Thuận Thiên Kiếm

Nguyễn Trãi Sao Khuê đất Chí Linh.

Chí Linh tiềm ẩn nhiều địa linh nhân kiệt.

Chí Linh - Địa linh nhân kiệt
Chí Linh xưa kia là trung tâm của trấn Hải Dương có địa thế đặc biệt tựa lưng vào đồi núi Mạn Bắc nhìn ra những con sông lớn như: sông Kinh Thày, sông Thái Bình và sông Đông Mai…

Vùng đất Chí Linh có sơn thủy hữu tình với Lục đầu giang, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân và “Côn Sơn suối chảy rì rầm”. Địa thế công thủ vẹn toàn giúp Chí Linh trở thành đại bản doanh của danh tướng Trần Hưng Đạo trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Chí Linh còn là vùng đất lịch sử với bến Bình Than nơi diễn ra hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc Nguyên của vương hầu nhà Trần. Chí Linh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử danh thắng: đền thờ Chu Văn An, đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Nguyễn Trãi, chùa Côn Sơn – chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm…


Ức Trai lòng sáng tựa Sao Khuê

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai, là đại thần nhà Hậu Lê, đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Vua Lê Thánh Tông đã từng có câu thơ tuyệt bút viết về danh nhân Nguyễn Trãi: "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).


Cuộc đời Nguyễn Trãi đầy biến động kể từ khi giặc Minh sang đánh nước ta, nhà Hồ sụp đổ, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang xứ Tàu, trong đó có Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi). Nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan.


Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến Lam Sơn, dâng "Bình Ngô sách", Lê Lợi nhận thấy quả thực là một nhân tài nên khoản đãi rất hậu, trở thành quân sư đắc lực giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh lên ngôi Thái Tổ.


Hình ảnh Nguyễn Trãi trong Thuận Thiên Kiếm.

Tên tuổi của Nguyễn Trãi không chỉ gắn với các đóng góp về quân sự mà còn được nhắc đến với rất nhiều những kiệt tác thơ, văn. Áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” đến nay vẫn luôn được nhắc đến như một tác phẩm tiêu biểu về nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài suốt 10 năm.

Những tác tác phẩm Nguyễn Trãi để lại đã đóng góp cho kho tàng Văn học Việt Nam: Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo... Tất cả những tác phẩm mà ông để lại cho hâu thế đều là những kiệt tác có giá trị với thời gian, và thể hiện được “tấm lòng tựa Sao khuê” của người anh hùng Nguyễn Trãi.


Nhóm phát triển Thuận Thiên Kiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét