Kiến trúc xưa của Việt Nam
[ Trang 008 ]
Hà Nội
Trong đên Hai Bà Trương tại Hà Nội
― Trong đền Hai Bà ở Hà Nội.
Kiến trúc ngôi đền không có gì đặc sắc tuy nhiên trong sân bên cạnh đền nếu để ý cũng có những quang cảnh xếp đặt tự nhiên hài hoà đáng lưu ý.
― L'intérieur du temple des Deux Dames à Hanoi.
L'architecture du temple n'a rien d'originalité pourtant si on fait attention à la cour adjacente à gauche on y trouve des vues intéressantes par l'harmonisation des choses qui s'y trouvent.
Đình làng Kim Biên Hà Nội
Chùa Am ở Hà Nội
Điện Kính Thiên Hà Nội
Vua Gia Long định đô ở Huế. Cho nên những cung điện của vua Lê ở Thăng Long rở ra để lấy vật liệu
― Phố Cầu Gỗ, Hà Nội
Trong trào lưu xây cất đổi mới cùa Hà Nội hồi đầu T.K 20, phố Cầu Gỗ còn sót lại một số nhà cũ xây kiểu có đấu chỏm với những cấp tai tượng. Đầu tường dưới mái được đắp gờ chỉ và lá uốn éo và lầu gác nhô lên lui dật vào trong và thậm chí không mở cửa sổ trông nhìn ra đường phố. Sở dĩ có điều phi lý như vậy là vì những luật lệ khắt khe của chính quyền áp chế thời xưa như thường dân không được vô lễ đứng ở chỗ cao nhìn xuống vua quan khi các vị này có mặt ở đường phố, thậm chí không được nhìn "mặt rồng". Loại nhà này được xây dưới triều Nguyễn (T.K 19)
― Rue du Pont en bois.
Face à l'innovation des habitations de Hanoi à partir du début du 20e siècle, il reste des vieilles constructions à la rue du Pont en bois. Ce sont des maisons à rez-de-chaussée ou à étage. Les étages sont souvent en retrait et ne s'ouvrent pas largement sur la rue. Les maisons sont séparées par des murs à pignon qui dépassent les toits en larges gradins et en décor au sommet. Le haut des murs est décoré de fines moulures et de feuillages stylisés.
― Hà Nội xưa
Quang cảnh 1 phố xưa có những nhà chệt, nhà gác và cả miếu đình. Tất cả có đồng dạng kiến trúc là nhà nào cũng có đắp đấu chỏm ở trên đỉnh nóc và xây cấp tai tượng để phân định ranh giới nhau , nhhưng cũng có thuyết cho rằng để phần nào ngăn ngưà hoả hoạn của nhà hàng xóm lan sang. Nhà nào cũng mở cửa hàng nên nếu không làm ván gỗ lùa tất cả thì cũng dành phần còn lại bên cửa đi làm cửa lùa trên ngưỡng. Lầu gác đều làm dật vào ít nhiều và thường mở cửa sổ nhỏ hay không mở nhìn xuống đường. Loại nhà này phát triển dưới triều Nguyễn ( T.K 19 ) ở các thành phố Hà Nội, Nam định, Sơn Tây và Thanh hoá, Vinh, Bắc Ninh.
Đình và kiến trúc thờ tự thì có xây thêm những cây trụ nanh kiểu lồng đèn.
Thời xưa đến trước cuộc chiến Việt Pháp 1945, mỗi khi ra đường, đàn ông, đàn bà đến cả những ngưới lao động, buôn gánh bán bưng đều mặc áo dài, đàn bà đội nón, đàn ông quấn hay đội khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét