Nhà nước - quốc gia
Sự lẫn lộn giữa nhà nước và quốc gia, do cách chuyển ngữ état, hay state, thành quốc gia đã khiến nhiều tác giả bối rối trước cụm từ état-nation (hay nation-state). Bối rối là vì état đã dịch là quốc gia nếu nation cũng là quốc gia thì không lẽ cụm từ nation- state là quốc gia - quốc gia hay sao? Đề tháo gỡ bối rối này, các vị dịch nation là dân
tộc, như vậy cụm từ nation-stale sẽ là quốc gia dân tộc. Thế là xong? Nhưng thực ra đây chỉ là tránh ngã xe đạp để rồi bị rớt máy bay vì cụm từ quốc gia dân tộc hoàn toàn chẳng có một liên hệ nào với nation-state. Nếu nhìn vào nội dung và tìm cách diễn tả nội dung thay vì chỉ tìm cách giải quyết vấn đề thuật ngữ chúng ta sẽ thoải mái hơn nhiều.Nation- state (état-nation) có nghĩa gì? Đây là một cụm từ chỉ mới xuất hiện trong ngôn ngữ chính trị gần đây mà thôi, từ khi khuynh hướng toàn cầu hóa xuất hiện đòi xét lại quyền hạn của các nhà nước để đi đến một thế giới đồng điều hơn, với một luật pháp quốc tế và trong đó một số quyền hành của các nhà nước được chuyển giao cho các định chế cao hơn, hoặc quốc tế như Liên Hiệp Quốc, hoặc khu vực kiểu Liên Hiệp Châu Âu. Trong chiều sâu đây là một sự xét lại khái niệm quốc gia với nhận định rằng quốc gia không phải là đơn vị cao nhất đối với một con người, mà phải được đặt dưới một số định chế quốc tế. Khuynh hướng này gặp phản ứng của một số quốc gia muốn giữ tối đa bản thể và quyền tự quyết. Cụm từ nation-state, hay état-nation, trong đó state, hay état, là danh từ và nation đóng vai trò tính từ, xuất hiện để chỉ các nhà nước muốn giữ nguyên ý nghĩa quốc gia của mình. Nói một cách khác, đó là những nhà nước độc lập, nhưng nhà nước giữ tối đa chủ quyền. Như vậy dịch cụm từ nation-state, hay Etat-nation, không có gì khó. Ta có thể dịch là nhà nước độc lập, nhà nước tự chủ, nhà nước toàn quyền, hoặc nhà nước - quốc gia, ba cụm từ này hoàn toàn đồng nghĩa. Nhưng dứt khoát không phải là quốc gia dân tộc. Nhưng nhà nước đầu tiên ra đời đã là những nhà nước-quốc gia. Nhưng từ nửa sau thế kỷ 19 trở đi đã bùng ra một cuộc tranh cãi sôi nỗi về các ý niệm quốc gia và nhà nước. Karl Marx tỏ ra đặc biệt tích cực trong cuộc tranh luận này. Một trong những sai lầm cơ bản của chủ nghĩa cộng sản là đã không đánh giá đúng vai trò của các nhà nước-quốc gia. Sự tập trung quyền lực trên toàn thế giới không những là điều không thể thực hiện được mà còn là điều không nên thực hiện vì nặng nề và trói buộc. Ngay cả những nước lớn cũng còn phải tản quyền thành nhưng địa phương tự quản với một chính quyền trung ương làm công tác điều hợp. Thế giới đại đồng trong lương lai sẽ là thế giới của sự phối hợp giữa những quốc gia chung sống và hợp tác với nhau, cùng chia sẻ với nhau một số giá trị phổ cập và cùng chấp nhận một số qui ước chung chứ không phải thế giới trong đó các quốc gia bị xóa bỏ. Sự ra đời của những nhà nước- quốc gia thay thế cho những nhà nước quân chủ đã là là một biến cố trọng đại thúc đẫy tiến bộ. Các nhà nước-quốc gia đầu tiên đã hình thành tại phương Tây và đã đem lại cho các dân tộc phương Tây một sức mạnh hơn hẳn.
Ý niệm quốc gia, như một thực thể của chúng thay vì của một người hay một nhóm người, đã động viên được sinh lực và sáng kiến của mọi người và đã khai sinh ra tổ chức nhà nước hiện đại. Khi đi chinh phục thế giới vào thế kỷ 18 và 19, sức mạnh chính của người phương Tây không phải là vũ khí và kỹ thuật hiện đại mà là tổ chức nhà nước hiện đại phục vụ cho một quốc gia được quan niệm như là không gian liên đới của một tập thể người có nhiều điểm chung và cùng xây dựng một tương lai chung. Quan niệm này khiến quốc gia vừa có ích vừa cần thiết, nó cũng đem lại cho nhà nước sự chính đáng và, do đó, sức mạnh.
Một chú thích. Cũng như tất cả mọi ý niệm mới, ý niệm quốc gia đã không tránh khỏi những tật bệnh trong quá trình hình thành và trưởng thành; mà tật bệnh độc hại nhất là chủ nghĩa quốc gia (nationalisme), coi quốc gia như là cứu cánh duy nhất và không gian trách nhiệm duy nhất. Chủ nghĩa quốc gia đồng hóa sự thù ghét các dân tộc khác với sự quí mến dân tộc mình. Nó lẫn lộn tinh thần bài ngoại với lòng yêu nước, nó là một quan niệm hẹp hồi về dân tộc. Nhưng tật bệnh này ngày càng được nhận diện và điều trị, và một khi đã được điều trị xong, ý niệm quốc gia sẽ lấy lại được ý nghĩa thực sự của nó, sẽ đẹp hơn, mạnh hơn chứ không yếu đi.
Một chú thích. Cũng như tất cả mọi ý niệm mới, ý niệm quốc gia đã không tránh khỏi những tật bệnh trong quá trình hình thành và trưởng thành; mà tật bệnh độc hại nhất là chủ nghĩa quốc gia (nationalisme), coi quốc gia như là cứu cánh duy nhất và không gian trách nhiệm duy nhất. Chủ nghĩa quốc gia đồng hóa sự thù ghét các dân tộc khác với sự quí mến dân tộc mình. Nó lẫn lộn tinh thần bài ngoại với lòng yêu nước, nó là một quan niệm hẹp hồi về dân tộc. Nhưng tật bệnh này ngày càng được nhận diện và điều trị, và một khi đã được điều trị xong, ý niệm quốc gia sẽ lấy lại được ý nghĩa thực sự của nó, sẽ đẹp hơn, mạnh hơn chứ không yếu đi.
Dân tộc
Còn dân tộc? Cho đến nay mọi người Việt nam có kiến thức Tây học đều đã đồng ý dân tộc tương đương với từ peuple của tiếng Pháp và people của tiếng Anh. Dân luôn luôn phải là người và chỉ có thể là người. Chưa thấy ai đặt lại cách dịch này. Vấn đề là một số học giả cũng dùng tiếng dân tộc để dịch chữ nation. Cách dịch này chắc chắn là sai vì trong tiếng Pháp nation và peuple là hai ý niệm rất khác nhau về mặt lý thuyết (trong tiếng Anh, sự khác biệt giữa people và nation không rõ rệt bằng). Chúng ta đều hiểu dân tộc là tiếng dùng để chỉ toàn bộ những con người của một quốc gia, nghĩa là những người chấp nhận đảm nhiệm cùng nhau một di sản và chia sẻ với nhau một tương lai chung. Mặc dầu sự hiện diện của chữ tộc, dân tộc không mang một nội dung huyết thống chủng tộc nào. Trong những yếu tố cấu tạo của quốc gia (lãnh thổ, nhà nước, lịch sử, di sản văn hóa, dân tộc và dự án tương lai chung) chắc chắn dân tộc là yếu tố hữu hình quan trọng nhất (cũng như dự án tương lai là yếu tố vô hình quan trọng nhất), nhưng không phải là tất cả. Đồng hóa dân tộc với quốc gia có thể là gần đúng về mặt sinh hoạt thường ngày nhưng rất sai về mặt lý thuyết như ta sẽ trở lại trong phần sau, khi đề cập đến chủ quyền.
Cần lưu ý là dân tộc, cũng như peuple, không phải chỉ là những công dân hiện có, mà còn có ý nghĩa vượt thời gian, ngược về quá khứ và nối dài về tương lai, để chỉ chung những con người đã, đang và sẽ thuộc về quốc gia. Khi ta nói đến cuộc Nam tiến của dân tộc Việt nam thì dân tộc là để chỉ chung một khối người từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18.
Một danh từ tương đương với dân tộc là nhân dân. Cho đến nay nhân dân vẫn được dùng để chỉ dân tộc trong trường hợp ta muốn nhấn mạnh tới những người đang sống. Đôi khi nhân dân cũng được dùng kèm với một địa danh để chỉ tập thể những người dân trong một vùng. Chẳng hạn như nhân dân Thái Bình. Đây có thể coi là một sự phong phú của tiếng Việt, nhưng về nội dung dân tộc và nhân dân không khác nhau.
Dân và dân chúng dùng để chỉ mọi người hay toàn bộ những con người sống dưới sự quản lý của một nhà nước. Quần chúng chỉ có nghĩa giản dị là khối đông người, thường được dùng để đối lại với một thiểu số chọn lọc.
Cần lưu ý một sự cẩu thả của chế độ cộng sản Việt nam là họ dùng cả danh từ dân tộc để chỉ các sắc tộc, như dân tộc Kinh dân tộc Tày, dân tộc Dao , v.v... để rồi đi đến nhận xét lúng túng dân tộc Việt nam gồm nhiều dân tộc , trong khi trong nhiều trường hợp họ lại quả quyết dân tộc Việt nam là một. Sự cẩu thả còn để ra một quái thai về ngôn ngữ: người dân tộc, được dùng để chỉ những người thuộc một trong những sắc tộc ít người.
Chủ quyền
Còn chủ quyền (souveraineté)? Như đã nói, khái niệm quốc gia (nation), dù đã hiện hữu bàng bạc từ lâu do sự sống chung của những con người trên cùng một lãnh thổ và chia sẻ cùng một số phận, chỉ được chính thức phát minh ra trong cách mạng Pháp 1789 vì nhu cầu trả lời câu hỏi chủ quyền, tức quyền cao nhất và bao trùm, thuộc về ai một khi chế độ quân chủ đã bị lật đổ? Trước đó Jean-Jacques Rousseau, thủy tổ đích thực của chủ nghĩa cộng sản, chủ trương rằng chủ quyền thuộc về dân tộc, hay nhân dân. Mới thoạt nghe, lập trường này có vẻ hợp lý nhưng đem ra thực hiện người ta nhận ra là nó đưa đến những hậu quả nguy hiểm.
Nếu nhân dân làm chủ thì hệ luận tất nhiên là phải làm thế nào để nhân dân trực tiếp cầm quyền. Nếu khối nhân dân quá đông thì nhân dân sẽ chỉ định ra, bằng cách này hay cách khác, những đại biểu thay mặt cho mình, nhưng theo triết lý nhân dân làm chủ mỗi đại biểu này phải hoàn toàn làm việc theo mệnh lệnh của người dân trong đơn vị đã chỉ định mình và có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào. Nhiều nhà tư tưởng trong cách mạng Pháp đã nhìn thấy mối nguy của triết lý chính trị này. Trước hết là quần chúng không đủ trình độ để quyết định những vấn đề khó khăn và phức tạp, kế đó là cơ quan quyền lực sẽ xung đột và lê liệt vì những đòi hỏi ích kỷ của địa phương, sau cùng và nguy hiểm nhất là nếu có một đảng mị dân hay khủng bố, hay vừa mị dân vừa khủng bố, nào đó khống chế được quần chúng thì họ sẽ nhân danh nhân dân nắm tất cả quyền hành, biến các đại biểu thành những con tin, và đưa đến độc tài toàn trị; người dân sẽ mất tất cả mọi quyền, có thể kể cả quyền sống. Từ đó nẩy ra một cuộc tranh cãi, và tranh đấu, sôi nổi giữa một phe quá khích chủ trương chủ quyền dân tộc (souveraineté populaire) và một phe ôn hòa chủ trương chủ quyền quốc gia (souveraineté nationale). Hậu duệ của phe chủ trương chủ quyền nhân dân không ai khác hơn là các đảng cộng sản và phát-xít, trong khi hậu duệ của phe chủ trương chủ quyền quốc gia là các chế độ dân chủ. Theo quan điểm của trường phái dân chủ thì nhân dân không làm chủ, chủ quyền thuộc về một cái gì đó cao hơn cả nhân dân, bao gồm cả lãnh thổ, lịch sử, di sản văn hóa, chính quyền, dân tộc và dự án tương lai chung. Điều này có nghĩa là ngay cả nếu tất cả mọi người đồng ý, họ vẫn không có toàn quyền trên đất nước. Khối toàn dân này vẫn phải tôn trọng một số nguyên tắc. Các cử tri ở mỗi đơn vị không bầu ra đại biểu của đơn vị mình, mà chỉ được trao trách nhiệm chọn lựa một trong những đại biểu cho quốc gia. Một khi đã được bầu, người đại biểu là của quốc gia, không nhận mệnh lệnh của cử tri trong đơn vị mà được hoàn toàn hành động theo sự suy nghĩ của mình, các cử tri trong đơn vị không có quyền bãi nhiệm đại biểu trong suốt nhiệm kỳ. Những nhà tư tưởng dân chủ cho rằng phương thức này, một mặt, bảo đảm cho công việc chung được quản lý một cách thông minh và, mặt khác, tránh được nguy cơ chủ quyền bị một đảng chiếm đoạt. Trên thực tế, người đại biểu muốn được đơn vị mình tiếp tục tín nhiệm cũng phải lắng nghe và thỏa mãn nguyện vọng của các cử tri, người dân vẫn làm chủ, nhưng một cách tương đổi và gián tiếp. Triết lý chủ quyền quốc gia còn một hệ luận khác, tuy lý thuyết nhưng rất quan trọng, là nhà nước (chính phủ và quốc hội) tuy xuất phát từ một đa số vẫn không thể tự coi là có thể hoàn toàn định đoạt một cách tùy tiện. Do đó các thiểu số vẫn phải được tôn trọng.
Ngược lại, đối với phe cộng sản, quốc gia chỉ là một phát minh của giai cấp tư sản nhằm chiếm đoạt quyền làm chủ của quần chúng vô sân cho liên minh tư sản-trí thức.
Một lần nữa, cần nhác lại quốc gia là một ý niệm trừu tượng được phe dân chủ phát minh để giải quyết bài toán dân chủ. Đến đây, xin lưu ý bốn điều:
Một là khái niệm quốc gia đã nảy sinh cùng với khái niệm dân chủ, hồi sau một chút thì đúng hơn. Trong một bài báo tôi đã viết như vậy và đã bị nhiều phản bác, nhưng quả thực là như thế. Các vương quốc trước đây, kể cả Việt nam, không phải là những quốc gia thực sự, lãnh thổ không rõ rệt, người dân không chia sẻ một dự án tương lai chung nào cả mà chỉ chịu đựng ách thống trị được áp đặt bằng bạo lực. Các vương quốc đó có thể là bước đầu để xây dựng một quốc gia chứ chưa phải là những quốc gia.
Một là khái niệm quốc gia đã nảy sinh cùng với khái niệm dân chủ, hồi sau một chút thì đúng hơn. Trong một bài báo tôi đã viết như vậy và đã bị nhiều phản bác, nhưng quả thực là như thế. Các vương quốc trước đây, kể cả Việt nam, không phải là những quốc gia thực sự, lãnh thổ không rõ rệt, người dân không chia sẻ một dự án tương lai chung nào cả mà chỉ chịu đựng ách thống trị được áp đặt bằng bạo lực. Các vương quốc đó có thể là bước đầu để xây dựng một quốc gia chứ chưa phải là những quốc gia.
Hai là cần lưu ý sự hụt hẫng của thói quen chiết tự. Cho đến nay chúng ta vẫn hiểu dân chủ một cách giản dị là dân làm chủ. Cũng đúng thôi, nhưng không đúng hẳn. Về lý thuyết, các chế độ dân chủ đã ra đời do sự phủ nhận chủ quyền dân tộc để thay thế bằng chủ quyền quốc gia, nói một cách khác, theo triết lý dân chủ thì dân không làm chủ, quốc gia mới là chủ; dân là thành phần chủ yếu của quốc gia, thay mặt quốc gia để chọn lựa phương thức tổ chức xã hội và chỉ định những người cầm quyền, nhưng không phải là quốc gia. Quốc gia là một sáng tạo của trí tuệ cao hơn dân tộc. Quốc gia là một khái niệm tinh thần và tình cảm.
Ba là cuộc tranh luận giữa hai trường phái chủ quyền dân tộc (cộng sản và phát-xít) và chủ quyền quốc gia (dân chủ) hiện nay tuy đã ngã ngũ trên thế giới (với sự toàn thắng của phe dân chủ) mà vẫn còn dai dẳng ở Việt nam. Chúng ta có thể lưu ý sự phủ nhận khái niệm quốc gia của mọi chế độ cộng sản, kể cả chế độ cộng sản Việt nam. Họ chỉ sử dụng từ ngữ dân tộc, hay nhân dân, hay quốc dân, trong ngôn ngữ chính trị: Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, kinh tế quốc dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Từ quốc gia mới chỉ được dùng gần đây và chỉ có nghĩa địa lý, tương đương với toàn lãnh thổ, như giải bóng đá quốc gia. Những người dân chủ cần lưu ý điểm này trong cuộc vận động tư tưởng hiện nay. Lấn cấn từ ngữ có thể đưa đến bối rối trong lý luận. Đảng cộng sản đã thống trị trong một nửa thế kỷ tại miền Bắc và một phần tư thế kỷ trên cả nước, di sản ngôn ngữ của họ chắc chắn là đáng kẻ, điều quan trọng là phải biết mình đang nói về cái gì.
Bốn là chế độ cộng sản Việt nam còn đóng góp thêm cho sự hỗn loạn ngôn ngữ bằng khẩu hiệu dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý. Thực ra, trong các chế độ cộng sản, nhà nước thực sự chính là bộ máy đảng. Nhà nước này đứng trên quốc gia và đứng ngoài pháp luật mà nó ban hành, trong khi nhà nước chính thức chỉ là công cụ của bộ máy đảng. Tách rời đảng và nhà nước là thay đổi hẳn bản chất của chế độ. Chính vì thế mà chủ trương tách rời đảng và nhà nước có lúc được nêu ra đã mau chóng bị bóp nghẹt.
Bốn là chế độ cộng sản Việt nam còn đóng góp thêm cho sự hỗn loạn ngôn ngữ bằng khẩu hiệu dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý. Thực ra, trong các chế độ cộng sản, nhà nước thực sự chính là bộ máy đảng. Nhà nước này đứng trên quốc gia và đứng ngoài pháp luật mà nó ban hành, trong khi nhà nước chính thức chỉ là công cụ của bộ máy đảng. Tách rời đảng và nhà nước là thay đổi hẳn bản chất của chế độ. Chính vì thế mà chủ trương tách rời đảng và nhà nước có lúc được nêu ra đã mau chóng bị bóp nghẹt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét