Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 011 ]
Nam định
― Thi hương ở Nam Định năm 1897
Cảnh sĩ tử nhập trường thi dưới sự chứng kiến của các quan chấm thi ngồi trên ghế cao có lọng che có lính hầu. Gần đây là chòi gác và xướng loa.
― Le concours régional à Nam định en 1897
Il s'agit de l'entrée des candidats sous le regard des mandarins examinateurs. Ces derniers sont assis sur de hautes chaises, ombragées par des parasols qui sont maintenus par des soldats de service. Un haut poste de garde sur pilotis est érigé au milieu du camp.
― Cầu Không trên sông Long Xuyên - Xã Phú Khê - T. Hà nam
Đây là cây cầu 19 nhịp đứng vào hạng lớn nhất trong loại cầu ngói lợp (thượng gia hạ trì)
Ở nhịp giữa còn làm miếu thờ thần sông với mái cong nhô ra điểm nét đồ sộ và duyên dáng cho cây cầu. Tương truyền người xưa có dành lại 1 số bạc ở đầu cầu để hễ cây cầu đổ thì có sẵn tiền để bắc lại cầu.
Cầu đổ thì bắc lại cầu
Có trăm nén bạc để đầu cầu kia.
Nhưng cầu đã bị rỡ phá khoảng năm 1948, và đến nay vẫn chưa được làm lại;
― Le pont Không sur la rivière Long Xuyên à Hà Nam.
C'est un pont de dix-neuf travées, la plus grande du genre des ponts couverts.
Dans la travée centrale est aménagé l'autel du génie de la rivière. Il se remarque par une toiture adjacente dont les 2 angles se relèvent. Le pont a été détruit en 1948 au cours de la guerre d'indépendance.
― Ninh Bình
Cụ Trương Hán Siêu là 1 danh nhân triều Trần . Mộ như trong hình ảnh vẽ này là được xây lại thế kỷ 19 trước, sang đầu thế kỷ 20 này là kiểu khá tiêu biểu cho mộ những vị quan tước xưa, gồm có nhà mồ xây trên mộ chính phỏng theo kiểu nhà táng, có trụ lồng đèn xây ở 2 bên lối vào và những trụ nhỏ ở 4 góc tường bao quanh.
― Trương hán Siêu est un homme de lettre renommé des Trần (13-14e siècle).
Son tombeau, que l'on voit ici, a été rénové à la fin du 19e siècle. Il est typique des tombeaux des anciens dignitaires. En effet, il renferme un catafalque à double couverture, un lit de camps, une table d'offrande et une petite cour. Le tout environné d'un petit mur avec des pylônes à l'entrée, aux angles et de deux autels au fond.
― Ninh Bình năm 1889
Võ miếu tỉnh là 1 toà nhà dài 5 gian, tường hồi bít đốc với 2 cây trụ nanh, kiểu hơi tầm thường nhưng mặt tiền là 6 cây trụ lồng đèn với khung bảng có 2 tầng mái che, đắp voi đứng chầu. 6 cây trụ phân chia thành 3 lối vào , sau bệ cây cột cờ khá uy nghi.
Văn miếu này dựng bên cạnh toà hành cung Ninh Bình.
― Le temple de l'art militaire est un bâtiment qui possède cinq travées à pignons avec des piliers décoratifs aux deux côtés.
La façade de l'ensemble est une série de six pylônes reliés entre eux par des tableaux d'éléphants en bas reliefs et espacées en trois entrées. Un mât de drapeau sur piédestal à deux niveaux se dresse devant l'entrée principale.
― Ninh Bình - Một cảnh đền ở thị xã Ninh Bình ?
Có cổng đền mở rộng gồm 3 lối đi vào. Kiến trúc ở ngay đó nhỏ bé tầm thường nhưng kiến trúc ở quá phía bên trong thì dựng trên nền đài cao nguy nga hơn với 2 tầng mái cong được ghi chú là vọng cung tỉnh Ninh Bình.
― Un temple à la ville de Ninh Bình
L'entrée se fait par trois portes dont la principale est un portique à double toiture et à quatre piliers décoratifs. Derrière lui réside un petit bâtiment qui précède un pavillon à double toiture, construit sur terrasse. Au fond se trouve une montagne.
― Hoa Lư
Kinh đô cũ của 2 triều Đinh, Lê nay còn lại những đoạn thành đắp bằng đất bó gạch lớn có in chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên", di tích chùa Một Cột với Cột kinh Lăng Nghiêm hình trụ 8 cạnh dựng năm 988, hàng trăm cột kinh phật do Nam Việt vương Đinh Liễn tiến cúng, những phiến gạch vuông in hình hoa cúc, phượng múa.
Đền vua Đinh và đền vua Lê ngày nay tương truyền được xây dựng trên nền cung điện chính thưở xưa.
Đền vua Đinh tựa lưng vào dẫy núi Phi Vân, kiến trúc bình đồ kiểu chữ công T. Trước toà đại bái có 1 sập đá lớn nguyên khối và 1 cặp nghê đá trông rất sống động và ở 2 bên đường vào sân chính điện là 2 cột trụ biểu xây cao lớn, kiểu khá độc đáo.
Đền vua Lê ở cách đó khoảng nửa cây số, cũng kiến trúc kiểu chữ công và cũng được đại trùng tu vào cuối thế kỷ 17.
Cây cổng lớn dẫn vào khu đền Hoa Lư có dáng dấp và kiểu cách cũng khá có nét riêng biệt.
― Hoa Lư. Il reste dans la Capitale des Dinh et des Le des tronçons de murailles, construites en terre, enveloppés de briques où sont inscrites d'anciens caractères chinois. Les vestiges de l'ancienne pagode Môt Côt (unique pilier), des piliers de pierre inscrits de sentences magiques bouddhiques en sanscrits, des carreaux de terre cuite à décors de chrysanthème, phénix en danse. Les temples des Đinh et des Lê sont construits, dit-on, sur l'emplacement de leurs palais de couronnement.
Le temple des Đinh s'adosse au mont Phi Vân. Il présente le plan en H couché. Devant le temple sont disposés un lit de camps monolithe et une paire de beaux licornes. Deux grand pylônes s'élèvent des deux côtés de l'entrée à la cour.
Le temple des Lê s'élève à un demi kilomètre de là. C'est aussi un bâtiment en H couché qui a été restauré au 17e siècle.
Le portique d'entrée du site de Hoa Lư est une construction en maçonnerie assez originale.
― Bạch Ác tự - H.Nga sơn - T.Thanh Hoá
Bạch ác tự là 1 ngôi chùa cổ mà dấu tích còn lại là những con rồng đá kiểu Lý - Trần ở 2 bên những thành bậc leo lên tam quan.
Tam quan mới xây lại kiểu dáng uy nghi và có đường nét khá độc đáo với những nan hoa chồng chéo ở trên tầng trên.
― La pagode Bạch ÁC -D.Nga Sơn - P. Thanh Hoá est un ancien temple bouddhique, attesté par la présence des échiffres d'escalier en pierre représentant des dragons de style Ly - Trần.
La porte à trois baies ouvertures, nouvellement reconstruite, et placée en haut des marches de manière imposante, est une construction harmonieuse par son volume et ses décors.
― Đền Sòng Sơn - Thanh Hóa
Đền Sòng phố Cát là 1 đền phủ nổi tiếng thờ chúa Liễu Hạnh.
Phủ thờ ở đây được bố cục đặc biệt là ở sau lưng toà điện chính có toà nhà hội đồng làm hai tầng mái cong và dưới có sàn gỗ để các bà chỉ cần trải chiếu ra là ngồi họp, khỏi cần phái ghế bàn.
― Le temple Sòng Sơn à Thanh Hóa .
Le temple Sòng à Phố Cát est un célèbre temple dédié à la princesse Liễu hạnh.
La disposition des bâtiments est originale par la présence de la salle de réunion derrière la grande salle de culte. C'est un pavillon à plancher sur pilotis et à double toiture dont les angles se retroussent. Les dames s'y réunissent en s'asseyant sur des nattes, sans besoin des chaises.
― Chùa Đại Khánh
Quy mô và cách bố trí kiến trúc khác lạ các nơi vì thế đất. Trước hết là 1 miếu thờ nhìn xuống ao. Rồi 1 đền thờ 3 gian có mái trải dài từ tầng lầu xuống mái hiên tầng dưới.
Kiến trúc thứ 3 là 1 toà nhà lầu 5 gian tường hồi bít đốc. Cũng trên đường trục tim này là toà điện thờ thứ 4 cũng 5 gian mái trùng thiềm tường hồi bít đốc dựng trên sườn núi đá. Ở vách núi đá này có in dấu bóng 1 người to lớn khổng lồ cao hơn trượng (lhoảng 4 mét), tương truyền là do sau cuộc đấu vật của 2 người khổng lồ. Ông khổng lồ này thường cùng ông khổng lồ ở Băng Sơn đầu vật , sau bị ông Băng sơn ép ông vào đá đến chết. Sau khi chết, ông hiển linh và được dân ở đây lập đền thờ.
― La pagode Đại Khánh
Cette pagode diffère des autres par la disposition et la conception architecturale de ses bâtiments et par la structure du terrain.
C'est d'abord un petit autel tourné vers l'étang puis un pavillon dont le pan frontal de la toiture descend très bas sur le véranda. Derrière lui s'étend un bâtiment à étages, de cinq travées. Sur la pente du rocher et toujours sur l'axe de la composition, s'élève une quatrième construction. C'est un bâtiment de 5 travées, murs à pignon et à double toiture. Sur la falaise du rocher on voit l'empreinte d'un homme de grande taille.
― Chùa Bình Lâm -T.Thanh Hóa.
Tường xây đầu hồi bít đốc với đấu cái trụ con cấp tai tượng với trụ nanh ở 2 mặt trước sau. Trên đầu hồi đắp mặt hổ phù lưỡi vuông chém cạnh với 2 chân khuỳnh đạp mây.
Cổng nhỏ, bên dưới cũng đắp hổ phù trên bảng khánh dựng trên đầu cổng.
― Pagode Bình Lâm - P.Thanh hoá
C'est un mur à pignon classique des temples du 18e siècle.
Le pignon s'orne de moulures, de petites élévations au sommet, des gradins en bas, de pylônes aux deux côtés et d'un bas relief représentant une face de dragon. La petite porte présente, elle aussi, une face de dragon en haut de l'ouverture.
― Thành Vinh xây dưới triều Nguyễn, đầu T.K 19
Theo kiểu Vauban thành ngôi sao 8 cánh. Cổng chính hướng Nam mở ra 1 nhịp cầu xây băng qua hào nước và dẫn thẳng đến cột cờ.
Bên trên dựng vọng gác 2 tầng mái tạo cho cổng này một vẻ đẹp quân sự thanh thoát đáng để ý .
― La citadelle de Vinh a été construite au début du 19e siècle sous l'influence des plans Vauban et d'après un plan octogonal. La porte principale s'oriente vers le sud. Elle est dominée à l'étage par un élégant pavillon de garde à double toiture, et précédée par un pont franchissant la douve et donnant accès aux terrasses du pylône du drapeau.
― Võ miếu ở Vinh
Đây là 1 võ miếu hiếm hoi còn sót lại.
Ở hình vẽ lại này là phần mặt trước tường rào có trụ biểu cách nhau khá xa có trụ biểu với cổng nhỏ kề bên đánh dấu lối vào chính. Cách sau dăm bước là bình phong trấn ngự những điều không tốt đâm thẳng vào mặt nhà. Rồi đến vòng rào thứ nhì với cổng lầu, tường trụ rồi mới vào sân chính điện
Một nhà bia được xây bên phải cổng vào với những cây súng đồng cổ được trồng ở 2 bên lối vào.
Một giếng khơi được đào ở ngay nơi chính giữa trước mặt.
― Le temple de l'art militaire.
C'est 1 des rares temples de ce genre qui subsistent. Ce dessin évoque l'entrée du temple à Vinh. Elle est marquée par deux pylônes largement espacés et par deux petites portes accolées à ces pylônes. Derrière eux se trouvent des murs de clôture ajourés. A quelque distance des marches de l'entrée principale est exposé un grand écran de maçonnerie décoré puis apparaît la deuxième clôture avec ses portes à étages, ses pylônes etc...
A gauche de l'entrée s'érige le pavillon de la stèle où se dresse une rangée d'anciens canons de bronze, enfouis à demi. Devant lui se trouve un puits antérieur où les femmes viennent puiser l'eau à l'ombre d'un cocotier.
― Chùa Điền Quang - Nghệ An
Kiến trúc nhỏ bé gồm 1 gian 2 chái tương tự như 1 ngôi miếu nhưng kiểu cách độc đáo vì 2 tầng mái trùng thiềm ở đây làm sát nhau như không có cổ diêm mà 8 góc đao vươn lên cong vút. Chùa lại dựng trên 1 gò đất cao có cầu thang dẫn lên ở 2 bên, có tường hoa vây quanh, có bình phong xây trước mặt tạo thành 1 quy mô khá độc đáo.
― La pagode Điền Quang à Nghệ An
C'est une petite architecture ressemblant plutôt à un pagodon comprenant une travée et deux appentis. Mais la construction se distingue par la silhouette de ses toits qui se superposent en se serrant si étroitement qu'il n'y a qu'un cordon de séparation. Les huit coins de toiture se relèvent d'ailleurs fortement. La pagode est construite sur une éminence de terrain, accédée par deux escaliers latéraux. Un écran à pylônes protège l'accès direct à la travée principale et des balustrades entourent le tout.
― Đền Nhạn Tháp - H.Nam Đàn
Kiến trúc khá thuần phác, mái cong nhè nhẹ. Quang cảnh trông gần như 1 dinh cơ dân sự nếu không có toà cổng làm thành hẳn 1 toà nhà 1 gian 2 chái có 2 cổng gạch nhỏ kèm 2 bên.
― Temple Nhạn Tháp -D.Nam Đàn - P. Nghệ An
Ce temple est d'architecture assez simple, les angles des toitures se relèvent à peine. Le temple aurait plutôt l'apparence d'une habitation s'il n'était pas muni d'un portique qui est une véritable construction composée d'une pièce et de deux appentis, accosté de deux petites portes en maçonnerie
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét