Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 014 ]


Cổ Loa Phúc Yên


―  Cổ Loa
La maison du communal ou đinh du hameau "Citerne" à Cổ loa a été bâti dans le voisinage d'un puits artésien dont la margelle est construite en pierre calcaire. Un petit autel, dédié au génie du puits, est élevé à côté, avec des murettes qui l'environnent.


Le portique construit près du puits, est celui du hameau et sert en même temps au đinh de porte d'entrée latérale. Son style est traditionnel et familier à la campagne du Nord Viêt-nam.

― Cổ Loa - H. Đông Anh - T. Phúc Yên

            Đình xóm giếng. Bình đồ chữ đinh T. Tường xây bọc hậu cung và lưng đại đình. Mặt trước sàn gỗ để trống thoáng. Nét đặc biệt của kiến trúc Cổ loa là đao góc vươn cong lên thật cao.

―  Cổ Loa - P. Phúc Yên.

La maison communale ou đình du hameau du Puits a un plan en T. Le sanctuaire, situé en retrait, est muré sur les deux côtés en arrière, par un mur de pignon en escalade. Le đinh est une architecture à plancher surélevé qui possède une toiture imposante dont les angles se relèvent puissament mais gracieusement.

―  Huyện lỵ Phổ Yên ở phố Cò, nằm trên tỉnh lộ Hà Nội, Thái nguyên, được dựng trên1 quả đồ thông, có tính chất giống như một đồn binh.

Cổng huyện xây lục giác, bên trên là lầu canh.

Cổng không có trang trí gì ngoài khung bảng đề tên huyện và đôi câu đối đắp chữ Hán , nhưng trông cũng đẹp vì kiến trúc thuần khiết và vì khung cảnh thiên nhiên xanh mát.

―  Le siège de district de Phổ Yên de la province de Thái Nguyên se trouve au bord de la route Hanoi Thai nguyên.

Le portique du siège est un pavillon hexagonal à étage. Il est seulement décoré par des caractères chinois, inscrits sur un panneau, au-dessus de la porte d'entrée et en sentences parallèles aux deux côtés;

―  Đền Lý Bát đế (Đền Đô)

Đền được dựng ở giữa rừng Bảng là khu rừng cấm vì là nơi có lăng mộ các vua nhà Lý. Rừng này đã bị phá huỷ để lấy đất làm ruộng cho dân làng Đình Bảng khoảng năm 1920?

Đền Đô cũng như nhiều ngôi đền đình ở vùng này, thường có làm toà phương đình ở trước chánh điện. Phương đình 2 tầng mái cong có đắp lưỡng long triều nguyệt ở cổ diêm. Bên dưới trống thoáng 4 mặt. Trước phương đình đền Đô còn đắp voi quy chầu ở 2 bên đường chính dẫn đến phương đình. Trong đền có 8 cỗ kiệu kiểu cách và chạm trổ rất khéo.

Đền Lý Bát đế đã bị quân đội viễn chinh Pháp phá hủy năm 1950 nhưng đã được dân làng phục hồi xây dựng. đúng như kiểu cũ hồi năm 1993-95 , kể cả các tượng vua, 8 kiệu rước và 2 tượng, phỗng quỳ chầu trước án thờ ở phương đình và voi quỳ ở phía trước.

Nhưng bộ khung sườn phương đình xưa phần dưới mái được trang trí phong phú bằng nhiều họa tiết khéo đẹp chẳng hạn như những bông sen kiểu thức ở những mảnh ván bưng thì nay để trống trơn có lẽ vì những nghệ nhân không tìm lại được kiểu cũ.

―  Le temple des Huits Rois Lý

Comme les autres temples de la région, ce temple possède un pavillon carré qui se dresse devant la salle de culte. C'est une construction à double toiture et complètement aérée des quatre côtés. Devant elle sont agenouillés deux éléphants en maçonnerie, des deux côtés de la voie sacrée. Le temple a été détruit par le corps expéditionnaire des troupes françaises en 1950 mais il a été refait, d'après l'ancien style, en 1993-94.


―  Cổng đền Lý Bát Đế xưa là 1 kiến trúc sườn gỗ không lớn nhưng xinh đẹp với 4 góc mái cong, đường bờ gắn gạch hộp hoa chanh, có 4 thành bậc bằng đá chạm rồng và mây xoắn đặt ở bậc thềm phía trước và có 3 bộ cửa gỗ chạm soi rồng chầu mặt nguyệt với những cụm mây lửa sơn son thiếp vàng. Những cánh cửa chạm này là những tác phẩm điêu khắc gỗ được coi vào hạng kỳ công đã từng được trường mỹ nghệ Hà nội sao chép để làm mẫu giảng dậy cho sinh viên trường.

―  L'ancien portique du temple est un pavillon à 3 travées. C'est une belle construction avec une toiture à angles retroussés, à arêtiers ajourés, avec des échiffres d'escaliers en pierre, décorés de dragon et de nuages stylisés.

Les battants de porte sont ornés de dragons qui se regardent. Ces derniers sont des chefs-d'oeuvre de sculpture sur bois. Ils ont été estampés par l'Ecole des Arts appliqués de Hanoi pour servir de modèle à l'école.

―  Đền Gióng

Nhà thuỷ tạ dựng trong hồ ở trước đền là vật cung tiến của bà chúa Chè Đặng thị Huệ thời chúa Trịnh Sâm (T.K 18)

Thủy tạ có dáng dấp thấp vững, chạm trổ tinh vi, bình đồ vuông, 2 tầng mái in bóng xuống mặt hồ với 8 góc đao duyên dáng.

―  Temple Gióng

Le pavillon d'eau qui se dresse dans l'étang, devant le temple, est une offrande de Madame Đặng Thị Huệ, femme du seigneur Trịnh Sâm (18e siècle) au temple. C'est une construction en bois, aux belles proportions, qui mire dans l'étang sa double toiture dont les angles se relèvent gracieusement.

―  Đình làng Phật Tích - H.Tiên Du - T.Bắc Ninh

Đình dựng dưới chân núi Lạn Kha và cũng gần dưới chân chùa Phật Tích.

Đình là kiến trúc cuối trìều Lê Trịnh T.K.18, ở đây đặc biệt là còn đôi sấu đá mà trên lưng có đục lỗ tròn để làm cối cho cửa chính đình xoay bên trên.

Đình nhìn xuống hồ nước chạy dài sát ngay mé sân đình nên lối vào phải mở ở bên .

Cổng đình mái tranh tường đất giống như cổng nhà dân gian nhưng xuất hiện trong khung cảnh có cây có đá, có những tầu cau, có tàn đa cổ thụ thì phong cảnh cũng đượm ít nhiều thi vị.

―  Le đình de Phật Tích, T.Tiên du, P.Băc Ninh a été construit au pied du mont Lan Kha et non loin de la pagode Phật Tích. C'est une architecture de la fin du 18e siècle.

Il y a à l'entrée une paire de chimère de pierre qui servent de socles à deux grands battants pivotant sur leur dos.

Devant le đình s'étend un grand étang. L'entrée est donc, évidemment, aménagée sur les côtés. C'est une petite construction au toit de chaume, au mur d'argile mais qui s'adapte assez bien à l'ensemble du paysage où se trouvent des plantes, des buissons, des rochers et un grand banian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét