thứ 3, ngài đã sai ông Nguyễn Tri Phương làm Kinh-lược đại-sứ 6 tỉnh Nam- kỳ; ông Phan Thanh Giản làm Kinh-lược đại-sứ Bình-định, Phú-yên, Khánh- hòa và Bình-thuận; Ông Nguyễn Đăng Giai làm Kinh-lược đại-sứ Hà tĩnh, Nghệ An và Thanh-hóa. Các ông ấy đi khám-xét công việc các quan-lại và sự làm ăn của dân gian, có điều gì hay dở phải sớ tâu về cho vua biết.
Tuy vậy mặc lòng, không có đời nào lắm giặc giã bằng đời ngài làm vua. Chỉ được vài ba năm đầu thì còn có hơi yên trị, còn từ năm tân hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4 trở đi, thì càng ngày càng nhiều giặc. Mà nhất là đất Bắc-kỳ là có nhiều giặc hơn cả, bởi vì đất Bắc-kỳ là đất của nhà Lê cũ, dân tình cũng có nhiều người tưởng nhớ đến tiền triều, nên chỉ những người muốn làm loạn, hoặc tự nhận là giòng dõi nhà Lê, hoặc tìm một người nào giả nhận dòng dõi nhà Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự.
Lại nhân lúc bấy giờ bên Tàu có giặc Thái-bình nổi lên đánh nhà Thanh, đến khi giặc ấy tan thì dư đảng chạy tràn sang nước ta cướp phá ở mạn thượng du. Nào giặc khách, nào giặc ta, quan quân cứ phải đi đánh dẹp luôn. ở trong nước thì thỉnh thoảng lại có tai biến, như nước lụt, đê vỡ, v. v. Ở Hưng-yên, đê Văn-giang vỡ 18 năm liền, cả huyện Văn-giang thành bãi cát bỏ hoang, dân gian đói khổ, nghề nghiệp không có, cho nên người đi làm giặc càng ngày càng nhiều vậy.
2. Giặc Tam-đường.
Năm Tân hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4, có giặc khách là bọn Quảng nghĩa Đường, Lục thắng Đường, Đức thắng đường, v. v... tục gọi là giặc Tam-đường, quấy nhiễu ở mặt Thái-nguyên, vua sai ông Nguyễn đăng Giai ra kinh lược Bắc-kỳ. Ông ấy dùng cách khôn khéo dụ được chúng nó về hàng. Bởi vậy trong hạt lại được yên một độ. Nhưng đến cuối năm giáp dần (1854) là năm Tự Đức thứ 7, Nguyễn đăng Giai mất, đất Bắc-kỳ lại có loạn.
3. Giặc châu-chấu.
Năm Tự Đức thứ 7 (1854), ở tỉnh Sơn-tây có một bọn người đem Lê duy Cự là dòng dõi nhà Lê ra lập lên làm minh chủ để khởi sự đánh nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ có Cao bá Quát, người làng Phú- thụy, huyện Gia-lâm, tỉnh Bắc-ninh, thi đỗ cử nhân, ra làm quan, được bổ chức giáo-thụ phủ Quốc-oai (Sơn tây). Cao bá Quát có tiếng là người văn- học giỏi ở Bắc-kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, bỏ quan về đi dạy học, rồi theo bọn ấy xưng là quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn-tây và Hà-nội. Tháng chạp năm ấy quan phó Lĩnh-binh tỉnh Sơn-tây là Lê Thuận đi đánh bắt được Cao bá Quát đem về chém tại làng.
Nhân vì mùa tháng năm ấy ở vùng tỉnh Bắc-ninh và Sơn-tây có nhiều châu-chấu ra phá hại mất cả mùa màng, rồi đến cuối năm lại có giặc ấy, cho nên người thời bấy giờ gọi là giặc châu-chấu.
Cao bá Quát chết đi rồi, Lê duy Cự còn quấy rối đến mấy năm sau mới dẹp yên được. Từ đó trở đi, không năm nào là năm không có giặc, nhưng kiệt-hiệt hơn cả là có giặc tên Phụng và giặc Khách ở mạn Thượng- du.
4. Giặc tên Phụng.
Năm tân dậu (1861), quân nước Pháp và nước I- pha-nho sang đánh Quảng-nam, có mấy người ở Bắc-kỳ theo vào làm lính mộ. Trong ấy có tên Tạ văn Phụng, trước đã theo giáo-sĩ ra ngoại-quốc đi học đạo, sau lại theo trung tướng Charner về đánh Quảng-nam.
Đến tháng chạp thì tên Phụng ra Bắc-kỳ, mạo xưng là Lê duy Minh dòng dõi nhà Lê, rồi tự xưng là minh-chủ, cùng với một người đạo-trưởng tên là Trường làm mưu-chủ, và tên Ước, tên Độ dấy binh ở Quảng-yên. Đảng tên Phụng đem quân giặc Khách ở ngoài bể vào đánh lấy phủ Hải- ninh, rồi lại thông với giặc Khách và giặc ta ở các tỉnh, để làm loạn ở Bắc-Kỳ.
Tháng ba năm nhâm-tuất (1862), ở Bắc-ninh có tên cai-tổng Nguyễn văn Thịnh (tục gọi là cai tổng Vàng) xưng làm nguyên-súy, lập tên Uẩn mạo xưng là con cháu nhà Lê, lên làm minh-chủ, rồi nhập đảng với tên Phụng, đem binh đi đánh phủ Lạng-giang, huyện Yên-dũng, và vây thành Bắc-ninh.
Bấy giờ quan bố chính ở Hà-nội là Nguyễn khắc Thuật, quan bố- chính tỉnh Sơn-tây là Lê Dụ và quan phó lĩnh-binh tỉnh Hưng-yên là Vũ Tảo đem quân ba tỉnh về đánh giải vây cho tỉnh Bắc. Vũ Tảo đánh nhau với quân giặc hơn 10 trận mới phá được quân giặc.
Phía đông thì tên Phụng vây thành Hải-dương, tỉnh-thần dâng sớ cáo-cấp. Triều đình bèn sai quan Thượng-thư bộ Hình là Trương quốc Dụng ra làm tổng-thống Hải-an 163 quân-vụ, cùng với Phan tam Tỉnh, Đặng Hạnh, Lê Xuân, đem quân Kinh và quân Than, Nghệ ra tiến-tiễu. Lại sai Đào Trí làm tham-tán đại-thần, Nguyễn bá Nghi làm Sơn-Hưng-Tuyên 164 tổng-đốc, để cùng với Trương quốc Dụng đánh giặc ở Bắc-kỳ.
Lúc ấy, tỉnh Thái Nguyên thì có giặc Nông và giặc Khách đánh phá, tỉnh Tuyên Quang thì có bọn tên Uẩn, tên Nông hùng Thạc quấy nhiễu, tỉnh Cao-bằng thì bị tên Giặc Khách Lý hợp Thắng vây đánh, tỉnh Bắc-ninh thì có cai tổng Vàng cướp phá, các quan to la rối cả lên. Vua Dực-tông sai Nguyễn tri Phương ra làm tây-bắc-tổng-thống quân-vụ đại-thần, cùng với Phan đình Tuyển và Tôn thất Tuệ ra đánh mặt Bắc-ninh, Thái-nguyên và Tuyên-quang.
Tháng 3 năm quí-hợi (1863) Vũ Tảo đánh lấy lại thành Tuyên-quang và bắt được tên Uẩn đóng củi giải về trị tội. Qua tháng 4, Nguyễn tri Phương dẹp xong giặc ở Bắc-ninh, rồi đem binh lấy lại thành Thái-nguyên, bắt được tên Thanh, tên Đắc, tên Vân và lại phá được sào huyệt của giặc ở núi Ma-hiên, thuộc châu Bạch-thông.
Còn ở mặt Hải-dương và Quảng-yên, thì tuy Trương quốc Dụng và Đào Trí đã giải được vây cho thành hải-dương, nhưng thế quân giặc ở mặt bể còn mạnh lắm. Vua Dực-tông lại sai Nguyễn tri Phương làm tổng-thống hải-an quân-vụ, Trương quốc Dụng làm hiệp-thống đem quân ra đánh mặt ấy.
Lúc bấy giờ bọn tên Phụng có sai người vào cầu viện quan thiếu- tướng Bonard ở trong Nam-kỳ, ước hễ lấy được Bắc-kỳ thì xin để nước Pháp bảo-hộ. Nhưng vì trong Nam-kỳ còn lắm việc, mà sự giảng hòa với Triều- đình ở Huế đã sắp xong, cho nên thiếu-tướng không nhận. Đảng tên Phụng vẫn chiếm giữ đất Quảng-yên và những đảo ở ngoài bể, để làm sào huyệt,
Cuối năm quí-hợi (1863) là năm Tự-đức thứ 16, quân giặc họp hơn 500 chiếc thuyền ở đảo Các-bà và ở núi Đồ-sơn, có ý muốn đem quân vào đánh đất Kinh-kỳ, nhưng chẳng may phải bão, thuyền đắm mất nhiều. Quan đề-đốc là Lê quang Tiến và quan bộ-phủ Bùi huy Phan được tin ấy liền đem quân ra đánh, bị quân giặc tập hậu, quan quân bỏ chạy. Lê quang Tiến và Bùi huy Phan phải nhảy xuống biển tự tận.
Đến tháng 6 năm giáp-tí (1864) là năm Tự-đức thứ 17, quan hiệp- thống Trương quốc Dụng, quan tán-lý Văn đức Khuê, quan tán-tương Trần huy Sách và quan chưởng-vệ Hồ Thiện đánh nhau với giặc ở đất Quảng-yên, bị giặc giết cả. Trận ấy quan quân thua to, quân-sĩ thiệt hại rất nhiều.
Tháng 4 năm ất-sửu (1865), quân giặc đem 300 chiếc thuyền phân ra làm 3 đạo vào cướp ở mạn Hải-dương. Nguyễn tri Phương sai Nguyễn văn VĨ đem quân ra đón đánh, bắt và chém được rất nhiều. Từ đó quan đề-đốc Mai Thiện quan tán-lý Đặng trần Chuyên, quan đốc-binh Ông ích Khiêm phá được quân giặc hơn 10 trận, quân giặc lui về giữ mặt Hải-ninh.
Tháng 7 năm ấy, Nguyễn tri Phương sai Đặng trần Chuyên, Ông ích Khiêm đem binh ra Quảng-yên, ước với quan nhà Thanh ở Khâm-châu để đánh lấy lại thành Hải-ninh. Quân giặc thua to, đem hơn 70 chiếc thuyền chạy ra bể. Quan quân đem binh thuyền ra đuổi đánh, tên Phụng, tên Ước thì chạy vào mạn Quảng-bình, Quảng-trị, còn những đồ đảng, đứa thì phải bắt, đưa thì chạy trốn được. Sau tên Phụng, tên Ước cũng bị bắt đem về trị tội ở Huế.
Giặc Phụng khởi từ cuối năm tân-dậu (1861) đến cuối năm ất-sửu (1865) mới dẹp xong, kể vừa 4 năm trời, nhà nước tổn hại rất nhiều. Khi giặc Phụng ở Quảng-yên dẹp gần xong, thì ở mạn Cao-bằng đã có giặc Khách đánh lấy tỉnh-thành. Quan kinh-lược Võ trọng Bình và quan tuần-phủ Phạm chi Hương đem binh lên Lạng-sơn rồi chia quân đi đánh các nơi, từ tháng 9 năm ất-sửu (1865) cho đến tháng 3 năm bính-dần (1866), thì tướng giặc là Trương cận Bang mới xin về hàng, và mới thu phục lại được thành Cao-bằng.
Nguyễn tri Phương và Võ trọng Bình về Kinh coi việc triều-chính.
5. Sự phản-nghịch ở Kinh-thành.
Việc ngoài Bắc mới hơi nguôi-nguôi, thì Kinh-đô lại có việc làm cho náo động lòng người.
Nguyên vua Dực-tông là con thứ mà được nối ngôi, là vì người anh ngài là Hồng Bảo phóng đãng, không chịu học hành cho nên không được lập. Ông ấy lấy điều đó làm tức giận, bèn đồ-mưu với một nước ngoại quốc để tranh ngôi vua. Chẳng may sự lộ ra, ông ấy phải bỏ ngục, rồi uống thuốc độc mà chết. Còn con ông thì được tha mà phải đổi tên là Đinh Đạo
Đến năm bính dần (1866) là năm Tự-đức thứ 19, nhà vua đang xây Vạn-niên-cơ tức là Khiêm-lăng bây giờ, quân-sĩ phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Bấy giờ ở Kinh có Đoàn Trưng cùng vơi em là Đoàn hữu Ái, Đoàn tư Trực, và bọn Trương trọng Hòa, Phạm Lương kết làm " Sơn- đông-thi-tửu-hộ" để mưu việc lập Đinh Đạo lên làm vua. Bọn tên Trưng mới chiêu dụ những lính làm làm ở Vạn-niên-cơ và cùng với qua hữu-quân Tôn thất Cúc làm nội ứng, định ngày khởi sự.
Đến đêm hôm mồng 8 tháng 8, bọn tên Trưng đem quân vào cửa tả-dịch, chực xông vào điện giết vua Dực-tông. May nhờ có quan chưởng-vệ là Hồ Oai đóng được cửa điện lại, hô quân bắt được tên Trưng, tên Trực và cả bọn đồng đảng.
Đinh Đạo phải tội giảo, Tôn thất Cúc thì tự vẫn chết, còn các quan có trách nhiệm đều phải chiếu tội nặng nhẹ, hoặc phải cách.
Lúc ấy ngoài thì có giặc cướp phá, trong thì có nghịch-thần làm loạn. Ở mặt Quảng-nghĩa lại có giặc mọi Đá-vách cứ hay xuống quấy nhiễu dân- gian, may nhờ có quan tiểu-phủ Nguyễn Tấn ra sức đánh dẹp mới yên được. Việc giao thiệp với nước Pháp càng ngày càng khó. Ở Bắc-kỳ thì có giặc Khách một ngày một mạnh, đến nỗi quan quân đánh không được, phải nhờ quân Tàu sang dẹp hộ. Triều-đình cũng bối rối không biết tính ra thế nào cho khỏi được sự biến loạn.
6. Giặc Khách ở Bắc-kỳ.
Bên Tàu lúc bấy giờ cũng loạn: ngoài thì đánh nhau với nước Anh-cát-lợi và nước Pháp-lan-tây. Triều đình phải bỏ Kinh-đô mà chạy; trong thì có giặc Thái-bình nổi lên đánh phá, tí nữa ngôi vua nhà Thanh cũng đổ nát.
Nguyên từ năm Đạo-quang thứ 29, là năm kỷ-dậu (1849), tức là bên ta năm Tự-đức thứ 2, ở Quảng-tây có tên Hồng tú Toàn cùng với bọn Dương tú Thanh, Tiêu triều Quí, Lý tú Thành, nổi lên xưng là Thái-bình thiên-quốc, rồi chiếm cứ đất Kim-lăng và các tỉnh phía nam sông Trường-giang. May nhờ có bọn Tăng quốc Phiên, Tả tôn Đường, Lý hồng Chương, hết sức đánh dẹp, và lại có thế lực ngoại quốc tư giúp, cho đến năm Đồng-trị thứ hai là năm quí-hợi (1863) tức là bên ta năm Tự-đức thứ 16, quan nhà Thanh mới bắt được các tướng Thái-bình, Hồng tú Toàn phải uống thuốc độc tự tử, triều đình nhà Thanh lại thu phục được các tỉnh phía nam nước Tàu.
Lúc ấy có dư đảng của Hồng tú Toàn là bọn Ngô Côn chạy tràn sang nước ta, trước còn nói xin hàng, rồi sau đem quân đi cướp phá các tỉnh, quan quân đánh mãi không được. Năm mậu-thìn (1868) là năm Tự-đức thứ 21, Ngô Côn chiếm giữ tỉnh thành Cao-bằng. Triều-đình sai quan tổng-đốc Phạm chi Hương viết thư sang cho quan nhà Thanh để xin quân Tàu sang tiểu-trừ. Nhà Thanh sai phó-tướng Tạ kế Quí đem quân sang cùng với quan tiểu-phủ Ông ích Khiêm và quan đề-đốc Nguyễn viết Thành, đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất-khê. Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân ta đánh thua ở Lạng-sơn, quan tham-tán Nguyễn Lệ, quan phó đề-đốc Nguyễn viết Thành tử trận, quan thống-đốc Phạm chi Hương bị bắt.
Triều-đình sai Võ trọng Bình ra làm Hà-ninh tổng-đốc kiêm chức Tuyên-Thái-Lạng quân-thứ khâm-sai đại-thần, để hội với quan đề-đốc tỉnh Quảng-tây là Phùng tử Tài mà đánh giặc Ngô Côn.
Quân hai nước cùng đồng sức đánh dẹp, đến tháng 5 năm kỷ-tị (1869) thì mới khôi phục lại được tỉnh-thành Cao-bằng. Đến cuối năm canh- ngọ (1870), Ngô Côn đem quân vây đánh tỉnh-thành Bắc-ninh, quan tiểu- phủ Ông ích Khiêm đánh một trận bắn chết Ngô Côn và phá tan quân giặc.
Ngô Côn tuy chết, song còn có những đồ-đảng là Hoàng sùng Anh, hiệu cờ vàng, Lưu vĩnh Phúc, hiệu cờ đen, Bàn văn Nhị, Lương văn Lợi, hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy-nhiễu ở mạn Tuyên-quang, Thái-nguyên, quan quân phải hết sức chống giữ thật là vất vả. Triều-đình sai quan trung-quân Đoàn Thọ ra làm tổng-thống quân-vụ ở Bắc-kỳ.
Đoàn Thọ vừa mới ra, kéo quân lên đóng ở tỉnh-thành Lạng-sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành, bắt ông ấy giết đi, còn Võ trọng Bình thì vượt thành chạy thoát được.
Tin ấy vào đến Huế, Triều-đình vội vàng sai Hoàng kế Viêm 165 ra làm Lạng-Bình-Ninh-Thái thống-đốc quân-vụ đại thần, cùng với quan tán-tương Tôn thất Thuyết đi dẹp giặc ở Bắc-kỳ. Qua tháng tư năm sau (1871), nhà vua lại sai quan Hình-bộ thượng-thư là Lê Tuấn làm chức Khâm-sai thị-sự để cùng với ông Hoàng kế Viêm lo việc đánh dẹp.
Tháng 11 năm tân-mùi (1871), ở Quảng-yên lại có tên Hoàng Tề nổi lên, thông với giặc Tô Tứ và giặc Tàu-ô ở ngoài bể, rồi đem binh thuyền đi cướp phá các nơi. Hoàng kế Viêm giữ mạn Sơn-tây, Lê Tuấn ra cùng với tỉnh thần Hải-dương đem quân đi đánh giặc Tề. Được ít lâu, quân thứ-tỉnh Hải-dương bắn chết tên Tề ở huyện Thanh-lâm, dư-đảng giặc ấy đều tan cả. Ở mạn thượng-du thì đảng cờ đen là bọn Lưu vĩnh Phúc và đảng cờ vàng là bọn Hoàng sùng Anh quấy-nhiễu ở đất Tuyên-quang. Bao nhiêu thuế má ở mạn ấy, chúng thu cả, sau hai đảng ấy lại thù-khích nhau, đánh phá nhau thật là tàn-hại, đảng cờ đen về hàng với quan ta, nhà vua bèn dùng Lưu vĩnh Phúc cho đất ở Lao-kay, được thu cả quyền lợi ở chỗ ấy, để chống giữ với đảng cờ vàng, đóng ở mạn Hà-giang.
Đất Bắc-kỳ cứ giặc-giã mãi, quan quân đánh-dẹp thật là tổn-hại mà không yên được. Đến tháng 7 năm nhâm-thân (1872), Triều-đình lại sai Nguyễn tri Phương làm Tuyên-sát đổng-sức đại-thần ra thay mặt vua xem- xét việc đánh giặc ở Bắc-kỳ. Nhưng lúc bấy giờ việc giặc ở trong nước chưa xong, thì sự giao-thiệp với nước Pháp đã sinh ra lắm nỗi khó khăn, khiến việc nước lại rối thêm ra nữa.
CHƯƠNG IX
Quân Pháp Lấy Bắc Kỳ Lần Thứ I
1. Người Pháp tìm đường sang Tàu
2. Đồ-phổ-Nghĩa
3. Đại-úy Francis Garnier ra Hà-nội
4. Hạ thành Hà-nội năm quí-dậu (1873)
5. Lấy mấy tỉnh ở Trung-châu
6. Đại-úy Francis Garnier chết
7. Ông Philastre ra Hà-nội
8. Hòa-ước năm giáp-tuất (1874)
1. Người Pháp tìm đường sang Tàu.
Từ khi nước Pháp lấy xong đất Nam-kỳ rồi, Súy-phủ ở Sài-gòn sửa-sang mọi việc, và cho người đi xem xét tình thế và sông núi ở Trung-kỳ và Bắc-kỳ để mở mang sự giao- thông. Lại có ý muốn tìm đường thông sang nước Tàu, bởi vậy tháng 5 năm bính-dần (1866), thiếu-tướng De la Grandière sai trung-tá Doudart de Lagrée cùng với đại-úy Francis Garnier (Ngạc-nhi) và mấy người Pháp nữa theo sông Mékong đi tìm đường sang Tàu. Đến tháng 3 năm mậu-thìn (1868), non hai năm trời, ông Doudart de Lagrée mới sang đến đất Vân-nam. Nhưng chẳng may ông ấy phải bệnh đau gan mà chết. Ông Francis Garnier đem xác ông ấy đi qua nước Tàu, rồi xuống Tàu thủy về Sài-gòn.
Đến năm canh-ngọ (1870) là năm Tự-đức thứ 23, ở bên Tây, nước Pháp đánh nhau với nước Phổ; quân Pháp thua, Pháp-hoàng là Nã-phá-luân đệ-tam bị bắt. Dân nước Pháp bỏ đế-quốc mà lập Dân-chủ cộng-hòa. Tuy ở bên Pháp có sự chiến tranh, nhưng ở bên Viễn-đông này, quân Pháp vẫn giữ vững đất Nam-kỳ. Vả Triều-đình ở Huế còn bận dẹp giặc Khách ở Bắc-kỳ, cho nên cũng không sinh sự lôi-thôi gì cả.
2. Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis).
Thuở ấy, có một người Pháp tên là Jean Dupuis, ta gọi là Đồ-phổ-Nghĩa mấy năm trước đã đi du lịch ở các tỉnh bên Tàu, để tìm cách buôn-bán, biết có sông Hồng-hà từ đất Vân- nam chảy qua Bắc-kỳ ra bể, là một đường tiện lợi hơn, bèn nhận với quan nhà Thanh ở Vân-nam để chở đồ binh-khí sang bán.
Đồ-phổ-Nghĩa về cùng với một người Pháp nữa tên là Millot, buôn- bán ở Thượng-hải, trù-tính việc chở binh khí sang Vân-nam, đoạn rồi về Pháp để mua hàng. Khi trở sang bên này, Đồ-phổ-Nghĩa vào Sài-gòn xin Súy-phủ giúp thanh-thế cho để đi qua Bắc-kỳ. Viên thống-đốc Nam-kỳ lúc bấy giờ là lục-quân thiếu-tướng d'Arhaud, có hứa với Đồ-phổ-Nghĩa cho chiếc tàu Bourayne đi theo.
Đồ-phổ-Nghĩa sang Hương-cảng để cùng với Millot đem ba chiếc tàu con là Hồng-giang, Lao-kay và Sơn-tây chở đồ binh-khí và hàng-hóa vào Quảng-yên. Trong lúc ấy hải-quân trung-tá Sénès đã đem tàu Bourayne ra Bắc-kỳ, rồi lên Hải-dương, Hà-nội, Bắc-ninh đi xem các nơi.
Trung-tá ở Bắc-ninh nghe tin bọn Đồ-phổ-Nghĩa đã đến Quảng-yên, liền trở ra để cùng bàn với quan Khâm-sai Lê Tuấn về việc thông-thương ở sông Hồng-hà.
Ông Lê Tuấn không có lệnh Triều-đình, không dám tự-tiện, nói xin đợi vài mươi hôm để có mệnh nhà vua ra sẽ hay.
Đồ-phổ-Nghĩa và Millot thấy đợi lâu, bèn cứ đem tàu lên đóng ở Hà- nội, rồi thuê thuyền chở đồ lên Vân-nam. Bấy giờ là cuối năm nhâm-thân (1872), là năm Tự-đức thứ 25. Thuyền của Đồ-phổ-Nghĩa đi qua những đồn của quan ta, của giặc cờ vàng và giặc cờ đen đều vô sự cả. Khi lên dến Vân- nam, quan nhà Thanh cho chở đồ khoáng-vật xuống, đến thánh tư năm quí- dậu (1873), thì Đồ-phổ-Nghĩa và Millot lại trở về đến Hà-nội, đem một bọn lính cờ vàng về theo. Millot thì vào Sài-gòn cho Súy-phủ biết tình-thế ở Bắc- kỳ, và nhân thể đem đồ khoáng-vật sang bán ở Hương-cảng. Còn Đồ-phổ- Nghĩa thì ở lại Hà-nội, đóng ở phố Mới bây giờ, rồi cùng với mấy người Khách là Bàng lợi Ký, Quan tá Đình mua gạo, mua muối chở lên Vân-nam.
Bấy giờ luật nước ta cấm không cho chở muối sang Tàu, mà việc thông-thương ở sông Hồng-hà cũng chưa định rõ thế nào, nhưng Đồ-phổ- Nghĩa tự xưng là có lệnh quan Tàu cho, thì không cần phải theo luật nước Nam, vì nước Nam là một nước phải thần-phục nước Tàu.
Đồ-phổ-Nghĩa không hiểu rõ sự giao-thiệp nước Tàu và nước ta ngày trước. Đối với Tàu thì bề ngoài nước ta tuy xưng cống-thần, nhưng kỳ thực vẫn là độc-lập. Khi có việc gì, phải có sứ hai nước sang thương-nghị rồi mới thi hành. Mà có khi sứ nước Tàu bàn sang điều gì, nước ta không thuận cũng thôi, chứ không có phép tự-tiện mà làm được. Chỉ trừ lúc nào nước Tàu ỷ thế mạnh mà bắt-nạt, như đời nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh, thì lại có ông Trần hưng Đạo, ông Lê thái Tổ và ông Nguyễn quang Trung tỏ cho người Tàu biết rằng nước Nam vốn không phải đất thuộc-địa của Tàu.
Tuy vậy, quan ta phải nể Đồ-phổ-Nghĩa là người nước Pháp, sợ có việc gì, thì thành ra bất-hòa với Súy-phủ ở Sài-gòn, cho nên cứ dùng lời nói ngọt để can ông ấy đừng làm điều trái với luật nước. Nhưng ông ấy cứ một niềm tự ý mình mà làm. Quan ta nhờ cả Giám-mục Puginier là Kẻ-sở lên can cũng không được.
Sau quân ta có bắt mấy tên Khách Bành lợi Ký và Quan tá Đình về sự đem thuyền chở muối và gạo lên Vân-nam, thì Đồ-phổ-Nghĩa đem người đi bắt quan phòng-thành Hà-nội và quan huyện Thọ-xương, đem xuống thuyền giam lại. Quan ta cũng ngơ ngác không biết ra thế nào. Một bên thì cố tình sinh sự, một bên thì mệnh nhà vua ra không được lôi thôi điều gì.
Bấy giờ Triều-đình sai quan hữu-tham-tri bộ Binh là Phan đình Bình làm khâm-phái ra giao cho ông Nguyễn tri Phương phải thu-xếp cho yên chuyện ấy. Ông Nguyễn tri Phương mới sai quan bố-chính là Vũ Đường định ngày mời Đồ-phổ-Nghĩa đến hội-quán Quảng-đông, để hội nghị. Khi hai bên đến hội-đồng, quan ta nói rằng sự giao-thiệp nước Pháp với nước Nam đã có tờ hòa-ước năm nhâm-tuất (1862), và sự đem muối và gạo lên bán ở Vân- nam là trái với tờ hòa-ước ấy, và lại trái với luật bản-quốc. Đồ-phổ-Nghĩa cãi rằng ông ấy có lệnh quan Tàu cho là đủ, không cần phải xin phép gì nữa, rồi đứng dậy ra về.
Triều-đình ở Huế thấy việc lôi thôi mãi, sợ để lâu thành ra nhiễu sự, mới sai ông Lê Tuấn, ông Nguyễn văn Tường và ông Nguyễn tăng Doãn vào sứ Sài-gòn, để thương-nghị về việc ba tỉnh phía tây đất Nam-kỳ và nhân thể nhờ Súy-phủ phân xử việc Đồ-phổ-Nghĩa cho xong.
3. Đại-úy Francis Garnier (Ngạc Nhi) ra Hà-nội.
Viên Thống-đốc Nam-kỳ bấy giờ là Hải-quân thiếu-tướng Dupré vốn đã lưu ý về việc Bắc-kỳ. Trước đã viết thư về cho Thượng-thư thuộc-địa-bộ ở Paris nói rằng: " Đất Bắc-kỳ là đất tiếp-giáp với những tỉnh tây-nam nước Tàu, ta nên chiếm giữ lấy thì sự cai-trị của ta ở Viễn-đông này mới được chắc chắn " .
Nhưng bên Pháp bấy giờ mới đang đánh nhau với nước Phổ vừa xong, không muốn gây chuyện khác, bèn điện sang cho thiếu-tướng rằng: "Không được sinh sự ở Bắc-kỳ." Đến khi Millot về Sài-gòn kể công việc ở Bắc-kỳ, thiếu-tướng lại điện về Paris nói rằng: " Việc Đồ-phổ-Nghĩa ở Bắc-kỳ đã thành công rồi. Cần phải lấy xứ Bắc-kỳ và giữ lấy con đường thông sang Tàu. Không cần phải viện binh. Thành công chắc lắm ". Ngay hôm ấy, thiếu-tướng lại viết thêm một cái thư về nói rõ mọi lẽ, và quyết rằng xin chính-phủ để cho thiếu-tướng được tự tiện, hễ có việc gì thì thiếu-tướng xin chịu lỗi166.
Đang lúc ấy thì Triều-đình ở Huế sai bọn ông Lê Tuấn vào xin thiếu- tướng ra điều-đình việc Đồ-phổ-Nghĩa ở Bắc-kỳ.
Cứ như ý của thiếu-tướng Dupré điện về cho chính-phủ Pháp thì thiếu-tướng chỉ mong có cái cơ-hội gì để đem quân ra Bắc-kỳ. Nay thấy Triều-đình ta vào nhờ Súy-phủ ở Sài-gòn phân-xử việc Đồ-phổ-Nghĩa, thật là gặp được cái dịp mình đang mong, thiếu-tướng liền gọi quan hải-quân đại-úy Francis Garnier ở Thượng-hải về, rồi sai ra Hà-nội, nói rằng ra phân-xử việc Đồ-phổ-Nghĩa167.
Đại-úy Francis Garnier đem mấy chiếc tàu con và 170 người lính ra đến cửa Thuận, nghỉ lại mấy hôm để đợi quan khâm-sai cùng ra Bắc-kỳ. Đến tháng 10 năm quí-dậu (1873), thì các quan ra đến Hà-nội.
Bấy giờ ai cũng tưởng là đại-úy Francis Garnier ra chuyến này thì mọi việc xong cả, cho nên đi đến đâu quan ta cũng tiếp-đãi rất trọng-hậu. Nhưng xem những thư-từ của đại-úy lúc bấy giờ, thì cốt ra có chủ ý khác. Khi ở Sài-gòn sắp đi, đại-úy viết thư về cho người anh ở bên Pháp nói rằng: " Lệnh của Súy-phủ cho, là được tự tiện. Việc gì hải-quân thiếu-tướng cũng ủy-thác cho tôi cả. Vậy vì nước Pháp mà tôi phải cố sức." Đến khi ra đến Hải-dương, đại-úy vào ở Kẻ-sặt, rồi viết thư sai người đem cho Đồ-phổ- Nghĩa, báo tin cho ông ấy biết cái chủ đích của mình, và lại nói rằng trăm sự đại-úy trông-cậy vào ông ấy chỉ bảo cho, bởi vì ông ấy đã quen biết mọi việc ở Bắc-kỳ.
Đồ-phổ-Nghĩa tiếp được thư, liền đem chiếc tàu Man-hao đi đón đại- úy. Lên đến Hà-nội, đại-úy đem mấy người đi thẳng vào thành ra mắt ông Nguyễn tri Phương, và đòi đem quân ra đóng ở trong thành. Quân ta nói mãi, Đại-úy mới thuận ra đóng ở Trường-thi. Đoạn rồi đại-úy viết thư mời giám-mục Puginier ở Kẻ-sở lên Hà-nội, để nhờ làm thông-ngôn. Đại-úy lại làm tờ hiểu-dụ, cho dân biết, nói rằng: " Bản-chức ra Bắc-kỳ cốt để dẹp cho yên giặc-giã, và để mở-mang sự buôn-bán.
4. Hạ thành Hà-nội năm quí-dậu (1873).
Quan ta thấy đại- úy không nói gì đến việc Đồ-phổ-Nghĩa, mà lại nói những việc dẹp-giặc và mở sự buôn-bán, thì đều lấy làm phân-vân. Sau lại thấy tàu và quân ở Sài- gòn tiến ra, quan ta lại càng lo lắm. Được mấy hôm, đại-úy không bàn hỏi gì đến quan ta, tự-tiện làm tờ tuyên-bố sự mở sông Hồng-hà cho người nước Pháp, nước I-pha-nho và nước Tàu được ra vào buôn-bán.
Quan ta lúc bấy giờ cũng bối-rối quá. Việc giao-thiệp và việc buôn- bán với nước Pháp thì đã định rõ trong tờ hòa-ước năm nhâm-tuất (1862), nay thấy đại-úy Francis Garnier đường đột làm như thế, thì cũng thấy làm lo, cho nên cũng có kiếm cách phòng-bị. Mà đại-úy cũng đã biết trước rằng thế nào quan ta cũng không chịu, cho nên đã định kế đánh thành Hà-nội.
Đến đầu tháng 10, một mặt đại-úy viết thư cho ông Nguyễn tri Phương, trách quan ta làm ngăn-trở việc buôn-bán của Đồ-phổ-Nghĩa; vậy vì sự văn-minh và cái quyền-lợi của nước Pháp, cho nên Súy-phủ ở Sài-gòn sai đại-úy ra mở sự buôn-bán ở Bắc-kỳ. Dẫu quan Việt-nam có thuận hay không cũng mặc, đại-úy cứ theo lệnh của Súy-phủ mà thi-hành. Một mặt đại-úy bàn-định với Đồ-phổ-Nghĩa định ngày đánh thành và bắt ông Nguyễn tri Phương giải vào Sài-gòn.
Cứ như sách của Đồ-phổ-Nghĩa, thì lúc bấy giờ có cả những người mạo xưng là đảng nhà Lê, cũng xin theo đại-úy để vào thành làm nội-ứng.
Đến sáng hôm rằm tháng 10 năm quí-dậu (1873), thì quân Pháp phát súng bắn vào thành Hà-nội. Ông Nguyễn tri Phương cùng với con là phò-mã Nguyễn Lâm hoảng-hốt lên thành giữ cửa Đông và cửa Nam. Được non một giờ đồng hồ thì thành vỡ, phò-mã Lâm trúng đạn chết, ông Nguyễn tri Phương thì bị thương nặng. Quân Pháp vào thành bắt được ông Nguyễn tri Phương và quan khâm-phái Phan đình Bình đem xuống tàu.
Ông Nguyễn tri Phương nghĩ mình là một bậc lão-thần thờ vua đã trải ba triều, đánh nam dẹp bắc đã qua mấy phen, nay chẳng may vì việc nước mà bị thương, đến nỗi phải bị bắt, ông quyết chí không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết.
Ông Nguyễn tri Phương là người người ở Thừa-thiên, do lại-điển xuất thân, làm quan từ đời vua Thánh-tổ, trải qua ba triều, mà nhà vẫn thanh-bạch, chỉ đem chí-lự mà lo việc nước, chứ không thiết của-cải. Nhưng chẳng may phải khi quốc-bộ gian-nan, ông phải đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. thật là một nhà trung-liệt xưa nay ít có vậy.
5. Lấy mấy tỉnh ở Trung-châu.
Thành Hà-nội thất thủ rồi, quan ta thì trốn-tránh đi cả, giặc cướp lại nhân dịp nổi lên. Đại-úy Francis Garnier lại cho những người theo với mình đi làm quan các nơi để chống với quan triều, rồi lại sai người đi đánh lấy tỉnh Ninh-bình, Nam-định và Hải-dương.
Quan ta ở các tỉnh đều ngơ ngác không biết ra thế nào, hễ thấy người Tây đến là bỏ chạy. Bởi vậy, chỉ có người Pháp tên là Hautefeuille và 7 người lính tây mà hạ được thành Ninh-bình, và chỉ trong 20 ngày mà 4 tỉnh ở Trung-châu mất cả.
6. Đại-úy Francis Garnier chết.
Triều-đình được tin biến ở Bắc- kỳ, vội-vàng sai ông Trần đình Túc, ông Nguyễn trọng Hợp, ông Trương gia Hội cùng với giám-mục Bình (Mgr Bohier) và linh-mục Đăng ( Dangelger) ra Hà-nội, để điều đình mọi việc và sai ông Hoàng kế Viêm ở Sơn-tây làm tiết- chế quân-vụ, để phòng giữ các nơi. Lại sai ông Lê Tuấn làm toàn-quyền, ông Nguyễn văn Tường làm phó, vào thương-thuyết với Súy-phủ ở Sài-gòn về việc đại-úy Francis Garnier đánh Bắc-kỳ.
Lúc bấy giờ ông Hoàng kế Viêm đóng ở Sơn-tây, có đảng cờ đen là bọn Lưu vĩnh Phúc về giúp. Vua phong cho Lưu vĩnh Phúc làm đề-đốc, để cùng với quan quân chống giữ quân Pháp. Lưu vĩnh Phúc đem quân về đóng ở mạn phủ Hoài-đức. Khi ông Trần đình Túc và ông Nguyễn trọng Hợp đang thương-thuyết với đại-úy Francis Garnier, thì quân cờ đen về đánh Hà- nội. Đại-úy đem quân đi đuổi đánh, lên đến Cầu-giấy thì bị phục quân giết chết.
7. Ông Philastre ra Hà-nội.
Nguyên khi thiếu-tướng Dupré sai đại-úy Francis Garnier ra Bắc-kỳ là tự ý mình chứ chính-phủ nước Pháp vẫn không thuận, bởi vậy khi được tin đại-úy đã khởi sự đánh Hà-nội, thiếu- tướng liền sai hải-quân đại-úy, khiêm chức thống-soái việc hình-luật ở Nam- kỳ, là ông Philastre (ta gọi là Hoắc-đạo-sinh) cùng với qua phó-sứ nước ta là ông Nguyễn văn Tường ra điều-đình mọi việc ở Bắc-kỳ.
Đến Cửa-cấm thì ông Philastre và ông Nguyễn văn Tường mới biết rằng đại-úy Francis Garnier đã bị quân cờ đen giết mất rồi. Sử chép rằng khi được tin ấy, ông Philastre tức giận vỗ bàn mà bảo ông Nguyễn văn Tường rằng: " Việc không xong rồi, phải trở về đợi lệnh súy-phủ mới được. " Ông Nguyễn văn Tường sợ ông Philastre giận quá mà nhỡ việc, mới ung-dung mà nói rằng: " Việc đánh lấy thành Hà-nội súy-phủ bảo không phải là bản-ý, mà quân bản-quốc ở 4 tỉnh Bắc-kỳ cũng không tranh dành gì cả. Vậy hai bên không có làm điều gì trái nhau. Nay đại-úy Francis Garnier chết, hoặc là bị giết chết, hoặc là vì dân nổi lên làm loạn, việc ấy ta chưa rõ. Huống chi trả thành lại để định hòa-ước cho xong, ấy là lệnh của súy-phủ; mà thu lấy thành rồi mới nghị-hòa, ấy là mệnh của bản-quốc. Còn như việc Hà-nội giết đại-úy Francis Garnier thì cũng như đại-úy Francis Garnier giết ông Nguyễn tri Phương, việc đó xuất ư ý ngoại, chứ có phải lỗi chúng ta đâu. Bây giờ chúng ta ra đây, mắt chưa trông thấy việc gì cả, mới nghe thấy tin báo mà đã bỏ về, thế chẳng hóa ra mình đi uổng mất công hay sao ? chi bằng ta cho người đưa thư lên Hà-nội bảo đem tàu xuống đón, chúng ta sẽ lên tới nơi, hoặc là cứ theo mệnh lệnh mà làm, hoặc là xét rõ duyên-do tại sao mà đại-úy Francis Garnier chết, rồi sẽ báo tin, thế chẳng ổn việc lắm hay sao ? " Ông Philastre nghe lời ấy, bèn sai người đưa thư lên cho Hà-nội biết.
Ngay lúc ấy có tàu " Decrès " còn đóng ở gần Đồ-sơn, ông Philastre muốn sang tàu ấy để cho chiếc tàu mình đi là "D'Estrées " trở về báo tin cho Sài-gòn biết. Nguyễn văn Tường ngăn đi rằng: "Tàu của mình đã vào cửa rồi lại trở ra, nhỡ sĩ-dân biết, lại bắt chước Hà-nội mà làm bậy, thì làm thế nào mà ngăn cấm được; sợ có việc tổn-hại, thì lấy lẽ gì mà bẩm với quí súy. Vậy nay xin sai chiếc tàu "Decrès" ra bể, đuổi đánh những giặc Tàu-ô, còn cứ đem tàu "D'Estrées" vào đến Hải-phòng, rồi ta lên Hải-dương, đem trả tỉnh-thành lại cho bản-triều, để tỏ cái lòng tin cho sĩ-dân biết, sau ta lên Hà- nội, trả nốt cả mấy thành kia, và tra-hỏi việc đại úy Francis Garnier chết ra thế nào sẽ bẩm cho quí-súy biết " .
Ông Philastre vốn là một người rất công bằng, lại thấy ông Nguyễn văn Tường nói hợp-lẽ, bèn thuận nghe, và lên Hải-dương truyền trả thành lại cho quan ta, rồi lên Hà-nội làm tờ giao-ước trả lại cả 4 thành cho quan ta coi giữ. Còn những tàu bè và quân lính của Pháp ở các tỉnh thì thu cả về Hà- nội, rồi đinh ngày rút quân ra đóng ở Hải-phòng đợi đến ngày ký tờ hòa-ước xong thì rút về. Bấy giờ là tháng giêng năm giáp-tuất (1874), là năm Tự- đức thứ 27.
Đồ-phổ-Nghĩa thấy ông Philastre phá mất cả những việc của mình đã làm với đại-úy Francis Garnier, bèn vào Sài-gòn kêu với súy-phủ và đòi tiền phí-tổn non một triệu nguyên
8. Hòa-ước năm giáp-tuất (1874).
Mọi việc ở Hà-nội xếp-đặt xong rồi, súy-phủ ở Sài-gòn sai ông Rheinart (Lê Na) ra thay cho ông Philastre cùng với ông Nguyễn văn Tường về Nam-kỳ, định sự hòa-ước cho kịp ngày thiếu-tướng Dupré về Pháp.
Ngày 27 tháng giêng năm giáp-tuất (1874), là năm Tự-đức thứ 27, hải-quân thiếu-tướng Dupré và ông Lê Tuấn, ông Nguyễn văn Tường ký tờ hòa-ước cả thảy 22 khoản, đại-lược có những khoản này là quan trọng hơn cả.
Khoản II. Quan thống-lĩnh nước Pháp nhận quyền độc-lập của vua nước Nam không phải thần phục nước nào nữa, và khi nào vua nước Nam có cần đến việc gì để đánh dẹp giặc giã, thì nước Pháp sẵn lòng giúp mà không yêu-cầu điều gì.
Khoản III. Vua nước Nam phải đoan nhận y theo chính-lược ngoại-giao của nước Pháp, và chính-lược ngoại-giao hiện lúc bấy giờ thế nào thì phải để nguyên như thế, không được đổi khác đi
Quan thống-lĩnh nước Pháp tặng vua nước Nam:
1. 5 chiếc tàu có đủ máy-móc súng-ống
2. 100 khẩu súng đại-bác, và mỗi khẩu có 200 viên đạn
3. 1000 khẩu súng tay và 5000 viên đạn
Khoản IV. Quan thống-lĩnh nước Pháp hứa cho quan sang giúp vua nước Nam để dạy tập lính thủy, lính bộ; cho những kỹ-sư sang dạy làm mọi việc, và cho những người giỏi việc tài chính sang tổ-chức việc thuế-má và việc thương-chính v. v.
Khoản V. Vua nước Nam phải thuận nhường đứt đất 6 tỉnh Nam-kỳ cho nước Pháp.
Khoản IX. Vua nước Nam phải để cho giáo-sĩ được tự-do đi giảng-đạo, và cho dân trong nước được tự-do theo đạo.
Khoản XI. Vua nước Nam phải mở cửa Thị-nại ( Qui-nhơn ), của Ninh-hải ( Hải-phòng ), thành Hà-nội và sông Hồng-hà, cho ngoại quốc vào buôn-bán.
Khoản XIII. Nước Pháp được quyền đặt lĩnh-sự ở các cửa bể và các thành- thị đã mở ra cho ngoại quốc vào buôn-bán.
Khoản XV. Người nước Pháp hay là người ngoại quốc, hễ có giấy thông hành của quan lĩnh-sự Pháp và có chữ quan Việt-nam phê nhận thì được phép đi xem các nơi ở trong nước.
Khoản XVI. Người nước Pháp và người ngoại quốc có điều gì kiện tụng tại đất Việt-nam, thì do lĩnh-sự Pháp phân-xử.
Khoản XX. Khi nào tờ hòa-ước này ký xong, thì quan thống-lĩnh nước Pháp đặt sứ-thần ở Huế để chiếu những điều đã giao-ước mà thi hành. Vua nước Nam cũng được quyền đặt sứ-thần ở Paris và ở Sài-gòn.
Tờ hòa-ước ấy ký xong, thì quan chánh-sứ Lê Tuấn mất, ông Nguyễn văn Tường về Huế. Thiếu-tướng Dupré giao mọi việc ở Nam-kỳ cho hải-quân thiếu-tướng Krantz quyền lĩnh, rồi về Pháp.
Tháng 6, Triều-đình ở Huế lại sai quan hình-bộ Thượng-thư là Nguyễn văn Tường và quan lại-bộ thị-lang là Nguyễn tăng Doãn, vào Sài-gòn cùng với thiếu-tướng Krantz định các lệ về sự buôn-bán ở nước Nam. Đến 20 tháng 7, thì tờ thương-ước lập xong.
CHƯƠNG X
Tình thế nước Nam từ năm Giáp Tuất về sau
1. Văn-thân nổi loạn ở Nghệ-tỉnh
2. Giặc ở Bắc-kỳ
3. Sự giao-thiệp với Tàu
4. Tình-thế nước Tàu
5. Sự giao-thiệp với nước Pháp
1. Văn-thân nổi loạn ở Nghệ-tỉnh.
Nhờ có ông Philastre và ông Nguyễn văn Tường thu xếp việc Bắc-kỳ vừa xong, thì ở mạn Nghệ-tĩnh có loạn.
Nguyên lúc bấy giờ dân trong nước ta chia ra làm hai phái: bên lương, bên giáo; hai bên vẫn không ưa nhau. Đến khi sảy ra việc đại-úy Francis Garnier lấy Hà-nội, bọn sĩ phu ở mạn Nghệ-tĩnh thấy giáo-dân có nhiều người theo giúp ông ấy, thì lấy làm tức giận lắm, bèn rủ nhau nổi lên đánh phá.
Tháng giêng năm giáp-tuất (1874), là năm Tự-đức thứ 27, đất Nghệ-an có hai người tú-tài là Trần Tấn và Đặng như Mai hội-tập cả các văn- thân trong hạt, rồi làm một bài hịch gọi là " Bình Tây sát tả ", đại lược nói rằng " Triều-đình dẫu hòa với với Tây mặc lòng sĩ-phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo-dân, rồi sau đánh đuổi người Tây cho hết, để giữ lại cái văn-hóa của ta đã hơn 1000 năm nay, v. v..." Bọn Văn- thân cả thảy độ non hơn ba nghìn người, kéo đi đốt phá những làng có đạo.
Nước ta mà không chịu khai-hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ-phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy-nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông-nỗi càn-rỡ, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ-phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru!
Lúc bấy giờ quan tổng-đốc Nghệ-an là ông Tôn thất Triệt lại có ý dung-túng bọn Văn-thân, cho nên họ càng đắc thế càng phá dữ. Triều-đình thấy vậy, mới truyền bắt quan quân phải dẹp cho yên. Bọn Văn-thân thấy quan quân đuổi đánh, bèn cùng với bọn giặc Trần quang Hoán, Trương quan Phủ, Nguyễn huy Điển đánh lấy thành Hà-tĩnh, rồi ra vây phủ Diễn-châu.
Triều-đình thấy thế giặc càng ngày càng to, bèn sai ông Nguyễn văn Tường ra làm khâm-sai và ông Lê bá Thận làm tổng-thống, đem quân ra đánh dẹp, từ tháng 2 đến tháng 6 mới xong.
2. Giặc ở Bắc-kỳ.
Thuở ấy ở mạn Thượng-du đất Bắc-kỳ lúc nào cũng có giặc, quan quân đánh mãi không được, phải nhờ quân Tàu sang đánh giúp cũng không xong.
Mạn Hải-dương và Quảng-yên thì vẫn có những người mạo xưng là con-cháu nhà Lê, cứ quấy-rỗi mãi. Khi Francis Garnier ra lấy Hà-nội, những người ấy về xin theo đi đánh quân ta, nhưng vì sau nước Pháp trả lại các tỉnh ở Bắc-kỳ, họ lại tản đi. và từ khi nước ta và nước Pháp đã ký hòa-ước rồi, quan Pháp có đem binh-thuyền đi đánh giúp, cho nên mới diệt được đảng ấy.
Còn ở mạn Tuyên-quang, thì có giặc cờ vàng nhũng-nhiễu đã lâu. Quan quân phải đánh dẹp mãi không được. Đến tháng 8 năm ất-hợi (1875), là năm Tự-đức thứ 28, tướng cờ vàng là Hoàng sùng Anh đem quân về đóng ở làng Châu-thượng, thuộc phủ Vĩnh-tường. Bấy giờ quan quân tán-dương quân-vụ tỉnh Sơn-tây là Tôn thất Thuyết về đánh một trận. Giặc ấy từ đó tan dần.
Năm sau Tôn thất Thuyết lại giết được tên giặc Trận ở làng Cổ-loa, và dẹp yên được ở mạn Sơn-tây. Nhưng đến năm mậu-dần (1878), ở Lạng- sơn lại có tên giặc Khách là Lý dương Tài nổi lên.
Lý dương Tài trước làm quan hiệp-trấn ở Tầm-châu, thuộc tỉnh Quảng-tây, sau bị cách mới nổi lên làm giặc và đem quân tràn sang đánh lấy tỉnh Lạng-sơn. Quan ta đem thư sang cho quan Tàu biết. Quan đề-đốc Quảng-tây là Phùng tử Tài đem quân 26 doanh sang cùng với quân ta hội- tiễu. Đến tháng 9 năm kỷ-mão (1879), quan quân mới bắt được Lý dương Tài ở núi Nghiêm-hậu thuộc tỉnh Thái-nguyên đem giải sang Tàu.
Vì đất Bắc-kỳ cứ có giặc giã luôn cho nên Triều-đình đặt ra chức Tĩnh-biên-sứ để giừ các nơi về đường ngược. Năm canh-thìn (1880), đặt ra Lạng-giang-đạo và Đoan-hùng-đạo sai hai viên Tĩnh-biên phó-sứ là Trương quang Đản đóng ở Lạng-giang và Nguyễn hữu Độ đóng ở Đoan-hùng, lại phong cho Hoàng kế Viêm là Tĩnh-biên-sứ, kiêm cả hai đạo .
3. Sự giao-thiệp với Tàu.
Nước ta từ xưa đến nay tuy là độc-lập, nhưng vẫ giữ lệ triều-cống nước Tàu, lấy cái nghĩa rằng nước nhỏ phải tôn- kính nước lớn. cho nên khi chiến-tranh, dẫu ta có đánh được Tàu đi nữa, thì rồi nhà nào lên làm vua cũng phải theo cái lệ ấy, mà đời nào cũng lấy điều đó làm tự-nhiên vì rằng triều-cống cũng không tổn hại gì mấy, mà nước vẫn độc-lập và lại không hay có việc lôi-thôi với một nước láng-diềng mạnh hơn mình. Bởi vậy hễ vua nào lên ngôi, cũng chiếu lệ sai sứ sang Tàu cầu phong, và cứ ba năm sai sứ sang cống một lần.
Các vua đời nhà Nguyễn cũng theo lệ ấy, nhưng các đời vua trước thì vua phải ra Hà-nội mà tiếp sứ Tàu và thụ phong cho. Đến đời vua Dực- tông thì sứ Tàu vào tại Huế phong vương cho ngài.
Còn những cống phẩm thì cứ theo lệ, mà thường chỉ đưa sang giao cho quan Tổng-đốc Lưỡng-Quảng để đệ về Kinh, chứ không mấy khi sứ ta sang đến Yên-kinh. Trong đời vua Dực-tông thì sử chép rằng năm mậu-thìn (1868), có ông Lê Tuấn, ông Nguyễn tư Giản và ông Hoàng Tịnh sang sứ Tàu. Năm quí-dậu (1873), lại có các ông Phan sĩ Thục, ông Hà văn Khai, và ông Nguyễn Tu sang sứ Tàu, để bày tỏ việc đánh giặc Khách ở Bắc-kỳ.
Từ năm giáp-tuất (1874) trở đi, Triều-đình ở Huế đã ký tờ hòa-ước với Pháp, công nhận nước Nam độc-lập, không thần-phục nước nào nữa, nhưng lúc bấy giờ vì thế bất-đắc-dĩ mà ký tờ hòa-ước, cứ trong bụng vua Dực-tông vẫn không phục, cho nên ngài vẫn cứ theo lệ cũ mà triều-cống nước Tàu, có ý mong khi hữu sự, nước Tàu sang giúp mình. Bởi vậy năm bính-tí (1876), vua Dực-tông sai ông Bùi ân Niên tức là ông Bùi Dỵ, ông Lâm Hoành và ông Lê Cát sang sứ nhà Thanh. Năm canh-thìn (1880), lại sai ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiên, Nguyễn Hoang sang Yên-kinh dâng biểu xưng thần và các đồ cống-phẩm. Năm sau, Triều-đình nhà Thanh sai Đường đình Canh sang Huế bàn việc buôn-bán và lập cuộc chiêu thương, chủ ý là để thông tin cho chính phủ Tàu biết mọi việc bên nước ta.
Một bên đã hòa với nước Pháp, nhận theo chính-lược ngoại-giao của nước Pháp mà độc-lập 168 , một bên cứ triều-cống nước Tàu, có ý để cầu viện, bởi thế cho nên chính phủ Pháp lấy điều đó mà trách Triều-đình ta vậy.
4. Tình-thế nước Tàu.
Xưa nay ta vẫn công nhận nước Tàu là thượng-quốc và vẫn phải lệ triều-cống. Hễ khi nào trong nước có việc biến- loạn và vẫn trông mong nước Tàu sang cứu-viện. Không ngờ từ thế-kỷ thứ XIX trở đi, thế lực các nước bên Tây-âu mạnh lên, người phương Tây đi lược địa rất nhiều, mà tình thế nước Tàu thì rất là suy-nhược. Năm Đạo-quang thứ 19 (1839) tức là năm Minh-mệnh thứ 20 bên ta, vì việc cấm thuốc nha- phiến ở Quảng-đông thành ra có chiến-tranh với nước Anh-cát-lợi. Quân nước Anh đánh phá thành Ninh-ba, Thương-hải, v. v. Vua Đạo Quang phải nhận những điều hòa-ước năm nhâm-dần (1842) làm tại Nam-kinh, nhường đảo Hương-cảng cho nước Anh và mở những thành Quảng-châu, Hạ-môn, Phúc-châu, Ninh-ba và Thương-hải ra cho ngoại quốc vào buôn-bán.
Cuộc hòa-ước ở Nam-kinh định xong, các nước ngoại-dương vào buôn-bán ở nước Tàu và đặt lĩnh-sự ở Quảng-châu, Ninh-ba, Thương-hải, v. v. Đến năm Hàm-phong thứ 8 (1858), tức là năm Tự-đức thứ 11, nước Anh và nước Pháp ký tờ hòa-ước với nước Tàu, đặt sứ-thần ở Bắc-kinh. Đoạn nước Tàu có điều trái ước, gây thành việc chiến-tranh với hai nước ấy. Quân nước Anh và nước Pháp đánh lấy hải-khẩu, rồi kéo lên đánh lấy Bắc-kinh. Vua Hàm-phong phải nhận những điều hòa-ước năm canh-thân (1860) làm tại Thiên-tân.
Từ đó nước Tàu bị các nước khác sách-nhiễu mọi điều và bị đè nén nhiều cách. Lúc ấy nước Tàu chẳng khác gì cái nhà lớn đã bị hẩm-nát sắp đổ, mà ta vẫn không tỉnh ngộ, cứ mê-mộng là nước ấy còn cường thịnh, có thể giúp ta được trong khi nguy-hiểm. Bởi vậy khi quân nước Pháp đã lấy Bắc-kỳ rồi, người mình còn trông cậy ở quân cứu-viện của nước Tàu. Phương-ngôn ta có câu rằng " Chết đuối vớ phải bọt " thật là đúng lắm. Nếu người Tàu có đủ thế lực cứu được ta, thì trước hết họ hãy cứu lấy họ đã. Nhưng lúc bấy giờ từ vua quan cho chí bọn sĩ-phu trong nước ta, ai là người hiểu rõ cái tình-thế ấy ? Cho nên không những là ta không chịu cải cách chính thể của ta cho hợp thời mà lại còn làm những điều ngang-ngạnh để cho chóng hỏng việc. Ấy cũng là cái vận nước chẳng may, song những người đương lộ lúc ấy cũng không so tránh được cái lỗi của mình vậy.
5. Sự giao-thiệp với nước Pháp.
Từ khi ông Philastre ra điều- đình mọi việc ở Bắc-kỳ xong rồi, ông Rheinart ra thay ở Hà-nội, đợi cho đến ngày ký hòa-ước thì chiếu mọi khoản mà thi hành. Ông Rheinart ở được mấy tháng, rồi về lại Sài-gòn, giao quyền cho lục-quân thiếu-tá Dujardin (La- Đăng). Thiếu-tá có đem binh-thuyền giúp quan ta đi đánh giặc ở mạn Hải- dương và Quảng-yên.
Đến khi tờ hòa-ước và tờ thương-ước đã ký xong thì Triều-đình sai ông Nguyễn tăng Doãn ra Bắc-kỳ để cùng thiếu-tá Dujardin chọn đất ở Hà- nội và ở Ninh-hải (Hải-phòng) để làm dinh làm trại cho quan quân nước Pháp đóng, và lại sai quan thượng-thư bộ Hộ là ông Phạm phú Thứ ra làm Hải-an tổng-đốc sung chức tổng-lý thương-chánh đại-thần, cùng với ông Nguyễn tăng Doãn và ông Trần hi Tăng bàn định việc thương-chánh ở Bắc- Kỳ.
Tháng 6 năm ất-hợi (1875) chính phủ nước Pháp sai ông Rheinart sang làm khâm-sứ ở Huế, ông Truc làm lĩnh-sự ở Hải-phòng, và ông Kergaradec (Kê-la-đích) làm lĩnh-sự ở Hà-nội. Triều-đình sai ông Nguyễn thành Ý vào làm lĩnh sự ở Sài-gòn.
Ông Rheinart ở Huế đến tháng 10 năm bính-tí (1876), thì cáo bịnh xin về, ông Philastre ra thay.
Triều-đình lúc bấy giờ cũng đã hiểu rằng hễ không theo tân-học thì không tiến-hóa được, cho nên mới định cho người đi du học. Năm mậu-dần (1878), bên Pháp có mở hội vạn quốc đấu-xảo ở Paris, vua sai ông Nguyễn thành Ý và ông Nguyễn tăng Doãn đem đồ đi đấu-xảo và cho người sang học ở Toulon.
Nhưng vì năm tân-tị (1881), Triều-đình lại sai quan Lễ-bộ thị-lang là Phạm Bính sang Hương-cảng, đem 12 đứa trẻ con đi học ở trường Anh-cát- lợi, rồi lại sai sứ đi sang Tiêm-la và sang Tàu mà không cho sứ-thần nước Pháp biết, bởi vậy chính-phủ Pháp lấy những điều đó mà trách Triều-đình ở Huế không theo hòa-ước năm giáp-tuất (1874).
Khi ông Philastre còn ở Huế, vì ông ấy là một người công chính và lại có học chữ Nho, cho nên Triều-đình ta trọng-đãi và có điều gì trang-trải cũng còn dễ. Từ năm kỷ-mão (1879) về sau, ông ấy về Pháp rồi, sự giao- thiệp càng ngày càng khó thêm: phần thì vì người mình không biết cách giao thiệp với ngoại-quốc, phần thì cái quyền-lợi nước ta và nước Pháp lúc bấy giờ tương-phản với nhau, cho nên hai bên không có lòng tin-cậy nhau, thành ra sự giao-thiệp không được thân-thiết lắm.
Vả về sau, sự cai-trị ở Nam-kỳ đã thành nếp, giặc giã đã yên cả; ở bên Pháp thì thế lực đã mạnh, và đã có nhiều người bàn đến việc bên Viễn- đông này và việc bảo-hộ ở Bắc-kỳ. Lại nhân có những nước I-ta-ly. I-pha- nho, Anh-cát-lợi và Hoa-kỳ muốn sang thông-thương với nước Nam, mà có ý không muốn chịu để quan nước Pháp phân-xử những việc can-thiệp đến người những nước ấy. Bởi vậy nước Pháp muốn lập hẳn cuộc bảo-hộ để cho khỏi mọi sự lôi thôi, bèn bỏ lệ đặt quan hải-quân khiêm lĩnh chức thống-đốc ở Nam-kỳ, mà sai quan văn sang sung chức ấy để trù-tính mọi việc.
Tháng 6 năm kỷ-mão (1879), viên thống đốc mới là ông Le Myre de Vilers sang nhận chức ở Sài-gòn và ông Rheinart lại sang làm khâm-sứ ở Huế để thay cho ông Philastre.
Bắc-kỳ thì người Pháp đã ra vào buôn-bán, nhưng vì quan ta không biết lo sự khai hóa, việc thông thương không được tiện-lợi, và ở mạn thượng-du thì có quân cờ đen tuy là mượn tiếng theo lệnh quan ta, nhưng kỳ thực chúng nó làm gì cũng không ai ngăn cấm được. Bởi vậy, chính-phủ Pháp mới lấy những điều đó mà trách quan ta và sai quan đem quân ra Bắc- kỳ, lấy cớ nói ra mở mang sự buôn-bán, kỳ thực là ra kinh-doanh việc ở vùng ấy.
CHƯƠNG XI
Quân Pháp Lấy Bắc Kỳ Lần Thứ II
1. Đại tá Henri Rivière ra Hà Nội
2. Hạ thành Hà Nội lần thứ hai
3. Việc cầu cứu nước Tàu
4. Quân Pháp lấy Nam Định
1. Đại tá Henri Rivière ra Hà Nội.
- Cuối năm Tân Tỵ (1881)169, nhân có hai người Pháp tên là Courtin và Villeroi được giấy thông hành đi lên Vân Nam, nhưng lên đến gần Lào Kay, bị quân Khách làm ngăn trở, không đi được. Viên thống đốc Le Myre de Vilers bèn gửi thư về Pháp, nói rằng nước Pháp nên dùng binh lực mà cho dẹp cho yên đất Bắc Kỳ. Sang tháng 2 năm Nhâm Ngọ (1882), một mặt thống đốc sai hải quân đại tá Henri Rivière sắp sửa binh thuyền ra Hà Nội; một mặt viết thư vào Huế, đại lược nói rằng : đất Bắc Kỳ loạn lạc, luật nhà vua không ai theo. Người nước Pháp có giấy thông hành của quân An Nam cấp cho mà đi đến đâu cũng bị quân Khách ngăn trở. Ở Huế thì quan Việt Nam thất lễ với quan khâm sứ Rheinart. Vậy nên nước Pháp phải dùng cách để bênh vực quyền lợi của người nước Pháp.
Được ít lâu, đại tá Henri Rivière đem hai chiếc tàu và mấy trăm quân ra đến Hải Phòng, rồi đi tàu nhỏ lên Hà Nội, đóng ở Đồn Thủy.
2. Hạ thành Hà-nội lần thứ hai.
Quan tổng đốc Hà Nội bấy giờ là ông Hoàng Diệu thấy binh thuyền nước Pháp tự nhiên ra Bắc Kỳ, lấy làm nghi kỵ lắm, tuy có sai quan tuần phủ Hoàng Hữu Xứng ra tiếp đãi tử tế, nhưng trong bụng vẫn lo, cho nên mới sai sửa dọn thành trì để phòng bị. Đại tá Henri Rivière vào thành thấy vậy có ý không bằng lòng, bèn quyết ý đánh thành.
Sáng 5 giờ ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1882), quan tổng đốc tiếp được tờ tối hậu thư của đại tá hạn cho đến 8 giờ phải giải binh, và các quan võ Việt Nam phải ra đợi lệnh ở Đồn Thủy. Đúng 8 giờ thì quân Pháp khởi sự đánh thành, 11 giờ thì thành đổ. Ông Hoàng Diệu trèo lên cây thắt cổ mà tự tận, còn các quan thì bỏ chạy cả.
Lúc tiếp được thư của đại tá, thì ông Hoàng Diệu có sai Án sát sứ là Tôn Thất Bá ra thương thuyết. Ông Tôn Thất Bá ở trên thành bỏ thang trèo xuống vừa xong, thì quân Pháp bắn súng vào thành, ông ấy bỏ trốn mất. Đến khi hạ được thành rồi, đại tá sai tìm ông Tôn Thất Bá về quyền lĩnh mọi việc 170.
Vua Dực Tông được tin thành Hà Nội thất thủ, bèn xuống chiếu truyền cho quan kinh lược chánh phó sứ là là ông Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên đem binh lui về mặt Mỹ Đức để cùng với Hoàng Kế Viêm tìm cách chống giữ. Nhưng quan khâm sứ Rheinart sang thương thuyết rằng việc đánh thành Hà Nội không phải là chủ ý của nước Pháp, và xin sai quan ra giữ lấy thành trì. Triều đình bèn sai quan nguyên Hà Ninh tổng đốc là Trần Đình Túc làm Khâm sai đại thần, quan Tĩnh biên phó sứ là Nguyễn Hữu Độ làm phó khâm sai, ra Hà Nội để cùng với đại tá Henri Rivière thu xếp mọi việc. Đại tá trả thành Hà Nội cho quan ta, nhưng vẫn đóng quân ở trong Hành cung. Hai bên thương nghị mãi. Đại tá đòi 4 khoản :
1 - nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ
2 - phải nhường thành thị Hà Nội cho nước Pháp
3 - đặt thương chánh ở Bắc Kỳ
4 - sửa lại việc thương chánh ở các nơi, và giao quyền cho người Pháp cai quản.
Bọn ông Trần Đình Túc đệ những khoản ấy về Kinh. Triều đình hội nghị, các quan có nhiều người nói rằng : nước ta trong còn có Lưu Vĩnh Phúc, ngoài còn có nước Tàu, lẽ nào lại bó tay mà chịu. Bèn trả lời không chịu.
Đến tháng 10 thì ông Trần Đình Túc về Huế, ông Nguyễn Hữu Độ ở lại làm Hà Ninh tổng đốc.
3. Việc cầu-cứu nước Tàu.
Triều đình ta bấy giờ nghĩ nước Pháp cố ý chiếm đoạt, và lại tưởng rằng nước Tàu có thể bênh vực được mình, cho nên mới sai ông Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu. Chẳng qua
là người mình có hay có tính ỷ lại, cho nên mới đi kêu cầu người ta, chứ không biết rằng người Tàu giữ nước Tàu không xong còn đi cứu ai được. Tuy vậy, không những người Tàu không cứu được mình mà lại còn muốn nhân dịp để mượn tiếng sang lấy nước mình. Xem như khi thành Hà nội thất thủ, quan tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, đại lược nói rằng : "nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng Hà". Bởi vậy triều đình nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và ở Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng.
4. Quân Pháp lấy Nam-định.
Chính phủ Pháp trước cũng muốn thu xếp dần dần cho xong việc bảo hộ ở nước Nam, và cho khỏi sự chiến tranh, nhưng sau thấy Triều đình ở Huế không chịu, lại thấy có quân Tàu sang đóng ở các tỉnh, bèn một mặt sai ông Charles Thomson sang làm thống đốc Nam Kỳ, để thay cho ông Le Myre de Vilers về Pháp; một mặt tiếp quân cho đại tá Henri Rivière và triệu quan khâm sứ Rheinart ở Huế về.
Nguyên trước đại tá Henri Rivière ở Hà Nội chỉ có 400 lính, sau lại tiếp được 750 người nữa, đại tá bèn để đại úy Berthe de Villers với 400 quân ở lại giữ Hà Nội, còn bao nhiêu đem đi đánh Nam Định. Ngày 28 tháng 2 năm Quý Mùi (1883), thì quân Pháp khởi sự đánh thành. Đánh từ sáng dến trưa thì quân Pháp vào thành; quan tổng đốc Vũ Trọng Bình bỏ chạy, quan đề đốc Lê Văn Điếm tử trận, quan án sát sứ Hồ Bá Ôn bị thương.
5. Đại tá Henri Rivière bị chết.
Quan ta thấy quân Pháp tiến binh, và lại cậy có quân Tàu sang cứu, bèn quyết ý đổi thế hòa ra thế công. Một mặt quan tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản cùng với quan phó kinh lược Bùi Ân Niên đem binh về đóng ở Giốc Gạch, thuộc huyện Gia Lâm chực sang đánh Hà Nội. Đại úy Berthe de Villers đem quân ở Hà Nội sang đánh đuổi, quan quân phải lui về phía Bắc Ninh. Một mặt quan tiết chế Hoàng Kế Viêm sai Lưu Vĩnh Phúc làm tiên phong đem quân về đóng phủ Hoài Đức, để đánh quân Pháp.
Đại tá Henri Rivière lấy xong Nam Định rồi về Hà Nội thấy quân ta và quân cờ đen sắp đến đánh, bèn truyền lệnh tiến binh lên đánh mặt phủ Hoài Đức. Sáng hôm 13 tháng 4 thì đại tá đem 500 quân ra đánh ở mạn Cầu Giấy, bị quân cờ đen phục ở chung quanh đổ ra đánh, quân Pháp chết và bị thương đến non 100 người. Đại tá Henri Rivière tử trận, đại úy Berthe de Villers bị thương nặng.
Sài Gòn được tin đại tá Henri Rivière chết, viên thống đốc Thomson liền điện về cho chính phủ Pháp biết. Lúc bấy giờ ở Paris hạ nghị viện còn đang do dự về việc đánh lấy Bắc Kỳ. Khi tiếp được điện báo ở Sài Gòn về, nghị viện liền thuận cho chính phủ trích ra 5 triệu rưỡi phật lăng để chi tiêu về việc binh phí, và lại thuận cho một viên quan văn làm toàn quyền, sang kinh lý mọi việc ở Bắc Kỳ.
Chính phủ Pháp liền điện sang truyền cho lục quân thiếu tướng Bouet ở Nam Kỳ ra thống đốc quân vụ ở Bắc Kỳ, sai Hải quân thiếu tướng Courbet đem một đội chiến thuyền sang tiếp ứng và lại cử ông Harmand là sứ thần Pháp ở Tiêm La ra làm toàn quyền.
Ngày mồng 3 tháng 5, thì thiếu tướng Bouet đem 200 lính tây, 300 lính tập ra đến Hải Phòng. Lập tức thiếu tướng sửa sang sự chống giữ ở Hà Nội và Nam Định, và lại cho Georges Vlavianos (ông Kiều) là người theo Đồ Phổ Nghĩa ngày trước, được phép mộ lính cờ vàng đi làm tiền quân.
Quan ta đem quân về đánh quân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng và ở Nam Định, nhưng chỗ nào cũng thất bại.
Quân ta bấy giờ không có thống nhất, ai đứng lên mộ được năm ba trăm người cho mang gươm mang giáo đi đánh, hễ phải độ vài ba phát đạn trái phá thì xô đẩy nhau mà chạy; còn quân của nhà vua thì không có luyện tập, súng đại bác toàn là súng cổ, súng tay thì ít và xấu. Như thế thì chống làm sao được với quân Pháp là quân đã quen đánh trận và lại có đủ súng ống tinh nhuệ?
Bấy giờ cuộc hòa đổi ra chiến, súy phủ ở Sài Gòn đuổi quan lĩnh sự Việt Nam là ông Nguyễn Thành Ý về Huế. Trong khi việc nước đang rối cả lên như thế, thì vua Dực Tông mất.
Ngài mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (1883), trị vì được 36 năm, thọ 55 tuổi, miếu hiệu là Dực Tông Anh Hoàng Đế.
CHƯƠNG XII
Cuộc Bảo Hộ Của Nước Pháp
1. Sự phế lập ở Huế : vua Hiệp Hòa.
2. Quân Pháp lấy cửa Thuận An
3. Hòa ước năm Quý Mùi (1883).
4. Việc ở Bắc Kỳ.
5. Vua Hiệp Hòa bị giết.
6. Vua Kiến Phúc.
7. Sự đánh lấy các tỉnh ở Bắc Kỳ.
8. Lấy tỉnh Sơn Tây.
9. Lấy thành Bắc Ninh.
10. Lấy Hưng Hóa.
11. Lấy Tuyên Quang.
12. Hòa ước Fournier.
13. Hòa ước Patenôtre tháng 6 năm Giáp Thân.
14. Việc Triều chính ở Huế.
15. Vua Hàm Nghi.
1. Sự phế lập tại Huế: Vua Hiệp Hòa.
Bản triều nhà Nguyễn truyền ngôi đến hết đời vua Dực Tông thì mất quyền tự chủ. Nước Nam từ đó thuộc về nước Pháp bảo hộ. Nghĩa là ngôi nhà vua tuy vẫn còn, nhưng quyền chính trị phải theo chính phủ Bảo Hộ xếp đặt.
Ấy cũng vì thời đại biến đổi mà người mình không biết biến đổi, cho nên nước mình mới thành ra suy đồi. Vả lúc ấy ở ngoài Bắc Kỳ thì rối loạn, ở trong Triều thì quyền thần chuyên chế, bởi vậy cho nên lại sinh ra lắm việc khó khăn 171 .
Vua Dực Tông không có con, nuôi 3 người cháu làm con nuôi : trưởng là ông Dục Đức 172, phong Thụy quốc công, thứ là ông Chánh Mông, phong Kiên giang quận công, ba là ông Dưỡng Thiện. Khi ngài sắp mất, có để di chiếu nói rằng : đức tính ông Dục Đức không đáng làm vua, mà ý ngài muốn lập ông Dưỡng Thiện, nhưng vì ông ấy còn bé, mà việc nước cần phải có vua lớn tuổi, cho nên phải lập con trưởng. Ngài lại cho Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết làm phụ chính.
Được ba ngày thì Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đổi tờ di chiếu, bỏ ông Dục Đức mà lập em vua Dực Tông là Lạng quốc công lên làm vua. Triều thần ngơ ngác, không ai dám nói gì, chỉ có quan ngự sử Phan Đình Phùng đứng dậy can rằng : "Tự quân chưa có tội gì mà làm sự phế lập như thế thì sao phải lẽ". Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truyền đem bắt giam Phan Đình Phùng, rồi cách chức đuổi về.
Lạng quốc công, húy Hồng Dật lên làm vua, đặt niên hiệu là Hiệp Hòa. Còn ông Dục Đức thì đem giam ở Dục Đức giảng đường.
2. Quân Pháp lấy cửa Thuận An.
Vua Hiệp Hòa vừa lập xong, thì viên Toàn quyền mới là ông Harmand đến Hải Phòng, rồi hội hải quân thiếu tướng Courbet và lục quân thiếu tướng Bouet, để bàn định mọi việc.
Định một mặt thì thiếu tướng Bouet đem quân lên đánh lấy đồn phủ Hoài; một mặt thì thiếu tướng Courbet đem tàu vào đánh lấy cửa Thuận An, để bắt triều đình phải nhận nước Pháp bảo hộ.
Ngày 12 tháng 7, thiếu tướng Bouet lên đánh quân Cờ Đen ở mạn làng Vòng. Hai bên đánh nhau non ba ngày trời. Sau quân Cờ Đen phải lùi lên đóng ở Đồn Phùng. Nhưng vì lúc bấy giờ nước lũ lên to, đê vỡ nên quân Pháp không tiến lên được.
Ngày 16, lục quân trung tá Brionval ở Hải Phòng đem quân lên lấy thành Hải Dương.
Quân Pháp tuy thắng, nhưng quân Cờ Đen còn mạnh, nên chi thiếu tướng Bouet phải điện về Paris xin thêm quân tiếp ứng.
Trong khi lục quân thiếu tướng Bouet tiến quân đánh tại Bắc Kỳ, thì hải quân thiếu tướng Courbet cùng với viên toàn quyền Harmand đem tàu vào đánh cửa Thuận An, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng bảy thì thành Trấn Hải vỡ. Quan trấn thành là Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, Lâm Hoành, Trần Thúc Nhân thì nhảy xuống sông tự tử.
3. Hòa ước năm quý-mùi (1883).
Triều đình thấy sự nguy cấp, liền sai quan ra xin hòa. Viên toàn quyền Harmand bắt quan ta phải giải binh cả mọi nơi, rồi cùng với ông De Champeaux lên Huế để nghị hòa. Triều đình sai quan Hiệp biện hưu trí là Trần Đình Túc làm khâm sai toàn quyền, và Nguyễn Trọng Hợp làm phó, để cùng với quan Pháp hội nghị.
Ngày 23 tháng 7 thì tờ hòa ước lập xong, có chữ ông Harmand, ông De Champeaux, ông Trần Đình Túc và ông Nguyễn Trọng Hợp cùng ký.
Tờ Hòa ước có 27 khoản : - Khoản thứ nhất nói rằng : Nước Nam chịu nhận nước Pháp bảo hộ, có việc gì giao thiệp với ngoại quốc thì phải do nước Pháp chủ trương. - Khoản thứ hai : Tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ. - Khoản thứ ba : Quân Pháp đóng giữ ở núi đèo Ngang và ở Thuận An. - Khoản thứ sáu : Từ tỉnh Khánh Hòa ra đến đèo Ngang thì quyền cai trị thuộc về Triều đình.
Những khoản sau nói rằng viên khâm sứ ở Huế được quyền tự do ra vào yết kiến nhà vua. Còn đất Bắc Kỳ kể từ đèo Ngang trở ra thì nước Pháp đặt công sứ 173 ở các tỉnh để kiểm soát những công việc của quan Việt Nam. Nhưng người Pháp không dự vào việc cai trị ở trong hạt.
Từ hòa ước ký xong, gửi về Paris để chính phủ duyệt y, rồi mới hỗ giao, nghĩa là mới tuyên cáo cho thiên hạ biết. Ông De Champeaux ở lại Huế làm khâm sứ, viên toàn quyền Harmand ra Bắc Kỳ để kinh lý việc đánh dẹp.
4. Việc ở Bắc Kỳ.
Triều đình ở Huế nhận hòa ước xong rồi, sai quan Lại bộ thượng thư Nguyễn Trọng Hợp làm Khâm sai đại thần, quan Công bộ Thượng thư Trần Văn Chuẩn và quan Lại bộ tham tri Hồng Phi làm phó khâm sai, ra Bắc Kỳ để cùng với viên Toàn quyền Harmand hiểu dụ nhân dân và bãi quân thứ ở các nơi.
Bấy giờ ở Bắc Kỳ có quan nhà Thanh là Dương Cảnh Tùng đóng ở Sơn Tây, Từ Diên Húc đóng ở Bắc Ninh, lại có quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở đồn Phùng.
Triều đình tuy có chỉ ra truyền cho quan ta phải rút quân về Huế, nhưng quan ta còn nhiều người muốn ỷ nước Tàu mà chống giữ với quân Pháp, cho nên không ai phụng chỉ. Bởi vậy cuộc chiến tranh ở Bắc Kỳ mãi không xong được.
5. Vua Hiệp Hòa bị giết.
Trong Huế thì vua Hiệp Hòa cũng muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi vua, nhưng các quan có nhiều người không chịu, và lại thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế thái quá, muốn dùng kế mà trừ bỏ đi, bèn đổi Nguyễn Văn Tường sang làm Binh bộ Thượng thư, Tôn Thất Thuyết làm Lại bộ Thượng thư, để bớt binh quyền của Tôn Thất Thuyết.
Hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu để lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba vua Dực Tông, rồi bắt vua Hiệp Hòa đem ra phủ ông Dục Đức cho uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết vua Hiệp Hòa rồi, lại thấy quan Phụ chính Trần Tiễn Thành không theo ý mình, cũng sai người giết nốt.
6. Vua Kiến Phúc.
Ngày mồng 7 tháng 10 năm Quý Mùi (1883), ông Dưỡng Thiện, húy là Ưng Đăng lên ngôi làm vua, đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Bấy giờ ngài mới có 15 tuổi, việc gì cũng ở Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định cả.
Bắc Kỳ thì Hoàng Kế Viêm còn đóng tại Sơn Tây, Trương Quang Đản còn đóng tại Bắc Ninh, cùng với quân Tàu chống giữ quân Pháp. Viên khâm sứ ở Huế lấy điều đó trách Triều đình. Triều đình lại có dụ ra truyền cho Hoàng Kế Viêm và Trương Quang Đản phải về kinh.
Các quan bấy giờ cũng có ông về, cũng có ông nạp ấn trả Triều đình, rồi hoặc đi chiêu mộ những người nghĩa dũng, hoặc đi theo quan nhà Thanh, để chống nhau với quân Pháp. Bấy giờ có quan đề đốc Nam Định là Tạ Hiện lĩnh chức đề đốc của Tàu, và quan án sát sứ Phạm Vụ Mẫn và quan tri phủ Kiến Xương Hoàng Văn Hòe bỏ chức mà đi; quan tán tương quân vụ ở Sơn Tây là Nguyễn Thiện Thuật bỏ về Hải Dương, đi mộ quân để chống giữ với quân Pháp.
7. Sự đánh lấy các tỉnh ở Bắc Kỳ.
Viên Toàn quyền Harmand ra Bắc Kỳ sửa sang sự cai trị, lập ra những đội lính tuần cảnh, tục gọi là lính khố xanh, để phòng giữ các nơi, và bãi lính cờ vàng của thiếu tướng Bouet đã cho mộ được mấy trăm, vì những lính ấy hay cướp phá dân gian. Nhưng vì viên Toàn quyền xâm vào quyền quan binh, cho nên thiếu tướng Bouet lấy làm bất bình.
Ngày mồng một tháng 8, thiếu tướng đem quân lên đánh Cờ Đen ở đồn Phùng. Hai bên đánh nhau rất dữ. Quân Cờ Đen tuy phải lui, nhưng chưa thực thua. Thiếu tướng thấy đánh giặc chưa được và lại có ý bất hòa với viên Toàn quyền, bèn xin về Pháp, giao binh quyền lại cho đại tá Bichot.
Được ít lâu, có quân tiếp ở Sài Gòn ra, đại tá Bichot bèn vào lấy tỉnh Ninh Bình.
8. Lấy Sơn Tây.
Ngày 25 tháng 9, chính phủ Pháp điện sang cho hải quân thiếu tướng Courbet làm thống đốc quân vụ, kiêm chức Toàn quyền ở Bắc Kỳ. Viên nguyên Toàn Quyền Harmand xin về Pháp.
Từ đó việc binh nhung, việc cai trị và việc giao thiệp, ở cả tay thiếu tướng Courbet. Trong khi thiếu tướng còn phải sửa sang mọi việc và đợi quân tiếp ở Pháp sang thì quan ta đem quân về đánh Hải Dương, đốt cả phố xá. Quan Pháp nghi tỉnh thần thông với văn thân, bèn bắt đầy vào Côn Lôn.
Đến khi thiếu tướng tiếp được quân ở bên Pháp sang, số quân Pháp ở Bắc Kỳ bấy giờ được hơn 9000 người, thiếu tướng chia ra làm hai đạo, đem cả thủy bộ tiến lên đánh thành Sơn Tây. Đánh từ sáng ngày 13 đến hết ngày 16 mới hạ được thành. Quân Cờ Đen chống giữ hăng lắm, nhưng quân ta và quân Tàu thấy súng của Pháp bắn lên mạnh quá, đều bỏ thành rút lên mạn ngược, quân Cờ Đen cũng phải chạy theo. Trận ấy quân Pháp bị 83 người tử trận và 319 người bị thương.
9. Lấy thành Bắc Ninh.
Quân Pháp tuy đã lấy dược Sơn Tây, nhưng quân Tàu càng ngày càng sang đông, thiếu tướng phải chờ có quân tiếp thêm mới đi đánh chỗ khác. Bên Pháp lại sai một lữ đoàn174 sang Bắc Kỳ và sai lục quân trung tướng Millot sang làm thống đốc quân vụ thay cho hải quân thiếu tướng Courbet.
Ngày 16 tháng giêng năm Giáp Thân (1884), thống tướng Millot sang nhậm chức, thiếu tướng Courbet được thăng lên hải quân trung tướng và lại ra coi hải quân để giữ mặt bể. Bấy giờ quân Pháp cả thảy được hơn 1 vạn 6 nghìn người và 10 đội pháo thủ, chia làm 2 lữ đoàn. Một lữ đoàn ở bên hữu ngạn sông Hồng Hà thì đóng ở Hà Nội, có thiếu tướng Brière de l'Isle coi; một lữ đoàn ở bên tả ngạn sông Hồng Hà, thì đóng ở Hải Dương, có thiếu tướng De Négrier coi.
Bấy giờ con đường từ Hà Nội sang Bắc Ninh, chỗ nào cũng có quân Tàu và quân ta đóng. Thống tướng Millot bèn truyền lệnh cho thiếu tướng Brière de l'Isle đem quân qua sông Hồng Hà, rồi theo sông Đuống (tức là sông Thiên Đức) đi về phía đông. Còn toán quân của thiếu tướng De Négrier ở Hải Dương, đi tàu đến Phả Lại lên bộ, để tiếp vào với toán quân của thiếu tướng Brière de l'Isle, rồi cả thủy bộ theo sông Cầu (sông Nguyệt Đức) tiến lên đánh Bắc Ninh.
Hai bên khởi sự đánh nhau từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16, thì lấy được Đáp Cầu. Quân Tàu thấy quân Pháp chặn mất đường lên Lạng Sơn, bèn bỏ Bắc Ninh rút lên mạn Thái Nguyên. Tối ngày 16, thì quân Pháp vào thành Bắc Ninh. Trận ấy quân Pháp chỉ mất có 8 người và 40 bị thương mà thôi.
Thiếu tướng Brière de l'Isle đem quân lên đánh Yên Thế, rồi đến ngày 23 thì lên lấy thành Thái Nguyên.
10. Lấy Hưng Hóa. Hạ dược thành Bắc Ninh và thành Thái Nguyên rồi, quân Pháp quay về mạn sông Hồng Hà để đánh lấy Hưng Hóa và Tuyên Quang. Thiếu tướng Brière de l'Isle đem lữ đoàn thứ nhất theo con đường Sơn Tây lên Hưng Hóa, rồi dàn trận ở bên này sông Đà Giang. Hai bên khởi sự đánh nhau từ sáng ngày rằm tháng 3, đến 2 giờ chiều ngày hôm ấy thì quân Pháp sang sông ở chỗ gần địa hạt huyện Bất Bạt. Chín giờ sáng ngày 16, thì thiếu tướng De Négrier đem lữ đoàn thứ nhì tiếp đến, cả hai lữ đoàn cùng hợp lực tiến lên đánh. Quân Tàu và quân Cờ Đen thấy thế không chống được, bèn đốt cả phố xá, rồi bỏ thành Hưng Hóa rút lên mạn ngược. Còn bọn ông Hoàng Kế Viêm thì kéo lên mạn núi, rồi đi đường thượng đạo rút về Kinh. Trưa ngày 17 thì quân Pháp vào thành Hưng Hóa. Lập tức thiếu tá Coronnat đem một toán quân lên đánh phá đồn Vàng.
11. Lấy Tuyên Quang.
Lấy xong Hưng Hóa rồi, chỉ còn có thành Tuyên Quang là chỗ quân Cờ Đen còn đóng giữ. Thống tướng Millot bèn sai quân đem tàu đi dò xem sông Lô Giang tàu thủy lên được đến đâu. Đoạn rồi sai trung tá Duchesne đem đạo quân ở Hưng Hóa và một đội năm chiếc tàu binh lên đánh Tuyên Quang. Quân của trung tá Duchesne đóng ở Việt Trì khởi hành từ hôm mồng 3 tháng 5 đến ngày mồng 8 thì đến Tuyên Quang. Chỉ đánh độ một giờ đồng hồ thì quân Cờ Đen bỏ thành chạy.
12. Hòa ước Fournier.
Bấy giờ tuy các tỉnh ở mạn trung châu đất Bắc Kỳ đều thuộc về quan Pháp cai quản cả, nhưng quân Tàu còn đóng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và mạn Lào Kay. Bởi vậy chính phủ Pháp muốn dùng cách giao thiệp mà trang trải với nước Tàu, để chính phủ Tàu nhận cuộc bảo hộ của nước Pháp ở nước Nam cho xong. Lại nhân bấy giờ có hải quân trung tá Pháp tên là Fournier quen một người nước Đức tên là Détring làm quan bên Tàu coi việc thương chánh ở Quảng Đông. Détring vốn thân với quan tổng đốc Trực lệ là Lý Hồng Chương. Một hôm Détring gặp trung tá Fournier nói chuyện việc hòa với nước Tàu. Détring điện về cho Lý Hồng Chương biết. Hai bên đều có ý muốn hòa cho êm chuyện.
Chính phủ Pháp bèn sai trung tá Fournier lên Thiên Tân để cùng với Lý Hồng Chương nghị hòa. Đến ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân (1884), thì lập xong tờ hòa ước. Đại lược nói rằng nước Tàu thuận rút quân đóng ở Bắc Kỳ về, và từ đấy về sau chính phủ Tàu thuận nhận tờ giao ước của nước Pháp lập với nước Nam. Nghĩa là nước Tàu để cho nước Pháp được tự do xếp đặt mọi việc ở đất Việt Nam.
13. Hòa ước Patenôtre tháng 5 Giáp Thân (1884).
Tờ giao ước ký xong thì trung tá Fournier điện cho thống tướng Millot ở Bắc Kỳ biết sự hòa ước đã xong, mà quân Tàu ở Bắc Kỳ phải rút về.
Lúc bấy giờ công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre ở bên Pháp sang, đi qua đến Sài Gòn, chính phủ ở Paris điện sang sai ông ấy ra Huế sửa lại tờ hòa ước của ông Harmand đã ký ngày 23 tháng 7 năm Quý Mùi (1883).
Ông Patenôtre và ông Rheinart ra Huế cùng với Triều đình thương nghị mấy ngày, rồi đến ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân là ngày mồng 6 tháng sáu năm 1884, ông Patenôtre cùng với ông Nguyễn Văn Tường, ông Phạm Thuận Duật và ông Tôn Thất Phan ký tờ hòa ước mới. Cả thảy có 19 khoản, đại để thì cũng như tờ hòa ước của ông Harmand, chỉ đổi có mấy khoản nói về tỉnh Bình Thuận và 3 tỉnh ở ngoài đèo Ngang là Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa vẫn thuộc về Trung kỳ.
Tờ hòa ước ký xong, ông Rheinart ở lại làm Khâm sứ ở Huế, và ông Patenôtre hội cả các quan, bắt đem cái ấn của Tàu phong cho vua Việt Nam thụt, bễ nấu lên mà hủy đi, nghĩa là từ đó nước Nam thuộc về nước Pháp bảo hộ, chứ không thần phục nước Tàu nữa.
Hòa ước ký năm Giáp Thân là năm 1884, là hòa ước của Triều đình ở Huế ký với nước Pháp công nhận cuộc bảo hộ của Pháp và chia nước ra làm hai khu vực là Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tuy hai kỳ cũng thuộc về quyền bảo hộ của nước Pháp, nhưng mỗi kỳ có một cách cai trị khác. Về sau dần dần hòa ước năm 1884 cũng mất cả ý nghĩa, và thực quyền về chính phủ bảo hộ hết cả. Triều đình ở Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi.
Nước Việt Nam trước kia, từ Nam chí Bắc là một, có cái tính cách duy nhất hơn cả các nước khác. Văn hóa, lịch sử, phong tục, ngôn ngữ đều là một cả, mà nay thành ra ba xứ : Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ; mỗi kỳ có một chính sách riêng, luật lệ riêng như ba nước vậy. Thậm chí lúc đầu người kỳ này đi sang kỳ kia phải xin giấy thông hành mới đi được. Kỳ nghĩa là xứ, là khu trong một nước, chứ không có nghĩa là nước.
Một nước mà tam phân ngũ liệt ra như thế, thật là một mối đau lòng cho người Việt Nam là dân một nước đã có một lịch sử vẻ vang hàng mấy nghìn năm.
14. Việc Triều Chính ở Huế.
Triều đình lúc bấy giờ việc gì cũng do hai quan phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết định đoạt.
Tôn Thất Thuyết là người tính nóng nảy, dữ dội, ai cũng khiếp sợ. Nhưng tài năng thì kém, mà lại nhát gan, cho nên đa nghi và hay chém giết. Nguyễn Văn Tường là người ở Quảng Trị, thi đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 5, thật là một người có tài trí, giỏi nghề giao thiệp, nhưng chỉ có tính tham lam và lại tàn nhẫn.
Hai ông ấy chuyên giữ triều chính. Quan lại thì ở tay ông Tường, binh quyền thì ở tay ông Thuyết. Nhưng mà thường việc gì cũng do ở ông Thuyết xui khiến cả. Trong Triều từ hoàng thân quốc thích cho đến các quan, ai có điều gì trái ý hai ông ấy là bị giam ở chấp hay là chém giết cả.
Ông Thuyết thì mộ quan phản nghĩa để giữ mình, và thường hay tiếm dụng nghi vệ của vua; ông Tường thì chịu tiền hối lộ của những người Khách, cho chúng nó đem tiền sềnh, là một thứ tiền niên hiệu Tự Đức, mỏng và xấu, đúc ở bên Tàu đem sang, bắt dân phải tiêu. Ai không tiêu thì phải tội. Vả lúc ấy vua hãy còn trẻ tuổi chưa biết gì, cho nên hai ông ấy lại càng chuyên chế lắm nữa.
Vua Kiến Phúc lên ngôi vừa được hơn 6 tháng, đến ngày mồng 6 tháng 4 năm Giáp Thân (1884) thì phải bệnh mất 175, miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng Đế.
15. Vua Hàm Nghi.
Vua Kiến Phúc mất, đáng lẽ ra con nuôi thứ hai của vua Dực Tông là ông Chánh Mông lên nối ngôi thì phải. Nhưng Tường và Thuyết không muốn lập người lớn tuổi, sợ mình mất quyền, bèn chọn người con ông Chánh Mông là ông Ưng Lịch, mới 12 tuổi, lập lên làm vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.
Viên Khâm sứ Rheinart trước đã tư giấy sang cho Triều đình Huế rằng : Nam triều có lập ai làm vua, thì phải xin phép nước Pháp mới được. Nhưng Tường và Thuyết cứ tự tiện lập vua, không cho viên Khâm sứ biết.
Viên Khâm sứ thấy vậy, viết thư ra Hà Nội. Thống tướng Millot bèn sai chức tham mưu là đại tá Guerrier đem 600 quân và một đội pháo binh vào Huế, bắt Triều đình phải xin phép lập ông Ưng Lịch lên làm vua. Tường và Thuyết làm tờ xin phép bằng chữ nôm gửi sang bên Khâm sứ. Viên Khâm sứ không nghe, bắt phải làm bằng chữ nho. Đến ngày 27 tháng 6, đại tá và viên Khâm sứ đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Xong rồi quan Pháp lại trở ra Hà Nội.
CHƯƠNG XIII
Chiến Tranh Với Nước Tàu
1. Trận Bắc Lệ.
2. Đánh Phúc Châu và vây Đài Loan.
3. Trận đồn Chữ và đồn Kép.
4. Trận Yên Bạc.
5. Lấy thành Lạng Sơn.
6. Thành Tuyên Quang bị vây.
7. Mất thành Lạng Sơn.
8. Hòa ước Thiên Tân.
1. Trận Bắc Lệ.
Tại Bắc Kỳ thì quân Pháp tưởng là việc hòa ước với nước Tàu đã xong, chỉ còn đợi ngày quân Tàu rút về, thì lên thu nhận lấy thành Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Kay. Cứ theo tờ hòa ước của trung tá Fournier ký ở Thiên Tân, thì vào chừng rằm tháng 5 quân Tàu ở Lạng Sơn, Thất Khê và Cao Bằng phải rút về. Vậy đến cuối tháng 5, thì thống tướng Millot sai trung tá Dugenne đem 1000 quân lên thu lại các thành ấy. Ngày mồng một tháng 5 nhuận thì quân Pháp lên đến đồn Bắc Lệ. Khi quân Pháp sang sông Thương, thì quân Tàu bắn vào quân Pháp, phải 3 người bị thương. Được một chốc bên quân Tàu sai người đưa thư nói rằng đã biết có hòa ước, nhưng chưa được lệnh rút quân về, vậy xin hoãn lại 6 ngày để đợi lệnh Bắc Kinh. Trung tá Dugenne không chịu; đến quá trưa, trung tá cho người đưa thư sang bảo quân Tàu rằng : trong một giờ nữa mà quân Tàu không rút về thì quân Pháp cứ việc tiến lên. Đoạn rồi trung tá truyền lệnh tiến binh; đi được một lúc, thì quân Tàu phục hai bên đường bắn ra. Quân Pháp dàn trận đánh nhau đến tối. Sáng ngày hôm sau, quân Pháp thấy quân Tàu sắp vây cả bốn mặt, bèn rút quân về bên này sông Thương, để đợi quân cứu viện ở Hà Nội lên. Trận ấy quân Pháp bị 28 người tử trận, 46 người bị thương, còn những phu phen chết không biết bao nhiêu mà kể.
Thống tướng Millot tiếp được tin quân Pháp thua ở Bắc Lệ, liền sai thiếu tướng De Négrier đem 2 đại đội quân bộ, 2 đội pháo binh và một toán công binh đi đường Phủ Lạng Thương qua làng Kép, lên tiếp ứng cho trung tá Dugenne. Khi tiếp được quân của trung tá rồi, thiếu tướng Millot triệu thiếu tướng De Négrier về Hà Nội, để chờ lệnh và quân ở bên Pháp sang.
2. Đánh Phúc Châu và vây Đài Loan.
Chính phủ bên Pháp tiếp được sự khai chiến ở Bắc Kỳ, liền điện truyền cho hải quân trung tướng Courbet đem tàu sang đóng gần thành Phúc châu là tỉnh lị Phúc Kiến, và lại cho ông Patenôtre là công sứ Pháp ở Bắc Kinh đòi nước Tàu phải trả 250 triệu tiền binh phí về việc chiến tranh ở Bắc Kỳ. Chính phủ 2 nước thương thuyết mãi, đến ngày 29 tháng 6, thì chính phủ Pháp gửi tờ tối hậu thư đòi nước Tàu 80 triệu phật lăng tiền binh phí, hạn cho trả làm 10 năm. Đến ngày mồng ba tháng 7 năm Giáp Thân (1884), thì hải quân trung tướng được lệnh khởi sự đánh Phúc châu.
Trung tướng truyền lệnh cho các chiến thuyền bắn lên các pháo đài và phá các xưởng làm binh khí ở Phúc Châu, và lại đánh cả chiến thuyền của Tàu đóng ở trong sông Mân Giang. Trung tướng bắn phá ở Phúc Châu rồi đem binh thuyền ra vây đánh đảo Đài Loan.
Hải quân của Pháp vây Đài Loan và các cửa bể mãi đến tháng 6 năm Ất Dậu (1885), nước Tàu ký hòa ước rồi, mới thôi.
3. Trận Đồn Chũ và Đồn Kép.
Trong khi hải quân của Pháp đánh phá ở mặt bể, quân Tàu ở quảng Đông, Quảng Tây kéo sang Bắc Kỳ càng ngày càng nhiều, mà quân tiếp ứng của Pháp mãi không thấy sang, đến trung tuần tháng 7, thống tướng Millot bèn cáo bệnh xin về, giao quyền lại cho thiếu tướng Brière de l'Isle.
Được ít lâu, thiếu tướng Brière de l'Isle tiếp được 6 nghìn quân ở Pháp sang, số quân bấy giờ cả thảy được non 2 vạn người, thiếu tướng bèn chia ra làm 4 đạo để đi đánh quân Tàu và quân ta; thiếu tá Servière đem một đạo quân lên mạn Đông Triều; trung tá Donnier đem một đạo quân theo sông Lục Nam đến đánh đồn Chũ và đồn Đầm; trung tá Defoy đem một đạo quân lên mạn sông Thương; thiếu tá Mibielle và thiếu tướng De Négrier thì đóng đại đồn ở Lạng Thương. Ngày 20 tháng 8, quân Pháp tiến lên đóng đồn Chũ, đồn Bảo Lạc và đồn Kép. Quân Tàu chống lại được một ngày, mà quân hai bên đánh nhau ở đồn Kép hăng hơn cả. Quân Tàu chết có đến 2 000 người; còn bên quân Pháp thì thiếu tướng De Négrier bị thương ở chân, 27 người tử trận và 100 người bị thương. Quân Tàu chết hại mất nhiều người, phải bỏ đồn Kép, đồn Bảo Lạc và đồn Chũ chạy lui trở về.
Mạn đông bắc, quân Tàu đã lui, thiếu tướng Brière de l'Isle bèn sai đại tá Duchesne đem 700 quân lên đánh quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở mạn Tuyên Quang và lại sai trung tá Berger đem quân lên giữ Thái Nguyên.
4. Trận Yên Bạc.
Quân Tàu tuy đã thua ở đồn Chũ và đồn
Kép, nhưng vẫn còn đóng ở địa hạt Lạng Sơn và Quảng Yên. Đến trung tuần tháng 11, quân Tàu lại về đóng ở An Châu, thiếu tướng De Négrier đem quân bộ và quân pháo binh đi theo tả ngạn sông Lục Nam lên đánh quân Tàu ở núi Bóp. Quân Tàu chết đến hơn 600 người, quân Pháp thiệt hại mất 19 người tử trận và 65 người bị thương.
5. Lấy thành Lạng Sơn.
Đầu năm 1885 là quãng tháng 11 năm Giáp Thân, thiếu tướng Brière de l'Isle được thăng chức trung tướng và lại tiếp tục được hơn 1 000 quân ở bên Pháp sang. Qua tháng chạp ta, trung tướng mộ non 7 000 phu để tải đồ và đem 7 500 quân, chia ra làm 2 đạo để đánh Lạng Sơn. Đạo thứ nhất thì thuộc quyền thiếu tướng De Négrier, đạo thứ nhì thì thuộc quyền đại tá Giovanninelle.
Con đường đi từ Kép đến Lạng Sơn là đường hẻm trong núi, mà chỗ nào cũng có quân Tàu đóng, cho nên quân Pháp mới dùng kế đánh ngang từ đồn Chũ đánh lại, để lấy đồn Tuần Muội 176. Thiếu tướng De Négrier trước đã lên đồn Kép, dương thanh thế tiến binh, rồi lẻn về đồn Chũ đem quân qua đèo Vân, lấy đồn Đồng Sơn tức là đồn Sung, rồi sang lấy đồn Tuần Muội. Quân Tàu đang giữ ở mạn Bắc Lệ, thấy quân Pháp đã chặn mất đường về, liền rút quân chạy. Thiếu tướng De Négrier đem quân đánh tràn lên đến Lạng Sơn, trưa hôm 29 tháng chạp thì lấy được thành. Đánh từ ngày 25 đến 29 tháng chạp, quân Pháp thiệt mất 40 người tử trận và 22 người bị thương.
Lấy xong thành Lạng Sơn, quân Pháp nghỉ ngơi mấy ngày, rồi lại tiến lên đánh Đồng Đăng. Quân Tàu chạy phân làm hai ngả : một ngả chạy lên Thất khê, một ngả chạy lên ải Nam Quan về Tàu. Đến ngày mồng 8 tháng giêng năm Ất Dậu (1885), thì thiếu tướng De Négrier lên đến cửa Nam Quan, truyền phá ải quan, rồi trở về giữ Lạng Sơn.
6. Thành Tuyên Quang bị vây.
Khi quân Pháp đi đánh mặt Lạng Sơn, thì quân Tàu và quân Cờ Đen ở mạn sông Hồng Hà và sông Lô Giang lại kéo về đánh Tuyên Quang. Bấy giờ quân Pháp ở trong thành cả thảy độ hơn 600 người, thuộc quyền thiếu tá Dominé. Từ đầu tháng mười năm Giáp Thân (1884), quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã kéo về đóng ở gần phủ Yên Bình và phủ Đoan Hùng. Đến tháng 11 thì quân Tàu giữ các chỗ hiểm yếu, để chặn đường không cho quân Pháp ở trung châu lên tiếp ứng, rồi Lưu Vĩnh Phúc đem quân lên đánh thành Tuyên Quang; đánh mãi đến 15 tháng chạp mới vây được thành. Quân Cờ Đen dùng đủ kế dể phá thành, mà quân Pháp ở trong thành cũng cố hết sức để chống giữ.
Lúc ấy quân Pháp đã lấy được thành Lạng Sơn rồi, trung tướng Brière de l'Isle liền để thiếu tướng De Négrier ở lại giữ thành, đến ngày mồng 2 tết đem quân đi đường đồn Chũ về Hà Nội, rồi lập tức lên cứu Tuyên Quang. Ngày 13 tháng giêng năm Ất Dậu thì lên đến Đoan Hùng rồi sang sông Chảy. Quân Tàu và quân Pháp giao chiến từ đó cho đến ngày 16, mới giải được vây. Trận ấy quân hai bên thiệt hại cũng nhiều, nhưng quân Tàu không địch được quân Pháp, phải vội vàng giải vây mà rút lên mạn ngược.
7. Mất thành Lạng Sơn.
Thành Tuyên Quang vừa giải vây xong, thì ở Lạng Sơn lại khởi sự giao chiến. Quân Tàu tuy đã thua phải bỏ thành Lạng Sơn, nhưng quan đề đốc Quảng Tây là Phùng Tử Tài vẫn đóng đại đồn ở Long Châu, chực sang đánh lấy lại Lạng Sơn.
Ngày mồng 6 tháng 2 năm Ất Dậu (1885), quân Tàu sang đánh Đồng Đăng, thiếu tướng De Négrier đem quân lên cứu, rồi chực đánh sang Long Châu. Quân Pháp đánh trong 2 ngày, chết hại mất non 200 người. Đến mồng 8, thiếu tướng rút quân về Lạng Sơn, còn những người bị thương thì đem về đồn Chũ. Quân Pháp đóng ở Lạng Sơn bấy giờ có 35 000 người.
Ngày 13 thì quân Tàu tràn sang đánh Kỳ Lừa, thiếu tướng De Négrier bị thương nặng, phải giao quyền lại cho trung tá Herbinger để chống với quân địch. Nhưng bấy giờ quân Tàu sang đông quá, trung tá phải bỏ thành Lạng Sơn rút về Tuần Muội, rồi về đồn Chũ và đồn Kép.
Trung tướng Brière de l'Isle tiếp được tin bại trận ở Lạng Sơn, liền điện cho chính phủ Pháp để xin tiếp quân sang cứu viện, và lập tức đi tàu lên đồn Chũ để phòng sự chống giữ.
Quân Tàu lấy được Lạng Sơn rồi chia quân giữ các chỗ hiểm yếu, chứ không dám đuổi xa. Còn ở mạn sông Hồng Hà, thì quân Cờ Đen và quân của các quan cựu thần thì về đánh phá ở mạn gần Hưng Hóa và Lâm Thao.
8. Hòa Ước Thiên Tân.
Bên Pháp tiếp được điện tín của trung tướng Brière de l'Isle đánh về nói quân Pháp phải bỏ thành Lạng Sơn, thì lòng người náo động cả lên. Thủ tướng Jules Ferry phải từ chức. Chính phủ Pháp thấy sự chiến tranh không lợi bèn ký tờ giao ước đình chiến với nước Tàu. Rồi một mặt thì truyền lệnh cho sứ thần nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre lập tờ hòa ước với chính phủ Tàu; một mặt thì cho quân sang tiếp ứng Bắc Kỳ và sai trung tướng Roussel de Courcy làm Thống đốc quân dân sự vụ, trung tướng Warnel làm tham mưu tổng trưởng, cùng với thiếu tướng Jamont và thiếu tướng Prudhomme đem hai sư đoàn sang Bắc Kỳ.
Chính phủ Tàu thấy chiến tranh không có lợi, bèn thuận ký tờ hòa ước, và lập tức sai quan sang Hà Nội truyền lệnh cho quân Tàu phải rút về. Ngày 27 tháng 4 năm Ất Dậu (1883) là năm Quang Tự thứ 11, ông Patenôtre và ông Lý Hồng Chương ký tờ hòa ước, đại lược nói rằng nước Tàu nhận cuộc bảo hộ của nước Pháp ở nước Việt Nam, và lại hòa thuận buôn bán như cũ. Nước Pháp thì trả lại các chỗ mà hải quân đã chiếm giữ ở mặt bể, và thuận bỏ cái khoản tiền binh phí không đòi nữa. Ngày hôm quan hai nước ký tờ hòa ước ở Thiên Tân, thì hải quân trung tướng Courbet phải bệnh mất ở gần đảo Đài Loan. Hải quân của Pháp cũng chiếu theo điều ước mà rút quân về.
CHƯƠNG IV
Loạn ở Trung Kỳ
1. Thống tướng De Courcy vào Huế.
2. Triều đình chạy ra Quảng Trị.
3. Nguyễn Văn Tường ra thú.
4. Xa giá các bà Thái hậu về Khiêm Lăng.
5. Quân Cần vương.
6. Vua Đồng Khánh.
7. Thống tướng De Courcy phải triệt về.
8. Vua Hàm Nghi ở Quảng Bình.
9. Ông Paul Bert.
10. Lập Tổng đốc Toàn Quyền.
1. Thống Tướng De Courcy vào Huế.
Việc đánh nhau với Tàu xong, thì tức là cuộc bảo hộ ở nước Nam thành. Nhưng ở các nơi, những quan cũ ta còn chống nhau với quân Pháp, mà ở Huế thì Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế đủ mọi đường.
Tháng 9 năm Giáp Thân (1885), hai ông ấy đem ông Dục Đức giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ tội cho là thông mưu với giặc. Hai ông ấy lại mộ quân tập lính và lập đồn Tân Sở ở gần Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị, đem đồ báu ngọc vàng bạc ra đấy, phòng khi có việc gì thì đem quân ra đó để chống nhau với quân Pháp. Cũng vì các ông ấy có ý muốn kháng cự, cho nên quân Pháp đã chiếm giữ Mang Cá ở thành Huế và lại bắt bỏ súng đại bác ở trên thành đi.
Ngày 18 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), thống tướng De Courcy sang tới Bắc kỳ. Bấy giờ sự hòa ước với Tàu đã xong, bởi vậy thống tướng mới định vào Huế bắt Triều đình ta phải chịu quyền bảo hộ. Thống tướng đến Hà Nội đã nói chuyện với các người Pháp và những người Nam ra làm quan với Pháp, đã biết tình hình ở trong Huế là thế nào. Đến ngày 19 tháng 5 thì thống tướng đem non 500 quân đi tàu vào Huế. Triều đình cử hai quan đại thần theo viên Khâm sứ Pháp là ông De Champeaux ra đón thống tướng ở cửa Thuận An. Sáng hôm sau, thống tướng cho đòi hai quan phụ chính sang bên Khâm sứ để định việc vào yết kiến vua Hàm Nghi.
Hai ông ấy lúc bấy giờ còn đang lừng lẫy, việc Triều chính ở trong tay mình cả, mà thấy thống tướng làm sự đường đột như thế, cũng đã tức giận lắm, lại cứ như lời mấy ông quan cựu thần nói chuyện, thì ông Thuyết là quan văn làm tướng võ, nhưng hình dáng thì không được thanh tú : đầu thì trọc, người thì béo mà đen, cách đi đứng thì không được chững chạc, sự giao thiệp và đối đáp thì không sành. Xưa nay thì chỉ lấy quyền thế mà đè nén người ta, hơi một tí thì lấy sự chém giết làm oai. Đến khi phải ra theo lễ bang giao mà đối với một người tướng ngoại quốc như ông De Courcy thì trong bụng khiếp sợ không biết ra thế nào.
Ông Tường thì là một tay giao thiệp giỏi, lại có nhiều mưu cơ và tài nghề ứng biến, cho nên lúc ấy chỉ có một mình ông Tường sang ra mắt quan thống tướng De Courcy mà thôi, còn ông Thuyết thì cáo bệnh không sang. Thống tướng thấy vậy, bảo đau cũng phải khiêng sang.
Tôn Thất Thuyết thấy quan Pháp ra oai như thế, phần thì tức giận, phần thì sợ, lại nhân lúc bấy giờ mới có điềm động đất, mới nghĩ bụng rằng đấy là điềm trời xuôi khiến bèn quyết ý sửa soạn để đánh nhau.
Thống tướng De Courcy định đến hôm vào điện yết kiến vua Hàm Nghi, thì phải mở cửa chính, không những chỉ để quan nước Pháp đi mà thôi, nhưng lại phải để cả quân lính cùng đi vào cửa ấy. Triều đình thấy điều ấy trái với quốc lễ, xin để thống tướng đi cửa giữa, theo như sứ Tàu ngày trước, còn quân lính thì xin đi cửa hai bên, thống tướng nhất định không chịu.
2. Triều đình chạy ra Quảng Trị.
Trưa hôm 22 các quan ở Cơ Mật Viện sang Khâm sứ xin vào bàn định cho xong việc đi cửa chính, cửa bên, nhưng thống tướng De Courcy không tiếp. Bà Từ Dụ Thái Hậu sai quan đem đồ lễ vật sang tặng thống tướng, thống tướng cũng khước đi không nhận.
Các quan thấy thống tướng làm dữ dội như vậy, đều ngơ ngác không hiểu ra ý tứ gì mà khinh mạn Triều đình đến như thế. Tôn Thất Thuyết càng thấy thế càng lấy làm tức giận, thôi thì sống chết cũng liều một trận, họa may trời có giúp kẻ yếu hèn gì chăng? Ấy là lúc tướng sĩ lúc bấy giờ ai cũng tưởng như thế, cho đến mới định đến nửa đêm khởi sự phát súng bắn sang Khâm sứ và đánh trại lính của Pháp ở Mang Cá.
Chiều hôm ấy thống tướng làm tiệc đãi các quan Pháp. Tiệc vừa tan xong, thì súng ở trong thành nổ ra đùng đùng, rồi những nhà ở chung quanh dinh Khâm sứ cháy, lửa đỏ rực trời. Quân Pháp thấy bất thình lình nửa đêm quân ta đánh phá như vậy, chưa biết ra thế nào, chỉ yên lặng mà chống giữ. Đến sáng ngày 23 mới tiến lên đánh, thì quân ta thua chạy177. Nguyễn Văn Tường cho người vào điện tâu xin rước vua và các bà Thái Hậu tạm lánh lên Khiêm Lăng 178. Khi xa giá ra gần đến cửa hữu thì gặp Nguyễn Văn Tường đã chực sẵn để đi hộ giá, nhưng lệnh truyền cho Nguyễn Văn Tường ở lại để thu xếp mọi việc. Nguyễn Văn Tường vâng lệnh trở lại. Xa giá đi qua làng Kim Long, lên đến chùa Thiên Mụ, thì Tôn Thất Thuyết đem quân chạy đến truyền rước xa giá quay trở về Trường Thi 179.
Lúc bấy giờ vương tôn công tử, người đi ngựa, kẻ đi chân, dân gian thì trẻ cõng già, đàn bà dắt trẻ con, ai nấy chạy hốt hoảng tìm đường tránh cho khỏi chỗ binh đao.
Xa giá đến Trường Thi vào nghỉ được một lát, thì Tôn Thất Thuyết lại giục lên đường, nói rằng quân Pháp đã sắp đuổi tới. Tối ngày 23, xa giá vào nghỉ nhà một người bá hộ, sáng ngày 24 ra đi, đến tối mới tới thành Quảng Trị. Quan tuần phủ Trương Quang Đản 180 ra rước xa giá vào Hành cung và đặt quân lính để phòng giữ.
Trận đánh nhau ở Huế, quân Pháp mất 16 người và 80 người bị thương. Sách tây chép rằng quân ta chết đến vài nghìn người, còn bao nhiêu khí giới lương thực và hơn một triệu tiền của đều mất cả.
3. Nguyễn Văn Tường ra thú.
Tại Huế, cả buổi sáng hôm 23, quân Pháp chiếm lấy thành trì và giữ gìn các nơi. Còn quan ta, người thì đi theo xa giá, người thì ẩn nấp một nơi, chưa biết thế nào, chưa ai dám ra. Đến trưa hôm ấy, Nguyễn Văn Tường vào ăn cơm nhà ông giám mục Caspard, rồi nhờ ông ấy đưa ra thú với thống tướng De Courcy. Thống tướng cho Nguyễn Văn Tường ra ở Thương bạc viện, giao cho đại úy Schmitz và một toán lính Pháp phải coi giữ, và hẹn cho trong hai tháng phải làm thế nào cho yên mọi việc.
4. Xa giá các bà thái hậu về Khiêm Lăng.
Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước xa giá trở về Kinh để cho yên lòng người. Nhưng lúc ấy vua Hàm Nghi và tam cung là bà Từ Dụ Thái hoàng thái hậu, mẹ đức Dực Tông, bà Hoàng thái hậu là vợ đức Dực Tông và mẹ nuôi vua Dục Đức, bà Hoàng thái phi là vợ thứ đức Dực Tông và mẹ nuôi vua Kiến Phúc, bị Tôn Thất Thuyết gìn giữ, sớ của Nguyễn Văn Tường gửi ra vấn an, ông ấy đem giấu đi không cho vua biết. Ai cũng muốn xin rước xa giá lên Tân Sở, để lo liệu sự khôi phục. Đức Từ Dụ và hai bà Thái hậu nhất định không chịu đi.
Ngày 27, Tôn Thất Thuyết nghe tin có tàu Pháp sắp đến, bèn xin tam cung ở lại Quảng Trị và xin rước vua lên Tân Sở. Khi sắp đi, vua Hàm Nghi vào lạy ba bà Thái hậu : tình ly biệt, nỗi sầu thảm, kể sao cho xiết ! Vua đi khỏi độ một giờ đồng hồ, thì bọn nội giám đều trở lại nói rằng Tôn Thất Thuyết không cho đi. Đến ngày 28, thì tam cung mới tiếp được tin của Nguyễn Văn Tường ra nói xin rước xa giá trở về Huế, mọi việc đã thu xếp xong rồi. Bà Từ Dụ cho người đi rước vua trở lại để cùng về Huế, nhưng tìm mãi không biết vua ở đâu, chỉ tiếp được thư của Tôn Thất Thuyết gửi về nói Nguyễn Văn Tường phản trắc nọ kia, xin đừng có nghe. Nguời bàn đi, kẻ bàn lại, ai nấy phân vân chưa biết ra thế nào. Ngày 30 lại tiếp được sớ của Nguyễn Văn Tường ra giục xa giá trở về. Đức Từ Dụ mới quyết ý về Kinh, định ngày mồng 4 thì lên đường, sai quan tuần phủ Trương Quang Đản đem quân đi hộ giá. Đến chiều tối ngày mồng 5, xa giá các bà Thái hậu về đến Khiêm cung. Nguyễn Văn Tường dâng sớ lên thỉnh an và kể tình mọi việc.
Trong khi vua còn đi vắng, thống tướng De Courcy đặt ông Thọ Xuân lên làm giám quốc, giao quyền binh bộ thượng thư cho viên Khâm sứ De Champeaux, để bãi việc binh lính của ta đi, và gọi quan kinh lược ở Bắc kỳ là Nguyễn Hữu Độ và quan Tổng đốc Nam Định là Phan Đình Bình về cùng với Nguyễn Văn Tường coi việc cơ mật. Vì hai ông ấy ở Bắc Kỳ đã hiểu mọi việc và đã biết theo chính sách của bảo hộ, cho nên thống tướng đem về để thu xếp mọi việc cho chóng xong. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Hữu Độ không hợp ý nhau, Nguyễn Hữu Độ lại trở ra Bắc Kỳ.
5. Quân Cần Vương.
Tôn Thất Thuyết ở Quảng Bình làm hịch cần vương truyền đi các nơi, bởi vậy chỉ trừ những chỗ chung quanh Kinh thành ra, còn tự Bình Thuận trở ra cho đến Nghệ An, Thanh Hóa, chỗ nào sĩ dân cũng nổi lên, đổ cho dân bên đạo gây thành mối loạn, rồi đến đốt phá những làng có đạo. Sách tây chép rằng từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 8, dân bên đạo phải 8 ông cố và hơn 2 vạn người bị giết.
Thống tướng De Courcy thấy chỗ nào cũng có loạn cả, bèn trở ra Bắc Kỳ, hội các tướng lại để bàn sự đánh dẹp. Thống tướng đỉnh sai đại tá Pernot đem 1 500 quân ở Huế ra đuổi Tôn Thất Thuyết, lại sai thiếu tướng De Négrier đem một đạo quân đi từ Thanh Hóa dánh vào. Nhưng chính phủ ở Paris điện sang không cho thống tướng khởi sự dùng đại binh, và lại nhân lúc bấy giờ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có bệnh dịch tả, quân Pháp chết hại đến ba bốn nghìn người, bởi vậy cho nên việc dùng binh phải đình lại.
Tại Huế thì mãi không ai biết vua Hàm Nghi ở đâu. Triều đình thì mỗi ngày một rối, việc lập vua mới thì tuy rằng đã định rồi, nhưng còn lôi thôi chưa xong.
Đến ngày 27 tháng 7, vừa hết hạn 2 tháng của thống tướng De Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường, vả bấy giờ ở Bắc Kỳ lại có nhiều người ghét Nguyễn Văn Tường xin thống tướng đem trị tội. Bởi vậy sang ngày 28 thống tướng bắt quan nguyên Phụ chính Nguyễn Văn Tường, quan Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật và Tôn Thất Đính là thân sinh ra Tôn Thất Thuyết, đem đày ra Côn Lôn. Phạm Thận Duật đang đi tàu thì mất, phải ném xuống bể. Nguyễn Văn Tường thì sau lại phải đày ra hải đảo Tahiti ở Thái Bình Dương, được ít lâu cũng mất, cho đem xác về chôn ở quê nhà.
6. Vua Đồng Khánh.
Thống tướng De Courcy đày bọn Nguyễn Văn Tường đi rồi, đem Nguyễn Hữu Độ về cùng với Phan Đình Bình coi việc triều chính, sai Nguyễn Trọng Hợp ra quyền kinh lược ở Bắc Kỳ. Thống tướng lại sai ông De Champeaux lên Khiêm cung yết kiến đức Từ Dụ xin lập ông Chánh Mông là Kiên giang quận công lên làm vua.
Ngày mồng 6 tháng 8, ông Chánh Mông phải thân hành sang bên Khâm sứ làm lễ thụ phong, rồi làm lễ tấn tôn, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
Vua Đồng Khánh tính hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp; đình thần thì nhiều người đã biết theo chính sách của bảo hộ cho nên mọi việc trong Triều đều được yên ổn. Nhưng vua Hàm Nghi còn ở mạn Quảng Bình, kéo cờ nghĩa để chống nhau với quân Pháp, truyền hịch cần vương để mong đường khôi phục. Lúc bấy giờ, lòng người còn tưởng nhớ chúa cũ, cho nên từ tỉnh Bình Thuận trở ra, chỗ nào cũng có người nổi lên đánh phá để toan bề khôi phục.
Tại Quảng Nam thì bọn thân hào lập ra Nghĩa hội có quan sơn phòng sứ là Trần Văn Dự làm chủ, rồi những tỉnh Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận đều noi theo mà nổi lên. Tại Quảng Trị có các ông Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như, ở Quảng Bình có quan nguyên tri phủ là Nguyễn Phạm Tuân, ở Hà Tĩnh có cậu ấm Lê Ninh 181; ở Nghệ An có ông nghè Nguyễn Xuân Ôn và
quan sơn phòng sứ Lê Doãn Nhạ; ở Thanh Hóa có Hà Văn Mao, v.v.. Những người ấy đều xướng lên việc cần vương. đem quân đi hoặc chiếm giữ tỉnh thành, hoặc đánh lấy các phủ huyện, và đốt phá những làng có đạo. Tại ngoài Bắc thì các quan cựu thần là quan đề đốc Tạ hiện, quan tán tương Nguyễn Thiện Thuật tụ họp ở Bãi Sậy, rồi đi đánh phá ở mạn trung châu, còn ở mạn thượng du, thì ở chỗ nào cũng có quân giặc Tàu quấy nhiễu. Bởi vậy quân Pháp phải chia binh ra chống giữ các nơi.
7. Thống tướng De Cource phải triệt về.
Thống tướng De Courcy thấy ở ngoài Bắc có lắm việc, bên để thiếu tướng Prudhomme ở lại Huế, rồi ra Hà Nội kinh lý mọi việc. Nhưng vì thống tướng tính khắc khổ và đa nghi, cho nên công việc càng ngày càng khó thêm. Tại Pháp thì có nhiều người không muốn giữ đất Bắc Kỳ, có ý muốn bãi binh. Bởi vậy đến cuối năm 1885 là năm Ất Dậu, thủ tướng nước Pháp là ông Brisson xin nghị viện thuận cho lấy ra 75 triệu phật lăng để chi tiêu về việc Bắc Kỳ. Nghị viện đặt hội đồng để xét việc ấy. Hội đồng định rút quân về và chỉ cho 18 triệu phật lăng mà thôi. Đến khi đầu phiếu thì đảng theo chính phủ được 274 phiếu, và đảng phản đối với chính phủ được 270, nghĩa là đảng muốn giữ đất Bắc Kỳ chỉ hơn có 4 phiếu. Thủ tướng Brisson thấy trong nghị viện có nhiều người không hợp ý mình bèn xin từ chức.
Ông Freycinet lên làm thủ tướng, thấy thống tướng De Courcy ở bên nước Nam làm lắm việc lôi thôi, bèn điện sang triệt về Pháp, giao binh quyền lại cho trung tướng Warnel, và sai ông Paul Bert là quan văn sang sung chức thống đốc, để kinh lý mọi việc ở nước Nam.
8. Vua Hàm Nghi ở Quảng Bình.
Bấy giờ tuy ở Huế đã lập vua Đồng Khánh rồi, nhưng đảng cựu thần còn có nhiều người theo phò vua Hàm Nghi, quyết chí chống lại với quân Pháp. Quan Pháp bèn sai đại tá Chaumont đem quân ra đóng ở thành Quảng Bình, để chặn đường không cho đảng Tôn Thất Thuyết thông với Bắc Kỳ. Nhưng ở mạn Thanh Hóa, Nghệ An, bọn văn thân đánh phá rất dữ. Đại tá Chaumont bèn để đại tá Grégoire ở lại giữ thành Quảng Bình, rồi trở về Đà Nẵng lấy thêm binh và tàu chiến đem ra đóng ở thành Nghệ An, chia quân đi tuần tiễu các nơi.
Tôn Thất Thuyết thấy thế không chống nổi quân Pháp bèn bỏ vua Hàm Nghi ở lại đồn Vé, thuộc huyện Tuyên Hóa (tên cũ là Qui Hợp Châu) tỉnh Quảng Bình, rồi cùng với đề đốc Trần Xuân Soạn đi đường thượng đạo, nói rằng sang cầu cứu bên Tàu 182.
Vua Hàm Nghi bấy giờ phải ẩn nấp ở vùng huyện Tuyên Hóa có các con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cùng với đề đốc Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân183, hết sức giữ gìn và đem quân đi đánh phá ở mạn Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Tháng giêng năm Bính Tuất (1886), trung tá Mignot đem quân ở Bắc kỳ vào Nghệ An, rồi chia làm hai đạo : một đạo thì thiếu tá Pelletier đem lính tập theo sông Ngàn sâu vào mạn Tuyên Hóa; một đạo thì trung tá Mignot tự đem quân đi đường quan lộ vào giữ thành Hà Tĩnh, rồi vào đóng ở sông Gianh.
Tại Huế lại sai trung tá Metzniger đem một toán quân ra tiếp ứng các đạo. Quân Pháp đóng ở chợ Đồn và ở Minh Cầm, rồi trung tá Metzniger đem ông cố Tortuyaux đi làm hướng đạo để lên lấy đồn Vé. Thế quân Pháp tiến lên mạnh lắm, quân văn thân chống lại không nổi, phải tan cả.
Nhưng qua sang tháng hai, ở ngoài Bắc Kỳ có việc, vả lại viên thống dốc Paul Bert đã sang đến nơi, chính sách đổi lại cả, cho nên mới triệt các đạo quân về, chỉ đóng giữ ở Quảng Khê, ở Roon và ở chợ Đồn mà thôi. Quân văn thân thấy quân Pháp rút về, lại trở về đóng ở các đồn cũ.
9. Ông Paul Bert.
Ngày mồng 5 tháng 3 năm Bính Tuất (1886), viên thống đốc Paul Bert sang đến Hà Nội. Lập tức đặt phủ Thống sứ ở Bắc kỳ và sở kiểm soát về việc tài chính. Đến cuối tháng 3 thì thống đốc vào yết kiến vua Đồng Khánh ở Huế, và xin lập nha Kinh lược ở Bắc Kỳ, cho quan Kinh lược đại sứ được quyền cùng với phủ Thống sứ tự tiện làm mọi việc. Vì rằng ở ngoài Bắc vào đến Huế đường xá xa xôi, có việc gì phải tâu bẩm vào Bộ mất nhiều ngày giờ lắm, bởi vậy xin cho được tự tiện làm việc, rồi trong một năm độ vài kỳ đem các việc tâu về vua biết.
Thống đốc Paul Bert ở Huế đến cuối trung tuần tháng 4 lại ra Hà Nội, rồi một mặt thì lo đánh dẹp, một mặt thì mở Pháp Việt học đường, lập Thương nghiệp cục, đặt lệ đồn điền. Chủ ý của thống dốc là muốn khai hóa đất Bắc Kỳ cho chóng được thịnh lợi. Nhưng cũng vì thống đốc phải lo nghĩ
Chính phủ Pháp sai ông Bihourd sang lĩnh chức thống dốc Pháp thay ông Paul Bert.
10. Lập Tổng Đốc Toàn Quyền Phủ.
Nước Pháp đã lấy đất Nam Kỳ, lập bảo hộ ở nước Cao Miên, rồi lập bảo hộ ở đất Bắc Kỳ và ở Trung Kỳ, mở ra một cuộc thuộc địa lớn ở Viễn đông này; nhưng buổi đầu thì mỗi xứ có một chức thủ hiến để coi riêng việc chính trị. Đến năm Đinh Hợi (1887), chính phủ nước Pháp mới đặt phủ Tổng đốc toàn quyền để điều khiển việc chính trị cả mấy xứ ở nước ta và nước Cao Miên. Tháng 10 năm Đinh Hợi (15 tháng 11 - 1887), thì viên Tổng đốc toàn quyền mới, tức là viên Tổng đốc toàn quyền trước nhất, là ông Constant sang nhận chức ở Sài Gòn.
Từ đó ở các nơi như Nam Kỳ thì có viên Thống đốc, Trung Kỳ và Cao Miên thì mỗi nơi có viên Khâm sứ, Bắc kỳ và Lào thì mỗi nơi có viên Thống sứ đứng đầu coi việc cai trị trong hạt; những việc gì quan hệ đến chính sách cả toàn cảnh thì phải theo lệnh viên Tổng đốc toàn quyền mà thi hành.
CHƯƠNG XV
Việc Đánh Dẹp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ
1. Việc đánh dẹp ở các nơi
2. Vua Đồng-khánh ra Quảng-Bình
3. Hoàng kế Viêm ra quân thử mạn Quảng-Bình
4. Lập đồn Minh-cầm
5. Vua Hàm-nghi bị bắt
6. Vua Thành-Thái
7. Sự đánh dẹp ở Bắc-kỳ
8. Việc Phan đình Phùng
9. Lòng yêu nước của người Việt-nam
1. Việc đánh dẹp ở các nơi.
Trong khi thống-đốc Paul Bert xếp- đặt mọi việc ở Bắc-kỳ, thì ở Trung-kỳ quân Cần-vương ở các tỉnh vẫn đánh phá. Quân Pháp phải tìm cách mà đánh-dẹp cho yên. ở mạn Bình-thuận, Phú-yên thì thiếu-tá De Lorme và viên Công-sứ Aymonier cùng với Trần bá Lộc đem lính tây và lính ở Nam-kỳ ra đánh-dẹp. Trần bá Lộc dùng cách dữ- dội, chém giết rất nhiều, bởi vậy đất Bình-thuận không bao lâu mà yên; rồi đem quân ra dẹp đảng văn-thân ở Phú-yên và Bình-định, bắt được cử-nhân Mai xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn đức Nhuận đem chém. Từ tháng 6 năm bính-tuất (1886) đến tháng 6 năm đinh-hợi (1887), thì những tỉnh ở phía nam đất Kinh-kỳ đã dẹp yên.
2. Vua Đồng Khánh ra Quảng Bình . Đất Trung-kỳ từ Quảng-trị trở ra chưa được yên. Vua Đồng-khánh bèn định ra tuần thú mặt bắc, để dụ vua Hàm-nghi và những quan đại thần về cho yên việc đánh-dẹp. Quân Pháp sai đại-úy Henry Billet đi hộ-giá.
Ngày 16 tháng 5 năm bính-tuất (1886), xa-gía ở Kinh đi ra, mãi đến cuối tháng 7 mới tới Quảng-bình. Xa-gía đi đến đâu thì đảng cựu thần vẫn không phục, cứ đem quân đến chống-cự, cho đến việc vua đi tuần-thú lần ấy, không có kết-qủa gì cả. Ra đến Quảng-bình thì vua Đồng-khánh yếu, ở được vài mươi ngày rồi phải xuống tầu đi đường hải đạo trở về Huế.
3. Hoàng Kế Viêm Ra Quân Thử Mạn Quảng Bình. Vua Đồng-khánh về Huế được vô sự. Đến tháng 9 vua khai phục nguyên hàm cho Hoàng kế Viêm và phong cho làm Hữu-trực-kỳ An-phủ kinh-lược đại-sứ, được quyền tiện-nghi hành-sự, để ra Quảng-bình dụ vua Hàm-nghi và các quan cựu thần về. Trong tờ dụ của vua Đồng-khánh ban cho Hoàng kế Viêm đại-lược nói rằng: Nếu vua Hàm nghi mà thuận về, thì sẽ phong cho làm làm Tổng-trấn ba tỉnh Thanh-hóa, Nghệ-an và Hà-tĩnh, và lại cấp cho bổng lộc theo tước vương. Các quan cựu-thần như các ông Trương văn Ban, Nguyễn Trực, Nguyễn Chư, Lê mô Khải, Nguyễn nguyên Thành, Phạm trọng Mưu, Nguyễn xuân Ôn, Lê doãn Nha, Ngô xuân Quỳnh, ai về thú thì được phục nguyên chức, cho vào làm quan ở các tỉnh từ Quảng-trị trở vào. Còn như các ông Trần xuân Soạn, Nguyễn phạm Tuân, Phan đình Phùng mà có chịu về thì sẽ tha những điều lỗi trước, và sẽ phong cho làm chức hàm khác. Những điều ấy đã bàn với viên Thống-đốc Paul Bert, hai bên đã thuận cho như thế, quyết không sai lời.
Bấy giờ quân của quan Đề-đốc Lê Trực đóng ở mạn Thanh-thủy , thuộc huyện Tuyên-chánh; quân của Tôn-thất Đạm là con Tôn-thất Thuyết thì đóng ở ngàn Hà-tĩnh, về hạt Kỳ-anh và Cẩm-xuyên. Còn Tôn-thất Thiệp và Nguyễn phạm Tuân thì phò vua Hàm-nghi ở mạn huyện Thanh-hóa.
Ông Hoàng kế Viêm ra Quảng-bình, sai người đi dụ ông Lê Trực về. Nhưng các ông ấy cứ nhất thiết không chịu , chỉ có bọn thủ-hạ lác đác vài người ra thú mà thôi. Bởi vậy, việc Hoàng kế Viêm ra kinh-lược cũng không thành công, cho nên đến tháng 5 năm đinh-hợi (1887), lại phải triệt về.
4. Lập Đồn Minh Cầm.
Triều-đình ở Huế thấy dùng cách phủ-dụ không được, bèn lấy quyền cho người Pháp tìm kế đánh-dẹp.
Người Pháp cũng biết là thế-lực của đảng vua Hàm-nghi chẳng được bao nhiêu, cốt tìm đường mà chiếm dần địa-thế và mua chuộc những đứa làm tay trong, thì tất thế nào rồi cũng trừ hết được, bởi vậy cho nên không dùng đến đại binh.
Trước đại-úy Mouteaux ở Quảng-bình đã cùng với ông cố Tortuyaux đem quân đi đánh lấy đồn của Lê Trực ở Thanh-thủy, nhưng quân của ông ấy vẫn không tan, cứ đành phá mãi. Đến tháng giêng năm đinh-hợi (1887), đại-úy Mouteaux đem quân lên lập đồn Minh-cầm đóng ở mé trên Thanh- thủy. Đại-úy vẫn biết ông Lê Trực là người có nghĩa-khí, và trong khi hai bên chống cự với nhau không bao giờ ông ấy làm điều tàn-ác, cho nên đại- úy vẫn có ý trọng lắm. Trước đã cho người đưa thư lên dụ ông ấy về thú. Ông ấy phúc thư lại rằng: "Tôi vì vua, vì nước, chết sống cũng một lòng làm cho hết việc bổn-phận, chứ không dám tham sự sống mà quên việc nghĩa".
Từ khi quân Pháp đóng đồn ở Minh-cầm, các ông Lê Trực và Nguyễn phạm Tuân phải lui lên mé trên. Ông Lê Trực thì ra mạn Hà-tĩnh, Ông Nguyễn phạm Tuân thì lên đóng ở làng Yên-lộc về phía sông Gianh.
Qua tháng 3, nhờ có do thám, biết chỗ ông Nguyễn phạm Tuân đóng, đại-úy Mouteaux bèn đem quân lên vây làng Yên-lộc, bọn ông Nguyễn phạm Tuân, trong khi bất ý, đều bị bắt cả. Ông Nguyễn phạm Tuân phải đạn bên cạnh sườn, sống được mấy ngày thì mất.
Quân Pháp tuy đã trừ được ông Nguyễn phạm Tuân nhưng ông Lê Trực hãy còn, và vẫn chưa biết rõ vua Hàm-nghi ở chỗ nào, sau có những người ra thú, mách rằng muốn bắt vua Hàm-nghi thì mưu với tên Trương quang Ngọc. Tên ấy là người bản-xứ ở đấy và từ khi vua ra ở vùng ấy nó được vào hầu cận, và lại là một đứa khí-độ tiểu-nhân, thì chắc có lẽ mua chuộc nó được. Đại-úy định tìm cách để thông với tên Ngọc, cho người đi do-thám, biết được tên Ngọc hiện đóng ở làng Chà-mạc, bèn đem quân lên vây làng ấy. Nhưng khi lên đến nơi, tên Ngọc thấy động, chạy thoát được. Đại-úy sai tìm trong làng chỉ thấy có một bà lão, đại-úy bèn đưa cái thư viết cho tên Ngọc, nhờ bà lão ấy đưa cho nó, rồi rút quân về đồn Minh-cầm.
Được mấy hôm kỳ-dịch những làng mé trên về thú ở đồn Minh-cầm, đại-úy đưa cho chánh-tổng những dân ấy mấy lạng thuốc phiện và mấy bì gạo trắng để gửi cho tên Ngọc và nhờ bảo nó dỗ vua Hàm-nghi về. Tên Ngọc nhận những đồ ấy và trả lời xin hết lòng giúp người Pháp, nhưng cần phải để thong thả, sợ việc tiết-lộ ra thì không thành.
Từ đó việc bắt vua Hàm-nghi chỉ trông-cậy vào tên Ngọc. Nhưng bấy giờ có người con thứ Tôn-thất Thuyết là Tôn-thất Thiệp giữ-gìn vua Hàm- nghi một cách nghiêm-mật qúa. Tôn-thất Thiệp thề sống chết không để cho quân Pháp bắt vua được. Bởi vậy, hễ ai nói đến sự về thú thì bắt chém ngay, cho nên bọn tên Ngọc tuy đã nhị tâm, nhưng chưa dám hạ thủ.
ở mé ngoài, thì các ông Lê Trực và Tôn-thất Đạm, nay đánh chỗ này mai phá chỗ kia mà không sao bắt được. Đại-úy Mouteaux đánh đuổi lâu ngày nhọc-mệt, bèn xin về Pháp nghỉ.
5. Vua Hàm Nghi Bị Bắt . Qua tháng giêng năm mậu-tí (1888), viên đại-tá coi đạo quân ở Huế ra Quảng-bình, rồi chia quân đi tuần-tiễu, để tìm vua Hàm-nghi và đuổi bắt ông Lê Trực và ông Tôn-thất Đạm. Đến tháng 9 năm ấy, quân lính mỏi-mệt mà không thành công được. Quân Pháp đã toan rút về giữ những đồn ở gần mạn bể, bỗng dưng có tên suất-đội Nguyễn đình Tinh hầu cận vua Hàm-nghi ra thú ở đồn Mang-cả, phía trên đồn Minh- cầm, và khai rõ tình-cảnh cùng chỗ vua đóng. Người Pháp bèn sai tên Tinh đem thư lên dụ tên Ngọc về. Được mấy hôm tên Ngọc và tên Tinh về tình- nguyện xin đi bắt vua Hàm-nghi.
Người Pháp truyền cho bọn tên Ngọc phải làm thế nào bắt sống được vua Hàm-nghi, còn những người khác hễ ai chống cự, thì cứ giết đi.
Ngày 26 tháng 9, tên Ngọc và tên Tinh đem hơn 20 đứa thủ hạ, người ở làng Thanh-lang và Thanh-cuộc lên vây làng Tả-bảo 184
là chỗ vua Hàm-nghi đóng. Đến độ nửa đêm, khi chúng nó sông vào, thì Tôn-thất Thiệp còn đang ngủ, hoảng hốt cầm gươm nhảy ra, thì chúng đâm chết. Vua Hàm-nghi trông thấy tên Ngọc làm phản như vậy, cầm thanh gươm đưa cho nó và bảo rằng: "Mày giết tao đi, còn hơn đưa tao về nộp cho Tây". Ngài vừa nói dứt lời, thì bọn chúng nó có một đứa lẻn ra sau lưng ôm quàng lấy ngài rồi dựt thanh gươm ra. Từ khi ngài bị bắt rồi, ngài không nói năng gì nữa.
Sáng ngày hôm sau, bọn tên Ngọc võng ngài ra đến bến Ngã-hai, rồi đem xuống cái bè, đi mất hai ngày mới về đến đồn Thanh-lang, nộp cho viên đại-úy coi đồn ấy là ông Boulangier. Đại-úy lập tức đem ngài về đồn Thuận- bài đóng ở tả-ngạn sông Gianh, gần chợ đồn.
Vua Hàm-nghi bấy giờ đã 18 tuổi, quan Pháp lấy vương- lễ mà tiếp- đãi. Tuy vậy ai hỏi gì, ngài cũng không nói, chỉ nhất-thiết chối rằng mình không phải là vua.
Nhưng đến lúc vào trong buồng ngồi một mình, thì hai hàng nước mắt chứa-chan, buồn vì nỗi nước đổ nhà tan, thân mình phải nhiều nỗi gian- truân.
Người Pháp đem vua Hàm-nghi xuống tầu về Thuận-an, rồi đem sang để ở bên xứ Algérie, là xứ thuộc-địa của nước Pháp, ở phía bắc châu A- phi-ly-gia, mỗi năm cấp cho 2 vạn rưỡi phật-lăng 185 .
Tên Trương quang Ngọc được hưởng hàm lĩnh-binh, tên Nguyễn đình Tinh cũng được thưởng hàm quan võ. Còn bọn thủ-hạ, đứa thì được thưởng hàm suất-đội, đứa thì được thưởng mấy đồng bạc.
Tôn-thất Đạm ở ngàn Hà-tĩnh, nghe tin vua Hàm-nghi bị bắt, bèn hội cả bọn tướng sĩ lại, truyền cho ra thú để về làm ăn, rồi viết hai bức thư: một bức để dâng vua Hàm-nghi, xin tha lỗi cho mình làm tôi không cứu được vua, và một bức gửi cho thiếu-tá Dabat, đóng ở đồn Thuận-bài xin cho bọn thủ-hạ ra thú. Viết xong thư rồi, Tôn-thất Đạm nói rằng: "Bây giờ người Pháp có muốn bắt ta thì vào tìm thấy mả ta ở trong rừng!". Đoạn rồi thắt cổ mà tử-tận 186 .
Ông Tôn-thất Thuyết làm đại-tướng mà cư-xử ra một cách rất hèn- nhát không đáng làm người trượng-phu chút nào. Nhưng hai người con thì thật là bậc thiếu-niên anh-hùng, có thể che được cái xấu cho cha vậy.
Quan đề-đốc Lê Trực cũng đem hơn 100 quân ra thú ở đồn Thuận- bài. Triều-đình ở Huế xem cái tờ xin ra thú, thấy lời-lẽ của quan đề-đốc cũ nói khảng-khái, không được khiêm-tốn, có ý bắt tội, nhưng người Pháp thấy là một người trung-nghĩa, có lòng qúi-trọng, tha cho về yên nghiệp ở nhà.
Ông Tôn-thất Đạm và ông Lê Trực là người phản-đối với nước Pháp lúc bấy giờ, nhưng các ông ấy vì việc nước mà hết lòng làm việc bổn-phận cho nên người Pháp cũng biết lượng tình mà thương-tiếc. Sau ông Lê Trực về ở làng Thanh-thủy, thuộc huyện tuyên-hóa, tỉnh Quảng-bình, người Pháp thường vẫn đi lại thăm-nom và có ý kính-trọng lắm. Người bản-quốc thấy vậy, ai cũng lấy làm cảm phục.
6. Vua Thành Thái . Ngày 27 tháng chạp năm mậu-tí là ngày 28 tháng giêng năm 1888, vua Đồng-khánh phải bệnh mất, thọ 25 tuổi, làm vua được 3 năm, miếu hiệu là Cảnh-tông Thuần-hoàng-đế.
Bấy giờ ông Rheinard lại sang làm Khâm-xứ ở Huế, thấy con vua Đồng-khánh còn nhỏ, và lại nhớ ông Dục-đức ngày trước, khi vua Dực-tông hày còn, thường hay đi lại với người Pháp, bởi vậy viêm Khâm-xứ nghĩ đến tình cũ mà truyền lập ông Bửu Lân là con ông Dục-dức lên làm vua.
Ông Bửu Lân bấy giờ mới lên mười tuổi, đang cùng với mẹ phải giam ở trong ngục. Triều-đình vào rước ra, tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Thành-thái, cử ông Nguyễn trọng Hợp và ông Trương quang Đản làm Phụ- chính.
7. Sự đánh dẹp ở Bắc Kỳ . Khi nhà Thanh bên Tầu đã ký hòa-ước với nước Pháp ở Thiên-tân rồi, quân Tầu ở nước ta rút về. Nhưng các cựu- thần như quan Tán-tương quân-vụ là Nguyễn thiện Thuật và quan Đề-đốc Tạ Hiện còn giữ ở vùng Bãi-sậy thuộc Hải-dương cùng với các thổ-hào như Đốc Tít ở vùng Đông-triều; Đề Kiều ở vùng Hưng-hóa; Cai Kinh, Đốc Ngữ ở vùng Phủ-lạng-thương và Yên-thế; Lương tam Kỳ, dư đảng cờ đen, ở vùng chợ Chui đều nổi lên tương ứng với nhau mà đánh phá. Lúc ấy quan quyền kinh-lược-sứ là ông Nguyễn trọng Hợp cử quan quyền Tổng-đốc Hải-dương là Hoàng cao Khải làm chức Tiểu-phủ-sứ đi đánh-dẹp ở vùng Bãi-sậy.
Hoàng cao Khải đem quân đi đánh riết mấy mặt. Bọn văn-thân người thì tử trận, người thì bị bắt. Nguyễn thiện Thuật chạy sang Tầu, sau mất ở Nam-ninh, thuộc quảng-tây. Đốc Tít ra hàng, phải đầy sang ở thành Alger, bên Algérie. Đề Kiều và Lương tam Kỳ ra thú được ở yên. Cai Kinh bị bắt, Đốc Ngữ ra thú, Hoàng hoa Thám ở Yên-thế cũng ra thú, được giữ ở vùng ấy, mãi đến năm 1909 mới bị đánh đuổi, đến năm 1912 mới bị giết.
Hoàng cao Khải đi đánh-dẹp có công, về được chính-phủ bảo-hộ cho lãnh chức Bắc-kỳ Kinh-lược-sứ.
8. Việc Phan Đình Phùng . Từ năm kỷ-sửu (1889) là năm Thành- thái nguyên-niên cho đến năm qúy-tị (1893) là năm Thành-thái ngũ-niên, đất Trung-kỳ không có việc gì quan-hệ lắm. Các quan cựu-thần, người thì về thú, người thì ẩn-nấp ở chỗ sơn-lâm. Riêng ông Phan đình Phùng thì về ở đồn điền ở Vũ-quang về phía bắc huyện Hương-khê, thuộc tỉnh Nghệ-tĩnh, rồi cho người đi sang Tầu, sang Tiêm, học đúc súng đúc đạn, để đợi ngày khởi sự.
Ông Phan đình Phùng người tỉnh Hà-tĩnh, thi đỗ đình-nguyên về đời vua Dục-tông, quan làm đến chức ngự-sử bị bọn quyền-thần là Nguyễn văn Tường và Tôn-thất Thuyết cách chức đuổi về. Sau ông ấy đứng đầu đảng văn-thân để chống cự với quân Pháp. Ông không những là một người có tài văn-chương mà thôi, mà lại là một nhà có thao-lược, sửa-sang quân-lính có cơ-ngũ, luyện-tập tướng-sĩ có kỷ-luật, cho nên đại-úy Gosselin làm quyển sách "Empire d Annam" có khen rằng: "Quan Đình-nguyên Phan đình Phùng có tài kinh-doanh việc quân-binh, biết luyện-tập sĩ-tốt theo phép Thái-tây, áo-quần mặc một lối, và đeo súng kiểu 1874, những súng ấy là súng của người quan Đình-nguyên đúc ra thật nhiều mà máy-móc cũng hệt như súng Pháp chỉ vì lòng súng không xẻ rãnh, cho nên đạn không đi xa được".
Đến cuối trung-tuần tháng 11 năm qúi-tị (1893), ông sai người đến vây nhà tên Trương quang Ngọc ở làng Thanh-lang, huyện Tuyên-hóa, bắt tên Ngọc chém lấy đầu để báo-thù về việc tên ấy làm sự phản-ác. Từ đó quân của quan Đình-nguyên vẫy-vùng ở mạn Hương-khê, đảng văn-thân cũ lại về tụ họp ở đấy.
Bấy giờ người Pháp không muốn dùng đại binh sợ náo-động lòng người ở bên Pháp, cho nên chỉ sai quan đem lính tập đi đánh. Đánh từ cuối năm qúi-tị (1893) cho đến cuối năm ất-mùi (1895) ngót 2 năm trời mà không dẹp yên được, quân-lính chết hại cũng nhiều. Bên Bảo-hộ cũng đã tìm đủ mọi cách, như bảo Hoàng cao Khải viết thư dụ Phan đình Phùng về hàng cho xong cũng không được. Sau cùng Triều-đình ở Huế thấy việc dai- dẳng mãi không yên, mới xin chính-phủ Bảo-hộ để sai quan Tổng-đốc Bình- định là Nguyễn Thân làm Khâm-mạng tiết-chế quân-vụ đem quân ra tiễu- trừ. Ông Phan đình Phùng lúc bấy giờ tuổi đã già, mà thế-lực mỗi ngày một kém, lại phải nay ẩn chỗ này, mai chạy chỗ kia, thật là lao-khổ vô cùng, bởi vậy khi Nguyễn Thân đem quân ra đến Hà-tĩnh, thì ông đã phải bệnh mất rồi. Nguyễn Thân sai người đuổi đánh tìm thấy mả, đào lấy xác đem về xin người Pháp cho đem đốt lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn đi. Có người nói rằng việc ấy tuy Nguyễn Thân trước định thế, nhưng sau lại cho đem chôn, vì muốn để làm cái tang-chứng cho đảng phản-đối với chính-phủ Bảo-hộ là quan Đình Nguyên đã mất rồi. Từ đó đảng văn-thân tan-vỡ; ai trốn đi mất thì thôi, ai ra thú thì phải về Kinh chịu tội.
Nguyễn Thân về Kinh được thăng làm Phụ-chính thay ông Nguyễn trọng Hợp về hưu.
9. Lòng yêu nước của người Việt Nam.
Người Việt-nam vì hoàn-cảnh, vì tình thế bắt-buộc phải im hơi lặng tiếng, nhưng lòng ái quốc mỗi ngày một nồng-nàn, sự uất-ức đau-khổ mỗi ngày một tăng thêm. Cho nên cứ cách độ năm bẩy năm lại có một cuộc phiến-động, như sau việc Phan đình Phùng rồi, có việc Kỳ-đồng và việc Thiên-binh vào khoảng 1897-1898 ở vùng Thái-bình, Hải-dương, Bắc-ninh v.v... Vào quãng năm 1907 ở Hà-nội có việc Đông-kinh nghĩa-thục. Lúc ấy có những người chí sĩ như Phan bội Châu, Phan chu Trinh, người thì không sợ tù tội, đứng lên tố-cáo sự tham- nhũng của bọn quan-lại, người thì ra ngoại-quốc bôn-ba khắp nơi để tìm cách giải-phóng cho nước. Năm 1908, ở Trung-Việt vùng Nghệ-Tĩnh và Nam- Nghĩa có việc dân nổi lên kêu sưu. ở Hà-nội thì có việc đầu-độc lính Pháp, rồi ở Thái-nguyên, Hoàng hoa Thám lại nổi lên đánh phá .
Khi bên Âu-châu có cuộc đại-chiến thì bên ta lại có việc đánh-phá ở Sơn-la và Sầm-nứa và việc vua Duy-tân mưu sự độc-lập, bị bắt đầy sang ở đảo Réunion. Thế là nước Việt-nam bấy giờ có ba ông vua bị đầy: vua Hàm- nghi đầy sang xứ Algérie, vua Thành-thái và vua Duy-tân đầy sang ở đảo Réunion.
Sau cuộc chiến lần thứ nhất, có toàn lính khố xanh nổi lên đánh Thái-nguyên do Đội Cấn và ông Lương ngọc Quyến làm đầu. Năm 1927, ở vùng Nghệ-tĩnh có cuộc phiến-động gây ra bởi đảng Cộng-sản do Nguyễn ái Quốc cầm đầu. Đến năm 1930, ở Bắc Việt có cuộc cách-mệnh của Quốc- dân-dảng, có Nguyễn thái Học điều-khiển ở Yên-bái và các nơi. Năm 1940, ở Nam-Việt có cuộc phiến-động ở vùng Gia-định, Hốc-môn v.v... Từ khi có cuộc đại-chiến lần thứ hai, nước Pháp bại trận, bị nước Đức chiếm cứ, quân Nhật-bản ở bên Tầu sang đánh Lạng-sơn rồi ký hiệp-ước với người Pháp cho người Nhật được đóng quân ở Đông-pháp. Đến ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật đánh quân Pháp và giao quyền nội-trị lại cho vua Bảo-đại. Được mấy tháng thì quân Đồng-minh thắng trận, Nhật-bản đầu hàng. Đảng Việt-minh 187
dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn ái Quốc-đổi tên là Hồ chí Minh thừa cơ nổi lên cướp quyền, vua Bảo-đại phải thoái-vị và nhường quyền cho đảng Việt-minh.
Đây chỉ mới nói qua cái đại-lược một đoạn lịch-sử của nước Việt- nam, để dành về sau nhà làm sử sẽ tìm đủ tài-liệu mà chép cho rõ-ràng và phê-bình cho chính-đáng.
CHƯƠNG XVI
Công Việc Của Người Pháp Tại Việt Nam
1. Đà-nẵng, Hà-nội, Hải-phòng thành đất nhượng-địa
2. Việc kinh-doanh ở các xứ bảo-hộ
1. Đà-nẵng, Hà-nội, Hải-phòng thành đất nhượng-địa.
Từ khi sự đánh-dẹp các nơi đã yên rồi, các viên Tổng-đốc toàn-quyền lần lượt sang kinh-doanh việc Đông-pháp và lo mở mang về đường chính-trị, kinh-tế và xã-hội theo chính-sách của nước Pháp.
Tháng 3 năm mậu-tí (1888) tức là năm Thành-thái nguyên-niên, ông Richaud sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Tháng tám năm ấy, Triều-đình ở Huế ký giấy nhượng hải-cảng Đà-nẵng, thành-thị Hà-nội và Hải-phòng cho nước Pháp để làm đất nhượng địa nghĩa từ đó là việc cai-trị và pháp-luật ở ba thành-thị ấy thuộc về nước Pháp, chứ không thuộc về nước Nam nữa. Trừ ba thành-thị ấy ra, thì việc cai-trị ở các tỉnh trong toàn hạt Bảo-hộ vẫn để quan-lại làm việc như cũ, nhưng phải do người Pháp điều-khiển và kiểm- duyệt.
2. Việc kinh doanh ở các xứ bảo hộ.
Cuộc Bảo-hộ đã lập xong, người Việt-nam vì thế bất-đắc-dĩ phải chịu, nhưng phần nhiều người trong lòng còn mong khôi-phục nước nhà, cho nên chính-phủ Bảo-hộ một mặt thì lo việc phòng giữ, một mặt lo mở-mang các công-cuộc kiến-thiết để gây thêm mối lợi. Về đường phòng-giữ, thì chính-phủ lập ra những đội binh bảo-an, lấy người bản-sứ làm lính. Những lính ấy đội một thứ nón dẹt có giải xanh và múi thắt lưng xanh, cho nên tục gọi là lính khố-xanh. Lính ấy do người Pháp cai-quản ở dưới quyền quan cai-trị người Pháp, cho đi canh giữ các dinh-thự, các công-sở, và cho đi đóng đồn ở các nơi trong vùng thôn-quê, để phòng-giữ trộm cướp. ở những nơi hiểm-yếu thì có lính Pháp và lính khố đỏ đóng. Lính khố đỏ là một thứ bộ binh người bản-xứ, cách ăn- mặc cũng như lính khố xanh, chỉ khác là quai nón đỏ mà múi thắt lưng đỏ. Những lính ấy có cơ, có đội do sĩ-quan Pháp cai-quản ở dưới quyền nhà binh Pháp. Khi có việc gì quan-hệ thì đem lính Pháp và lính ấy ra đánh-dẹp.
Về việc hành binh và việc thương-mại, thì chính-phủ Bảo-hộ trước hết phải lo sửa-sang và mở-mang thêm đường-sá cho tiện sự giao-thông. Vì rằng có đường thì khi hữu sự, việc đánh-dẹp mới tiện-lợi và việc buôn-bán cũng nhân đó mà được dễ-dàng. Bởi vậy thoạt đầu tiên chính-phủ mở thương-cục, lập xưởng làm tầu thủy chở hàng-hóa và hành-khách đi trong các sông ở trong xứ.
Năm tân-mão (1891), ông De Lanessan sang làm Tổng-đốc toàn- quyền, mở đường xe lửa từ Phủ-lạng-thương lên đến Lõng-sơn, đến năm giáp-ngo (1894), con đường ấy mới xong. Chủ-đích là để cho tiện sự phòng- giữ ở chỗ biên-thùy.
Chính-phủ Bảo-hộ lại lo mở-mang thêm bờ-cõi về phía Lào. Nguyên đất Lào ngày trước vẫn thần-phục nước Nam. Những nơi như Trấn-ninh, Cam-môn, Cam-cát, v.v. về đời vua Minh-mệnh đã lập thành phủ huyện và đặt quan cai-trị cả. Nhưng về sau nước ta suy-nhược lại có việc chiến-tranh với nước Pháp, cho nên nước Tiêm-la mới nhân dịp mà sang chiến-giữ lấy. Sau có người Pháp tên là Pavie sang dự nước Lào nhận sự bảo-hộ của nước Pháp, rồi đến đầu năm quí-tị (1893), quân Pháp sang lấy lại những đất cũ thuộc về nước Nam ta trước. Bấy giờ quân Tiêm-la ở mạn Cam-môn giết mất một người quan binh Pháp, người Pháp bèn sai hải-quân đem hai chiếc tầu chiến vào sông Mê-nam, lên đậu ở gần thành Băng-cốc (Bangkok). Ngày 24 tháng 8 năm ấy, nước Tiêm-la phải ký, hòa-ước, nhường những đất Lào cho nước Pháp bảo-hộ, hạn trong một tháng phải rút quân đóng ở bên tả-ngạn sông Mékong về, lại phải bồi thường 2 triệu phật-lăng, và phải trị tội những người dám chống-cự với người Pháp.
Người Pháp lập phủ Thống-sứ ở Vientiane để cai-trị các địa hạt bên Lào.
Năm ất-mùi (1895), viên Tổng-đốc toàn-quyền Rousseau sang thay ông De Lanessan, thấy còn nhiều nơi chưa yên bèn vay nước Pháp cho Bắc- kỳ 80 triệu phập-lăng , để chi-tiêu về việc đánh-dẹp và mở-mang.
Năm đinh-dậu (1897), ông Daumer sang làm Tổng-đốc toàn-quyền, chỉnh-đốn lại việc tài-chánh và việc chính-trị. Lập ra sổ chi-thu chung cả toàn cảnh Đông-pháp, định các thứ thuế: thuế đinh, thuế điền, thuế thổ, thuế xuất-cảng, nhập-cảng, v.v., và cho người được độc-quyền lĩnh trưng thuế rượu, thuế muối, thuế nha-phiến. Bỏ nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, giao quyền lại cho viên Thống-sứ (tháng 6 năm đinh-dậu 1897) 188 , vay nước Pháp 200 triệu phập-lăng, để mở đường hỏa-xa trong xứ Đông-pháp và mở-mang thêm việc canh-nông và việc công-nghệ.
Năm nhâm-dần (1902) ông Doumer về Pháp, ông Beau sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Ông Beau chủ việc khai-hóa dân-trí, lo mở-mang sự học-hành và đặt ra Y-tế-cục, làm nhà bệnh-viện, để cứu-giúp những kẻ yếu- đau nghèo-khổ. Ấy là những công-việc làm của chính-phủ bảo-hộ vậy.
TỔNG KẾT
Sách Việt Nam Sử-Lược này chép đến đây hãy tạm ngừng, để sau có tài-liệu đầy-đủ và các việc biến-đổi ở nước Việt-Nam này được rõ-rệt hơn, sẽ làm tiếp thêm 189 .
Việc chép lịch-sử cũng như việc dệt vải dệt lụa, dệt xong tấm nào mới biết tấm ấy tốt hay xấu, còn tấm đang dệt, chưa biết thế nào mà nói được.
Ta chỉ biết rằng các dây sợi dệt tấm Nam-sử này còn dài, người dệt tuy phải lúc đau yếu, bỏ ngừng công-việc, nhưng còn mong có ngày khỏe- mạnh lại dệt thêm, có lẽ lại dệt được tốt đẹp hơn, cũng chưa biết chừng.
Mặc dù nước Việt-nam hiện nay được hoàn toàn độc-lập nhưng sự hay-dở tương-lai chưa biết ra thế nào? Song người bản-quốc phải biết rằng phàm sự sinh-tồn tiến-hóa của một nước, là ở cái chí-nguyện, sự nhẫn-nại và sự cố-gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức mà học-tập, mà giữ cái tâm-trí cho bền-vững thì chắc tương-lai còn nhiều hi-vọng. Nước Việt-nam ta đã có cái văn-hóa chẳng thua-kém gì ai, và lại có một lịch-sử vẻ- vang, nếu ta biết lợi-dụng cái tiềm-lực cố hữu và cái tính thông-minh hiếu học của ta để theo thời mà tiến-hóa, thì sao ta lại không có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch-sử mỹ-lệ hơn trươc?
Có một điều thiết-tưởng nên nhắc lại là ta nên giữ lấy những điều hay của ta đã có, bỏ những điều hủ-bại đi, và bắt-chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân-cách đặt-biệt của dân-tộc ta và cùng tiến với người mà không lẫn với người. Muốn được như thế, ta phải biết phân-biệt cái hay cái dở, không ham muốn những cái huyền-hão bề ngoài, rồi đồng tân hiệp lực với nhau mà làm mọi việc cho thành cái hiệu-qủa mỹ-mãn.
Nước nào cũng có lúc bĩ lúc thái, đó là cái công-lệ tuần-hoàn của tạo-hóa trong thế-gian. Tự xưa chưa thấy có nước nào cứ thịnh mãi hay cứ suy mãi. Khi lâm vào cảnh bĩ mà người trong nước cứ vững lòng giữ được cái nghi-lực để sinh-tồn và tiến-hóa, thì rồi thế nào cũng có ngày chấn-khởi lên được. Vậy chúng ta đây đều là một dòng-dõi nhà Hồng-Lạc, nếu ta biết kiên tâm bền chí, thì há lại không có một ngày ta có cái địa-vị vẻ-vang với
Những Sách Soạn Giả Dùng Để Kê Cứu :
A. Sách Chữ Nho Và Chữ Quốc Ngữ:
1. Đại-Việt sử-ký, của Ngô Sĩ-Liên
2. Khâm-định Việt-sử Thông-giám cương-mục
3. Trần-triều thế-phổ hành trạng
4. Bình Nguyên công-thần thực lục
5. Hoàng Lê nhất thống chí
6. Lịch-triều hiến-chương, của Phan huy Chú
7. Đại Nam thực lục tiền biên
8. Đại Nam thực lục chính biên
9. Đại Nam thống chí
10. Đại Nam chính biên liệt truyện
11. Đại Nam điển lễ toát-yếu, của Đỗ văn Tâm
12. Minh-mệnh chính yếu
13. Quốc-triều sử toát-yếu, của Cao xuân Dục
14. Thanh-triều sử-ký
15. Trung-quốc lịch-sử
16. Hạnh-Thục ca, của bà Nguyễn nhược Thị
B. Sách Chữ Pháp :
1. Cours d'Histoire Annamite, par Trương vĩnh Ký
2. Notion d'Histoire d'Annam, par Maybon et Ruissier
3. Pays d'Annam, par E. Luro
4. L'Empire d'Annam, par Gosselin
5. Abrégé de l'Histoire d'Annam, par Shreiner
6. Histoire de la Cochinchine, par P.Cultru
7. Les Origines du Tonkin, par J. Dupuis
8. Le Tonkin de 1872 à 1886, par J. Dupuis
9. La Vie de Monseigneur Puginier, par E. Louvet
10. L'insurrection de Gia-định, par J. Silvestre
(Revue Indochinoise - Juillet-Aout 1915)
163 Hải Dương và Quảng An
164 Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang rồi cho binh thuyền đi cướp phá khắp nơi. Quan quân đi đánh, nhiều người bị hại.
165 Có sách chép là Hoàng Tá Viêm.
166 Sách "L'Empire d'Annam" của capitaine Ch. Gosselin.
167 Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) có làm quyển sách "Le Tonkin de 1872 à 1886) kể những công việc của ông ấy ở Bắc Việt, và nói rõ tình ý của các quan coi việc Súy Phủ ở Sài Gòn lúc bấy giờ là thế nào. Ta cũng nhờ có sách ấy mà kê cứu ra được nhiều việc rất là tường tận
168 Tờ hòa ước năm giáp tuất 1874
169 Độc giả hiểu cho rằng những ngày tháng chép trong sách này là theo ngày tháng Việt Nam chứ không phải là theo ngày tháng Tây.
170 Về sau có bài Chính Khí Ca nói về việc quan ta giữ thành Hà Nội lúc bấy giờ, và ai hay ai dở cũng chép rõ ràng. Bài ca ấy không biết ai làm.
171 Những chuyện ở trong Triều lúc bấy giờ, phần nhiều là lấy ở quyển "Hạnh Thục Ca", của Lễ Tân Nguyễn Nhược thị. Bà ấy là một người cung phi của vua Dực Tông sau lại làm thư ký cho bà Từ Dụ, cho nên những việc trong triều bà ấy biết rõ được rõ.
172 Dục Đức, Chánh Mông, Dưỡng Thiện là tên nhà học của những ông Hoàng con nuôi vua Dực Tông gọi là Dục Đức đường, Chánh Mông đường, v.v.... Lúc các ông Hoàng ấy chưa được phong thì người ta cứ lấy tên nhà học mà gọi.
173 Résident tức là lưu trú quan, nhưng lúc bấy giờ ta chưa quen dùng chữ ấy, và nhân có chữ consul cho nên mới dùng chữ công sứ.
174 Mỗi một lữ đoàn (brigade) có hai vệ quân, độ chừng bảy tám nghìn người, có chức thiếu tướng coi. Hai lữ đoàn là một sư đoàn (division), có chức trung tướng coi.
175 Có chuyện nói rằng: Khi vua Kiến Phúc se mình, nằm trong điện, đêm thấy Nguyễn Văn Tường vào trong cung, ngài có quở mắng. Đến ngày hôm sau, thì ngài ngộ thuốc mà mất.
176 Tức là ải Chi Lăng ngày trước.
177 Việc Tôn Thất Thuyết đánh quân Pháp ở Huế, sử ta không nói rõ số quân ta là bao nhiêu. Mà sách Tây có nơi chép là 2 vạn, có nơi chép là 3 vạn. Nhưng cứ những người biết việc ở Huế lúc bấy giờ, thì quân ta cả thảy độ chừng non 2 vạn trở lại, chứ không hơn.
178 Khiêm Lăng là lăng của vua Dực Tông, có khi gọi là Khiêm Cung cũng là đấy.
179 Trường Thi thủa ấy bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số.
180 Trương Quang Đản trước làm tổng đốc Bắc Ninh, chống nhau với quân Pháp, sau về Kinh phải giáng xuống tuần phủ ra giữ thành Quảng Trị.
181 Người ở La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, con quan nguyên bố chính Lê Kiên.
182 Tôn Thất Thuyết đi đường thượng đạo ra vùng Hưng Hóa rồi theo thượng lưu sông Đà lên Lai Châu nương tựa vào họ Điêu. Đến lúc nghe tiếng quân Pháp lên đánh, liền bỏ họ Điêu mà trốn sang Tàu. Con cháu họ Điêu nói chuyện lại rằng: Khi Tôn Thất Thuyết lên đến Lai Châu còn có mấy chục người đi theo. Lên đấy ở một đô, chém giết gần hết. Xem như thế ông Thuyết là một người cuồng dại mà lại nhát gan. Một người như thế mà làm đại tướng để giữ nước, thì tài gì mà nước không nguy được Về sau chết già ở Thiều Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông.
183 Sách ông Gosselin chép là Phạm Thuận. Nhưng xét trong sử nước thì không có ai làm Phạm Thuận, chỉ có Nguyễn Phạm Tuân trước làm tri phủ, sau theo vua Hàm Nghi chống cự với quân Phá, rồi bị đạng phải bắt. Vậy Phạm Thuận tức là Nguyễn Phạm Tuân. nhiều việc, vả lại nay đi kinh lược chỗ này, mai đi kinh lược chỗ nọ, thành ra khí lược suy nhược đi, cho nên mới cảm bệnh nặng, đến ngày rằm tháng 10 năm Bính Tuất (11 tháng 11 năm 1886) thì mất. Nhà nước đem linh cữu về Pháp mai táng.
184 Những chuyện nói về việc bắt vua Hàm Nghi là phần nhiều lấy ở trong sách "Empire d'Annam" của đại úy Gosselin, cho nên những tên làng tên đất nói ở đoạn này viết không được đúng dấu. Nhưng đại để là những làng mường ở vùng sông Giai, thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
185 Hiện nay vua Hàm Nghi còn ở Algérie, và đã lấy một người nước Pháp, được mấy đứa con.
186 Hai bức thư ấy dịch ra chữ Pháp in ở trong sách "Empire d'Annam" của đại úy Gosselin. Lời lẽ thì thật là cương nghị đáng bậc thiếu niên anh hùng. Nhưng vì thư đã dịch ra chữ Pháp nếu nay lại theo chữ Pháp mà dịch ra chữ ta thì sợ không đúng với bản chính, cho nên không đem vào đây.
187 Việt Minh là tên gọi tắt một đảng cách mệnh gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh do đảng Cộng sản lập ra khi còn ở bên Quảng Tây, bên Tàu, để tránh hai chữ Cộng sản cho người ta khỏi ngờ
188 Có một điều rất kỳ, là viên thống sứ Bắc Kỳ là người đại biểu chính phủ Bảo hộ mà lại kiêm chức Kinh Lược Sứ là một chức quan của Triều Đình ở Huế.
189 Trước tôi đã dự bị viết một quyển sách nối theo sách này. Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Chẳng may đến cuối năm bính tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hà Nội, nhà tôi bị đốt cháy, sách vỡ mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy mà không làm được nữa. thiên-hạ hay sao? Sự ước-ao mong-mỏi như thế là cái nghĩa vụ chung cả chủng-loại Việt-nam ta vậy.
Hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét