Thằng nào đây ?
Đầu năm 1974, tôi đang làm chuyên viên tại Ngân Hàng Việt nam Thương Tín. Một đồng nghiệp ở phòng bên xông vào phòng tôi, với nét mặt lầm lì, ném một tài liệu xuống ngay trước mặt tôi và nói một cách sừng sộ:
─ Đọc đi ?
Tôi tưởng có chuyện gì nghiêm trọng nên đọc ngay trong khi anh bạn đứng đợi. Nhưng không, đó là một bài lăng nhăng, không tập trung vào một đề tài nào cả và cũng chẳng ra câu cú gì cả. Rất nhiều thì, mà, là, tại, v.v... nhưng rất ít ý và văn phạm. Tôi càng đọc càng bực bội. Trong câu cuối cùng mà tôi đọc, tác giả chê sự câu nệ bằng cấp bằng một câu : Thấy thằng nhỏ nó làm việc được thì lại không cho nó làm, bắt nó có bằng tú tài mà nó có bằng tú tài rồi thì nó có làm giỏi không?. Đến đây sức chịu đựng của tôi đã vượt quá giới hạn, tôi giận dữ hỏi gằn:
─ Thằng nào đây? Bớp tai cho nó mấy cái?
Anh bạn phá ra cười:
─ Tổng thống đấy!
Thì ra đó là một bài nói chuyện của ông Nguyễn Văn Thiệu, trong một buổi hội nghị công chức cao cấp. Tổng thống ăn nói như vậy thì cán bộ học hỏi được cái gì? Điều bi đát là ông Thiệu không phải là người ăn nói dở so với những cấp lãnh đạo Việt nam khác. Nhưng bài nói chuyện của ông nếu chép lại thì thấy là chẳng ra đâu vào đâu cả nhưng nếu nghe ông nói trực tiếp cũng có thể hiểu ông định nói gì, đó là điều ít khi xảy ra đối với những người lãnh đạo chính quyền, chính đảng hay hiệp hội khác, nhưng người trên nguyên tắc phải có khả năng truyền thông cao. Tôi đã nghe khá nhiều bài thuyết trình, đọc nhiều bài báo mà chẳng hiểu tác giả định nói cái gì. Các tác giả sắp xếp lộn xộn thứ tự của các ý kiến (khi họ có ý kiến, một điều tương đối hiếm), ôm đồm quá nhiều ý trong một câu dùng từ ngữ sai và bất chấp văn phạm. Đã thế khả năng tiếp thu của thính giả hay độc giả còn kém hơn họ (vì ít ra họ còn dám nói và dám viết). Kết quả của sự trao đỗi không có gì khó dự đoán. Điều ai cũng có thể nhận thấy trong những buổi hội thảo của người Việt nam là cử tọa chờ cho diễn giả nói xong, đến phần quí vị nào có câu hỏi... một vài người xin phát biểu để nói (rất dài) ý kiến đã soạn sẵn của mình, dù không hên hệ gì tới những điều diễn giả vừa nói.
Phần dẫn nhập dài dòng này là để cảnh giác về một thiếu sót trầm trọng, bi đát, kinh khủng của người Việt: chúng ta không biết truyền thông. Chúng ta viết cẩu thả, nói lộn xộn, đọc sơ qua, nghe lõm bom, cho nên chúng ta không hiểu được nhau, rồi cãi cọ với nhau, thù nhau, đánh phá nhau, và giết nhau. Người Việt nam không ý thức được hai điều tối quan trọng. Điều thứ nhất liên quan đến cá nhân: khả năng truyền thông là khả năng quan trọng nhất trong mọi khả năng của một con người để thành công. Điều thứ hai liên quan đến xã hội: một khả năng truyền thông tối thiểu là yếu tố không thể thiếu cho hòa bình giữa những con người. Cách đây hơn mười năm, lúc đó tôi làm việc cho một công ty dịch vụ tin học, tôi được nha thương mại thông báo là một công ty dịch vụ chứng khoán lớn đang cần một số kỹ sư tin học để thực hiện một dự án tin học lớn. Việc đầu tiên là phải tìm một kỹ sư dự án trưởng, biết rành các kỹ thuật tin học sử dụng trong dự án và am tường các nghiệp vụ chứng khoán.
Phần dẫn nhập dài dòng này là để cảnh giác về một thiếu sót trầm trọng, bi đát, kinh khủng của người Việt: chúng ta không biết truyền thông. Chúng ta viết cẩu thả, nói lộn xộn, đọc sơ qua, nghe lõm bom, cho nên chúng ta không hiểu được nhau, rồi cãi cọ với nhau, thù nhau, đánh phá nhau, và giết nhau. Người Việt nam không ý thức được hai điều tối quan trọng. Điều thứ nhất liên quan đến cá nhân: khả năng truyền thông là khả năng quan trọng nhất trong mọi khả năng của một con người để thành công. Điều thứ hai liên quan đến xã hội: một khả năng truyền thông tối thiểu là yếu tố không thể thiếu cho hòa bình giữa những con người. Cách đây hơn mười năm, lúc đó tôi làm việc cho một công ty dịch vụ tin học, tôi được nha thương mại thông báo là một công ty dịch vụ chứng khoán lớn đang cần một số kỹ sư tin học để thực hiện một dự án tin học lớn. Việc đầu tiên là phải tìm một kỹ sư dự án trưởng, biết rành các kỹ thuật tin học sử dụng trong dự án và am tường các nghiệp vụ chứng khoán.
Chỉ có một kỹ sư đáp ứng hai đòi hỏi đó. Anh ta tốt nghiệp một trường kỹ sư khá danh tiếng, có mười năm kinh nghiệm trong ngành tin học, thông thạo các kỹ thuật tin học sử dụng trong dự án và lại đã từng tham gia vào việc thực hiện một dự án lớn về chứng khoán kéo dài hơn một năm. Quả là một con người lý tưởng cho hoàn cảnh, một con chim lạ, như người Pháp nói ùn oiseau rare. Anh giám đốc thương mại phấn khởi vô cùng: May quá, thế thì thắng lợi chắc chắn rồi?. Nhưng tôi không chắc chắn như anh ta bởi vì tôi nhìn thấy một mối nguy lớn mà anh ta không biết: anh kỹ sư đó là người Việt nam, và kinh nghiệm đã dạy cho tôi rằng người Việt truyền thông một cách rất luộm thuộm. Tôi lại không biết rõ anh kỹ sư này vì anh thuộc một công ty nhỏ mà chúng tôi vừa mới sát nhập nên tôi không theo dõi anh trong dịp tuyển dụng. Từ ngày anh ấy hết công tác và về đây chờ đợi công tác khác, tôi cũng bận rộn chỉ chào hỏi và nói chuyện qua loa.
Mối lo của tôi được kiểm chứng hoàn toàn. Tôi mời anh lên, hỏi anh về dự án chứng khoán mà anh ta đã làm qua. Một sự im lặng nặng nề và tuyệt đối kéo dài gần mười phút. Tôi bối rối và hoảng hốt vì chính sự im lặng đó. Anh không có gì để nói cả? Vì hai lý do.
Lý do thứ nhất, anh ta không hiểu rõ dự án đã làm và không nhớ. Người Việt nam mình có một khả năng kỳ dị là có thể làm rất lâu trong một công việc mà mình không thích và không hiểu. Cái gì cấm anh nếu không thích ngành chứng khoán thì bỏ đi làm một việc khác? Với bằng cấp của mình, anh có thể tìm việc khác một cách dễ dàng. Người Việt nam kiên nhẫn và cần cù, điều đó đúng, nhưng sự càn cù đó lại thường đi đôi với sự thụ động.
Lý do thứ hai, anh hoàn toàn không biết diễn đạt như phần lớn người Việt nam khác. Dù có hiểu và nhớ, anh cũng không thể trình bày được. Tôi phải khuyến khích, hối thúc, đặt những câu hỏi ngắn, nói chung phải cạy mồm anh ra, mới được một số câu trả lời vụn vặt, nghèo nàn. Chỉ sang phần kỹ thuật trong tin học là thấy anh ta có vẻ thoải mái, mặc dầu cũng không lấy gì làm xuất sắc, bởi vì tuy anh ta biết nhiều nhưng lại không trình bày được một cách mạch lạc.
Cuối cùng tôi kết luận rằng anh không phù hợp với công tác, vì đây là một công tác đòi hỏi khả năng lãnh đạo, thì anh ta phản đối. Anh ta nói anh ta là kỹ sư, có mười năm kinh nghiệm thì dĩ nhiên anh xứng đáng giữ một vai trò quan trọng, nhiều người không có bằng cấp bằng anh ta mà chỉ năm năm đã có thể làm dự án trưởng. Tôi cố gắng giải thích rằng bằng cấp và thời gian kinh nghiệm của anh khá vững, nhưng công tác này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận về nghiệp vụ chứng khoán và một khả năng truyền thông rất cao vì phải tiếp xúc với rất nhiều người, tham dự và điều khiển nhiều phiên họp. Tôi cũng khuyến khích anh ta nên chú ý tới nội dung của các dự án hơn là khía cạnh kỹ thuật, và nhất là nên cải tiến khả năng ăn nói. Anh vẫn khăng khăng biện luận rằng đã có bằng cấp ấy và thời gian kinh nghiệm ấy là đương nhiên anh ta phải phù hợp với công tác. về sau chúng tôi không làm việc với nhau nữa. Một lần một người quen thuật lại cho tôi nghe anh ấy nói tôi là người không tử tế với người Việt.
Cuối cùng tôi kết luận rằng anh không phù hợp với công tác, vì đây là một công tác đòi hỏi khả năng lãnh đạo, thì anh ta phản đối. Anh ta nói anh ta là kỹ sư, có mười năm kinh nghiệm thì dĩ nhiên anh xứng đáng giữ một vai trò quan trọng, nhiều người không có bằng cấp bằng anh ta mà chỉ năm năm đã có thể làm dự án trưởng. Tôi cố gắng giải thích rằng bằng cấp và thời gian kinh nghiệm của anh khá vững, nhưng công tác này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận về nghiệp vụ chứng khoán và một khả năng truyền thông rất cao vì phải tiếp xúc với rất nhiều người, tham dự và điều khiển nhiều phiên họp. Tôi cũng khuyến khích anh ta nên chú ý tới nội dung của các dự án hơn là khía cạnh kỹ thuật, và nhất là nên cải tiến khả năng ăn nói. Anh vẫn khăng khăng biện luận rằng đã có bằng cấp ấy và thời gian kinh nghiệm ấy là đương nhiên anh ta phải phù hợp với công tác. về sau chúng tôi không làm việc với nhau nữa. Một lần một người quen thuật lại cho tôi nghe anh ấy nói tôi là người không tử tế với người Việt.
Một giám đốc của một công ty khách hàng biết rõ tôi vì là bạn học cùng lớp một lần gọi điện thoại cho hãng tôi mm job trong nha điện toán của anh. Nhưng anh ta lại nói thêm: Nhưng mày đừng gởi cho tao một đồng hương của mày nghe? Người Việt của mày giỏi về kỹ thuật nhưng về truyền thông thì lại dở quá, mà job này đòi hỏi rất nhiều liên lạc.
Tại sao chúng ta dở về truyền thông như vậy? Bởi vì con người Việt nam không được giáo dục về truyền thông, mà hơn thế nữa lại được khuyến khích để đừng biết truyền thông. Xã hội ta là một phân chia đẳng cấp, trên nói dưới nghe, không có trao đỗi. Liên hệ trong xã hội ta là một tương quan lực lượng chứ không phải là một liên hệ trao đỗi. Khả năng truyền thông bị coi là một tật xấu cần phải bỏ. Đứa trẻ hay nói bị mắng là lắm mồm, thiếu hạnh kiểm. Cấp dưới dám bàn cãi về quyết định của cấp trên bị coi là cứng đầu và bị trù dập.
Cách truyền đạt tư tưởng trực tiếp và sáng sủa bị coi là tầm thường, không sâu sắc. Khi Trịnh Kiềm hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm là có nên bỏ vua Lê để lên làm vua hay không thì Nguyễn Bỉnh Khiêm nói bóng nói gió: Năm nay mất mùa nên đem hạt giống cũ gieo lại thì hơn. Cũng thế, khi Nguyễn Hoàng lâm nguy tới van kế Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm thay vì khuyên Nguyễn Hoàng nên vào Nam lập nghiệp lại cũng nói bóng gió: Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân. Cách nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là hay, là thâm thuý.
Cái vòng luẩn quẩn là chúng ta truyền thông rất dở, rồi vì không chịu nhìn nhận nhược điểm của mình chúng ta đồng ý coi truyền thông là xấu. Kết quả là chúng ta không hiểu nhau. Trong trường hợp tốt nhất, mạnh ai nấy làm theo ý mình, công việc chung mâu thuẫn và thiếu gắn bó. Trong trường hợp tệ nhất, chúng ta gán cho nhau những ý đồ đen tối, rồi xung khắc và thù địch nhau. Tôi đã chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn cuộc cãi vã gay go trong đó thực ra người ta đồng ý với nhau, nhưng chống đối nhau kịch liệt chỉ vì không hiểu nhau, người nói đã nói dở người nghe lại không chịu nghe.
Cách truyền đạt tư tưởng trực tiếp và sáng sủa bị coi là tầm thường, không sâu sắc. Khi Trịnh Kiềm hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm là có nên bỏ vua Lê để lên làm vua hay không thì Nguyễn Bỉnh Khiêm nói bóng nói gió: Năm nay mất mùa nên đem hạt giống cũ gieo lại thì hơn. Cũng thế, khi Nguyễn Hoàng lâm nguy tới van kế Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm thay vì khuyên Nguyễn Hoàng nên vào Nam lập nghiệp lại cũng nói bóng gió: Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân. Cách nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là hay, là thâm thuý.
Cái vòng luẩn quẩn là chúng ta truyền thông rất dở, rồi vì không chịu nhìn nhận nhược điểm của mình chúng ta đồng ý coi truyền thông là xấu. Kết quả là chúng ta không hiểu nhau. Trong trường hợp tốt nhất, mạnh ai nấy làm theo ý mình, công việc chung mâu thuẫn và thiếu gắn bó. Trong trường hợp tệ nhất, chúng ta gán cho nhau những ý đồ đen tối, rồi xung khắc và thù địch nhau. Tôi đã chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn cuộc cãi vã gay go trong đó thực ra người ta đồng ý với nhau, nhưng chống đối nhau kịch liệt chỉ vì không hiểu nhau, người nói đã nói dở người nghe lại không chịu nghe.
Và tôi cũng tin rằng nếu người Việt biết truyền thông, nghĩa là biết diễn đạt và biết nghe nhau, họ đã khám phá ra rằng người trước mặt mình cũng có những lý tưởng và mục tiêu gần giống mình và đã không giết nhau trong suốt ba mươi năm sau thế chiến thứ hai.
Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi
Tối yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
Tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi...
Phạm Duy (Tình ca)
Một lý do quan trọng khác khiến chúng ta kém về truyền thông là chúng ta khinh thường tiếng Việt. Mà đã khinh thường tiếng mẹ đẻ thì hậu quả tất nhiên là kém về truyền thông, vì tiếng mẹ đẻ dù thế nào đi nữa cũng vẫn là ngôn ngữ mà một con người có thể sử dụng hay nhất. Nó là những tiếng đầu đời đã nhào nặn ra ý niệm, tình cảm, tâm hồn của con người. Một người dù có học và sử dụng một ngoại ngữ nhiều thế nào đi nửa vẫn không thể diễn tả tư tưởng và tình cảm của mình một cách trung thành và tế nhị bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đó vẫn chỉ là một ngôn ngữ mượn mà thôi. Những người trẻ trưởng thành tại hải ngoại có khả năng truyền thông hơn hẳn cha anh vì được huấn luyện một cách khác, được khuyến khích phát biểu; nhưng cũng vì tiếng Anh, tiếng Pháp được hấp thụ từ mẫu giáo và gần như là tiếng mẹ đẻ của họ. Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đã bị gạt bỏ.
Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt nam. Nôm na là cha mách qué, tiếng Việt là tiếng không cao thượng. Những văn bản quan trọng phải viết bằng chữ Nho. Người Việt ta khi cần nói một điều trịnh trọng, trang nhã rất thường hay xổ Nho: Thưa anh dĩ hòa vi quí, mình chẳng nên đôi co với họ làm gì, biết họ như vậy rồi mình cứ kính nhi viễn chi là hơn. Không biết bao nhiêu lần rồi tôi đã nghe những câu nói tương tự như vậy, ngay cả tại hải ngoại này, ở cửa miệng hay ở ngòi bút của những người có học thức và sử dụng tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn hơn hẳn mức trung bình.
Chắc vì coi tiếng Việt là thứ tiếng tầm thường, thấp kém nên khi viết và nói người ta không cần một thận trọng nào, bất chấp cả văn phạm lẫn chính tả. Trái lại khi phải viết một văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, người ta đắn đo từng câu, từng chữ, viết đi viết lại nhiều lần, ớm hỏi người này người kia viết như thế có đúng không, có hay không, v. v... Sự yên trí rằng viết tiếng Việt thì thế nào cũng được thể hiện ngay cả trong những tài liệu quan trọng. Trong bản cương lĩnh của Phong Trào Yểm Trợ Dân Chủ và Tái Thiết Việt nam của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dài khoảng ba trang đánh máy, tôi đếm được gần một trăm lỗi chính tả và văn phạm. Đó là văn kiện căn bản của một nhân vật đã từng cầm vận mệnh của đất nước và có lẽ còn muốn cầm tiếp. Cẩu thả đến thế là cùng. Chung quanh ông Thiệu chắc chắn là có những người biết tiếng Việt nhưng ông Thiệu đã không thấy cần phải hỏi ý kiến họ. Viết tiếng Việt mà, thế nào cũng được. Giả sử phải viết một bản tuyên ngôn bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh chắc ông Thiệu sẽ thận trọng hơn nhiều.
Tôi không trách riêng ông Thiệu, bởi vì đại đa số người Việt đều xử sự như thế, kể cả những người không biết một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt. Năm 1974, tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước. Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Những tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt. Rời tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn.
Trong các đơn xin việc tại Ngân Hàng Việt nam Thương Tín hay những đơn khiếu nại tại Bộ Kinh Tế, tôi gặp vô số đơn Thưa ông..., nguyên tôi là... . Tại sao lại nguyên? Chưa kể xin cứu xét cho chúng tôi được dễ dãi, v. v... . Đơn thường do những người tốt nghiệp đại học viết. Ngay cả những bài nghị luận chính trị trên báo chí, nhiều khi cũng không thể tìm ra chủ từ, động từ, túc từ. Ngay những nhà văn cũng không ngàn ngại viết xử dụng, giòng sông, dỗi dãi, yên tỉnh, đấu tranh dành tự do dân chủ. Một biểu ngữ lớn trong cuộc mít-tinh lớn: Cương quyết xiết chặc hàng ngũ... . Những lỗi chính tả, và ngay cả văn phạm, nhiều khi cũng có thể bỏ qua được, điều khó chịu nhất là nhiều khi đọc đi đọc lại vẫn không biết tác giả định nói gì. Đành phải đoán mò.
Viết đã ẩu, đọc lại càng ẩu hơn. Anh em Thông Luận chúng tôi đã là đối tượng của vô số bài đả kích vì lập trường Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc. Chúng tôi đã mất rất nhiều thì giờ để giải thích thế nào là hòa giải dân tộc, thế nào là hòa hợp dân tộc, tại sao lại phải hòa giải trước, hòa hợp sau v.v... Vậy mà trên 90% những bài đả kích chúng tôi vẫn nói chúng tôi là nhóm chủ trương hòa hợp hòa giải , nhiều bài còn nói chúng tôi chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc với cộng sản! Đọc ẩu trước khi lên án đã là tệ, có người còn không đọc. Một vị ở Canada viết cho chúng tôi một bài với tựa đề trả lời lập trường hòa hợp hòa giải của Thông Luận vạch ra thái độ ngây thơ ấu trĩ của chúng tôi. Một câu làm cho chúng tôi sửng sốt: vị này cho biết chưa hề đọc Thông Luận bao giờ, mà chỉ được biết tới lập trường của chúng tôi qua những bài đả kích.
Cái vòng luẩn quẩn là người Việt viết luộm thuộm khó hiểu người đọc kỹ cũng không thể hiểu, nhưng người đọc không cần đọc kỹ mà vẫn trả lời một cách cũng hò đò, cũng luộm thuộm khó hiểu không kém. Phải nhìn nhận một sự thực đau lòng: chúng ta là một dân tộc không biết đọc, không biết viết, và không biết nói.
Tiếng Việt là phương tiện trao đỗi giữa chúng ta. Phương tiện ấy mà hư hỏng thì chúng ta không hiểu được nhau như khi nói chuyện qua một đường điện thoại đầy nhiễu xạ. Tiếng mẹ đẻ nếu không phải là ngôn ngữ duy nhất thì cũng vẫn là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất cho mỗi người, vì nó hợp với tâm hồn và bản tính. Đã không thạo tiếng Việt thì dù có học một ngôn ngữ khác công phu tới đâu chúng ta vân chỉ là những người truyền đạt kém cỏi. Mà tiếng Việt có khó gì đâu, nó phù hợp với cách suy nghĩ của ta. Chỉ cần lưu ý một chút chúng ta sẽ có thể truyền đạt và lãnh hội mọi thông điệp một cách dễ dàng. Lý do căn bản có lẽ là vì ta không yêu nước đầy đủ để có thể quí trọng những tài sản của đất nước. Hay vì chúng ta thiếu tự hào dân tộc cho nên không nhìn những di sản của đất nước một cách trân trọng.
Tiếng Việt tuy không khó nhưng cũng không dễ. Nó có khả năng chuyên chở mọi thông điệp, mọi ý niệm, dù là văn hóa, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, triết học, khoa học, kỹ thuật. Nó có thể và phải được coi là nhịp cầu nối người Việt chúng ta với nhau, cho phép chúng ta trao đổi với nhau, hiểu nhau, chỉ bảo cho nhau, để quí trọng nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai Việt nam chung. Nếu tiếng Việt ta chưa hoàn chỉnh thì ta cần cải thiện và phong phú nó - thêm vào một số âm, chấp nhận thêm một số từ đa âm, chế ra một số tiếng mới cho những ý niệm mới - rồi tiếp tục phát huy nó. Ngôn ngữ là một cố gắng sáng tạo không ngừng. Tiếng Pháp được coi là một ngôn ngữ hoàn chỉnh và người Pháp cũng có tiếng là dân tộc hoạt bát nhất thế giới, nhưng họ luôn luôn mài dũa ngôn ngữ của họ. Hồi làm tham vấn cho công ty xe hơi Renault của Pháp, tôi được chứng kiến một biện pháp bảo vệ ngôn ngữ rất gay gắt. Ông chủ tịch tổng giám đốc Raymond Lévy, mặc dầu đang điên đầu với tình trạng thua lỗ trầm trọng, vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận xét rằng các văn kiện nội bộ không được soạn thảo một cách lưu loát và sáng sủa. Ông cho rằng đó là một trong những nguyên nhân đưa đến thua lỗ. Ông ra một thông cáo cho tất cả các cấp lãnh dạo cho biết rằng từ nay ông dành quyền trả lại người gởi mà không nêu lý do tất cả những văn thư không được soạn thảo bằng một tiếng Pháp tuyệt đối hoàn chỉnh. Không phải là ông không biết lo những vấn đề khác ông cố gắng lắm, bằng cớ là xe hơi Renault nổi tiếng là loại xe kém phẩm chất nhất, sau năm năm dưới quyền lãnh đạo của ông đã trở thành những chiếc xe nổi tiếng là tốt và bền bậc nhất châu Âu. Hãng Renault từ một hãng xe hơi lỗ nặng nhất châu Âu trở thành một hãng có lời, và gần đây đã sát nhập hãng Nissan một thời lừng lẫy của Nhật.
Máu chảy ruột mềm
Người Việt nam không thông minh hơn ai, có sáng dạ thực nhưng là sáng dạ để bắt chước chứ không phải để phát minh. Người Việt có tâm lý tồi kém, không làm việc tập thể được. Người Việt hiếu học nhưng hiếu học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức. Người Việt thiếu tự hào dân tộc và lại đố ky, ghen ghét nhau. Người Việt tôn thờ bạo lực và ác độc đối với nhau. Người Việt không có óc phương pháp. Người Việt không biết truyền thông, không biết đọc, không biết viết, v.v...
Độc giả đọc tới đây có thể bực bội và phẫn nộ như đang phải đọc một cáo trạng đối với dân tộc mình, có thể tự hỏi phải chăng mình đang đọc một cuốn sách đáng lẽ phải có tựa đề là Người Việt tòi dở?. Nhưng kể tội và bêu xấu người Việt để làm gì, và để bêu xấu ai, khi chính tác giả là người Việt và nhận mình mãi mãi là người Việt? Đó cũng là việc làm dễ dàng quá vì nếu muốn tìm những cái xấu của người Việt thì có khó gì đâu, tác giả chỉ cần nhận xét chính mình. Đó là việc tôi đã làm, những nhược điểm của người Việt một phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, tôi có thể tìm thấy ở chính mình.
Hơn nữa, những tật xấu và nhược điểm đó không phải là của riêng dân tộc Việt nam, mà dân tộc nào cũng có. Điều đáng tiếc là ở người Việt chúng mạnh mẽ, rõ rệt và áp đảo quá đáng. Chúng đè nặng lên chúng ta, có thể nói là đè bẹp chúng ta, và giam giữ chúng ta trong cảnh tang tóc, bần cùng, lạc hậu. Xét lại mình chính là để tiến lên. Phải nhìn vào chân dung của mình ngay cả nếu nó không được đẹp. Nếu cuốn sách nhỏ này đã dành nhiều trang để phân tích người Việt, thì cũng vì con người là vốn liếng quí báu nhất của chúng ta. Nếu nó đã được viết ra thì cũng vì tác giả còn hy vọng. Hy vọng ấy chính là con người Việt nam. Con người Việt nam, dù mang nhiều khuyết tật nhưng nói chung vẫn là con người có trí thông minh và có tâm hồn.
Vào khoảng năm 1980, tôi tới thăm một người bạn trong một hẻm đường Cách Mạng Tháng 8, đang ngồi hàn huyên trước hiên nhà, tôi thình lình được biết một câu chuyện. Một câu chuyện tương tự như rất nhiều câu chuyện khác mà tôi đã được biết, nhưng nó đã ghi vào ký ức tôi vì sự nhỏ bé và tầm thường của nó. Chính vì thế mà nó có tính tiêu biểu cao.
Tiếng khóc nỉ non không biết từ bao giờ, nhưng tôi chợt nghe được và chú ý khi bà cụ rống lên nức nở: Mày đụ cho nó đã cái lồn mày, rồi mày đẻ con mày để cho tao nuôi, gạo đâu tao nuôi. Bà cụ gầy ốm, lem luốc, da mặt nhăn nheo, mỗi vết nhăn như đánh dấu một sự đau khổ. Bên cạnh bà cụ là hai đứa cháu gái khoảng bốn tuổi và mười tuổi rách rưới, xanh xao. Đứa nhỏ xíu sụt sùi khóc, đứa lớn im lặng ngơ ngác. Câu chuyện giữa chúng tôi bỗng nhiên trở thành vô nghĩa hoàn toàn dù chúng tôi đang nói về quê hương đất nước. Vợ bạn tôi nhận ra sự im lặng khổ tâm của chúng tôi và chị lại gần rồi kể cho chúng tôi nghe sự tình. Bà cụ này hiền lành, chất phác, từ trước vẫn nghèo lắm, tối ngày đi xin cơm thừa bán lại cho người ta nuôi heo. Lúc khá nhất bà nuôi được một con heo. Con gái bà lấy chồng làm lính Việt nam Cộng Hòa đạp xích-lô từ sau 30-4-1975, hiện đang bệnh về nằm nhà mẹ. Người con gái theo bạn hàng gồng gánh, khuân vác và giúp người ta bán gạo lậu. Hồi đó buôn bán gạo là buôn lậu vì nhà nước cấm. Lâu lâu chị mới về một lần. Nghe nói gạo vừa mới bị bắt nên lâu nay không có tiền đem về cho mẹ nuôi con. Dạo này cơm thừa không còn nữa, bà cụ có một thùng thuốc lá đem bán đầu con hẻm nhỏ đò ra hẻm lớn, nơi chúng tôi đang ngồi. Ngoài thuốc lá bán lẻ từng điếu, bà cụ còn bán vài cái kẹo, một ít vé số. Trên tủ thuốc lá là một ngọn đèn dầu nhỏ để khách châm thuốc hút. Dạo này phải ăn vào vốn, và bây giờ thì gia tài hết sạch. Tôi nhìn vào tủ thuốc và có thể kiểm chứng điều đó. Thùng thuốc vốn đã nhỏ lại rỗng tuếch, chỉ còn vài gói thuốc lá nội hóa Đà Lạt nhợt nhạt vì phơi nắng khá lâu rồi. Tôi thấy lạ là trước một cảnh thương tâm như vậy chị vợ bạn tôi có vẻ rất bình tĩnh. Chị bình tĩnh vì một lý do khác mà tôi hiểu ngay sau đó. Một người đàn bà ăn mặc xuềnh xoàng tiến lại gần, ngồi xuống bên cạnh cái ghế thấp bên cạnh bà cụ, không biết nói gì với bà cụ và đưa cho bà cụ một bao bằng giấy. Tôi có thể hiểu dễ dàng đó là một bao gạo, đủ để ba bà cháu ăn vài bữa. Người đàn bà này cũng móc trong túi đưa cho bà cụ một vài tờ giấy bạc. Thì ra chị bạn tôi yên trí là thế nào cùng có người tới giúp bà cụ, chị hiểu rằng hàng xóm sẽ không bỏ rơi ba bà cháu. Một lát nữa chị bạn tôi cũng vào nhà trong rời trở ra tới chỗ bà cụ. Chị quay lưng lại phía chúng tôi nhưng tôi cũng hiểu là chị đưa tiền cho bà cụ. Nhìn cử chỉ từ chối ngượng ngùng của bà cụ, tôi hiểu là chị đã giúp cho bà cụ số tiền đủ để tiếp tục bán thuốc lá. Tiếng khóc nỉ non và lời than của bà cụ là một thông điệp gởi đến hàng xóm: tôi đang gặp hoạn nạn. Thông điệp ấy đã đến nơi và đã được hồi âm. Máu chảy ruột mềm.
Câu chuyện cũng có một happy end. Sau đó tôi được biết người con gái cũng về đem cho bà cụ ít tiền. Cuộc sống nghèo nàn của ba bà cháu lại tiếp tục. Kề lại câu chuyện trên đây, có lúc tôi đã định viết tắt một chữ trong lời nói của bà cụ. Nhưng rồi tôi thôi, tôi nghĩ câu nói ân tình đó nên được nhắc lại một cách trung thực như thế.
Những cảnh đùm bọc như thế, tôi đã được thấy nhiều lần. Đủ nhiều khiến tôi tin rằng người Việt nam ta dù thiếu nhiều đức tính nhưng không thiếu lòng hảo tâm, íl nhất với những người quen biết. Nhưng lòng hảo tâm của người Việt nam cũng còn có thể mở rộng cho cả những người mình không quen biết.
Tôi đã thấy tận mắt từ thời thơ ấu. Nạn đói năm 1945 xảy ra vào lúc tôi chưa đầy ba tuổi, nhưng những hình ảnh cực mạnh đã in vào đầu tôi và còn theo tôi suốt đời. Nhà tôi tuy không giàu có theo tiêu chuẩn bình thường nhưng vào thời đó và ở vùng đó là một gia đình khá giả. Mẹ tôi tuy cũng phải chân lấm tay bùn quanh năm nhưng gia đình tôi có ruộng, có vườn, có ao và dư gạo ăn. Quân đội Nhật lúc bấy giờ dữ lắm, nhà nào có gạo là bị tịch thu, cho người đói ăn là một hành dộng có thể có hậu quả hiềm nghèo. Mẹ tôi phải giấu gạo, nhưng đêm nào cũng nấu cháo và dưới ánh đuốc bập bùng hàng đoàn người nối đuôi nhau trước cổng để được húp mỗi người một gáo cháo. Có những người đói đến nỗi kiệt sức mà chết. Ngay cổng vào nhà tôi có một căn nhà mà người trong nhà gọi là nhà xác. Hình như đêm nào cũng có người chết vì ngày nào cũng thấy bó chiếu chôn người. Tôi có nhiều anh và chị nuôi, một số là con cái của những người đã chết đói. Không ai bắt mẹ tôi phải làm cái việc tốn kém và nguy hiểm đó, ngoại trừ tình người và tình đồng bào. Và mẹ tôi cũng không phải là người duy nhất trong vùng làm việc đó. Sau năm 1975, và sau khi đi cải tạo về, tôi còn được biết một câu chuyện về tình người đặc biệt trong sáng khác. Và lần này câu chuyện cũng liên hệ trực tiếp tới gia đình tôi.
Tôi đã thấy tận mắt từ thời thơ ấu. Nạn đói năm 1945 xảy ra vào lúc tôi chưa đầy ba tuổi, nhưng những hình ảnh cực mạnh đã in vào đầu tôi và còn theo tôi suốt đời. Nhà tôi tuy không giàu có theo tiêu chuẩn bình thường nhưng vào thời đó và ở vùng đó là một gia đình khá giả. Mẹ tôi tuy cũng phải chân lấm tay bùn quanh năm nhưng gia đình tôi có ruộng, có vườn, có ao và dư gạo ăn. Quân đội Nhật lúc bấy giờ dữ lắm, nhà nào có gạo là bị tịch thu, cho người đói ăn là một hành dộng có thể có hậu quả hiềm nghèo. Mẹ tôi phải giấu gạo, nhưng đêm nào cũng nấu cháo và dưới ánh đuốc bập bùng hàng đoàn người nối đuôi nhau trước cổng để được húp mỗi người một gáo cháo. Có những người đói đến nỗi kiệt sức mà chết. Ngay cổng vào nhà tôi có một căn nhà mà người trong nhà gọi là nhà xác. Hình như đêm nào cũng có người chết vì ngày nào cũng thấy bó chiếu chôn người. Tôi có nhiều anh và chị nuôi, một số là con cái của những người đã chết đói. Không ai bắt mẹ tôi phải làm cái việc tốn kém và nguy hiểm đó, ngoại trừ tình người và tình đồng bào. Và mẹ tôi cũng không phải là người duy nhất trong vùng làm việc đó. Sau năm 1975, và sau khi đi cải tạo về, tôi còn được biết một câu chuyện về tình người đặc biệt trong sáng khác. Và lần này câu chuyện cũng liên hệ trực tiếp tới gia đình tôi.
Mẹ tôi có một người em gái. Dì tôi góa chồng năm 1946 khi chú tôi, một đảng viên Việt nam Quốc Dân Đảng, bị Việt Minh thủ tiêu để lại hai con trai sáu tuổi và hai tuổi. Lúc đó dì tôi còn rất trẻ, mới 25 tuổi. Trước hiệp định Genève, dì tôi có một quan hệ tình ái. Một bé gái ra chào đời đúng lúc cha nó vào Nam, gia đình tôi lúc đó ở Hà Nội, rồi từ Hà Nội di cư vào Nam, nên hoàn toàn không biết chuyện này. Vào Nam, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với dì tôi. Cho đến năm 1979.
Trong vụ cải cách điền địa tại Bắc Việt năm 1955, ông Bùi Tín nói con số nạn nhân chỉ vào khoảng 20.000 người. Một số đảng viên cộng sản khác mà tôi quen biết sau này, và cũng thành thực không kém Bùi Tín, lại nói rằng số nạn nhân có thể trên 100.000 người. Có thể là 50.000 người chăng? Nhưng ai biết được con số chính xác? Có một thống kê nào đâu? Nhưng tôi biết rõ ràng là có ít nhất ba nạn nhân không được kể là nạn nhân.
Dì tôi bị đem đấu tố là địa chủ gian ác vì có mười mẫu ruộng (tức ba héc-ta rưỡi). Bà bị trói, bị đánh đập, bị xỉ vả là con đĩ, là gian ác rồi bị đuổi khỏi nhà, bà làm một cái lều bên đường và đi xin ăn, nhưng ít ai dám cho. Đứa con trai nhỏ chết đói xong thì bà cũng chết. Đứa con trai lớn, Nhuệ, em họ tôi, là một thiếu niên ngô nghịch và táo bạo. Nó ăn trộm, ăn cướp nuôi em gái nhỏ, lang bạt tới Hải Phòng thì bị bắt rồi chết trong tù. Đứa em gái nhỏ, lúc đó mới bốn tuổi, bò lang thang sắp chết đói thì gặp bà Năm.
Bà Năm quê ở Bến Tre. Vào đầu thập niên 1940 bà là một thiếu nữ trung lưu có nhan sắc. Khi tôi gặp bà vào năm 1980, bà đã 60 tuổi nhưng những nét đan thanh trên mặt bà cũng chứng tỏ rằng hồi thanh xuân bà đẹp vô cùng. Nhan sắc của bà lọt mắt một ông đốc phủ sứ, sau này nổi tiếng là một nhân sĩ có đạo đức lớn tại miền Nam, và ông ta nhất định bắt bà làm vợ bé. Phẫn uất quá, bà Năm trốn đi theo đảng cộng sản. Bà được kết nạp vào đảng cộng sản, lấy chồng đảng viên cộng sản rồi ra Bắc tập kết năm 1954. Cả hai vợ chồng làm việc tại cảng Hải Phòng. Đầu năm 1957, một tai nạn khủng khiếp xảy ra, ông chồng bị chết ngay tức khác còn bà Năm bị dây cáp cắt đứt một chân. Lúc đó họ đã có hai con trai. Bà Năm ở bệnh viện ra thì gặp em bé lang thang, bà bèn nhận nó làm con nuôi. Như thế đã là tuyệt vời, nhưng điều tuyệt vời hơn nữa là sau đó. Em tôi lúc đó còn quá bé để có thể nói cha mẹ nó là ai, quê hương nó ở đâu, nhưng bà Năm nhờ dò hỏi biết nó có một thằng anh chết trong tù, và bà chống nạng đi khắp các cơ quan điều tra. Bà tìm về được tới làng của dì tôi, hỏi được tên bố mẹ và cả ngày sinh gần đúng. Tuy bà có thể làm khai sinh cho nó là con bà nhưng bà đã làm lại khai sinh chính xác cho nó. Nhờ là liệt sĩ có công với cách mạng, bà đã che chở được cho đứa con địa chủ gian ác này. Bà bảo vệ nó như cọp cái giữ con, không ai có thể đụng tới con gái bà.
Năm 1979, bà vào Nam và tìm được gia đình tôi. Bà thành người bạn của gia đình tôi. Bà dẫn đứa con gái nay đã có chồng vào nhận họ hàng của nó. Bà hay đến dùng cơm, kể lại quá khứ của mình. Bà Năm rất tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản như một chủ nghĩa quảng đại và trong sáng.
Bà chống đối gay gắt chính quyền cộng sản nhưng vì một lý do khác hẳn với lý do của những người chống cộng. Bà nói: Chúng nó phản bội lý tưởng cộng sản. Mẹ tôi, dù ghét cay ghét đắng cả đảng cộng sản lẫn chủ nghĩa cộng sản, vẫn rất quí trọng bà, hai bà có thể nói chuyện cả ngày mà không biết chán. Bà Năm đặc biệt thích tôi, bà hay bắt tôi ngoi nghe bà kể chuyện và bà còn đọc cho tôi nghe một truyện dài bằng thơ lục bát mà bà làm để kể đời mình và tâm sự mình.
Bà hay nói: Bây giờ bác nuôi con Hà như vậy là đã làm tròn bổn phận, bác đem trả lại cho gia đình cháu đấy?. Có lần tôi gắt lên với bà: Bác đừng nói như thế, nó chẳng là con của ai khác cả, nó chỉ là con của bác, của một mình bác thôi!
Đôi mắt bà Năm ứa lệ. Từ lâu nay tôi không còn được tin bà Năm nữa. Những dòng trên đây xin được tặng bà Năm để bày tỏ lòng kính mến và biết ơn sâu xa đối với một người phụ nữ đã cho phép tôi, trong bao nhiêu thất vọng, vẫn còn tự hào được làm người Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét