Di Sản Văn Hòa. 007

Đền Sóc và Phù Ðổng Thiên Vương
nguyên sơ đền Sóc
Truyền thuyết Thánh Gióng gắn liền với câu chuyện về người anh hùng nhỏ tuổi đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm: thời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm lược nước ta, thế giặc như chẻ tre, vua sai người đi tìm người tài giỏi giúp nước cứu dân. ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có cậu bé tên Gióng, lên ba mà vẫn không biết nói, chẳng biết cười.
Khi nghe tin có giặc bỗng cậu cất tiếng gọi mẹ mời sứ giả vào và

xin vua đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đánh giặc. Nhà vua đáp lại yêu cầu của cậu bé. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, uống cạn nước một khúc sông, cậu bé vươn mình cao lớn mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên lưng ngựa.

Ngựa hý vang trời, phun lửa xông vào quân giặc, ngựa đi đến đâu quân giặc tan tác đến đó. Khi gậy sắt gẫy, chàng Gióng nhổ bụi tre ngà quật vào lũ giặc đến chân núi Vệ Linh. Giặc tan, chàng Gióng cởi áo giáp để lại rồi phi ngựa lên đỉnh núi bay về trời. Tưởng nhớ công ơn chàng, dân làng đã lập đền thờ ở chân núi và phong làm Thánh - Thánh Gióng.

Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi vào làm lễ cầu ngài phù hộ. Trong trận chiến, quân giặc thua to, khi quay về vua vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ “Phù” và “Thiên”, tên của ngài được thờ tại đền Sóc là “Phù Đổng Thiên Vương”.

Ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm cử hành lễ hội làng Gióng thu hút rất đông du khách từ khắp nơi về dự hội. Dân trong làng chọn tướng rước ngựa, diễn lại nhiều sự tích chiến thắng lừng lẫy làm sống lại tinh thần đoàn kết, khí thế hào hùng, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thuở dựng nước. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ đời Lý mang đậm dấu ấn hiện nay vẫn được bảo tồn ở làng Phù Đổng như đền Thượng - thờ ông Gióng với những câu đối, hoành phi, bậc tam cấp vào gian điện chính được khắc nổi hình những con rồng được gọi là bậc thềm rồng; chùa kiến sơ - thờ Tam giáo (thờ Phật, Khổng Tử, Lão Tử) và thờ Lý Thái Tổ. Ngược lên khu di tích lịch sử đền

Tượng thờ Thánh Gióng Sóc (xã Phù Linh - Sóc Sơn), nơi ông Gióng hóa bay về trời hàng năm thu hút hàng vạn khách thập phương về tham quan tưởng nhớ đến công ơn ông Gióng. Khu di tích gồm đền chùa, miếu thờ tọa lạc trong khuôn viên rộng, xung quanh là núi non chập chùng rợp mát bóng cây. Quần thể di tích với 6 nơi thờ đều mang đậm những điển tích. Mới đây trên núi Vệ Linh, Nhà nước cho xây dựng chùa Non là nơi thờ Phật với tượng Phật tổ được đúc bằng đồng cao 3,5m, nặng 36 tấn.

Để chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, công trình dựng tượng đài Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời trên đỉnh núi Vệ Linh dự kiến sẽ được hoàn tất vào trước năm 2010. Hội đền Sóc được mở vào các ngày 6-7-8 tháng giêng hàng năm.

Đền thờ Đức Phù Đổng
Thần tích Phù Đổng Thiên Vương với hai khu thờ: ở làng Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) và đền thờ ở Phù Linh - Sóc Sơn sẽ mãi là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, di sản văn hóa quốc gia.

Quần thể di tích đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi và những khóm tre ngà vàng óng càng làm cho câu chuyện trở nên gần gũi thân thương. Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi như tô thêm vẻ đẹp chốn tôn nghiêm, cổ kính. Quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng để lại trước khi bay về trời và lăng bia đá ghi lại lịch sử và hội đền Sóc, tạo thành một tổng thể hài hòa, sống động.

Tất cả những công trình này được xây dựng và trùng tu từ giai đoạn tiền Lê, nhiều lần tôn tạo, tu bổ qua các triều đại phong kiến khác góp phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp. Nằm trong quần thể di tích này còn có chùa Non (Sóc Thiên Vương Thiền Tự), nơi thờ Phật tổ mà vị sư trụ trì đầu tiên là Ngô Chấn Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt Quốc Sư vào năm 971.

Chùa Non mới được xây dựng lại sau khi bị chiến tranh tàn phá, trong chùa còn có một kiệt tác là pho tượng Phật tổ bằng đồng nặng tới 30 tấn. Qua những câu chuyện của bà, của mẹ, Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại sống động, bất tử trong tâm thức của biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam.

Khu di tích lịch sử đền Sóc vavẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia.

Để chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, công trình dựng tượng đài Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời trên đỉnh núi Vệ Linh dự kiến sẽ được hoàn tất vào trước năm 2010. Hội đền Sóc được mở vào các ngày 6-7-8 tháng giêng hàng năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét