Phá vỡ định luật 8
Tôi có một người bạn rất say mê Kinh Dịch và thuộc lòng tất cả các quẻ bát quái. Anh ta giải thích cho tôi rằng con số 8 là một con số kỳ diệu. Nó là một kết hợp chắc và mạnh nhất. Là một nhà khoa học, anh ta càng phục quẻ bát quái vì nó có một kiểm chứng khoa học. Các nguyên tử mà vòng ngoài có 8 điện tử (électrons) là những
nguyên tử chắc nhất. Anh ta thán phục người Trung Hoa từ đời nhà Chu đã khám phá ra những nguyên lý kỳ diệu. Anh ta tin là vào đời nhà Chu, nước Tàu đã tiến tới một trình độ văn minh rất cao siêu mà về nhiều mặt thế giới hiện nay chưa bắt kịp. Để thuyết phục tôi, anh ta dẫn chứng những kinh nghiệm tổ chức. Các buổi họp 8 người là tốt nhất, các tổ chức khoảng 8 người là những tổ chức hiệu lực nhất. Điều này người ta có thể quan sát được. Nhiều tổ chức lúc đầu khi mới thành lập với một số thành viên dưới 10 người thì lành mạnh và hiệu lực lắm, sau khi bành trướng ra thì lủng cũng, chia rẽ, rồi tan rã.Tuy nhiên, điều anh bạn giải thích một cách huyền bí khoa học tổ chức có thể giải thích một cách kỹ thuật.
Khi hai người thảo luận với nhau thì rất giản dị, người nọ nói người kia tiếp thu và ngược lại, chỉ có hai luồng giao cảm từ người nọ đến người kia và ngược lại. Nhưng khi ba người A, B, C trao đổi với nhau thì có tới 12 luồng giao cảm: hai giữa A và B, hai giữa A và C, hai giữa B và C, hai giữa A và nhóm hợp thành bởi B và C, hai giữa B và nhóm hợp thành bởi A và C, và sau cùng hai luồng giao cảm giữa C và nhóm hợp thành bởi A và B. Bằng ấy luồng giao cảm qua lại trong một phối hợp giữa ba người mà thôi. Số quảng giao cảm tăng lên một cách rất nhanh chóng với số người tham dự. Bạn đọc nào thích toán hãy thử làm tính sẽ thấy nếu có năm người số lượng giao cảm qua lại là hơn một ngàn. Khoa học tổ chức kết luận một cách quả quyết là không thể chờ đợi một kết luận thông minh nào ở những buổi họp có quá 5 người bình đẳng với nhau về mọi mặt.
Trong thực tế cũng có những buổi họp có rất đông người mà vẫn có kết quả tốt nhưng đó là những buổi làm việc rất đặc biệt. Đó thực ra là những buổi họp có tính thông tin, trong đó một người, hay một vài người, thuyết trình và thông báo những quyết định cho cử tọa, phần còn lại chỉ ghi nhận. Cũng có những buổi họp tuy trên lý thuyết là thảo luận nhưng trong đó một người hay một vài người có vai trò vượt trội hơn những người khác, những quảng giao cảm ít ỏi liên hệ tới họ mạnh hơn hẳn và lấn át những quảng giao cảm khác, giản dị hóa sự trao đỗi và giúp cho buổi họp đạt kết quả. Vì trong thực tế không thể có 8 người thực sự bình đẳng với nhau về mọi mặt nên con số 5 lý thuyết của khoa học tổ chức có thể nâng lên 8.
Xem như thế cái định luật 8 của anh bạn tôi không có gì là huyền bí và không chứng tỏ sự hiểu biết sâu xa của Kinh Dịch về sự mầu nhiệm của tạo hóa. Nó chỉ là một vấn đề cụ thể của tổ chức và phương pháp.
Nếu trong những điều kiện tuyệt đối khách quan, 5 người là con số tối đa để có thể làm việc với nhau, thì trong những điều kiện bình thường và tự nhiên trong cuộc sống, 8 là con số trung bình. Trong những điều kiện tự nhiên luôn luôn có một hay một vài nhân vật nói hơn phần còn lại và tạo ra quanh họ những liên hệ mạnh hơn hẳn và giữ cho tập thể được gắn bó.
Cũng có thể là vì một mục đích, một mục tiêu chung đủ rõ rệt đối với mọi người mà những quảng giao cảm giữa các thành phần bớt đi phần quan trọng so với những quảng giao cảm của mọi người với những người có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, với điều kiện là những người có trách nhiệm được chỉ định theo một the thức chấp nhận được cho tất cả mọi người. Đó là cái tại sao của các nền dân chủ. Đó là lối thoát ra khỏi cái giới hạn khe khắt của định luật 8. Một lối thoát khác là kỷ luật sắt và khủng bố.
Người Việt nam ta vì dành quá ít suy nghĩ và tìm tòi cho phương pháp mà thiếu hẳn khả năng làm việc có tổ chức. Do đó hoặc là chúng ta làm cho một tổ chức có sẵn và chịu sự lãnh đạo một cách thụ động, hoặc chúng ta lập ra một tổ chức rồi tổ chức tan rã sau khi đã tăng trưởng quá mức giới hạn. Vì không biết tới phương pháp, nhiều khi ta không ý thức được sự cần thiết và nghiêm chỉnh của phương pháp. Tôi đã dự không biết bao nhiêu buổi họp, trong đó nhiều người nói một cách chắc nịch: Phải làm như thế này.... Chỉ cần nghe họ phát biểu, tôi cũng có thể nhận ngay ra rằng họ không biết gì về phương pháp cả hay chỉ nghe nói tới một cách rất lơ mơ. Nhưng họ cứ phát biểu vung vít, nói một cách rất quả quyết. Đôi khi có những người nói đúng, chứng tỏ có kinh nghiệm làm việc tập thể, nhưng tiếng nói của họ chìm đám trong vô số phát ngôn bừa bãi khác, và cử tọa không đủ hiểu biết để phân biệt cái đúng với cái sai. Kết quả của những buổi ngồi lại với nhau như thế chẳng có gì khó dự đoán. Người ta không làm được gì và chỉ chia tay nhau với kết luận hậm hực rằng anh này, anh kia nói bậy không biết gì cả. Nhưng người ta không chịu nhìn nhận rằng chính mình cũng không biết gì cả và chỉ nói khơi khơi. Đã không biết thế nào là đúng thì làm sao biết được mình sai?
Tôi cũng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cố gắng để kết hợp hàng chục đoàn thể với nguyên tắc đặt ra là bình đẳng tuyệt đối giữa các thành viên, một nguyên tắc được coi là đứng đắn, rồi đi đến đè nghị lãnh đạo luân phiên, một nguyên tắc cũng được coi là rất công bình. Mỗi lần như thế tôi biết trước chắc chắn là họ sẽ mất thì giờ vô ích. Không những vô ích mà còn rất có hại vì sau khi đã kết hợp với nhau và thất bại người ta còn đỗ lỗi cho nhau.
Thiếu phương pháp làm việc chung là nhược điểm trầm trọng của người Việt, là lý do tại sao chúng ta thua kém các dân tộc khác mà trình độ hiểu biết có thể không hơn ta. Nó giải thích tại sao ba người Việt thua ba người Nhật ngay cả nếu mỗi người Việt không thua mỗi người Nhật.
Thiếu phương pháp làm việc chung là nhược điểm trầm trọng của người Việt, là lý do tại sao chúng ta thua kém các dân tộc khác mà trình độ hiểu biết có thể không hơn ta. Nó giải thích tại sao ba người Việt thua ba người Nhật ngay cả nếu mỗi người Việt không thua mỗi người Nhật.
Phương pháp có thể học được một cách tương đối dễ dàng rồi theo thực tế mà nhuần nhuyễn. Nhưng chúng ta không những không có phương pháp mà còn không chịu học hỏi phương pháp bởi vì học hỏi về phương pháp là một học hỏi thực dụng không đem lại hai bằng tiến sĩ. Cuối cùng chúng ta không có cả ý thức về phương pháp. Yêu cầu cấp bách của chúng ta là phải phá vỡ định luật 8.
Hợp tan
La Quán Trung mở đầu truyện Tam Quốc bằng câu: Phàm việc lớn trong thiên hạ cứ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp. Hợp tan là một triết lý trong tư tưởng á Đông. Có người nói nó là một lẽ tự nhiên của tạo hóa, bởi vì có âm thì có dương, có cùng thì có thông, có tan thì có hoàn như Kinh Dịch đã nói. Nhưng tại sao cứ hợp rồi lại tan? Hợp thì dễ hiểu vì hợp quan gây sức mạnh, con người tìm sức mạnh và sự thành công trong hợp quàn Nhưng tại sao hợp rồi lại tan? Có phải thực sự là lẽ trời không? Hay ta quen đỗ cho ông Trời những gì ta không giải thích được. Ông Trời có sức mạnh vô biên mà cũng có xương sống đủ vững chắc để nhận tất cả những gì mà ta chất lên lưng ông.
Xin thưa là không, chẳng có lý do màu nhiệm nào cả. Sự nhiệm mầu có chăng là ở chỗ sau quá nhiều hợp tan người á Đông, và nhất là người Việt nam, vẫn chưa ý thức được sự cần thiết của phương pháp và tổ chức. Khoa học xã hội khẳng định mỗi kết hợp là một sinh vật riêng, một sinh vật phức tạp, khác với những cá nhân cấu tạo ra nó. Sức khỏe của sinh vật phức tạp đó là đồng thuận giữa các thành viên. Đồng thuận mạnh, tập thể mạnh. Đông thuận yếu, tập thể yếu. Đồng thuận mất, tập thể tan. Không có gì là huyền bí cả.
Cứ lấy thí dụ một kết hợp lỏng lẻo nhất trong mọi kết hợp: những người đi cùng một chuyến xe lửa. Họ cũng phải có đồng thuận. Họ phải đồng ý với nhau trên khá nhiều mặt: cùng một mục đích là đi từ điểm này tới điểm nọ trên một lộ trình, đồng ý rằng xe lửa là phương tiện tốt nhất, đồng ý rằng ai lên trước thì được chỗ ngồi, ai tới sau không được xô người khác để chiếm chỗ, đồng ý rằng đi xe phải mua vé, v. v... Khi xe lửa tới nơi, đồng thuận không còn nữa và tập thể tan.
Lẽ hợp tan ngày xưa có thể giải thích như thế này: gặp thời loạn lạc ước nguyện của mọi người là có hòa bình để được sinh sống yên ổn. Tái lập hòa bình và kỷ cương là đồng thuận. Đồng thuận này đủ mạnh để động viên mọi người quanh một con người may man được nhìn như là hy vọng. Hòa bình thiết lập được rồi, một thời kỳ thịnh trị mở ra vì đồng thuận kế tiếp của mọi người là cố gắng để mưu tìm sự sung túc. Sau một thời gian, khi sự sung túc đã tạm thời đạt được, đồng thuận yếu dần đi, những xung khắc quyền lợi ngày càng gia tăng rồi loạn lạc và tan rã. Các anh quân, minh chúa có thể làm cho đồng thuận mạnh thêm và kéo dài các triều đại, nhưng nếu không có những thay đổi cơ bản trong chiều sâu của xã hội thì lẽ hợp tan là điều dĩ nhiên.
Một tập thể là một sinh vật rất phức tạp cần được quản lý một cách rất có phương pháp. Tập thể càng lớn, đồng thuận càng khó quản lý Chín người mười ý. Nếu không cẫn thận, tập thể có thể tan vì chính sự lớn mạnh của mình.
Tôi sang Paris năm 1961, lúc đó có một Tổng Hội Sinh Viên Việt nam tại Pháp do một số sinh viên thân miền Nam lãnh đạo. Nói chung họ là những người tốt, ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm do lý trí hơn là do tình cảm. Chế độ Ngô Đình Diệm không được lòng người nên tổng hội này yếu. Khi chính phủ Ngô Đình Diệm đổ, có một cố gắng lớn để thành lập một tổng hội sinh viên khác. Lúc đó sinh viên Việt nam đã đông hơn và các hoạt động thành lập tổng hội sinh viên diễn ra rất sôi nổi. Có rất nhiều nhóm ra đời giành nhau vai trò lãnh đạo tổng hội, nhóm nào cũng có nhiều người giỏi với tô chức có qui củ. Nhưng rồi họ dần dần lủng cũng và yếu đi trước khi tổng hội sinh viên được thành lập.
Tôi chỉ theo dõi một cách bàng quan những hoạt dộng đó. Lúc đó chúng tôi có một nhóm bạn bè nhỏ, đa số nhưng sinh viên học để thi vào các trường lớn (grandes écoles). Nước Pháp có hai hệ thống giáo dục đại học song song, một hệ thống đại học bình thường đào tạo cử nhân, tiến sĩ và một hệ thống riêng của các trường lớn. Chúng tôi chẳng có tổ chức gì cả, chỉ chơi với nhau trên tinh thần bạn bè. ít ai có ý thức chính trị, nhưng bù lại chúng tôi đều có thiện chí và đều biết điều, và vì tất cả đều khá sáng dạ nên cái gì chưa biết cũng có thể học hỏi nhanh chóng và sau đó biết lý luận để phân biệt phải trái.
Tôi sang Paris năm 1961, lúc đó có một Tổng Hội Sinh Viên Việt nam tại Pháp do một số sinh viên thân miền Nam lãnh đạo. Nói chung họ là những người tốt, ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm do lý trí hơn là do tình cảm. Chế độ Ngô Đình Diệm không được lòng người nên tổng hội này yếu. Khi chính phủ Ngô Đình Diệm đổ, có một cố gắng lớn để thành lập một tổng hội sinh viên khác. Lúc đó sinh viên Việt nam đã đông hơn và các hoạt động thành lập tổng hội sinh viên diễn ra rất sôi nổi. Có rất nhiều nhóm ra đời giành nhau vai trò lãnh đạo tổng hội, nhóm nào cũng có nhiều người giỏi với tô chức có qui củ. Nhưng rồi họ dần dần lủng cũng và yếu đi trước khi tổng hội sinh viên được thành lập.
Tôi chỉ theo dõi một cách bàng quan những hoạt dộng đó. Lúc đó chúng tôi có một nhóm bạn bè nhỏ, đa số nhưng sinh viên học để thi vào các trường lớn (grandes écoles). Nước Pháp có hai hệ thống giáo dục đại học song song, một hệ thống đại học bình thường đào tạo cử nhân, tiến sĩ và một hệ thống riêng của các trường lớn. Chúng tôi chẳng có tổ chức gì cả, chỉ chơi với nhau trên tinh thần bạn bè. ít ai có ý thức chính trị, nhưng bù lại chúng tôi đều có thiện chí và đều biết điều, và vì tất cả đều khá sáng dạ nên cái gì chưa biết cũng có thể học hỏi nhanh chóng và sau đó biết lý luận để phân biệt phải trái.
Các nhóm tranh nhau tổng hội cuối cùng đều suy yếu và tan rã đi, chính tổng hội cũng sắp tan rã, cuối cùng chúng tôi không giành mà được đẩy ra nắm ban chấp hành tổng hội. Từ đó chúng tôi đặt ra một nếp sinh hoạt lành mạnh cho tổng hội, khiến tổng hội sống vững mãi cho đến nay. Tổng Hội Sinh Viên Việt nam tại Paris tới nay đã gần bốn mươi tuổi, và là tổ chức không cộng sản lâu đời nhất tại hải ngoại. Sự thành công trong việc làm sống lại một tổng hội sinh viên sắp chết và cho nó một nội lực để có thể kéo dài khiến chúng tôi được rất nhiều người khen là xuất sắc. Nhưng lý do không phải như thề. Chúng tôi đã thành công và đứng vững chỉ vì chúng tôi không phức tạp, chúng tôi không đặt ra những cơ chế rườm rà như những nhóm khác nên đã tránh được những mâu thuẫn nội bộ. Khi nắm được ban chấp hành, chúng tôi đã chẳng câu nệ chủ tịch, tổng thư ký, ủy viên; chúng tôi còn không phân biệt cả người trong ban chấp hành và người ngoài ban chấp hành. Cứ cùng một nhóm bạn bè, cùng đồng ý ủng hộ Việt nam Cộng Hòa, còn việc thì cứ ai làm được là làm. Lối làm việc giản dị đó mà thành công hơn hẳn vì chúng tôi có những đồng thuận rõ ràng và gắn bó với nhau. Không phải là chúng tôi đã không gặp những vấn đề nan giải. Chẳng hạn như khi các tướng tá tỏ ra tham nhũng và vô tư cách, chúng tôi nhận xét là không thể duy trì đồng thuận ủng hộ chính quyền Sài Gòn nữa. Chúng tôi bèn họp nhau lại thảo luận trong nhiều đêm không ngủ và cùng đi tới kết luận ủng hộ chính thể cộng hòa chứ không ủng hộ chính phủ Sài Gòn. Tổng hội lại đứng được. Bí quyết thành công của chúng tôi có lẽ là vô tình chúng tôi đã làm việc có phương pháp: không ai bịa đặt ra vấn đề, phân tích rõ các vấn đề đặt ra, giản dị hóa tối đa, rồi tìm giải pháp dễ thực hiện nhất. Các tổ chức khác đã tan vì họ quá phức tạp. Họ đặt ra những cơ chế và những chức vụ không cần thiết, họ đặt ra những vấn đề mà họ không giải quyết được. Họ nghĩ là họ có tổ chức hơn chúng tôi và ngạc nhiên tại sao họ tan rã trong khi chúng tôi vẫn sống mạnh.
Gần đây, năm 1993, một tổ chức thanh niên sinh viên Việt nam tại Pháp có tổ chức rất thành công một ngày gặp gỡ và thảo luận. Các trao đổi đã diễn ra ở một trình độ rất cao, mọi người đều thỏa mãn, uy tín của tổ chức đó lên rất cao. Tuy nhiên thực tế hơi khác.
Việc chuẩn bị và tổ chức ngày hội thảo đó đã rất phức tạp và đã gây ra những xích mích đáng tiếc trầm trọng trong nội bộ. Sau đó ban chấp hành tan rã. Họ đã làm một công việc quá sức họ. Quá sức có nghĩa là họ đã làm một công việc khó khăn hơn mức độ mà sự đồng thuận của họ cho phép. Đây là một trường hợp điển hình. Tôi có thói quen hễ nghe tin một tổ chức nào vừa làm xong một công tác lớn được mọi người ca tụng là lại lo thầm rằng tổ chức đó sắp có vấn đề
Sau khi tan rã, người ta giận ghét nhau, gán cho nhau vô số tính xấu: lưu manh, gian dối, vô trách nhiệm, vô tư cách, v.v... Người ta giải thích bằng những lý do đạo đức một sự kiện chỉ giản dị là hậu quả của sự thiếu hiểu biết phương pháp làm việc tập thể.
Sau khi tan rã, người ta giận ghét nhau, gán cho nhau vô số tính xấu: lưu manh, gian dối, vô trách nhiệm, vô tư cách, v.v... Người ta giải thích bằng những lý do đạo đức một sự kiện chỉ giản dị là hậu quả của sự thiếu hiểu biết phương pháp làm việc tập thể.
Người Việt nam chúng ta không làm việc chung được với nhau bởi vì chúng ta không ý thức được rằng đồng thuận là sức khỏe của mọi kết hợp và một tổ chức muốn sống phải giữ được đồng thuận. Giữ đồng thuận đòi hỏi mọi người hy sinh ý kiến riêng của mình. Chúng ta không quan tâm giữ gìn đồng thuận mà chỉ đòi thực hiện cho bằng được ý kiến của riêng mình. Chúng ta thiếu giác quan đồng thuận.
Trong Binh Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi kể tội quân Minh bằng một câu rất lạ: chấp nhất kỷ chi kiến, giá họa ư tha nhân (chỉ biết có ý kiến của riêng mình, luôn luôn cáo buộc người khác). Tôi có cảm tưởng Nguyễn Trãi kể tội đồng bào của chính ông. Câu trên Trần Trọng Kim dịch là cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ cho người. Câu dịch thật là sai ý của tác giả. Quân Minh sang nước ta để cướp bóc, có chính nghĩa nào đâu để có thể cậy mình là phải? Bản dịch đã không lột được một ý chắc đã dằn vặt tác giả hiểu lầm trong cuộc vận động kết hợp để giải phóng đất nước, và làm ông nhức nhối đến nỗi ông viết một câu lạc lõng vào một bài lên án quân xâm lược.
Anh hùng nước Nam
Hồi còn ở tiểu học, tôi có làm một bài luận với đầu đề : Trong những anh hùng nước Nam, em thích vị nào nhất? Hãy nói tại sao? . Bài luận này rất phổ thông, hình như người nào học tiểu học chương trình Việt cũng đã gặp. Chỉ sau khi đảng cộng sản nắm chính quyền, câu hỏi mới không đặt ra nữa, vì lúc đó người anh hùng vĩ đại nhất từ xưa đến nay của Việt nam dĩ nhiên bắt buộc phải là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi chọn vua Quang Trung, tức Nguyễn Huệ. Lý do là vì ông ấy giỏi võ và đánh thắng năm mươi vạn quân Thanh tại trận Đống Đa. Trong lớp tôi có tới gần một nửa cũng chọn Nguyễn Huệ. Phần còn lại chọn Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, một vài đứa chọn Ngô Quyền, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Lê Lai, Trần Quốc Toản, Lý Thường Kiệt.
Sau khi du học Pháp về lôi hỏi một số giáo viên tiểu học về bài luận. Họ cho biết năm nào cũng ra đề tài này và Nguyễn Huệ luôn luôn về nhất khá xa, kế tiếp là Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng. Thỉnh thoảng có Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Trần Bình Trọng, Nguyễn Công Trứ.
Nói chung ba ngôi vị đầu vẫn thế, ở đoạn cuối bảng danh dự đã bắt đầu xuất hiện những nhân vật mới có thành tích về văn hóa. Nhưng mẫu số chung giữa các vị anh hùng này vẫn không đỗi: tất cả đều là võ tướng. Nguyễn Trãi tuy xuất thân là nho sinh nhưng đã cầm quân đi đánh giặc và làm quân sư (ở đây xin chú thích chữ quân sư thường được hiểu trong ngôn ngữ dân gian là người bày mưu kế nhưng thực ra nó có nghĩa là tư lệnh, các quân sư được ra lệnh cho các tướng). Nguyễn Công Trứ tuy có sự nghiệp văn chương lớn, nhưng cũng là võ tướng, cầm quân đánh dẹp khắp nơi, từng là Bình Tây Đại Tướng, ông được coi là người văn võ kiêm toàn. Tuyệt đối kháng thấy Nguyễn Du, Lê Quí Đôn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú. Như thế anh hùng của Việt nam bắt buộc phải là võ tướng, và hơn thế nữa phải thắng trận. Trần Bình Trọng, Lê Lai là những võ tướng được tôn vinh vì lòng can đảm, nhưng dần dần lọt sổ. Trường hợp Nguyễn Trãi có điều đáng nói. Ông giúp Lê Lợi, cầm quân đánh giặc giành lại được độc lập cho nước ta, nhưng gặp nạn ở cuối đời, bị tru di tam tộc, về sau mới được Lê Thánh Tông phục hồi danh dự. Sự oan nghiệt đó có lẽ đã không khiến ông xuất hiện một cách lộng lẫy dưới con mắt của trẻ thơ.
Trẻ thơ là tấm gương soi tâm hồn của một dân tộc. Từ những bài luận của học sinh tiểu học, phải suy ra rằng người Việt nam có tâm lý tôn thờ bạo lực rất mạnh. Bạo lực càng nhiều, công đức càng cao.
Trẻ thơ là tấm gương soi tâm hồn của một dân tộc. Từ những bài luận của học sinh tiểu học, phải suy ra rằng người Việt nam có tâm lý tôn thờ bạo lực rất mạnh. Bạo lực càng nhiều, công đức càng cao.
Nguyền Huệ xuất thân là tướng cướp, nhờ liên hệ với quân Thượng và quân gốc Chiêm Thành và đám cướp biên người Tàu mà mạnh dần lên, rồi nhờ tài dùng binh mà lên làm vua. Ông là người đặc biệt hung tợn và hiếu sát. Sự nghiệp của ông là những trận đánh khốc liệt trong đó người Việt nam tàn sát lẫn nhau; chỉ có hai ngoại lệ là một trận đánh thắng quân Xiêm và một trận Đống Đa, trong đó ông phá tan quân Thanh. Trong một bài sau tôi sẽ trở lại với nhân vật Nguyễn Huệ và trận Đống Đa. ở đây tôi chỉ xin đưa một nhận định tạm thời. Nếu nhìn một cách bình tĩnh thì công lao của Nguyễn Huệ thực ra không thấm tháp gì so với những tàn phá và chết chóc mà ông đã gây ra cho đất nước. Việc ông được tôn sùng quá đáng tố giác một tâm lý kính sợ bạo lực của người Việt nam; việc người ta tô vẽ cho ông nhưng đức tính mà ông hoàn toàn không có như giỏi trị nước an dân, có lòng nhân ái, v. v... chứng tỏ rằng ta tôn sùng bạo lực tới độ ta sẵn sàng làm đẹp nó.
Hình như ta còn cho rằng chỉ có những chiến công mới là đáng kể, những gì đạt được phải đạt bằng bạo lực mới là hay. Chu Văn An đã viết ra nhiều sách, Lê Quí Đôn có công làm ra bộ tự điển bách khoa đầu tiên, Lê Văn Hưu mở đầu cho khoa sử ở nước ta, Ngô Sĩ Liên là người đầu tiên biết nhận định lịch sử một cách chính xác, có thể coi như nhà lý luận chính trị đầu tiên của nước ta, Phan Huy Chú là tác giả công trình biên khảo lớn nhất. Tuy vậy, tất cả đều không phải là những anh hùng dân tộc. Nguyễn Du chỉ được biết tới như một nhà thơ lớn.
Không những người cộng sản, mà cả nhưng người chống cộng, đêuf nghĩ rằng thành tích to lớn nhất và cũng là nền tảng của sự chính đáng của đảng cộng sản là đã đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh phe quốc gia. Nhưng nếu không đánh thì sao? Nếu biết vận dụng trí tuệ để tranh đấu bất bạo động chắc chắn chúng ta cũng đã được độc lập và thống nhất không muộn hơn, mà lại không phải trải qua những đỗ vỡ trầm trọng. Ta tôn thờ bạo lực ngay cả khi bạo lực có hại.
Không những người cộng sản, mà cả nhưng người chống cộng, đêuf nghĩ rằng thành tích to lớn nhất và cũng là nền tảng của sự chính đáng của đảng cộng sản là đã đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh phe quốc gia. Nhưng nếu không đánh thì sao? Nếu biết vận dụng trí tuệ để tranh đấu bất bạo động chắc chắn chúng ta cũng đã được độc lập và thống nhất không muộn hơn, mà lại không phải trải qua những đỗ vỡ trầm trọng. Ta tôn thờ bạo lực ngay cả khi bạo lực có hại.
Người cộng sản không có độc quyền tôn thờ bạo lực. Việt nam Quốc Dân Đảng dù không có một hy vọng mảy may nào thắng được người Pháp bằng bạo lực vẫn chủ trương dùng con đường bạo lực ngay từ đầu. Quyết định khởi nghĩa năm 1930 chỉ là một quyết định tự sát.
Sự hấp dẫn của bạo lực đối với chúng ta quá mạnh. Mạnh đến nỗi ta không những chấp nhận mà còn mơ ước bạo lực. Khi không có bạo lực, ta phải cố bịa đặt để tưởng tượng rằng mình có bạo lực. Các tổ chức chống cộng hải ngoại trước đây đều đồng thanh chủ trương phải giải phóng quê hương bằng bạo lực, dù hoàn toàn không có phương tiện của bạo lực.
Ông Võ Đại Tôn có lực lượng gì đâu, ông chỉ cùng với hai ba người qua biên giới Lào chụp ảnh để gây ấn tượng trong cộng đồng người tị nạn. Ông Hoàng Cơ Minh lập một doanh trại ở Thái Lan rồi bảo đó là chiến khu quốc nội. Trách họ là bịp bợm có thể đúng nhưng quả là quá dễ và, theo tôi, không công bình. Họ phải làm như thế để tranh thủ sự ủng hộ. Giả thử nếu ông Võ Đại Tôn không tạo cái ảo tưởng là có bạo lực thì ông cũng không khác nhiều người hoạt động khác. Nếu ông Hoàng Cơ Minh không lập chiến khu thì liệu ông có được sự ủng hộ mạnh mẽ đến thế không?
Sự thực ra cũng không thể trách họ là bịp bợm. Tôi sang Pháp lúc ông Hoàng Cơ Minh đang nỗi như cồn. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người, và không ai, kể cả những người ủng hộ ông, tin là ông có chiến khu thực sự đâu. Vậy làm sao có thể nói là đã bị lừa gạt? Nói như vậy là không thành thực. Sở dĩ người ta ủng hộ ông là vì ông đã có công tạo ra một ảo tưởng bạo lực, và ảo tưởng đó là giấc mơ của đa số người tị nạn thời đó. Họ đóng góp cho ông Hoàng Cơ Minh vì ông cho phép họ nuôi dưỡng giấc mơ đó. Họ đóng góp cho ông để ông diễn tuồng kháng chiến võ trang cho họ xem.
Ông Võ Đại Tôn đã phải trải qua mười năm tù tội. Ông Hoàng Cơ Minh đã thiệt mạng. Nhiều người khác đang mòn mỏi trong các nhà tù. Họ là những nạn nhân đáng thương của tâm lý tôn sùng bạo lực của người Việt nam.
Tôi không bao giờ tán thành bạo lực, và hoàn toàn không tán thành đường lối đấu tranh của họ. Nhưng đối với họ tôi luôn luôn có một tình cảm bùi ngùi, thương xót. Điều đáng trách là tâm lý tôn sùng bạo lực của con người Việt nam.
Nhóm Thông Luận đã bị phản đối dữ dội vì chủ trương từ bỏ bạo lực, và do đó đụng chạm tới một sự sùng ái lâu đời. Một dân tộc không nhiều thì ít cũng xứng đáng với số phận của mình.
Nhóm Thông Luận đã bị phản đối dữ dội vì chủ trương từ bỏ bạo lực, và do đó đụng chạm tới một sự sùng ái lâu đời. Một dân tộc không nhiều thì ít cũng xứng đáng với số phận của mình.
Sở dĩ ngày hôm nay đất nước chúng ta kiệt quệ như thế này cũng vì cái tâm lý tôn sùng bạo lực ấy. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Chúng ta tôn sùng bạo lực và ngạc nhiên thấy mình là nạn nhân của bạo lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét