Giáo Sư Nguyễn Bá Lăng

Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 012 ]

Nam định


Mộ vua Trần Nhân Tôn ở Tức Mạc, Nam Định

―  Đền thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí
Nguyễn Xí là 1 đại công thần triều Lê  trong cuộc trục xuất giặc Minh, thờ 4 đời vua Lê Lợi (1418-1433), Thái Tôn (1433-1442), Nhân Tôn (1442-1459), và Thánh Tôn (1459-1497)


Ông mất năm Ất Dậu (1465). Đền thờ làm xong năm Đinh hợi  (1467).Vua Lê Thánh Tôn bỏ tiền riêng góp vào việc xây cất.

Đền thờ (nay) gồm 4 toà nhà. Toà nhà trung ương chia làm 3 ngăn: ngăn giữa và đáy thờ Nguyễn Hợi (tổ họ Nguyễn ở Thương Xá là cha Nguyễn Xí), 2 phía bên trước mặt thì bên trái thờ Nguyễn Biên (anh Nguyễn Xí), không có con và bên phải thờ Nguyễn Xí. Toà nhà trung ương này có làm lầu chuông, trên có bảng đề: Cương quốc công tử nhắc lại phẩm tước của Nguyễn Xí.

Bên trên bàn thờ Nguyễn Xí có tấm hoành phi đề Nhạc giáng thần (tinh anh của núi lớn giáng làm thần khí cho người) trích trong Kinh Thi.

Hai bên có đôi câu đối do vua Lê Thánh Tôn ngự đề:

―  Hà nhạc nhật tính, Thiên thu hạc khí (ý nói đức của tổ tông đã tạo ra người lỗi lạc)

Phụ tử huynh đệ,vạn cổ anh phong .  (cha con anh em vạn năm dậy tiếng.)

Hai bên ban thờ Nguyễn Hợi có đắp 2 con hổ, dưới chân có bát thờ. Vì hổ được coi là thần hộ mạng cho dòng họ. Gia phả họ Nguyễn có ghi là ông tổ Nguyễn Hợi đi đánh trân nào cũng được ông hổ âm phò và nhờ đó giòng họ được hiển hách. Khi Nguyễn Hợi mất, cọp cỗng thây đem vào táng trong núi.

Những nhà bên phải và bên trái thì để thờ 15 con trai Nguyễn Xí. Đền thờ (trong hình này) làm lại năm 1928 bởi ông trưởng tộc Tú tài Nguyễn Huy Xoan.

― Le temple de duc Nguyễn Xí au village Thương Xá -D. Nghi Lộc - P.Nghệ An est une construction qui s'étire en hauteur avec sa triple toiture qui se relève aux coins.

Le temple est d'ailleurs harmonieusement décoré et restauré en 1928


―  Đền Đội Lôi - L.Hữu Biệt- h. Nam đàn do vua nhà Lý (?) sức dựng.

Một vị nguyên soái họ Phạm, đời Lý (1010-1225) đóng quân tại đây. Trong cuộc hành quân tiễu trừ giặc Mán trên miền thượng du  (An tĩnh) "ông biến mất sau khi có 1 tiếng sét nổ", vì vậy đền thờ gọi là đền Độc lôi và quả núi cũng mang tên ấy. Phía sau đền là 1 rừng cấm...Trong đền có những ông phỗng.

Đền nhỏ như nhà thường dân, duy điều đáng lưu ý là vẫn giữ nguyên ý niệm về kiến trúc cổ xưa: nhà 1 gian 2 chái với góc nhà vươn lên. Đây là 1 đền thờ nên nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt chân dốc đầu hồi đắp con nguỷnh và đầu đao góc đắp lai lật.

―  Temple Độc Lôi - D.Nam Đàn - P.Nghệ An.

Sous les Lý (1010-1225), un général de la famille des Phạm campa ses troupes ici, au cours d'une expédition contre les Mán de la région de Nghệ An. Il disparut lors d'un coup de tonnerre. Un temple, qui porte le nom de Độc Lôi (Tonnerre), est édifié en son honneur et s'élève sur un mont du même nom. Dans l'édifice se trouvent des orants en pierre. Derrière lui s'étend une forêt interdite d'exploitations.

―  Petite construction ressemblant à une habitation ordinaire d'une pièce et deux appentis, le temple se remarque seulement par ses quatre angles de toitures qui se retroussent avec des ornements et une paire de dragon sur le faîtage.


―  Cổng đền thờ Trấn Quốc Công Nguyễn Cảnh  - L.Ngọc Sơn - H. Nam đàn -T.Nghệ an

Tổ tiên giòng họ Nguyễn xuất phát ở h.Đông triều (Hải Dương), di cư đến làng Ngọc Sơn (H.Nam đàn, Nghệ An) dưới triều đại nhà Hồ (1400-1407). Tộc trưởng đầu tiên là Nguyễn Cảnh Chân, là người anh hùng đất An Tĩnh,đã chống lại bọn quan quân nhà Minh (1407-1418)

Năm Chính trị thứ 13 (1568?), vua Anh Tông giao cho Trịnh Tùng thống lãnh binh đội. Trịnh Tùng có các tướng là Nguyễn Cảnh, Hoàng đình Ái ( Vinh Quận Công) và Phan Công Tích (Lại Quận công), cả 3 đều là người miền An Tĩnh.

Nguyễn Cảnh đuổi được quân Mạc mà tướng là Nguyễn Quyền ra khỏi miền An Tĩnh khoảng năm Gia Thái đời vua Lê Thế Tôn (1572-1599). Nhưng rồi ông tử trận tại Thanh Hoá. Ông được truy phong là Thái Phó và là Tấn Quốc Công.

 Ba làng Ngọc sơn, Nông Cống và Hồ Sơn lập đền thờ ông.

Kiến trúc khoảng cuối thế kỷ 19, đây là một kiểu cổng đền quy mô trang trọng xây hoàn toàn bằng gạch. Cổng chính có 2 tầng lầu giả ở bên trên; trước mặt có 3 lối đi vào. Lối đi giữa có 2 trụ vuông đắp câu đối rồi tới ngay nóc khum long đình,  tận cùng bằng con sấu ngồi chầu.

Lối đi 2 bên là 2 cổng xây nhỏ. Trong khoảng cách từ trụ lối đi chính đến cổng bên có đắp tượng canh cửa đứng dưới 2 tầng mái giả.

―  Temple du duc Nguyễn Cảnh -Village Ngọc Sơn - D.Nam Đàn - P. Nghệ An

C'est une entrée de composition assez solennelle, en maçonnerie de briques. L'entrée principale est une bâtisse à double fausse toiture. Elle est procédé de deux pylônes, accostés chacun par un guerrier en bas relief qui tient la garde sous de petits auvents. Ensuite se trouvent en saillie l'entrée secondaire et un petit autel également à double toiture.

―  Đình làng Hoành Sơn - H.Nam đàn - T.Nghệ an

Đình được làm 5 gian 2 chái và  có sàn gỗ, mái ngói mũi hài góc cong cũng giống như các ngôi đình dựng về thời Lê Trịnh ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên điểm riêng biệt ở đây là có dành 1 hành lang với cột gạch chạy trước mặt đình và góc đao đình vươn cong nhẹ hơn ở đàng ngoài.

Đình này nổi tiếng vì có nhiều những mảnh chạm thật tinh vi khéo léo.

―  Le đình de Hoanh Sơn

Pareil au đình de la vallée du Fleuve Rouge construit au 17e siècle, Hoành Sơn est un grand bâtiment à cinq travées et deux appentis, ayant des planchers sur pilotis et une couverture de tuiles en écailles qui se relèvent aux angles. Ce qui le diffère un peu de son modèle est la véranda, qui correspond à un  couloir avec une rangée de colonnes en briques.

Le đình est renommé grâce aux sculptures sur bois de la charpente.

Đình Hoành Sơn - H. Nam Đàn -T.Nghệ An

Đình nổi tiếng vì khung sườn gỗ, nội bộ đình được trang trí chạm trổ rất mực tinh vi hoa mỹ, thậm chí nẩy sinh câu chuyện là toán  thợ chạm đình này được vua Thủy Tề đón xuống Thuỷ Cung để chạm trổ trang trí cho cung điện dưới đó.
―  Le đình de Hoành Sơn est tellement connu pour ses sculptures sur bois qu'un mythe en est résulté. D'après ce mythe, le roi des eaux, épris du talent des sculpteurs qui ont travaillé pour le đình de Hoành Sơn, les invita à venir décorer son palais au fond de l'océan et les récompensa de plusieurs malles de perles et d'objets précieux.


―  Tượng Lê Khôi  - Lê Khôi là công thần của Bình định Vương Lê Lợi.

Đền được dựng ở làng Thượng Xá - H.Nghi Lộc - T.Nghệ An. Cánh cửa đền chạm rồng cũng là một tác phẩm điêu khắc gỗ rất linh hoạt.

―  Bia kỷ niệm quận công Đặng văn An - H. Hưng Nguyên - T.Nghệ An là 1 khối đá hình dáng trang trọng, đường nét sắc gọn được chạm đục tinh vi sắc sảo.

―  Statue de Lê Khôi

Lê Khôi est un grand serviteur de Lê Lơi, qui l'aida au cours d'un combat contre les Chinois. Son temple est construit au village Thương Xá - D.Nghi Lộc - P.Nghê An. Les battants du temple sont sculptés de dragons d'une manière très vivante.

― La stèle commémorant le duc Đăng Văn An au district de Hưng Nguyên - P.Nghệ An est un beau monolithe, aux lignes pures et richement sculpté.


―  Cổng đền làng Hữu Biệt - H.Nam Đàn - T.Nghệ an

Cổng này được xây làm 3 phần: 1 lớn, 2 nhỏ, thêm 2 miếu trang thờ bằng gỗ lợp ngói được dựng ở 2 bên lối vào.

―  La porte du temple Hữu Biệt - D.Nam đàn - P. Nghệ An comporte 3 entrées. Ce sont des ouvertures en arc, pratiquées à travers des bâtisses dont une grande et deux petites possèdent des doubles toitures. Deux autels en bois sur pilotis se dressent des deux côtés, devant la porte.

Đền thờ  vua Mai Hắc Đế

―  Đền thờ Mai hắc đế - L. Xa nam - H.Nam đàn - T.Nghệ An

Mặt tiền của lối vào đền thờ được bố trí theo chiều sâu hơn là theo bề rộng. Nền đền gồm có trước hết là 2 tầu voi. Voi được đắp quỳ chầu với quản tượng ngồi bên, đến 2 cây trụ biểu xưa, kiểu lùn (chưa có lồng đèn) rồi mới đến cổng là 1 vòng cửa đi duy nhất có 2 tầng mái đắp và lầu giả.

―  Temple du roi Mai Hắc đế -D.Nam đàn - P.Nghệ An

L'entrée du temple est une composition d'architecture symétrique. Elle vise à rendre plus solennel l'atmosphère de vénération du héros national qui a combattu l'administration chinoise des Tang en 722.

Les abris, les pylônes et le portique ont tous l'allure un peu ramassée. C'est un trait spécifique de l'architecture de la région.

Trước đền Mai Mắc Đế, có tạc tượng Ông phỗng bằng đá, là tượng những người quỳ dâng cây hương, hũ rượu vv..., tượng có bụng phệ, mình trần tóc cuộn làm 2 búi trên tai.

Có thuyết nói rằng đây là những tù binh Chàm, nhưng những tượng phỗng này phát triển về thời Lê-Trịnh là thời không hề có tù binh Chàm. Vậy Phỗng chỉ là những tượng được tạc để bài trí  các nơi thờ thự thêm phần  trang trọng, uy nghiêm. Nhưng ông phỗng đá ở đền Mai hắc đế phải kể là những tác phẩm điêu khắc có giá trị.

― Des orants agenouillés au temple Mai hắc đế. Ce sont des sculptures en pierre représentant des hommes agenouillés qui présentent des offrandes aux génies.

D'après certaines interprétations, ce sont des prisonniers Chams. Mais ces statues ne sont apparues qu'au temps des Lê-Trịnh 17-18e siècle, époque où il n'y avait pas de prisonniers Chams. Donc ce ne sont que des créations pour rendre plus solennels les autels. Au temple de Mai Hắc đế, ces personnages sont des sculptures remarquables par leur vivacité.


―  Đền Cuông - T.Nghệ An

Đền thờ An dương vương ở nơi mà nhà vua sau khi thua trận chạy đến đây thì tự trầm xuống biển. Đền dựng trên núi Mộ Gia. Đường thiên lý cái quan chạy ngang trước mặt dưới chân. Từ dưới đường nhìn lên cảnh đền thật nguy nga.

Trước hết là vòng tường thứ nhất với 2 cây trụ biểu cao lớn uy nghi. Cách chục bước là bức bình phong với án thờ xây chắn ngang giữa lối. Đoạn tới khuôn viên thứnhì cũng với 2 cây trụ lồng đèn hai bên lối đi chính, cách quãng một chút là cổng lầu xây trên lối đi phụ và 1 tầu voi quỳ được dựng kế bên. Từ cổng khuôn viên thứ nhì này là những bậc thang chi chít leo sườn đồi dẫn lên cỏng tam quan của khuôn viên thứ ba. Qua cổng thứ 3 này mới bước vào sân chính điện. Chính điện bên trong cũng còn nhô 2 tầng mái trùng thiềm trước những vòm cổ thụ xanh om in trên nền trời.

Cổng tam quan xưa với 4 cây trụ nanh đứng trấn trên đầu những bậc cấp sườn đồi trông đã uy nghi, nay lại xây cao thềm lầu gác trông càng tăng vẻ hùng tráng.

―  Le temple de Cuông à Nghệ An est dédié au roi An Dương Vương, qui se noya ici, après la défaite à Cổ Loa. Le temple est construit sur le mont Mộ Gia. La route nationale nổ 1 passe à son pied. Ainsi, la vue qui se présente à nous de là est imposante. On aperçoit d'abord l'enceinte, avec ses deux hauts pylônes à l'entrée. Puis on atteint la deuxième enceinte avec ses pylônes, ses portes auxiliaires à étage, ses abris ornés de sculptures d'éléphants et ses petits autels. Un paravent avec une table d'offrande précède la montée des escaliers de l'entrée principale. En haut des marches s'érige la grande porte à trois ouvertures. On entre ainsi dans la cour du temple où des escaliers doivent encore être montés avant de pénétrer dans le temple, un bâtiment à double toiture.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét