Nguyễn Gia Kiểng 011

Ảo ảnh Lý Trần

  Đối với đại đa số người Việt, thời đại Lý Trần là thời đại vinh quang nhất của nước ta. Tôi đã được nghe nhiều người nói và đọc nhiều bài viết bày tỏ mong ước đưa đất nước trở lại thời đại thịnh trị đó. Nguyễn Hữu Thanh, người sáng lập ra Đảng Duy Dân và tư tưởng Duy Dân, lấy tên là Lý Đông A. Đông A có nghĩa là Trần, Lý Đông A
có nghĩa là Lý Trần. Sự tôn kính thời đại Lý Trần có lý do của nó. Nhà Lý có công biến nước ta thành một quốc gia thực sự có kỷ cương, có tổ chức, có văn hóa. Nhà Trần có công đánh bại quân Nguyên - một đạo quân bách chiến bách thắng đã từng đánh bại cả thế giới, trừ nhật bản. Chiến thắng quân nguyên là một trang sử oai hùng mà người Việt nam có quyền hãnh diện. Tuy nhiên sự tôn thờ thời đại Lý Trần mang ba ngộ nhận lớn.

Thứ nhất là coi thời đại Lý Trần là một thời an bình. Điều này chỉ đúng một phần. Nhà Lý trị vì nước ta được hai trăm mười sáu năm, nhưng nếu cộng tất cả các năm mà lịch sử không chép có giặc giã, chiến tranh thì chỉ được khoảng một năm năm mươi năm mà thôi. Còn lại là gần bảy mươi năm chinh chiến. Trong lịch sử nước ta, tỷ lệ những năm hòa bình như vậy là rất cao, tuy nhiên so với tiêu chuẩn của các nước khác, tỷ lệ đó phải được coi là rất khiêm nhường. Nhà Trần làm vua được một trăm bảy mươi lăm năm thì chỉ có được khoảng chín mươi năm hòa bình mà thôi. Gần như một nửa thời gian là chiến tranh, loạn lạc. Và chiến tranh rất khốc liệt. Trãi với một nhận định phổ thông, cuộc chiến tranh chống quân Nguyên không phải thảm khốc nhất. Ba cuộc chiến tranh với quân Nguyên chỉ kéo dài tổng cộng năm năm. Phần còn lại là nội chiến hoặc chiến tranh với Chiêm Thành. Những cuộc chiến tranh này thảm khốc không kém cuộc chiến tranh kháng Nguyên và kéo dài hơn. Kinh đô không biết bao nhiêu lần bị tàn phá. Dân chứng có lẽ còn cơ cực hơn cả trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên vì quân Chiêm Thành, khác với quân Nguyên, không chủ trương tiêu diệt quân nhà Trần mà chỉ sang cướp bóc và đốt phá.

Ngộ nhận thứ hai là dưới thời Lý Trần nước ta đã lớn mạnh và văn minh lên. Điều này không đúng. Nhìn kỹ thì nước ta không tiến bộ nhanh hơn so với thời Bắc thuộc. Trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (604-909), nước ta đã tiến bộ rất nhiều. Từ một xã hội bán khai, Việt nam đã trở thành một xã hội có văn hóa. Nhiều người Việt đã đậu những khoa thi lớn của Trung Quốc. Xã hội Việt nam đã trưởng thành, ý chí độc lập đã mạnh tới độ hệ thống cai trị của Trung Hoa tự nó tan rã. Trong khoảng thời gian năm trăm năm độc lập, trong đó bốn trăm năm là thời đại Lý Trần, nước ta đã tụt hậu rất nhiều, rồi mất độc lập. Sau khi Lê Lợi đuổi được quân Minh và tái lập được chủ quyền, Nguyễn Trãi đã kể tội quân Minh trong bài Bình Ngô Đại Cáo như sau: Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biền mò châu [...]. Nay xây nhà mai đắp đập, chân tay nào phục dịch cho vừa... Lời kể tội này cho thấy trong khoảng thời gian đó Trung Hoa đã vượt xa Việt nam rất nhiều. Họ đã biết khai thác mỏ và luyện kim, đã biết đặt vấn đề xây dựng công cộng.

Ngộ nhận thứ ba, cũng là ngộ nhận lớn nhất và vẫn còn được nhắc đi nhắc lại cho tới ngày nay, là thời Lý Trần đã lấy Phật Giáo làm quốc giáo. Sự thực thì chỉ có các vua đầu của nhà Lý là đã tôn thờ đạo Phật mà thôi, nhưng dù có tôn thờ Phật Giáo đi nữa, Phật Giáo cũng không được lấy làm căn bản cho chính trị. Khổng Giáo mới là căn bản. Có thể nói chính nhà Lý đã biến Khổng Giáo thành quốc giáo và mở đầu sự suy thoái của Phật Giáo. Dưới thời Bắc thuộc, Khổng Giáo là đạo lý của kẻ thống trị phương Bắc, Phật Giáo là tôn giáo của quần chúng Việt nam. Từ nhà Lý trở đi, Khổng Giáo trở thành đạo lý dân tộc và dần dần đẩy lui ảnh hưởng của Phật Giáo. Ngay cả các vị vua đầu nhà Lý, dù có tôn kính Phật Giáo, vẫn ra sức xây dựng Nho Giáo trước hết. Họ lập đền thờ Khổng Tử và Chu Công, xây dựng nền học vấn Nho Giáo, xây dựng xã hội và đất nước theo khuôn mẫu Nho Giáo. Các kỳ thi tuyển chọn nhân tài trị nước chỉ đòi hỏi những kiến thức của Nho Giáo mà thôi chứ hoàn toàn không đòi hoi một kiến thức Phật Giáo nào. Phật Giáo chỉ được coi như một tín ngưỡng cá nhân. Các nhà vua trị nước theo khuôn mẫu Khổng Giáo, vị nào sùng đạo Phật lắm thì cũng chỉ giữ cho mình. Một số cao tăng Phật Giáo được dùng làm quốc sư, nhưng chính họ cũng chi khuyên vua nên làm thế nào để trị nước cho hay trong khuôn mẫu Khổng Giáo mà thôi. Chính dưới thời Lý nước ta đã xác nhận khuôn mẫu xã hội Khổng Giáo cho suốt dòng lịch sử sau này.

Đến đời nhà Trần thì phật Giáo không những bị loại hẳn khỏi chính trị mà còn bị chèn ép. Cuối đời nhà Trần có việc ép buộc một số lớn tăng sĩ Phật Giáo bỏ tu hành. Khinh bỉ Phật Giáo dưới thời Trần lớn đến độ các danh sĩ lớn được mọi người kính trọng mạt sát Phật Giáo một cách công khai. Trương Hán Siêu, một đại thần được coi là tài giỏi, thanh liêm, đức độ, còn cho dựng bia khích bác Phật Giáo ngay tại cửa chùa, một điều mà ngày nay ngay cả chế độ cộng sản dù coi tôn giáo là thù địch cung không làm. Vậy mà vào thời Trần, việc làm của Trương Hán Siêu được coi là chính đáng, hay ít ra bình thường.

Nhà Trần lại nổi bật ở đặc điểm loạn luân và tàn ác. Anh em, cô cháu cứ lấy nhau một cách bừa bãi. Không những thế, nhà Trần còn ép buộc dân chúng phải lấy nhau trong cùng một họ. Phong hóa nước ta chưa bao giờ đồi trụy đến thế.
Nhận định như vậy không phải là để phủ nhận thời đại Lý Trần. Thời đại này đã đem lại cho chúng ta nhiều tiến bộ. Hội nghị Diên Hồng đã là bước tiến đáng kể theo hướng dân chủ, tiếc thay không được nối tiếp. Thời đại Lý Trần cũng đem lại cho chúng ta một thời gian hòa bình khá lâu, và biến nước ta thành một quốc gia chính thức theo nghĩa đúng của nó. Thời đại Lý Trần có nhiều điểm khả quan nhưng chỉ là khả quan tương đối so với lịch sử đau khổ của chúng ta mà thôi. Không có lý do gì để nói rằng đố là một thời đại hoàng kim của nước ta.
Càng không có lý do để muốn đem đất nước trở về thời đại Lý Trần. Sự kiện lập trường này thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện từ cửa miệng và ngòi bút của một số trí thức mà không gặp sự bác bỏ gay gắt đáng lẽ phải có đủ tố cáo sự non nớt về trí tuệ của chúng ta. Trong thời đại chuyển biến dồn dập ngày nay, nhất là khi thế giới đã bắt đầu rời kỷ nguyên kỹ nghệ để tiến vào kỷ nguyên trí tuệ, ngay cả những khuôn mẫu tuyệt hảo cách đây vài chục năm cũng phải bỏ đi để tìm đường lối mới, huống chi một khuôn mẫu, tự nó chẳng có gì sáng tạo và cũng chỉ thành công một cách vừa phải cách đây tám thể kỷ. ảo ảnh Lý Trần chứng tỏ chúng ta hủ lậu, bảo thủ và mê muội một cách thực đau lòng.

Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung

Trong một thời gian cách nhau hơn một thế kỷ, nước ta đã có hai trường hợp cướp ngôi. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527. Hai trường hợp khởi đầu trong một kịch bản tương đối giống nhau: một dòng họ hư đốn làm cho đất nước suy đồi, rồi một đại thần phế bỏ vua, tự lập lên ngôi. Trong cả hai trường hợp, vị vua cũ bị giết hại. Trong cả hai trường hợp, các triều thần của dòng vua cũ được mời ở lại giúp vua mới. Nhưng kết quả đã khác nhau, và sự phán xét của lịch sử đã rất lạ lùng.

Hồ Quí Ly là một đại thần bất lực, bên trong làm cho đất nước suy đồi, bên ngoài thì không giữ được bờ cõi. Quân Chiêm Thành ra vào cướp phá như chỗ không người, kinh đô mấy lần bị rơi vào tay quân địch, Hồ Quí Ly chỉ biết dắt vua bỏ chạy. Chẳng có công lao gì với đất nước nhưng Hồ Quí Ly cũng đã trấn áp được vua Trần rồi cướp ngôi. Hồ Quí Ly cũng tỏ ra đặc biệt bội bạc với đất nước Việt nam đã cho ông ta tất cả, ông ta vẫn tự coi là người Tàu dù tổ tiên đã lập nghiệp tại Việt nam từ bốn đời. Cướp được ngôi vua, Hồ Quí Ly, trước đó mang họ Lê theo bố nuôi, đã lấy lại họ Hồ theo họ cũ của mình và đổi tên nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu theo tên cố quốc của mình, rồi thi hành một chính sách cướp bóc ra mặt đối với dân chúng. Nguyên Trãi kể tội Hồ Quí Ly: Vừa qua nhà Hồ vì chính sách phiền hà làm cho lòng người oán giận. Kết quả là Hồ Quí Ly làm mất nước, nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc sau gần năm trăm năm độc lập. Tội của Hồ Quí Ly đối với Việt nam thực là lớn. Thế nhưng xem ra Hồ Quí Ly chỉ bị lên án vừa phải thôi, không những thế còn được khen là con người lỗi lạc, một trí tuệ siêu việt và sáng tạo.

Mạc Đăng Dung, hơn một trăm năm sau, có công giúp vua dẹp loạn rồi được tin dùng và lợi dụng cơ hội để cướp ngôi. Cũng như trường hợp Hồ Quí Ly, đám con cháu của triều đình cũ sang Tàu cầu cứu và quân Tàu rục rịch đánh nước ta. Mạc Đăng Dung tự trói mình xin thần phục Trung Quốc và giữ được nước. Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, không gặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng nhà Mạc đã gặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Mạc Đăng Dung đã bị tất cả các sử gia và trí thức mạt sát thậm tệ. Cách phán xét nhà Hồ và nhà Mạc cho tới nay ít làm ai ngạc nhiên. Cũng cùng thoán nghịch mà sao người làm mất nước lại không bị lên án gay gắt bằng người không làm mất nước? Đối với người lãnh đạo quốc gia có tội nào lớn hơn tội làm mất nước? Người ta lên án Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo là khuôn mẫu cỗ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng Giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời Trần hay cuối đời Hậu Lê? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.

Hồ Quí Ly không làm được gì cho đất nước, chỉ làm khổ dân và rồi làm mất nước. Người ta ca tụng Hồ Quí Ly là có nhiều ý kiến sáng tạo: đổi lại hệ thống giáo dục một cách thực dụng hơn, đem toán học, địa lý và nông nghiệp vào giáo dục, lập các trạm y tế ở khắp nơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu quả thực đó là những ý kiến mà Hồ Quí Ly cho là ích quốc lợi dân thì tại sao trong mấy chục năm làm thái sư, có tất cả mọi quyền trong tay, kể cả quyền giết vua mà Hồ Quí Ly đã sử dụng một cách thường xuyên, Hồ Quí Ly không đem áp dụng? Đó là một câu hỏi lớn mà sẽ không bao giờ la tìm được câu trả lời chính xác. Một trong những giải thích có thể là Hồ Quí Ly cũng chẳng thực sự coi trọng nhưng biện pháp canh tân sau đó Quí Ly cũng coi trọng cái học từ chương như mọi người thời đó, những biện pháp mà Quí Ly đưa ra chỉ là để đánh đổ các giá trị cũ để đào thải lớp nho sĩ thời đó, được quí trọng vì cái học từ chương và trong đại đa số không ủng hộ Quí Ly.

Người ta cũng ca tụng Quí Ly đã biết phát minh ra tiền giấy. Có người còn nói Quí Ly dáng được coi là thủy tổ của ngành ngân hàng! Những điều này hoàn toàn sai và chứng tỏ rằng những người nói như vậy chỉ phát ngôn bừa bãi chứ họ không biết gì về ngân hàng và tiền tệ. Tiền giấy của Quí Ly không khác gì tiền mã đã có từ lâu rồi để cúng tế người chết mà thôi, nó hoàn toàn không có một giá trị thanh toán nào cả. Hành động của Quí Ly chỉ là một hành động của kẻ tham lam muốn cướp hết vàng bạc trong nước cho mình và những đồng tiền giấy chỉ là những chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân mà thôi.

Nếu quả thực những điều Quí Ly làm là những biện pháp canh tân thực sự, thì một trí tuệ đủ khả năng nhìn ra những biện pháp đó cũng phải ý thức được, ít nhất một phần nào, những khó khăn của việc thực hiện và đã không thi hành một cách vội vã, cẩu thả như Quí Ly đã làm. Trên thực tế, ngoại trừ việc cướp bóc vàng bạc, Quí Ly chẳng làm được gì cả. Nhà Hồ cung chỉ kéo dài được bảy năm. Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, quì lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc quì lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng gì Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đã quỵ luỵ hơn các vua khác vì lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đã cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta. Người ta lên án Mạc Đăng Dung đã dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là hình thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng gì đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lý, được coi là oanh liệt, đã phải nhượng cho Trung Quốc để cầu hòa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.

Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quý Ly đã dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đã hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được gì đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm liến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.

Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những gì có lợi cho đất nước mà chỉ để ý xem cái gì là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lý do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đã nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn hòa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly. Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thẻ chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông.

Người trong một nước ?

Ông Hồ Chí Minh để lại một câu nói nổi tiếng, đã rất nhiều lần được nhắc lại và phá vài kỷ lục về in ấn: Nước Việt nam là một, dân tộc Việt nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không thể nào thay đổi, ông ấy không nói thêm nhưng mọi người đều hiểu: nước Việt nam phải thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt nam. Đó là một câu nói bày tỏ quyết tâm sắt đá áp đặt bằng mọi giá chế độ cộng sản trên toàn cõi Việt nam. ở vào thời điểm 1969, khi cuộc chiến Nam Bắc đang diễn ra khốc liệt, đó là một khẩu hiệu chiến tranh. Mọi người đều đã hiểu như vậy và đúng là phải hiểu như vậy.
Ngoài ra, câu nói Nước Việt nam là một chỉ có thể là một quyết tâm chứ không phải là một sự thực nếu nhìn vào lịch sử nước Miền Nam Việt nam được mở ra cùng với thế kỷ 17, khi Nguyễn Hoàng, còn gọi là chúa Tiên, bắt đầu khai phá, một thời gian sau khi đem dân vào Nam tránh họa Trịnh Kiểm. Con cháu Nguyễn Hoàng thiết lập ra một đất nước riêng biệt, đánh nhau với họ Trịnh để giữ bờ cõi trong gần một thế kỷ, sau đó Đàng Trong (tức miền Nam) và Đàng Ngoài (tức miền Bắc) sống như hai quốc gia riêng biệt và thù địch cho tới khi nhà Nguyễn bị Tây Sơn tiêu diệt vào năm 1778. Kế đó anh em Tây Sơn chia rẽ nhau và đất miền Nam của chúa Nguyễn bị chia làm hai, phía Bắc thuộc Nguyễn Huệ, phía Nam thuộc Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Ngay khi nhà Tây Sơn dựng lên, Nguyễn ánh khởi binh khôi phục nhà Nguyễn, mấy lần chiếm lại Gia Định rồi lại bị đánh bại. Nhưng khi anh em Tây Sơn chia rẽ nhau, Nguyễn ánh đã làm chủ được vùng đất từ Biên Hòa trở vào cho tới mũi Cà Mau. Cho tới trận Đống Đa, năm 1789, nước ta thực sự bị chia làm bốn nước. Miền Bắc của vua Lê, từ Nghệ An cho tới Quang Nam của Nguyễn Huệ, miền Nam Trung Phần của Nguyễn Nhạc, và Nam Phần thuộc về Nguyễn ánh. Có lúc chúng ta có tới ba hoàng đế: Chiêu Thống tức Lê Duy Kỳ, Quang Trung tức Nguyễn Huệ và Thái Đức Hoàng Đế tức Nguyễn Nhạc, và một vương: Nguyễn ánh. Sau trận Đống Đa, Nguyễn Huệ diệt nhà Lê, ta còn lại hai hoàng đế và một vương. Đến năm 1802, Gia Long mới thống nhất được sơn hà. Như thế có nghĩa là một nửa của đất nước mới bắt đầu được hội nhập dần dần theo một tiến trình bắt đầu từ cách đây hơn bốn trăm năm và mới kết thúc cách đây hai trăm năm. Trong khoảng thời gian bốn thế kỷ qua, cùng với sự mở rộng đất nước, chúng ta chia đôi trong hơn hai thế kỷ, có lúc chia ba, có lúc chia bốn. Gia Long thống nhất đất nước được sáu mươi hai năm thì Nam Phần bị Pháp chiếm làm thuộc địa, rồi hai mươi năm sau đó cả nước bị Pháp đô hộ và chia ra làm ba Kỳ: miền Bắc, miền Trung và miền Nam với ba chế độ chính trị khác nhau. Sau thế chiến hai, nước Việt nam bị chia làm hai vùng quốc gia và cộng sản, dưới hai chế độ khác nhau. Từ năm 1954 đến năm 1975, hai vùng quốc gia và cộng sản tập trung lại thành hai miền Nam Bắc tiếp giáp nhau ở sông Bến Hải, vĩ tuyến 17. Đất nước lại thống nhất trở lại từ năm 1975.

Nói chung là từ ngày bắt đầu mở ra miền Nam, cách đây trên bổn trăm năm, chúng ta có được tám mươi năm thống nhất. Tám mươi năm trong thời gian hơn bốn trăm năm kể ra là quá ít, nhưng con số rất khiêm nhường đó cũng đã bỏ qua đi những chuyện các sứ quân nói lên hùng cứ một phương như vẫn xảy ra thường xuyên dưới triềư Nguyễn. Nó cũng không kể tới sự kiện là ngay cả khi có thống nhất về mặt hành chánh chúng ta cũng không có thống nhất trong dân tộc. Dưới thời nhà Nguyễn, nhân dân bị chia làm hai loại, giữa những người không có hay có đạo Công giáo. Khoảng một trăm ngàn người Công giáo đã bị sát hại chì vì tín ngưỡng của họ. Từ sau 1975, dân tộc cũng bị chia làm hai loại người, những người cộng sản rất thiểu số nhưng lại chiếm tất cả mọi quyền hành và những người không cộng sản chiếm đại đa số nhưng lại chỉ có quyền phục tùng.

Tóm lại, từ bốn thế kỷ qua, đất nước Việt nam ít khi là một, còn dân tộc Việt nam thì chưa bao giờ là một cả. Không những có chia cắt và chia rẽ, mà còn chia cắt để tàn sát lẫn nhau, chia rẽ để chà đạp và bách hại lãn nhau. Làm sao có thể ngạc nhiên nếu chúng ta không vươn lên được?

Cái quá trình chia cắt và chia rẽ đó khiến chúng ta nhìn nhau không phải như người cùng một nước, mà là những người quốc gia hay cộng sản, người Bắc hay người Nam hay người Trung, người Công Giáo hay người Phật tử, người giàu hay người nghèo. Không những chia rẽ nhau mà còn thù ghét nhau.

Năm 1946, khi người Pháp trở lại Nam Phần, họ lập tức tìm được những người cộng tác để lập ra Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc! với chủ trương tách Nam Phần thành một quốc gia riêng. Phong trào đầu tiên mà chính quyền này phát động là bách hại những người gốc miền Bắc không may có mặt tại Sài gòn. Kỹ thuật rất giản dị, một người khả nghi bị chặn lại và bị bắt phải nói ba tiếng Tân Sơn Nhất. Nếu phát âm là Tâng Sưng Nhức thì được coi là người Nam, tức là người tốt; còn nếu phát âm là Tân Sơn Nhất là bị nhận ra là Bắc kỳ và bị ăn đòn. Điều đáng buồn là đây không phải chỉ là một chủ trương tồi tệ của một thiểu số manh động, đa số những người tham dự vào cái trò chơi đánh Bắc kỳ này là những người rất bình thường. Tất cả những nạn nhân đều không phải là những người giàu có và thế lực, những người này có đầy đủ mọi quan hệ cần thiết để che chở cho họ, họ vẫn sống yên ổn. Tất cả những nạn nhân đều là những người cùng khổ bị đem vào làm phu ở trong Nam. Năm 1945, sau khi tuyên bố thành lập nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa và nam được chính quyền, đảng cộng sản đã tàn sát thẳng tay những phần tử Việt nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt, mà họ thừa biết là rất yêu nước, vì không chấp nhận chủ nghĩa của họ.

Ông Hồ Chí Minh coi tất cả những người cộng sản trên thế giới là anh em (ông từng viết: Năm châu bốn bề là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em), nhưng ông lại coi những đồng bào Việt nam của ông không chia sẻ lý tưởng Mác-Lênin của ông là thù địch và ông giết họ không gớm tay. Ngay cả những người cộng sản Đệ Tứ, cũng tôn sùng Mác và Lênin như ông nhưng không thuộc trường phái Stalin, ông cũng thẳng tay tiêu diệt. Dĩ nhiên để có lý cớ tàn sát họ, ông buộc cho họ đủ thứ tội phản động, phản quốc, Việt gian, v.v. Yêu nước trước hết là phải yêu đồng bào. Ai muốn nói ông Hồ Chí Minh tài giỏi, quyết tâm, can đảm là quyền của họ, nhưng không ai có thể thuyết phục tôi rằng ông là một người yêu nước. Phải nghĩ thế nào về cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc năm 1955? Những tài liệu và nhân chứng khác nhau ước lượng số người bị giết từ 20.000 đến 100.000. Trong đại bộ phận họ không phải là những người giàu - mà giàu có phải là một tội đáng chết không? - họ chỉ là những người có năm, mười mẫu ruộng, tuy không đến nỗi cùng khổ như những người bần cố nông khác nhưng cũng là những người nghèo. Tôi đã gặp rất nhiều người từng chứng kiến những vụ đấu tố hồi đó, họ cho hay rằng có những người dân quê rất bình thường đã tham gia một cách man rợ vào những cuộc giết người đó, không phải vì bị ép buộc mà với những con mắt rực lửa hận thù. Nếu cải cách điền địa chỉ là do đã tâm của đảng cộng sản và của các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng thì cũng đã là ghê gớm lắm rồi. Nhưng thực tế còn đau lòng gấp nghìn lần. Nó chứng tỏ rằng người Việt nam ác độc với nhau, và do đó không đáng với tên gọi là một dân tộc.

Ngay gần đây, vào năm 1992, tại trại cấm Hồng Ông, nơi hàng chục ngàn người Việt nam tị nạn bị nhốt vào các trại tù để sắp sửa bị đuổi về cũng đã xảy ra một trường hợp hổ nhục. Những con người cùng xấu số và đều khổ như nhau đó đã không thương nhau mà còn tàn sát nhau giữa người ra đi từ miền Bắc và người ra đi từ miền Nam.

Tôi may mắn được đi du học rồi lớn lên và làm việc tại các nước phương Tây. Điều tôi học hỏi được không phải ở trong những cuốn sách mà ở trong những cái nhìn. Người Mỹ nhìn nhau là người Mỹ, rất ít khi họ để ý nhãn hiệu dân chủ hay cộng hòa, người ở bang New York hay người ở bang Michigan. Người Pháp nhìn nhau như những người Pháp trước khi là người ủng hộ đảng Xã Hội hay đảng De Gaulle, người Anh nhìn nhau như những người Anh trước khi là những người lao động hay bảo thủ. Họ là những dân tộc. Hơn hai ngàn năm lịch sử dựng nước của ta không đem ta lại gần nhau mà còn khiến ta thù địch với nhau. Chúng ta phải nhìn lại mình và nghĩ lại mình.

Dĩ nhiên chúng ta đều muốn nước Việt nam thống nhất và dân tộc Việt nam hòa hợp. Đó là điều kiện bắt buộc. Hoặc là thế, hoặc là chúng ta sẽ không có một tương lai nào cả. Nhưng nước Việt nam là một, dân tộc Việt nam là một là điều mà chúng ta phải xây dựng ra chứ chưa sẵn có. Và để xây dựng đất nước Việt nam đó chúng ta cần một tinh thần mới. Đó là tinh thần chấp nhận nhau, quí mến nhau, tôn trọng những dị biệt của nhau để cùng nhau xây dựng một tương lai chung.

Tinh thần đó là bắt buộc nhưng chưa đủ, chúng ta cần ý thức được một cách thật sâu đậm sự phân hóa và thù hận trầm trọng của đất nước ta. Chúng ta cần ý thức được rằng Hòa Giải và Hòa Hợp Dàn Tộc là một vấn đề vô cùng nặng nề và gai góc, cho nên cần được thực hiện với tất cả quyết tâm, với tất cả tâm hồn và với tất cả kiên nhẫn.

Khi nhóm Thông Luận để xướng ra lập trường Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc, cái nhìn của chúng tôi không phải chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ cuộc tranh chấp quốc gia - cộng sản, mà là cái nhìn bao quát cho cả một dòng lịch sử đau thương của dân tộc này. Chúng tôi đã gặp sự tiếp nhận nào? Chúng tôi đã gặp những đả kích gay gắt và hằn học từ đủ mọi phía. Người ta mạt sát chúng tôi là bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn đón gió trở cờ, bọn phản bội. Nhưng phản bội cái gì?
Cũng có những người phản bác rằng Dân tộc Việt nam là một khối thống nhất, không có gì để thù hằn nhau. Cường điệu hay vô ý thức?

Ôn hòa hơn, nhiều người đánh giá chúng tôi là ngây thơ ấu trĩ, là thiếu căn bản dân tộc, là mất gốc, là không thuộc lịch sử. Nhưng dân tộc nào, gốc nào và lịch sử nào? Một số người độ lượng hơn cho chúng tôi là những người tình cảm và không tưởng. Nhưng làm sao có thể đoạn tuyệt được với cái quá khứ đau buồn đè nặng từ nhiều thế kỷ và vượt lên trên được cả một khối hận thù chồng chất này nếu không có một tấm lòng thực lớn?

Để thắng những trở ngại quá lớn lao, thái độ thực tiễn nhất là phải ước mơ. Vấn đề thống nhất đất nước - thống nhất không những về mặt hành chánh mà cả trong lòng người - và hòa hợp dân tộc chắc là không thể giải quyết xong ngay trong sinh thời của tác giả và độc giả cuốn sách này, nhưng nếu dồn mọi cố gắng, chúng ta có thể giải quyết một phần trong thời đại của chúng ta, và tạm xong sau vài thế hệ kế tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét